Tiếp Cận Thông Tin (Acess To Information)

vẫn chưa đủ để xác định được đối tượng trung tâm của tham nhũng. Bởi lẽ: Một là, nhóm đối tượng này rất rộng và chưa có cơ chế để xác định hành vi tham nhũng nếu việc tham nhũng diễn ra thường xuyên nhưng không lớn, không gây ra biến động đột xuất về tài sản thì rất khó để xác định; hai là, đối với nhóm đối tượng là những cán bộ giữ các chức vụ chủ chốt trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp thì vấn đề này lại càng vướng mắc hơn khi tài sản kê khai hàng năm của họ có thể kiểm soát được nhưng nếu họ có hành vi tham nhũng và đưa tài sản tham nhũng cho người thân đứng tên thì sẽ rất khó kiểm soát; ba là, tham nhũng là vấn đề đa dạng, có rất nhiều cách thức để tham nhũng, nạn tham nhũng vặt rất phổ biến, đó là những khoản bôi trơn trong các giao dịch với cán bộ nhà nước trong các lĩnh vực dịch vụ công như y tế, giáo dục, đất đai, giao thông, thuế, hải quan, xây dựng…

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transperancy International) công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) năm 2018, xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công. Năm nay, Việt Nam đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu, giảm nhẹ 2 điểm so với năm 2017. Mặc dù, đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam “chỉ để tham khảo là chính” bởi kết quả đó không phản ánh một cách toàn diện được tình hình tham nhũng tại Việt Nam.

Hình 5 Chỉ số cảm nhận tham nhũng Việt Nam năm 2018 Theo TI Trong báo cáo Tổng 1

Hình 5. Chỉ số cảm nhận tham nhũng Việt Nam năm 2018 Theo TI

Trong báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) số 330/BC-CP ngày 22/9/2016 của Chính phủ trình Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 4 có kết luận về việc công khai, minh bạch bản kê khai tài sản, thu nhập (TS,TN) như sau: “Tình trạng lạm dụng bảo mật thông tin, thiếu công khai, minh bạch với nhân dân và trong nội bộ vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Trong một số cơ quan, đơn vị, các quy định về dân chủ, giám sát chưa được quan tâm đúng mức, có nơi thậm chí cản trở, vô hiệu hóa, dẫn đến tình trạng vi phạm kéo dài, sai phạm nghiêm trọng nhưng không được kịp thời phát hiện, xử lý”. Năm 2018, số người đã kê khai tài sản, thu nhập là 1.136.902 người, đạt tỷ lệ 99,8% số người phải kê khai. Số bản kê khai đã công khai là 1.134.685 bản. Tuy nhiên, mới chỉ xác minh đối với 44 người/1.136.902 người đã kê khai. Bên cạnh đó, mặc dù Luật phòng, chống tham nhũng đã quy định người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu không được tham gia thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp, không được để người thân thích kinh doanh trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực mình trực tiếp phụ trách... nhưng qua giám sát, phản ánh của dư luận, cử tri và báo chí cho thấy, việc thực hiện các quy định này còn chưa nghiêm, có biểu hiện “nhóm lợi ích”, móc ngoặc giữa khu vực nhà nước và doanh nghiệp tạo “sân sau”, “công ty gia đình”, dùng ảnh hưởng của mình để đấu thầu cho các dự án, thâu tóm đất công, cho vay sai nguyên tắc, rút tiền của nhà nước…

Nguyên nhân chủ yếu được nhận định xuất phát từ quy định về công khai, minh bạch tài sản còn thiếu bao quát, chưa giúp kiểm soát biến động về thu nhập; còn vướng mắc về trình tự, thủ tục công khai bản kê khai, giải trình, xác minh tài sản, thu nhập khi có yêu cầu; chưa quy định rò việc sử dụng bản kê khai tài sản vào mục đích phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng. Trong khi hầu hết các vụ án được phát hiện và đưa ra xét xử đều liên quan đến những đối tượng giữ các chức vụ lớn trong cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp nhà nước thì các hành vi tham nhũng nhỏ lẻ như lót tay, nhũng nhiễu hoàn toàn vắng bóng và làm mai một lòng tin người dân vào chính quyền.

Theo nhiều khảo sát xã hội học cũng như nghiên cứu, các quốc gia Scăng-đi-na-vi, bao gồm cả Ai-xơ-len, nằm trong số những nước có tỉ lệ báo cáo/cảm nhận về tham nhũng thấp nhất. Tính minh bạch và niềm tin của người dân đối với dịch vụ công nằm ở mức cao, và các hệ thống kê khai tài sản phụ thuộc vào những giá trị và văn hóa đã được hình thành. Tất cả những công chức ở cấp cao nhất do bầu cử hoặc làm việc trong các cơ quan công vụ ở tất cả những nước này đều có nghĩa vụ phải kê khai theo một mẫu nào đó (Ai-xơ-len là nước cuối cùng quy định về nghĩa vụ này của các bộ trưởng và nghị sĩ vào mùa xuân năm 2009 (OECD, 2009a), và những người này sẽ phải kê khai khi bắt đầu làm việc trong khu vực công và bất kỳ khi nào có sự thay đổi về vị trí. Trọng tâm chính ở đây được đặt vào trách nhiệm giải trình của những cán bộ được bầu trong ngành lập pháp và những công chức được bổ nhiệm, điều này phản ánh những lo ngại về vấn đề đạo đức chính trị được đặt ra ở những quốc gia này. Thông tin công khai về tài sản của đa số các cán bộ được bầu và những công chức cấp cao được công bố công khai qua hình thức phổ biến nhất là trên Internet. Những thông tin thu thập được thông qua các chính sách về công khai ở những tổ chức được lựa chọn – những tổ chức được xác định là dễ xảy ra tham nhũng nhất – được sử dụng trong phạm vi nội bộ và không được công bố công khai. Cách tiếp cận như thế này có thể hiệu quả ở những quốc gia mà mong muốn hình thành được một nền văn hóa liêm chính, một lịch sử lâu dài về tự do tiếp cận thông tin và lòng tin, sự tín nhiệm của người dân đối với dịch vụ công đạt đến mức cao.

2.2.4. Tiếp cận thông tin (Acess to information)

Công khai thông tin làm gia tăng mạnh mẽ niềm tin của người dân vào các cơ quan công quyền, còn che giấu sẽ tạo ra hiệu ứng ngược lại. Niềm tin của nhân dân là yếu tố then chốt tạo ra sự ổn định chính trị, nên công khai thông tin cần phải được coi là một ưu tiên của các cơ quan công quyền. Tuy nhiên, trên thực tế thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân còn chưa đạt được như quy định của pháp luật, việc công bố, công khai thông tin còn

chậm, mang tính hình thức, thiếu hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, việc khai thác, tìm kiếm thông tin từ các cơ quan nhà nước thường bị gây phiền hà. Quyền làm chủ, quyền được thông tin của người dân có lúc, có nơi bị hạn chế, thậm chí bị vi phạm nghiêm trọng. Những ví dụ có thể nêu ra như: người dân cần thông tin về quy hoạch để mua đất, nhưng bị cơ chức năng từ chối và cho rằng đó là thông tin nội bộ; một địa phương đóng chữ “mật” cả lên danh bạ đại biểu hội đồng nhân dân, trong khi những đại biểu đó là do dân bầu lên để đại diện cho mình; thiếu minh bạch trong đền bù, giải tỏa của các dự án; các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công việc làm ăn, sinh sống của doanh nghiệp, đến người dân không được đầy đủ, đồng bộ và không gắn liền với việc tuyên truyền rộng rãi...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Theo các tài liệu của OGP về tiếp cận thông tin, tiêu chuẩn để một quốc gia được coi là có tính “ mở” về tiếp cận thông tin đó là phải có một đạo luật riêng về vấn đề này hoặc ít nhất có một điều khoản trong hiến pháp quy định quyền tiếp cận thông tin. Hiến pháp 2013 của Việt Nam tại điều 25 quy định “ Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”, hơn nữa năm 2016, chúng ta thông qua Luật tiếp cận thông tin đây là cơ sở lớn nhất cho việc triển khai các thành tố khác của chính phủ mở như dữ liệu mở, chính phủ điện tử,… Lợi ích của tiếp cận thông tin là tạo nên một sự bảo vệ cho cả công dân và chính phủ. Đối với người dân, đó là bảo đảm tránh khỏi những thông tin bị khuếch tán bởi những ý đồ chính trị - để họ có thể tiếp xúc với các thông tin chính xác, nguyên gốc. Đối với chính phủ, tiếp cận thông tin cho phép tránh đi những lo ngại về các vấn đề tế nhị liên quan đến an ninh quốc gia.

Theo Điều 11 Luật Phòng, chống tham nhũng 2015, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình theo một hoặc một số hình thức như: (a) Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; (b) Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; (c) Thông báo bằng văn bản đến

cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; (d) Phát hành ấn phẩm; (đ) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; (e) Đưa lên trang thông tin điện tử; (g) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Ở cấp độ cơ sở, Điều 6 Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn quy định các hình thức công khai bao gồm: (a) Niêm yết công khai tại trụ sở HĐND, UBND cấp xã; (b) Công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã;

(c) Công khai thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân.

Trên thực tế, ngoài các hình thức nêu trên, còn có một số hình thức khác đang được sử dụng để chuyển tải thông tin về hoạt động của các cơ quan nhà nước tới công chúng, cụ thể là qua việc đăng trên Công báo ;tư vấn, trợ giúp pháp lý; công tác dân vận; các sinh hoạt tập thể (hội họp, mít tinh, văn hóa văn nghệ…) hoặc qua hoạt động tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

“Nếu chính phủ không có khả năng cung cấp thông tin thì ít nhất nó cần đảm bảo người dân được miễn phí truy cập thông tin”. Câu nói này nhắc tới đặc điểm chính của Chính phủ mở đó là nền tảng thể chế công nghệ qua đó cho phép đưa dữ liệu chính phủ thành dữ liệu mở để cho phép người dân sử dụng, bảo vệ và cộng tác với chính phủ trong các quá trình ra quyết định công cộng, cũng như trong việc giải trình và cải tiến dịch vụ công cộng. Cho nên công nghệ là yếu tố thiết yếu, thành tố kỹ thuật để tạo nên quyèn tiếp cận thông tin trong bối cảnh hiện đại. Các công cụ công nghệ ở đây không chỉ bao gồm Internet, trang web điện tử mà còn bao gồm tại mạng xã hội như Facebook, Twitter và sử dụng công nghệ di động để phổ biến thông tin và tương tác.

Theo khảo sát của tổ chức We are social vào tháng 1 năm 2018, ở Việt Nam có 64 triệu người dùng Internet, chiếm 67% dân số cả nước. Điều này nói lên Việt Nam có cơ cấu dân số thích ứng nhanh nhẹn với Internet, đại đa số người ở đô thị có khả năng sử dụng Internet kể cả các dịch vụ công trực

tuyến. Về cơ sở hạ tầng thông tin viễn thông, mạng cáp quang FTTH ( Fiber to the home) hiện đang phủ sóng 97%, sóng 4G phủ sóng 95% Việt Nam. Đây là những nền tàng thuận lợi cho việc hình thành hệ thống thông tin mở cũng như việc dễ dàng tiếp cận được thông tin của người dân. Tuy nhiên cũng có nguy cơ lớn đối với việc thông tin bị lợi dụng , sử dụng như một công cụ cho các mục đích riêng, sự ảnh hưởng và thao túng bởi nhóm quyền lực bên ngoài khi tác động đến những vấn đề quản trị đất nước mà người ta hay liên tưởng về khả năng can thiệp của Nga trong bầu cử ở Mỹ.

Những mâu thuẫn có thể có giữa một bên là sự công khai của các dữ liệu mà mọi người dân có quyền tiếp cận và bên kia là bí mật nhà nước không dễ dàng được dung hòa. Ngay trong các quốc gia phát triển cũng có những bài học sâu sắc như vụ án Watergate hay rò rỉ hồ sơ tài liệu của Lầu Năm Góc đã cho thấy khó khăn khi đưa ra phán quyết giữa bí mật nhà nước và quyền được biết của công dân. Ở Việt Nam cũng đã cho thấy dấu hiệu của vấn đề tương tự. Điển hình là thông tin về Luật đặc khu, do quá trình soạn thảo cũng như lên kế hoạch không thể không công khai, chính vì như vậy khiến cho việc khi bị những người “ đánh hơi” được ý định của nhà nước đã đưa ra những thông tin khiến cho người dân hoang mang, khuếch đại tin tức làm thông tin mất đi chính xác chỉ để phục vụ lợi ích cá nhân họ. Nguồn vốn chủ yếu để phát triển ở các đặc khu là đất, thông qua chín sách đổi đất lấy hạ tầng. Nhưng các địa điẻm đó đều không còn quỹ đất trống do giới đầu cơ biết được thông tin đổ xô đến gom đất, và như được dự báo trước, thiếu vốn là vấn đề chắc chắn xảy ra.

Khi đánh giá về thành công cũng như chế trong xây dựng chính phủ điện tử cho đến năm 2018, trong Báo cáo chỉ ra bất cập lớn đó là “ Thiếu thể chế về xác thực, định danh điện tử, chưa số hóa được các dữ liệu, nền tàng kết nối chậm các công việc dù có chính phủ điện tử nhưng vẫn phải làm bằng giấy”. Phải biết rằng, khi truy xuất thông tin, tìm kiếm thông tin việc tra tìm từ văn bản bằng giấy gây ra khó khăn lớn đối với người dân đặc biệt nếu đó là những thông tin có thời gian dài, nội dung phức tạp.

Thông tin là yếu tố quyết định cơ hội phát triển của mỗi quốc gia. Tự do thông tin là nền tảng cho dân chủ. Nhất là trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế ngày một sâu và rộng như nước ta hiện nay, thông tin vừa đóng vai trò nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, vừa là phương tiện hợp tác và cạnh tranh với các nền kinh tế khác. Mặt khác, tiếp cận thông tin là một trong những công cụ hữu hiệu đảm bảo phòng chống tham nhũng, điều kiện để đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2.2.5. Kiểm tra giá trị (Values check )

Ngoài việc đạt đủ điểm cho các tiêu chí cốt lòi của OGP, quốc gia muốn tham gia vào OGP đồng thời cũng phải vượt qua được bài kiểm tra giá trị ( values check assessment). Có 2 khía cạnh đánh giá trong bài kiểm tra, đó là về độ mở trong việc bảo đảm các điều kiện cho việc hình thành và đăng ký của các tổ chức xã hội dân sự và độ mở trong hoạt động của các tổ chức này. Để vượt qua được bài kiểm tra, các nước phải đạt ít nhất 3 điểm cho 1 trong 2 tiêu chí nêu trên. Việt Nam đạt 1 điểm và 2 điểm lần lượt cho tiêu chí thứ nhất và thứ hai.

Quá trình phát triển của xã hội hiện đại cho thấy một thực tế hiển nhiên là các cơ quan nhà nước và đội ngũ công chức nhà nước, dù hết sức tận tụy cống hiến hay có tinh thần vì công chúng như thế nào đi chăng nữa, thì cũng không thể dự kiến trước được tất cả các hàng hoá công cộng và dịch vụ mà các công dân muốn có. Việc xuất hiện những biện pháp thay thế của các tổ chức quần chúng, tổ chức phi chính phủ và tư nhân có thể giúp lấp đi những khoảng trống trong việc cung cấp hàng hoá công cộng, cũng như cung cấp những hàng hoá và dịch vụ công nào mà các cá nhân muốn trả bằng tiền của riêng họ. Các đoàn thể nhân dân, các hội có thể vừa là những cộng sự, vừa là những đối thủ cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ công.

Ở mức cao nhất, tại Hiến pháp 2013, Điều 25 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”. Trong thực tiễn

hiện nay, tiếp cận từ tiêu chí phi lợi nhuận, bảy hình thức tổ chức xã hội dân sự (phi lợi nhuận) phổ biến nhất là:

- Hội

- Quỹ xã hội, quỹ từ thiện

- Cơ sở bảo trợ xã hội

- Tổ chức Khoa học và công nghệ

- Hội có tính chất đặc thù

- Các tổ chức chính trị xã hội (thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam).

- Tổ chức phi chính phủ quốc tế.

Văn bản có hiệu lực trực tiếp điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của các hội là Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (thay thế cho Nghị định 88/2003). Nghị định này được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ. Điều 5 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định 5 điều kiện thành lập hội, bao gồm: 1. Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ. 2. Có điều lệ. 3. Có trụ sở. 4. Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội.Số lượng tối thiểu thành viên của hội được xác định theo phạm vi hoạt động, cụ thể: cả nước hoặc liên tỉnh là 100, trong tỉnh là 50, trong huyện là 20, trong xã là 10.

Điều 23 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định các quyền của hội bao gồm: 1. Tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội đã được phê duyệt; 2. Tuyên truyền mục đích của hội; 3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hội; 4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của hội; 5. Tổ

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí