Giải Pháp Và Lộ Trình Hoàn Thiện Cho Việt Nam Tham Gia Sáng Kiến Đối Tác Chính Phủ Mở

chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội; hoà giải tranh chấp trong nội bộ hội; 6. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật; 7. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật; 8. Thành lập pháp nhân thuộc hội theo quy định của pháp luật; 9. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; 10. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của hội; 11. Được gây quỹ hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động; 12. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước giao; 13. Cơ quan Trung ương hội có phạm vi hoạt động trong toàn quốc được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thoả thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.

Trong những năm vừa qua, nhiều nhóm, câu lạc bộ, mạng lưới, diễn đàn... đã được thành lập, quyền tự do hiệp hội được thực thi khá sôi động trong thực tiễn. Tuy nhiên, địa vị pháp lý của nhiều nhóm, hội thiếu rò ràng hoặc gặp khó khăn khi thực thi các thủ tục theo luật định. Một số hội công bố thành lập gồm Hội Phụ nữ nhân quyền, Hội Cựu tù nhân lương tâm, Văn đoàn

độc lập ... Những “hội” này không hoặc chưa thực hiện các thủ tục luật định về thành lập. Nói cách khác, những hội này thiếu cơ sở pháp lý rò ràng hoặc “chưa được nhà nước thừa nhận”. Trong khi việc thành lập các hội đoàn là xu hướng tất yếu của phát triển xã hội, khuôn khổ pháp luật tiếp tục duy trì cứng nhắc như cũ đang tạo ra nhiều vấn đề mâu thuẫn với nguyên tắc của nhà nước pháp quyền và dân chủ.

Quyền tự do hiệp hội không chỉ liên quan đến việc thành lập hội mà còn bao gồm cả quyền tự do hoạt động của các hội. Tại Việt Nam, các hoạt động chủ yếu của các hội như gây quỹ, triển khai các dự án, chương trình... chịu sự điều chỉnh của nhiều loại quy định hành chính tương đối khắt khe. Đặc biệt, trong khi giao lưu, quan hệ quốc tế ngày càng rộng mở, việc nhận tài trợ hoặc tổ chức các hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài hiện nay tiếp tục gặp những khó khăn đáng kể khi triển khai. Liên quan đến việc gây quỹ, hiện nay có nhiều loại quy định khác nhau với các loại tổ chức. Văn bản quan trọng nhất điều chỉnh việc nhận tài trợ nước ngoài hiện là Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài được ban hành theo Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, được hướng dẫn bởi Thông tư 07/2010/TTBKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Tại nhiều địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Liên quan đến việc triển khai các hoạt động hội thảo, tập huấn chịu sự điều chỉnh của các quy định về hội họp, tổ chức hội nghị, hội thảo, có những quy định riêng nếu những hoạt động này có “yếu tố nước ngoài”. Cụ thể, lĩnh vực này hiện được điều chỉnh bởi Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/ 2010 của Thủ tướng về việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam. Quyết định này thay thế cho một quyết định ra đời 10 năm trước đó (Quyết định số 122/2001/QĐ-TTg ngày 21/08/2001), tuy nhiên, mức độ chặt chẽ không hề giảm, có lĩnh vực còn chặt chẽ hơn so với văn bản trước đó. Theo điểm b, Khoản 1, Điều 3 Quyết định số 122/2001/QĐ-TTg thì Thủ tướng có thẩm quyền cho phép tổ chức hội

nghị, hội thảo quốc tế có nội dung liên quan đến các vấn đề chính trị, dân tộc, tôn giáo, an ninh, quốc phòng và phạm vi bí mật nhà nước. Kế thừa quy định này, điểm b, Khoản 1, Điều 3 Quyết định số 76/2010/QĐTTg quy định “Hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung liên quan đến các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, biên giới lãnh thổ hoặc thuộc phạm vi bí mật nhà nước”. Nhìn chung những quy định như vậy rất phiền hà, phức tạp và khắt khe hơn nhiều so với các quốc gia khác.

Để bảo vệ quyền tự do hiệp hội, hiện nay có các cơ chế khiếu nại, khiếu kiện theo thủ tục hành chính. Tuy nhiên, một số vụ việc đã cho thấy khiếu nại về quyền lập hội của người dân không được cơ quan hành chính giải quyết thấu đáo, kịp thời.

2.2. Giải pháp và lộ trình hoàn thiện cho Việt Nam tham gia Sáng kiến đối tác Chính phủ mở

2.2.1. Giải pháp, đề xuất cho khó khăn, thách thức

2.2.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý gia tăng quyền dân sự của người dân

Việc nghiên cứu tham gia vào sáng kiến Đối tác Chính phủ mở có thể là một động lực tốt để thúc đẩy việc cải thiện thể chế và quyền tham gia của người dân ở Việt Nam. Trước mắt để bảo đảm tốt hơn quyền tham gia của người dân, cần phải hoàn thiện pháp luật và thể chế:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Nghiên cứu, sửa đổi Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân theo hướng đảm bảo các nguyên tắc bầu cử dân chủ, công bằng, đặc biệt là bảo đảm quyền của các ứng viên, quyền của cử tri đề cử ứng viên; tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động bầu cử, đặc biệt là trong việc kiểm phiếu và công bố kết quả sau khi kiểm phiếu.

- Sửa đổi Luật trưng cầu dân ý 2015 theo hướng mở rộng phạm vi chủ thể có quyền đề nghị trưng cầu ý dân, bao gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.

Sáng kiến đối tác chính phủ mở OGP: Nội dung và khả năng vận dụng ở Việt Nam hiện nay - 8

- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, hành chính, tài chính nhằm hỗ trợ việc thành lập, phát triển và hoạt động của các hội, hiệp hội, trong đó bao gồm

việc xây dựng Luật về hội với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Xem việc tăng cường tự do hiệp hội như là một trong những ưu tiên trong chính sách tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân hiện nay. Tự do hiệp hội nên được quan niệm là một quyền dân sự, một dạng tự do hợp đồng của các cá nhân, chủ yếu do luật dân sự điều chỉnh. Cách tiếp cận này sẽ giúp tối thiểu hoá các thủ tục hành chính cho việc cấp phép thành lập các hội. Ðể hoạt động của các hội được thuận tiện, cũng là để tôn trọng quyền tự do hiệp hội, các quy định về gây quỹ, nhận tài trợ, về triển khai các hoạt động (nhất là hội thảo, tập huấn), có hoặc không liên quan đến nước ngoài, nên được điều chỉnh theo hướng tôn trọng quyền tự chủ của các hội.

Cụ thể dự thảo Luật về hội vốn mục đích luật hóa Sắc lệnh số 102 năm 1957, cách đây đã 60 năm, dự thảo lần đầu tiên được đưa ra Quốc hội bàn năm 2006 nhưng đã phải rút về. Từ đó đến nay, 15-16 lần sửa, dự thảo luật về Hội vẫn còn quá nhiều vấn đề tranh cãi, không được thông qua. Dưới dây là một số kiến nghị nhằm sửa chữa một số vướng mắc tồn đọng ở dự luật:

Theo dự thảo, khái niệm “hội” được hiểu là “tổ chức tự nguyện của công dân, pháp nhân Việt Nam hoạt động không vì mục đích lợi nhuận”.Qua đó cho thấy, so với Khoản 1 Điều 22 của ICCPR, Dự thảo Luật của Việt Nam không coi đây là quyền dành cho tất cả mọi người không phân biệt địa vị pháp lý (có tư cách công dân hay không). Việc đưa ra yêu cầu việc lập hội phải nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội, hội viên và cộng đồng theo quy định của pháp luật, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập, công nhận điều lệ và người đứng đầu hội.” đã giới hạn khá nhiều nội hàm của hội theo cách hiểu của Liên hợp quốc. Quy định này có thể sẽ tạo ra những rào cản trong việc xét duyệt cấp phép thành lập hội hay kiểm tra, giám sát hoạt động của hội.

Dự thảo hầu như không đề cập tới hội không đăng ký với Nhà nước hoặc hội không có tư cách pháp nhân nói chung, trong khi dự thảo do Bộ Nội

vụ công bố để lấy ý kiến nhân dân trong tháng 6/2015 xác định có sự hiện diện của “hội không có tư cách pháp nhân”. Điều này khiến cho tính pháp lý của rất nhiều hội không đăng ký với Nhà nước (không cần tư cách pháp nhân) như Hội đồng hương, nhóm từ thiện, câu lạc bộ đọc sách... thiếu rò ràng, không được pháp luật điều chỉnh, gây khó khăn cho việc thực thi quyền lập hội, hoạt động hội của người dân. Hội không đăng ký tư cách pháp nhân hiện là một hình thức phổ biến và linh hoạt trong thực tế, Nhà nước cần thừa nhận tính hợp pháp của các hội này, cho dù không cần đăng ký

Dự thảo đã xác định chủ thể của quyền tự do lập hội công dân Việt Nam, vô hình chung đã giới hạn quyền lập hội đi rất nhiều. Điều cần thiết đó là mở rộng quyền lập hội cho mọi người phù hợp với quy định của Công ước ICCPR. Việc mở rộng trao quyền nhiều hơn cho công dân so với quy định của Hiến pháp không thể được coi là vi phạm Hiến pháp. Bởi vì, Hiến pháp chỉ quy định tiêu chuẩn tối thiểu về quyền con người quyền công dân, luật hoàn toàn có thể quy định đảm bảo tốt hơn các quyền con người, quyền công dân.

Dự thảo cho thấy sự can thiệp sâu vào tổ chức hoạt động của hội như dành một chương cho quy định cơ cấu tổ chức hội, quyền và nghĩa vụ của hội. Đối với hội mang tính đa dạng và gần như phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các thành viên, việc đưa ra các trường hợp cho việc tổ chức lại hội như quy định tổ chức lại doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp là không hợp lý, mất đi bản chất của quyền lập hội. Nhà nước chỉ nên và chỉ có thể quản lý về hình thức tổ chức của hội thông qua ban lãnh đạo, còn việc yêu cầu đối với các thành viên như thế nào là do thỏa thuận giữa các thành viên mà miễn là không vi phạm pháp luật.

Dự thảo Luật về Hội chưa có cơ chế hiệu quả bảo vệ quyền tự do hiệp hội của cá nhân và của các hội. Dự luật chỉ quy định chung chung về việc xử lý vi phạm (Điều 31) và trao quyền quy định chi tiết cho Chính phủ. Điều này tạo ra nguy cơ lớn đối với việc giới hạn tùy tiện quyền tự do hiệp hội của người dân. Luật cần qui định rò ràng và cụ thể cơ chế và biện pháp bảo vệ

quyền tự do hiệp hội khỏi các can thiệp phi lý, tùy tiện của cơ quan, cán bộ Nhà nước ở bất kỳ cấp nào. Cần quy định rò thẩm quyền tài phán của cơ quan thụ lý, giải quyết khiếu nại, khiếu kiện độc lập với cơ quan quản lý hành chính để đảm bảo tính khách quan, độc lập và hiệu quả trong việc bảo vệ quyền hiệp hội của người dân. Quyết định đình chỉ, chấm dứt hay giải tán không tự nguyện một hội phải được đưa ra từ một tòa án vô tư và độc lập.

- Sửa đổi pháp luật về quyền hội họp của người dân, bao gồm các Nghị định và văn bản quy phạm pháp luật không còn tương thích với Hiến pháp 2013 ( về giới hạn quyền con người, quyền công dân). Hiện nay, các cơ quan nhà nước thường viện dẫn Nghị định 38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 quy định về một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng để điều chỉnh, quản lý các cuộc biểu tình. Nghị định này không hề nhắc đến “biểu tình”, mà chỉ có các quy định về “tập trung đông người ở nơi công cộng”. Cụ thể, việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký. Tuy nhiên, Nghị định này dường như có sự phân biệt đối xử khi không áp dụng đối với các hoạt động do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức. Việc tổ chức các hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài, hiện nay tiếp tục có nhiều khó khăn về thủ tục. Lĩnh vực này hiện được điều chỉnh bởi Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/ 2010 của Thủ tướng về việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam. điểm b, Khoản 1, Điều 3 Quyết định này quy định “Hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung liên quan đến các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, biên giới lãnh thổ hoặc thuộc phạm vi bí mật nhà nước”. Như vậy, các cuộc hội nghị, hội thảo phải được Thủ tướng phê duyệt có phạm vi rất rộng. Điều đó cũng có nghĩa là nhiều hội nghị, hội thảo – một hình thức quan trọng của hội họp – đang phải trải qua nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian mới có thể tổ chức.

2.2.1.2. Áp dụng công nghệ Blockchain và phát triển nền tảng kỹ thuật

Blockchain là công nghệ mới được nhắc nhiều trong thời gian gần đây. Nếu được bình chọn cho công nghệ mới nổi bật nhất trong năm 2017, thì chắc chắn blockchain và ứng dụng vào tiền ảo, tiêu biểu như Bitcoin sẽ được xướng tên.

Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin.

Đặc biệt blockchain có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin. Hệ thống blockchain bao gồm nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin.

Với những đặc thù như vậy, công nghệ blockchain được áp dụng rất nhiều trong các lĩnh vực kinh tế, viễn thông, logistics. Ở bầu cử, West Virginia (Hoa Kỳ) trở thành tiểu bang đầu tiên áp dụng blockchain trong bầu cử. Mặc dù số lượng cử tri tham gia bầu cử qua nền tảng này vẫn là một con số nhỏ như một cuộc thử nghiệm nhưng với những kết quả tích cực mà nó mang lại, dự kiến công nghệ này sẽ được áp dụng ở quy mô lớn hơn.

Theo công nghệ blockchain được sử dụng trong cuộc bầu cử tại West Virginia, danh tính của cử tri được xác minh bằng các công cụ sinh trắc học như quét vân tay trước khi bỏ phiếu bằng thiết bị di động. Mỗi phiếu bầu là một phần của chuỗi các phiếu bầu. Khi sử dụng blockchain, tất cả dữ liệu của quá trình bầu cử sẽ được lưu lại trực tuyến và có thể kiểm chứng một cách công khai mặc dù vẫn duy trì được tính ẩn danh của cử tri.

Hệ thống bầu cử hiện nay đã bộc lộ rất nhiều hạn chế: Lãng phí tài nguyên giấy, Việc triển khai mất nhiều thời gian và chi phí, Không đảm bảo tính công khai và minh bạch khi các cử tri không được trực tiếp theo dòi quá trình kiểm đếm. Việc vận dụng công nghệ blockchain trong bầu cử có thể

được triển khai bằng việc sử dụng các nền tảng bỏ phiếu blockchain mã nguồn mở. Nền tảng nguồn mở không có bất cứ yếu tố độc quyền nào nên tất cả cử tri đều có thể trực tiếp xem xét khiến cho tính minh bạch trong bầu cử luôn được đảm bảo.

Công nghệ blockchain không chỉ dừng lại ở suy nghĩ trong vấn đề bầu cử mà nó có thể tiếp tục nhìn nhận ở việc tiếp cận thông tin của người dân, trong việc minh bạch, công khai ngân sách, tài sản. Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc xây dựng chính phủ số là xu hướng được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Nền tảng này có thể cung cấp môi trường an toàn để lưu trữ, xử lý và truyền tải dữ liệu. Việc sử dụng các công cụ của sổ cái phân tán, hợp đồng thông minh và tiền điện tử sẽ làm giảm đáng kể sự quan liêu, xóa bỏ các thủ tục giấy tờ, giảm chi phí giao dịch, kiểm soát và chống tham nhũng, tăng lòng tin của công dân với Chính phủ.

Tuy nhiên, hệ thống này cũng tồn tại nhược điểm, bởi vì là hệ thống điện tử nên nó có thể bị tấn công bởi các mã độc hay những người cố tình cài phần mềm gian lận vào hệ thống. Chính vì như vậy lại đòi hỏi phải có một nền tảng kỹ thuật hiện đại tương ứng nhằm hạn chế nhược điểm của công nghệ này.

Nền tảng đầu tiên đó là về cơ sở dữ liệu, chỉ một khi tồn tại một kho dữ liệu đủ lớn thì việc triển khai thông tin, liên thông, chia sẻ giữa cơ quan với nhau, với người dùng mới hiệu quả được. Hiệu quả hệ sinh thái kỹ thuật số áp dụng công nghệ Blockchain trước hết phụ thuộc vào cơ sở dữ liệu đầu vào. Trong khi đó, việc xây dựng triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia, hạ tầng công nghệ thông tin làm nền tảng phục vụ phát triển Chính phủ điện tử rất chậm so với tiến độ cần cóTheo số liệu thống kê gửi lên Văn phòng chính phủ, Cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân Việt Nam mới chỉ được cấp hơn 8 triệu mã số định danh và hơn 1 triệu mã số cho trẻ em mới sinh. Việc triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu được đánh giá là “ châm” vì chương trình bắt đầu từ năm 2013. Thế nên điều cấp thiết hiện tại là Chính phủ cần phải hoàn tất cơ sở dữ liệu về công dân, đất đai, tài chính ..

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí