CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ MỞ VÀ ĐỐI TÁC CHÍNH PHỦ MỞ (OGP)
1.1. Khái quát chung về chính phủ mở
Quốc gia đầu tiên nêu về tính mở của chính phủ là Thụy Điển ( Luật tự do báo chí 1766) và Phần Lan ( Luật mở các Tài liệu Nhà nước năm 1951) trước nhiều năm so với Luật tự do thông tin của nước Mỹ năm 1966. Các Luật này có tác dụng như là nền tảng để các quốc gia Châu Âu thông qua các luật tương tự vào những năm 1970 ( Pháp và Hà Lan vào năm 1978, Úc, Canada và New Zealand vào năm 1982, Hungary vào năm 1992, Ireland và Thailand vào năm 1997, Hàn QUốc năm 1998, Vương quốc Anh năm 2000, Nhật và Mexico năm 2002, Ấn Độ và Đức năm 2005)
Ngày 21/01/2009, Chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama đã ban hành bản ghi nhớ điều hành đầu tiên mang tên “ Minh bạch và Chính phủ mở” trong đó ông đưa ra 3 nguyên tắc chỉ dẫn để tiến hành các hoạt động của chính phủ:
1. Chính phủ nên minh bạch
2. Chính phủ nên có sự tham gia
3. Chính phủ nên cộng tác
Ngày 08/12/2009, Văn phòng Quản lý và Ngân sách ( Office of Management and Budget – OMB) đã công bố “ Chỉ thị Chính phủ mở” ( Open Government Directive) đã chỉ thị cho các cơ quan liên bang Mỹ hành động dựa trên 3 nguyên tắc trên.
Từ đó, các định nghĩa Chính phủ mở vẫn đang được mở rộng, tiến hóa dù đều dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản với những cách lý giải, biến thể khác nhau.
Có thể bạn quan tâm!
- Sáng kiến đối tác chính phủ mở OGP: Nội dung và khả năng vận dụng ở Việt Nam hiện nay - 1
- Bối Cảnh Chính Trị, Xã Hội, Thể Chế Pháp Lý Ở Việt Nam Khi Tham Gia Vào Đối Tác Chính Phủ Mở ( Ogp)
- Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Cho Việt Nam Khi Tham Gia Sáng Kiến Đối Tác Chính Phủ Mở ( Ogp)
- Thúc Đẩy Sự Tham Gia Của Công Dân Trong Việc Thiết Kế Và Cung Cấp Dịch Vụ Công
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
Ở Liên minh châu Âu, họ tiếp cận Chính phủ mở ở hai điểm là Chính phủ mở và hiện đại hóa khu vực nhà nước nhờ sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin. Họ cho rằng đây là cách tốt nhất cho hành chính công khi phải đối mặt với những thách thức đang nổi lên đặc biệt như sức ép ngân sách sau những
cuộc khủng hoảng kin htế và sự thiếu lòng tin của người dân vào hành chính nhà nước.
Tháng 12/2017, OECD trong tài liệu của mình “ Khuyến cáo của Hội đồng về Chính phủ mở” ( Recommendation of the Council on Open Gorvenment) đã đưa ra định nghĩa về Chính phủ mở:
“Chính phủ mở là văn hóa điều hành để thúc đẩy các nguyên tắc minh bạch, liêm chính, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của nhiều bên để hỗ trợ cho dân chủ và tăng trưởng bao hàm toàn diện.”
Định nghĩa cho thấy được nguyên tắc liêm chính và trách nhiệm giải trình được nhấn mạnh và mục tiêu của nó là để ủng hộ dân chủ và tăng trưởng toàn diện.
Rò ràng Chính phủ mở không phải là khái niệm mới mà nó đã được đề cập tới từ Thời kỳ khai sáng ở Châu Âu. Tuy nhiên, nếu trước đây chính phủ mở mang nội hàm truyền thống chỉ là đề cập tới khía cạnh công khai trong hoạt động của bộ máy chính phủ thì giờ đây thuật ngữ này đã mở rộng ra hơn nhiều ngoài việc “ tiếp cận thông tin” đó là còn sự chia sẻ thông tin, tính cởi mở, sự tham gia của các chủ thể khác trong quá trình xây dựng và phát triển chính sách xã hội.
Tựu chung lại, có thể thấy rằng, đặc điểm chính của Chính phủ mở bao
gồm:
- Tính minh bạch: Công chúng biết là hiểu được các hoạt động của Chính phủ. Đặc điểm này đồng nghĩa với việc các thông tin liên quan đến hoạt động và các quyết định của chính phủ ban hành cần được cung cấp cho công chúng một cách công khai, đầy đủ, thuận lợi, đúng thời gian và miễn phí.
- Sự tham gia của người dân: Chính phủ khuyến khích và có thể có các cơ chế cụ thể nhằm thu hút sự tham gia của người dân vào quá trình hoạt động, quyết định chính sách của mình để họ có thể đóng góp tiếng nói giúp củng cố xây dựng chính quyền vững mạnh, đáp ứng được các nhu cầu của người dân. Những phản ánh của người dân sẽ đem lại tác động tích cực đến một số hoạt
động của chính phủ thông qua việc tạo điều kiện để người dân tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi các chính sách, chương trình như y tế, giáo dục, pháp luật,.. là những lĩnh vực mà luôn có sự liên quan mật thiết, ảnh hưởng trực tiếp tới người dân.
- Trách nhiệm giải trình: Chính phủ có trách nhiệm cung cấp kết quả thực hiện các hoạt động của mình cho công chúng và công chúng cũng có quyền yêu cầu chính phủ giải trình cho mình. Sẽ có những cơ chế để cơ quan công quyền thực hiện điều này để tiếp thu các phản ánh, ý kiến hoặc những yêu cầu khác của người dân, đồng thời dám nhận trách nhiệm về việc thực thi các hoạt động chính sách hay quyết định của chính quyền.
- Công nghệ thông tin: Chính phủ coi trọng việc cung cấp thông tin cho người dân thông qua việc tiếp cận có sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin tiến tiến, hiện đại.
1.2. Đối tác chính phủ mở (OGP)
1.2.1. Khái niệm đối tác chính phủ mở
OGP ( Open Gorvenment Partnership) là một sáng kiến quốc tế nổi bật nhất trong thời gian gần đây nhằm tăng cường tính minh bạch của chính phủ, thay đổi văn hóa hoạt động của chính phủ. Chính phủ giờ đây không còn là cánh cửa đóng, những thông tin, hoạt động không phải chỉ là riêng của chính phủ nữa trong khi ở bên ngoài, người dân cảm thấy bức bối vì không biết được điều gì đang xảy ra bên trong bốn bức tường kia. Dường như không có cách nào để những người ở bên trong nghe được ý kiến của công chúng mà Chính phủ hoàn toàn mở cửa để người dân hiểu biết hơn về hoạt động của chính phủ. Chỉ khi như vậy có sự tiếp xúc đối thoại giữa bên trong và ngoài của “ bức tường” thì những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội mới có thể được giải quyết.
OGP không phải là tổ chức quốc tế hay điều ước quốc tế đa phương mà nó giống như một mạng lưới cho phép các thành viên trong đó có cách thức tiếp cận mới trong việc cải cách bộ máy nhà nước theo mô hình Chính phủ
mở đó chính là quan hệ đối tác ngang bằng giữa chính phủ và tổ chức xã hội, có cơ chế báo cáo, tự báo cáo độc lập. Hơn hết, là cơ hội để làm việc với nhiều nhóm đa dạng, không chỉ là các nước có thành tích tốt nhất, có thể trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng xây dựng những kế hoạch hành động quốc gia vì mục tiêu phát triển.
OGP hoạt động dựa trên các nguyên tắc cơ bản đó là:
- Sự hợp tác gắn kết giữa chính phủ và xã hội dân sự: nó đòi sự kết hợp cùng làm việc giữa chính phủ và tổ chức xã hội trong suốt quá trình OGP, đó là xuyên suốt quá trình từ công việc xây dựng kế hoạch hành động đến triển khai, đo lường, đánh giá kết quả làm việc đó. Chính phủ và tổ chức xã hội có tiếng nói ngang nhau trong quá trình hoạt động đó.
- Gia tăng tính sẵn có của thông tin các hoạt động của chính phủ : Giúp người dân tiếp cận được thông tin trước hết là việc tăng cường cung cấp thông tin tới công chúng về hoạt động của chính phủ. Tiếp theo đó là tăng cường khả năng tiếp cận với các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao được tính công khai và trách nhiệm giải trình của bộ máy nhà nước.
- Thúc đẩy, hỗ trợ sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước: Sự tham gia của người dân thể hiện ở 3 cấp độ, trước hết người dân được tham vấn hơn đó là gắn kết trong các hoạt động quản lý và đến cấp cuối cùng người dân được trao quyền để thực hiện một số nhiệm vụ của chính phủ.
- Thực thi các tiêu chuẩn cao nhất về tính liêm chính trong hoạt động chuyên môn của các cơ quan chính phủ
Mục đích của OGP là hỗ trợ các chính phủ đảm bảo các cam kết cụ thể nhằm thúc đẩy các chính phủ đưa ra những cam kết cụ thể nhằm thúc đẩy minh bạch, trao quyền cho công dân, đấu tranh phòng chống tham nhũng và phát huy công nghệ thông tin hiện đại nhằm cải thiện hoạt động của nhà nước.
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của đối tác chính phủ mở
Để hiện thực hóa các mục tiêu đã đặt ra, OGP đã tạo ra một mạng lưới, diễn đàn quốc tế và quốc gia nhằm tăng cường trao đổi, đối thoại, chia sẻ ý tưởng cũng như kinh nghiệm giữa chính phủ, tổ chức xã hội.
Từ tháng 9 năm 2011, sáng kiến chính thức trở thành hiện thực sau khi 8 nhà lãnh đạo quốc gia gồm Anh, Mỹ, Brazil, Indonesia, Mexico, Na uy, Philipines và Nam Phi và 9 nhà lãnh đạo của các tổ chức xã hội lớn của các quốc gia này thông qua bản Tuyên bố chung về chính phủ mở. Như một xu hướng của thời đại, sức lan tỏa của sáng kiến ngày càng mạnh mẽ, Chỉ sáu tháng sau khi bắt đầu, OGP đã phát triển từ tám kế hoạch hành động và 46 quốc gia tham gia lên 50 kế hoạch hành động và 54 quốc gia tham gia Cuộc họp tại Brasilia đã tập hợp các quốc gia và tổ chức thống nhất niềm tin vào sức mạnh của sự minh bạch, với sự tham gia của các nhà vận động chống kiểm duyệt ở Yemen đến các nhà cải cách sử dụng dữ liệu về các trường tiểu học để cải thiện giáo dục ở Ấn Độ.
Trong năm 2013, các mục tiêu theo chủ đề của OGP tập trung vào Hành động của Công dân và Chính phủ đáp ứng. Trong thời đại siêu kết nối, sự cởi mở và minh bạch, cũng như sự tham gia và hợp tác của công dân, ngày càng được xem là thành phần thiết yếu của quản trị tốt.
Với việc thông qua và thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc lịch sử, bao gồm các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) 16 cho "thúc đẩy xã hội hòa bình và hòa nhập", năm 2015 đã đánh dấu một mốc quan trọng cho tương lai phát triển kết quả và chính phủ mở. Đầu năm 2016, OGP đã đưa ra một chương trình thí điểm mới được thiết kế để thu hút các chính phủ địa phương chủ động hơn trong sáng kiến này. Cuối tháng 12 năm 2016, Chính phủ Pháp, hợp tác với Viện Tài nguyên Thế giới (WRI), đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu OGP lần thứ tư tại thủ đô Paris của quốc gia, quy tụ 3000 đại diện từ 70 quốc gia. Tính đến nay chỉ hơn 8 năm, OGP đã tạo nên một mạng lưới toàn cầu với sự tham gia của hơn 79 quốc gia là thành viên và hơn 20 chính quyền cấp địa phương trên toàn thế giới cùng với đó đã thực hiện được hơn 3.100 cam kết. Nhiều quốc gia ở Châu Á đã nhận thấy tầm quan trọng của OGP và thể hiện được sự quan tâm đặc biệt của mình như Hàn
Quốc, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Papua New Guinea.
Điểm sáng của sáng kiến này chính là OGP không phải nơi mà một quốc gia giàu áp đặt, định hướng cho các quốc gia khác mà nó là một cơ hội cho các Chính phủ, các quốc gia có thể thực hiện, tổ chức diễn đạt theo phương thức “ win – win” cùng có lợi, không phải các quốc gia phồn thịnh về kinh tế nói với các nước kém phát triển hơn rằng họ cần phải làm gì để cải tổ. Ngược lại, tùy điều kiện hoàn cảnh và mục đích riêng, mỗi quốc gia tham gia và sử dụng OGP như một công cụ để đạt được mục đích riêng của mình.; Nó có sự đồng thuận cao giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển bởi vì ở OGP không có hướng tới cạnh tranh lợi ích, đấu tranh kinh tế, chính trị mà mục tiêu nó bằng cách thức đặt ra những cam kết cụ thể cho từng quốc gia, tổ chức để họ hướng tới; Nó là sự chia sẻ tầm nhìn giữa chính quyền và các tổ chức xã hội, hay nói một cách rộng hơn là giữa chính quyền với người dân.
1.2.3. Các điều kiện, thủ tục để tham gia vào OGP
OGP là một cơ chế ngoại giao quốc tế mang tính mở, có nghĩa là việc tham gia OGP hoàn toàn là tự nguyện nếu có sự quan tâm với điều kiện đó là cam kết phát huy các nguyên tắc của Chính phủ mở bằng cách thông qua thực hiện Tuyên bố về Chính phủ mở ( Open Government Declaration) và đạt được tối thiểu 75% của tổng số 16 điểm theo 4 tiêu chí hợp lệ tối thiểu ( minimun eligibility criteria) mà OGP đề ra, bao gồm:
- Minh bạch ngân sách ( Fiscal Transparency): Tiêu chuẩn này đòi hỏi quốc gia phải công khai tài liệu chủ yếu là dự toán ngân sách của chính phủ ( Executive’s Budget Proposal) và Báo cáo kiểm toán của nhà nước ( Audit Report). Đối với mỗi tài liệu công bố sẽ được tính 2 điểm với mục đích tăng cường trách nhiệm giải trình của nhà nước trong việc quản lý ngân sách.
- Tiếp cận thông tin ( Access to Information) : Tiêu chuẩn này đòi hỏi quốc gia phải ghi nhận quyền tự do/ quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật. Mục đích là để đảm bảo quyền công chúng được thông tin và được tiếp cận với những tài liệu do nhà nước nắm giữ. Theo cách tính của OGP, nếu quốc
gia có đạo luật riêng về vấn đề này thì sẽ được tính cả 4 điểm; trong trường hợp chưa có luật này nưng có một điều khoản trong hiến pháp quy địn quyền tiếp cận thông tin được tính 3 điểm.
- Công khai tài sản ( Public Offcials Asset Disclosure): Tiêu chuẩn này đòi hỏi quốc gia phải có quy định pháp luật về công khai tài sản và thu nhập của quan chức nhà nước, đặc biệt là các quan chức dân cử và quan chức cao cấp. Mục đích để giám sát, phát hiện hành vi tham nhũng của các quan chức nhà nước. Nếu quốc gia có văn bản pháp luật yêu cầu công khai tài sản và thu nhập của quân chức nhà nước sẽ nhận được cả 4 điểm; nếu pháp luật chỉ yêu cầu kê khai nhưng chưa công khai rộng rãi thì chỉ được 2 điểm và 0 điểm nếu không có pháp luật liên quan tới công khai tài sản.
- Sự tham gia của người dân ( Citizen Engagement): Tiêu chuẩn này đòi hỏi quốc gia phải có cơ chế pháp lý bảo đảm người dân được tham gia vào hoạt động xây dựng chính sách và quản lý nhà nước. Mục đích là tăng cường tín dân chủ trong quản lý nhà nước dựa trên bộ chỉ số về dân chủ của EIU ( EIU Democracy Index), theo đó quốc gia nào đạt mức từ 7,5/10 điểm về tự do dân sự sẽ được 4 điểm; quốc gia nào đạt mức từ 5,2/10 được 3 điểm; quốc gia nào đạt mức 2,5/10 được 2 điểm, còn quốc gia nào được dưới mức 2,5 được 0 điểm.
Ngoài 4 tiêu chuẩn cơ bản, OGP còn đề ra một tiêu chí phụ là kiểm tra giá trị ( Values check Assessment) do Ban chỉ đạo OGP phê duyệt vào tháng 9 năm 2017. Kể từ thời điểm đó, bất kì một quốc gia nào có mong muốn tham gia vào OGP thì cần phải đạt tối thiểu 75% số điểm từ 4 tiêu chuẩn cốt lòi trước đó và đồng thời phải vượt qua được bài kiểm tra giá trị trước khi được phê duyệt tham gia OGP. Đây được coi là nỗ lực nhằm bảo đảm những quốc gia tham gia vào OGP sẽ tuân thủ về vấn đề quản trị dân chủ và những vấn đề được đặt ra ở Tuyên bố Chính phủ mở.
Kiểm tra giá trị ( Values check assessment ):
Thứ nhất, tiêu chí này sẽ đánh giá các điều kiện cho việc hình thành và đăng ký của các tổ chức xã hội dân sự ( Civil Society Organizations) trên các cấp độ tương ứng với số điểm:
4. Không ràng buộc ( Unconstrained): Cho dù Chính phủ có cấp phép cho các tổ chức xã hội hoạt động hay không thì Chính phủ cũng không được cản trở sự hình thành và hoạt động của họ trừ khi các tổ chức này tham gia vào các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.
3. Kiểm soát tối thiểu ( Minimal control): Cho dù Chính phủ có cấp phép cho các tổ chức xã hội hay không thì vẫn có thể tồn tại các điều khoản Hiến định cho phép Chính phủ cấm các tổ chức hoặc phong trào mà đã từng có hành động chống dân chủ trong quá khứ.
2.Kiểm soát tương đối ( Moderate control): Việc kiểm soát thể hiện cho dù Chính phủ cấm việc tự do của các tổ chức xã hội dù là một phần hay toàn bộ nhưng vẫn có những tổ chức bị cấm đóng vai trò tích cực trong lĩnh vực chính trị thì Chính phủ không hay không thể đàn áp họ bởi sự yếu kém của mình hay liên quan đến kinh nghiệm hoạt động chính trị.
1.Kiểm soát đáng kể ( Sustaintial control ): Việc kiểm soát này thể hiện ở Chính phủ cho phép các tổ chức xã hội hoạt động nhưng sử dụng các biện pháp chính trị nhằm giới hạn các tổ chức mà có xu hướng đối kháng lại chính phủ. Chính phủ tích cực đàn áp những người, tổ chức mà cố gắng thoát ra khỏi những tiêu chí do chính phủ đặt ra và sẽ cấm đoán họ tham gia vào bất kỳ hoạt động chính trị nào.
0. Kiểm soát độc quyền ( Monopolistic control): Việc kiểm soát này thể hiện Chính phủ sẽ độc quyền rò ràng với các tổ chức xã hội. Chỉ có đơn lẻ các tổ chức được tham gia vào các hoạt động chính trị nếu như họ thuộc về các đảng phái hay chính trị gia, tài trợ cho các diễn đàn về vấn đề công cộng, tổ chức các cuộc biểu tình, tham gia đình công, bình luận công khai về quan chức hay chính sách công mà Chính phủ sẽ đàn áp mạnh mẽ những tổ chức như vậy.