Công khai thông tin cũng cho phép luồng tài nguyên công dùng cho việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ công được truy nguyên từ gốc đến đích. Điều này có thể giúp phát hiện những nút thắt, yếu kém và/hoặc tham nhũng trong quá trình chuyển giao hàng hóa và tài nguyên công, và thúc đẩy sự phân bổ nguồn lực hợp lý, công bằng và có trách nhiệm. Như vậy, công khai thông tin ngân sách là một công cụ quan trọng giúp chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự chống tham nhũng và làm việc theo hướng đảm bảo quản lý tài chính công minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm.
Năm 1996, nghi ngờ chính quyền địa phương biển thủ ngân sách dành cho trường học, chính phủ Uganda đã thực hiện cuộc Điều tra Theo dòi Chi tiêu Công (PETS) đầu tiên. Điều tra cho thấy chỉ 26% khoản trợ cấp tính trên đầu người dành cho các trường tiểu học được trao đúng đối tượng, nhiều trường không nhận được khoản trợ cấp nào và thậm chí còn không biết rằng đó là quyền lợi của họ. Vì vậy, chính phủ đã tiến hành một chiến dịch công bố thông tin, bao gồm công bố dữ liệu về các chương trình trợ cấp tính trên đầu người trên báo chí quốc gia và địa phương, đồng thời yêu cầu các trụ sở chính quyền địa phương và trường học phải đăng thông báo công khai khi nhận được ngân sách từ chính quyền trung ương. Cuộc điều tra PETS tiếp theo cho thấy một sự tiến bộ đáng kể, với hơn 80% nguồn ngân sách từ chính quyền địa phương được trao đúng đối tượng thụ hưởng tại các trường học.
Sau những kết quả này, phương pháp PETS đã thu hút được sự hoan nghênh trên toàn thế giới như là một cơ chế chống tham nhũng hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc triển khai PETS sau đó ở các quốc gia khác đã không lặp lại thành tựu của Uganda. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu bắt đầu đặt câu hỏi về kinh nghiệm của PETS ở chính Uganda và đề xuất những giải thích thay thế. Ví dụ, Hubbard đã chỉ ra rằng một số lượng lớn các cải cách hệ thống đã được thực hiện ở Uganda giữa PETS đầu tiên và cuối cùng. Những cải cách này bao gồm các biện pháp cải thiện đáng kể tính minh bạch của phân bổ quỹ công cho các trường tiểu học và tăng cường kiểm soát của chính phủ và nhà
tài trợ đối với các chi tiêu này (Hubbard 2007, Sundet 2008). Do đó, việc giảm đáng kể các rò rỉ được ghi nhận bởi PETS vào năm 2002 có thể là dấu hiệu cho sự thành công của cải cách quản lý tài chính công và không chỉ hiệu quả của chính sách phổ biến thông tin.
1.4.2. Thúc đẩy sự tham gia của công dân trong việc thiết kế và cung cấp dịch vụ công
Công dân và các tổ chức xã hội dân sự địa phương (bao gồm cả những nhóm kinh doanh và tín ngưỡng) là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất và cũng hiểu biết nhiều nhất về thực trạng, rào cản và cơ hội liên quan đến cung cấp dịch vụ công, nhưng họ lại được tham vấn ít nhất hoặc ít có cơ hội tham gia giải quyết những thách thức dai dẳng về cung cấp dịch vụ.
Một cách tiếp cận để tận dụng những kiến thức và kinh nghiệm này là khuyến khích công dân tham gia đồng kiến tạo dịch vụ công. Đây là một phương thức hợp tác trong đó công dân/người sử dụng dịch vụ phối hợp với các chuyên gia để thiết kế và cung cấp dịch vụ công theo cách mới. Với cách tiếp cận này, người sử dụng dịch vụ không phải chỉ tiếp nhận dịch vụ một cách bị động mà còn là một nguồn lực tiềm tàng: họ là những cá nhân có kỹ năng và có thể chia sẻ trách nhiệm giải quyết các thách thức về cung cấp dịch vụ. Người dân cũng có thể đảm nhận một số vai trò mà trước kia thuộc về các chuyên gia và/hoặc phối hợp với họ.
Ở Vương quốc Anh, Chính phủ tạo ra chương trình Bệnh nhân Chuyên gia (Expert Patient), đây là chương trình đào tạo dành cho bệnh nhân có bệnh mãn tính để họ kiểm soát tốt hơn việc chăm sóc sức khỏe của chính mình bằng cách hiểu và tự theo dòi tình trạng bệnh. Được đào tạo làm Bệnh nhân Chuyên gia, họ trở thành nguồn thông tin và hỗ trợ cho những người có tình trạng sức khỏe tương tự. Sáng kiến này không chỉ giúp xây dựng những mạng lưới hỗ trợ bên trong cộng đồng, mà còn giúp giảm bớt gánh nặng cho các dịch vụ y tế chuyên nghiệp mà không tác động tiêu cực lên sức khỏe bệnh nhân.
Ở Colombia, bộ luật 850 của năm 2003 cho phép các Ủy ban Giám sát của Công dân được giám sát toàn bộ quá trình ủy nhiệm cung cấp dịch vụ công, từ việc phân bổ nguồn lực cho tới giám sát việc thực hiện hợp đồng, đảm bảo chất lượng kỹ thuật của hàng hóa và dịch vụ được cung cấp.
Bộ luật này quy định rằng công dân có quyền thành lập các “veedurias ciudadanas” nghĩa là các Ủy ban Giám sát của Công dân – một cơ chế tạm thời để các tổ chức xã hội dân sự kiểm soát các hoạt động trong khu vực công. Veedurias cho phép công dân và/hoặc các tổ chức xã hội dân sự giám sát hệ thống quản trị công và hoạt động của các cơ quan hành chính, tư pháp, bầu cử và chính trị, các đơn vị công và tư, hoặc các tổ chức phi chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình, hợp đồng công và cung cấp dịch vụ.
Có thể bạn quan tâm!
- Sáng kiến đối tác chính phủ mở OGP: Nội dung và khả năng vận dụng ở Việt Nam hiện nay - 2
- Bối Cảnh Chính Trị, Xã Hội, Thể Chế Pháp Lý Ở Việt Nam Khi Tham Gia Vào Đối Tác Chính Phủ Mở ( Ogp)
- Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Cho Việt Nam Khi Tham Gia Sáng Kiến Đối Tác Chính Phủ Mở ( Ogp)
- Sự Tham Gia Của Người Dân ( Citizen Engagement)
- Tiếp Cận Thông Tin (Acess To Information)
- Giải Pháp Và Lộ Trình Hoàn Thiện Cho Việt Nam Tham Gia Sáng Kiến Đối Tác Chính Phủ Mở
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
Một trong những mục tiêu của “veedurias ciudadanas” là củng cố cơ chế kiểm soát tham nhũng trong mua sắm và quản trị công. Bộ luật 489 của năm 1998 quy định rằng các cơ quan quản lý công có nghĩa vụ hỗ trợ công dân khi họ thành lập veedurias. Luật này cũng quy định rằng các cơ quan có thẩm quyền và bộ máy tư pháp cần hỗ trợ veedurias bằng cách điều tra và giải quyết các kiến nghị của họ.
Ở Hà Lan, Mức độ hài lòng của công dân với việc thực hiện các thủ tục chính thức, hợp pháp và thường được thực hiện bằng văn bản để xử lý khiếu nại hoặc phản đối là rất thấp. Do chỉ có khoảng 20% tổng số thủ tục xem xét và khiếu nại hành chính đối với các quyết định của chính phủ được ban hành, mức độ cải thiện tình tình hình bị hạn chế. Vì thề Chính phủ Hà Lan đề ra chương trình Fair Tracks là một cách tiếp cận mới để đưa ra quyết định và xử lý xung đột do Bộ Nội vụ điều hành. Chương trình này tập trung vào việc làm thế nào người dân có thể trở nên tin tưởng chính phủ của họ và chấp nhận các quyết định, bằng cách sử dụng cách tiếp cận công bằng về quy trình thủ tục. Chương trình đã được thử nghiệm với hơn 20 cơ quan chính phủ liên quan đến 16 lĩnh vực hành chính.
- Tương tác không chính thức: Không giống như các cách thức truyền
thống, chính thức, và chủ yếu được thực hiện bằng văn bản khi đưa ra các quyết định hành chính và xử lý khiếu nại hoặc phản đối, trong chương trình Fair Tracks, viên chức chính phủ có những cuộc trò chuyện thân mật và mang tính cá nhân với công dân sắp nhận quyết định tiêu cực hoặc đã nộp đơn khiếu nại hoặc phản đối.
- Cởi mở và trung thực: Viên chức chính phủ thường tiếp cận bằng điện thoại, tốt nhất là trong vòng 2-10 ngày sau khi nhận được phản đối hoặc khi quyết định tiêu cực sắp được đưa ra. Cuộc trò chuyện cởi mở cho phép thảo luận về các sự kiện, cảm xúc và sở thích có liên quan, và đưa ra các lựa chọn khác nhau về cách thức giải quyết vấn đề của công dân một cách tốt nhất.
Kết quả là hơn 90% công dân đã đánh giá sự tương tác với công chức là công bằng và trung thực. Mức độ cảm nhận công bằng về hình thức cao hơn đồng nghĩa với mức độ tin tưởng cao hơn đối với chính phủ, sự đồng thuận lớn hơn với các quyết định hành chính không có lợi cho công dân và quy trình giải quyết vấn đề nhanh hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù các kết quả (về các quyết định hành chính) đóng vai trò quan trọng, công bằng về hình thức đóng vai trò quan trọng gấp đôi trong việc làm gia tăng mức độ hài lòng của công dân.
1.4.3. Kinh nghiệm đạt được sự đồng thuận cao
Ở Chile có sự thay đổi về chính phủ trong quá trình soạn thảo Kế hoạch thứ hai năm 2014. Ủy ban Bảo vệ Công dân và Minh bạch (CDC), tổ chức lãnh đạo OGP tại quốc gia, đã tổ chức các cuộc hội thảo tham vấn với các tổ chức công dân và cộng đồng ở bốn khu vực, với sự hỗ trợ của Hội đồng Văn phòng Kiểm soát chung về minh bạch và các chính quyền khu vực. Các hội thảo này đã đưa ra 200 đề xuất và sau đó đã được giảm xuống còn 86 đề xuất sau khi tham vấn với nhóm công tác OGP. Cân nhắc thay đổi của chính phủ, Kế hoạch dự thảo đã được xem xét và bao gồm một số sáng kiến hiện đang được thực hiện. Chính phủ mới đã giảm đáng kể số lượng cam kết, yêu cầu một vòng tham vấn mới với nhóm công tác, nhóm này được mở rộng và
chuyển đổi thành ủy ban kỹ thuật thường trực. Quyết định về danh sách cam kết cuối cùng được thực hiện trên cơ sở đồng thuận. Việc áp dụng các tiêu chí bổ sung đưa số lượng cam kết lên 12. Sự minh bạch và cách tiếp cận dựa trên thảo luận để điều chỉnh tốt hơn nội dung của Kế hoạch cho chương trình nghị sự của chính phủ mới đã làm cho tất cả các bên liên quan đều hài lòng hơn.
Đối thoại giữa chính phủ và các bên liên quan khác nhau đại diện trong Diễn đàn không phải lúc nào cũng đạt được sự đồng thuận. Điều này có thể dễ dàng trở thành một vòng luẩn quẩn nếu các vấn đề cứ được nhắc đi nhắc lại mà không đi đến quyết định hoặc kết luận thỏa đáng, làm mất đi động lực của những người tham gia. Một bài học kinh nghiệm có giá trị từ Croatia là cần tiếp tục đối thoại khi chưa đạt được đồng thuận. Nếu một tình huống nảy sinh khi các bên không thể đi đến thỏa thuận, vấn đề này sẽ được đặt sang một bên để thảo luận tại một cuộc họp khác. Cả phía chính phủ và XHDS sẽ cung cấp các tài liệu chính sách liên quan đến vấn đề để làm rò các quan điểm.
Những tài liệu này là cơ sở cho thảo luận tiếp theo nhằm đảm bảo các bên đều xem xét cẩn thận tất cả các dữ liệu được cung cấp và luận điểm trình bày. Phương pháp này đã giúp cho Hội đồng OGP trở thành một cơ chế thành công và đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa chính phủ và XHDS. Theo lời của một người tham gia từ tổ chức XHDS, kết quả của tất cả những điều này là “một bên là các cán bộ nhà nước nhiệt tình và chủ động, một bên là đại diện các tổ chức XHDS có chuyên môn và hiểu biết, cả hai đã cùng nhìn về một hướng.”
1.5. Tiểu kết chương 1
Qua những trình bày ở trên, thấy được OGP mặc dù chỉ xuất hiện gần đây ( 2011) nhưng lại là Sáng kiến tiềm năng, nổi bật nhất bởi từ chính ý nghĩa hoạt động của nó. Chương đầu tiên đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản nhất gồm khái niệm, nguyên tắc hoạt động, các tiêu chuẩn, cơ cấu tổ chức của OGP. Chỉ ra được ý nghĩa và tầm quan trọng của OGP đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đồng thời cũng liên hệ tới
bối cảnh của Việt Nam từ đó chỉ ra được những triển vọng và thách thức đặt ra cho Việt Nam khi muốn tham gia mạng lưới quốc tế này. Ngoài ra Chương 1 còn đề cập tới kinh nghiệm của một số nước đã là thành viên của OGP trong việc thực hiện một số cam kết nhằm cải thiện quản trị nhà nước, tăng cường sự tham gia của người dân hướng tới công khai, minh bạch.
Để từ đó là cơ sở cho phục vụ việc đánh giá khả năng vận dụng OGP ở Việt Nam trong từng tiêu chuẩn mà OGP đặt ra để tiến tới tìm kiếm những giải pháp khả thi cho Việt Nam trong thời gian tới.
CHƯƠNG 2: KHẢ NĂNG VẬN DỤNG SÁNG KIẾN ĐỐI TÁC CHÍNH PHỦ MỞ TẠI VIỆT NAM
2.1. Việt Nam trong bối cảnh OGP
2.2.1.Minh bạch tài khóa (Fiscal Transparency)
Công khai minh bạch tài khóa là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả các chính sách tài khóa cũng như việc huy động, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước. Thông qua công khai minh bạch tài khóa sẽ không chỉ nâng cao trách nhiệm của Chính phủ trước các lựa chọn chính sách tài khóa, trong quản lý và điều hành ngân sách, mà còn tạo điều kiện cho công tác giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan chính phủ, các tổ chức xã hội, và người dân. Qua đó, thấy được những rủi ro tiềm ẩn đối với triển vọng tài khóa để có các đề xuất chính sách ứng phó, các phương án quản lý tài chính ngân sách phù hợp và hiệu quả. Công khai minh bạch tài khóa còn đòi hỏi phải nâng cao trách nhiệm giải trình, giảm thiểu tình trạng phân bổ và sử dụng ngân sách lãng phí, chống tham nhũng…
OGP yêu cầu tiêu chuẩn minh bạch tài khóa tại hai khía cạnh, đó là quốc gia phải công khai hai tài liệu liên quan là Dự toán ngân sách của Chính phủ ( Executive’s Budge Proposal) và Báo cáo kiểm toán của nhà nước ( Audit Report) với mục đích tăng cường trách nhiệm giải trình của nhà nước trong hoạt động quản lý ngân sách. Thật không may, Việt Nam không đạt được điểm nào ở tiêu chuẩn này.
Báo cáo về chỉ số công khai ngân sách ( OBI) Việt Nam năm 2017 chỉ đạt 15/100 điểm về mức độ minh bạch, thuộc vào nhóm ít công khai nhất. Theo Tổ chức Đối tác Ngân sách Quốc tế (IBP), có 5 nguyên nhân chính:
Thứ nhất, chưa công bố cho công chúng Dự thảo dự toán ngân sách trình Quốc hội đúng thời gian của OBI.
Thứ hai, chưa công bố cho công chúng Báo cáo kiểm toán đúng thời gian yêu cầu của OBI.
Thứ ba, thông tin trong báo cáo thực hiện ngân sách tháng/quý chưa đảm bảo đủ như các tiêu chí về nội dung của báo cáo thực hiện ngân sách.
Thứ tư, không công bố Báo cáo ngân sách dành cho công dân đúng thời gian yêu cầu trên cổng thông tin (đồng thời với thời hạn công bố Dự toán ngân sách 2017).
Thứ năm, chưa công bố Báo cáo thực hiện ngân sách giữa năm tài chính đúng hạn. Nội dung đưa ra sau đó không được IBP coi là công khai vì chưa đúng thông lệ quốc tế về báo cáo giữa kỳ.
Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội thông qua năm 2015 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, trong đó bổ sung quy định yêu cầu Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp công khai bản dự thảo dự toán ngân sách trước trước khi Quốc hội và Hội đồng nhân dân phê duyệt. Đây là tài liệu rất chủ chốt trong 8 tài liệu ngân sách cần phải công bố, theo quy định tại Điều 15, Luật Ngân sách nhà nước 2015.
Hình 3. Chỉ số đánh giá 8 loại tài liệu công bố OBI 2017 của Việt Nam
Nếu thực hiện được đúng theo tinh thần của Luật Ngân sách nhà nước 2015, nhất là quy định trên sẽ là bước tiến rất lớn của Việt Nam để tiệm cận ngày càng gần hơn với những tiêu chuẩn, tiêu chí quốc tế của các tổ chức tài