Bối Cảnh Chính Trị, Xã Hội, Thể Chế Pháp Lý Ở Việt Nam Khi Tham Gia Vào Đối Tác Chính Phủ Mở ( Ogp)

Thứ hai, tiêu chí này sẽ đánh giá về độ mở cho việc hoạt động của các tổ chức xã hội ở một quốc gia. Nếu các tổ chức xã hội tại quốc gia đó được tự do tổ chức, liên kết, thể hiện bản thân, phê bình, đình cộng thì đạt tối đa 4 điểm. Nếu Chính phủ tại quốc gia có sử dụng các biện pháp trừng phạt vật chất ( phạt tiền, sa thải, từ chối các dịch vụ xã hội) để ngăn chặn các tổ chức xã hội có hành động đối ngịch hoặc thể hiện bản thân hoặc sử dụng các thủ tục đăng ký, thành lập phức tạp làm chậm trễ quá trình hình thành và ngăn cản họ tham gia thì đạt được 3 điểm. Ngoài những biện pháp trừng phạt vật chất, chính phủ nếu tham gia vào hành vi quấy rối nhỏ về phương diện pháp lý như giam giữ, tống giam ngắn hạn để can thiệp tổ chức xã hội hành động hay hạn chế việc các tổ chức xã hội liên kết với nhau thì sẽ chỉ đạt được 2 điểm. Sẽ được 1 điểm nếu như thêm vào đó, Chính phủ thể hiện ra rằng Chính phủ cũng bắt giữ, xét xử và bỏ tù các nhà lãnh đạo và những người tham gia vào các tổ chức xã hội đối nghịch với mình nhưng có hành vi hợp pháp, các biện pháp trừng phạt bao gồm giải tán tụ họp công cộng hay de dọa gia đình, phá hủy tài sản có giá trị. Và sẽ không đạt được điểm nào nếu Chính phủ quốc gia đó không chỉ ngăn chặn hoạt động của các nhóm mà có xu hướng thanh lý họ theo cách bạo lực.

Quốc qia được coi là thành viên của OGP khi đã thỏa mãn được các điều kiện hợp lý đồng thời gửi ý nguyện thư xin gia nhập và tiến hành xây dựng kế hoạch hành động quốc gia ( National Action Plan) của nước mình. Việc được công nhận là thành viên sẽ được thể hiện ở việc được nêu tên trên trang web chính thức của OGP.

1.2.4. Cơ cấu, cách thức hoạt động của OGP

1.2.4.1. Cơ cấu của OGP

Cấu trúc OGP ở cấp độ toàn cầu bao gồm:

- Ban chỉ đạo ( Ủy ban thường trực quốc tế ) gồm đại diện của 11 chính phủ và 11 tổ chức xã hội lớn. Các thành viên trong Ban chỉ đạo được lựa chọn theo cách thức bầu ra trong các kỳ hội nghị OGP.

- Bộ phận hỗ trợ OGP ( OGP support unit) đóng vai trò là văn phòng thường trực của OGP. Ngoài việc cung cấp dịch vụ hành chính, bộ phận hỗ trợ có chức năng liên lạc, phối hợp và tổ chức các bên liên quan để thực hiện các quyết sách nhằm thúc đẩy các mục tiêu của OGP bao gồm:

a.Đóng vai trò là bên thứ ba trung lập giữa các chính phủ và tổ chức xã hội dân sự;

b.Hỗ trợ chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự ở các quốc gia thành viên; c.Hỗ trợ kết nối với các dối tác quốc tế, các nhóm đồng đẳng, các nhóm công tác OGP;

d.Thúc đẩy hoạt động trao đổi học hỏi lẫn nhau.

- Cơ chế báo cáo độc lập đánh giá các chính phủ về kết quả xây dựng và thực hiện các kế hoạch hành động OGP và sự hỗ trợ của các nhà nghiên cứu quốc gia

- Các đối tác của OGP: Các đối tác theo chuyên đề từ các tổ chức xã hội dân sự/ chuyên gia trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau

1.2.4.2. Cơ chế hoạt động của OGP

OGP yêu cầu các quốc gia thành viên tham gia hai hình thức báo cáo và đánh giá để bảo đảm việc thực thi các cam kết về Chính phủ mở. Thứ nhất là Báo cáo tự đánh giá hàng năm ( Annual Self – Assessment Report) trong đó chỉ ra thực trạng và những tiến bộ trong việc thực thi các cam kết của chính phủ mở. Thứ hai là quy trình đánh giá theo cơ chế báo cáo độc lập ( Independent Reporting Mechanism – IRM), để đánh giá tình trạng xây dựng và thực thi các kế hoạch hành động, những tiến bộ trong việc thực hiện nguyên tắc Chính phủ mở ở mỗi quốc gia. Ngoài ra, các quốc gia thàn viên OGP cũng có nghĩa vụ đóng góp vào sự tiến triển của Chính phủ mở ở các quốc gia thành viên khác thông qua hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng, trợ giúp kỹ thuật, công nghệ cũng như các nguồn lực cần thiết khác.

Một chu trình hoạt động OGP sẽ diễn ra trong vòng 2 năm theo các

bước :

- Cùng với việc nộp ý nguyện thư lên OGP thì quốc gia đó sẽ phát triển kế hoạch hành động quốc gia cùng với các tổ chức xã hội dân sự. Các kế hoạch hành động quốc gia tập trung ưu tiên về chính phủ mở với những cải cách đầy tham vọng thường là sẽ liên quan đến giá trị về minh bạch, trách nhiệm giải trình, sự tham gia của người dân và những kế hoạch đó phải chứa đựng những cam kết cụ thể, có thời hạn rò ràng cũng như là có thể theo dòi, đánh giá được.

- Bước tiếp theo trong chu trình này, đó là các quốc gia sẽ triển khai các hành động nhằm thực hiện các cam kết hướng tới đạt được mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia. Trong chu trình 2 năm, chính phủ sẽ phải thực hiện việc báo cáo tự đánh giá hàng năm với sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội dân sự. Báo cáo năm thứ nhất (First year Self – assessment) thường sẽ tập trung vào tiến độ phát triển của kế hoạch hành động quốc gia, quá trình thực hiện tham vấn, mức độ tham vọng thực hiện cam kết. Báo cáo năm thứ hai ( đánh giá cuối kỳ) sẽ tập trung vào kết quả cuối cùng đạt được của việc triển khai kế hoạch hành động quốc gia và bài học kinh nghiệm. Các báo cáo này sẽ là yếu tố quan trọng cho bước tiếp theo là thực hiện cơ chế báo cáo độc lập. Cơ chế báo cáo độc lập ( IRM) là một phương tiện mà tất cả các bên liên quan trong OGP có thể theo dòi tiến trình thực hiện kế hoạch ở các nước thực hiện báo cáo. Báo cáo tiến độ ( Assess progress) sẽ đánh giá các chính phủ về việc phát triển và thực hiện các kế hoạch hành động OGP, tiến độ thực hiện các nguyên tắc của chính phủ mở và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện. Và đến cuối kì sẽ tiếp tục thực hiện báo cáo năm hai, báo cáo IRM cuối kỳ song song với việc chuẩn bị phát triển kế hoạch hành động tiếp theo.

Hình 1 Chu trình OGP 1 3 Bối cảnh chính trị xã hội thể chế pháp lý ở Việt 1

Hình 1: Chu trình OGP


1.3. Bối cảnh chính trị, xã hội, thể chế pháp lý ở Việt Nam khi tham gia vào Đối tác Chính phủ mở ( OGP)

1.3.1. Bối cảnh của Việt Nam hiện nay trong mối quan hệ với OGP

Việt Nam chưa tham gia vào OGP, lần đánh giá gần nhất tại thời điểm tháng 11 năm 2017, chúng ta đạt 8/12 số điểm tối thiểu cần thiết.

Tiêu chí

Điểm tối đa

Việt Nam

Minh bạch tài khóa

4

0

Tiếp cận thông tin

4

4

Công khai tài sản

4

2

Sự tham gia của người dân

4

2

Tổng điểm

16

8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.


Việt Nam đang trong bối cảnh thể hiện sự quyết tâm cao và nỗ lực mạnh mẽ trong cải cách thể chế để xây dựng nền quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng, hướng tới minh bạch và xây dựng chính phủ liêm khiết, hành động, kiến tạo và phát triển.

Về chính trị, Việt nam trong quá trình hoàn thiện và xây dựng nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát huy dân chủ xã hội chủ đã và đang hoàn thiện cơ sở chính trị - pháp lý để tăng cường và mở rộng dân chủ trong nhà nước; thể chế và thiết chế nhà nước tiếp tục được cải thiện. Trong đó như việc ban hành pháp lệnh thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã phường năm 2007 cùng với các cẩm nang về thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật trưng cầu dân ý năm 2015; Luật tiếp cận thông tin năm 2016..

Thực tế trong những năm qua, Chính phủ Việt nam đã xây dựng các kênh để tạo sự đối thoại với người dân và doanh nghiệp, đảm bảo công khai, minh bạch. Vừa qua, Việt Nam đã cắt giảm, loại bỏ trên 5.000 thủ tục hành chín và cắt giảm nhiều thủ tục có thể coi là giấy phép con, là rào cản cho tăng trưởng. Mới đây nhất nhằm hướng tới mục tiêu cải cách năm 2020, bộ máy hành chính đã thực hiện việc nhất thể hóa, tinh chỉnh gộp nhiều cơ quan ban ngành nhằm giảm bớt độ cồng kềnh, lãng phí nguồn nhân lực, chi phí. Chính phủ Việt Nam luôn sẵn sàng để công khai, minh bạch những gì có thể công khai theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Về xã hội, đời sống người dân ngày một đảm bảo và nâng lên cả về đời sống vật chất và tin thần; ý thức chín trị và ý thức pháp luật của người dân ngày một cải thiện tích cực; truyền thống ngày một phát triển mạn mẽ và phát huy tốt vai trò của mình trong xã hội; tinh thần dân tộc đang lên cao trong công cuộc phòng chống tham nhũng thể hiện rò ở sự quan tâm sát sao của cộng đồng, báo chí về những bê bối tham nhũng trong thời gian vừa qua.

Trước những yêu cầu phát triển đất nước và hiện đại hóa nền hành chính, Việt Nam đã từng bước xây dựng chính phủ điện tử. Với sự chỉ đạo quyết liệt, xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính được triển khai. Nổi bật như hệ thống xác thực hồ sơ điện tư của công dân, cán bộ, công chức trong việc thực hiện các giao dịch hành chính. Mặc dù có những chuyển biến nhất định trong thời gian qua, nhưng về chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của co quan hành chính còn hạn

chế. Thực tế, theo báo cáo thế giới về chỉ số phát triển chính phủ điện tử, từ năm 2010 đến 2018 chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam dao động từ 0.44.54(2010) - 0.5931(2018) ( năm 2012: 0.5217; năm 2014: 0.4705;

năm 2016: 0.5143) không chệnh quá nhiều so với mức trung bình của thế giới (0.5491) và ở khu vực (0.5779).

Bên cạnh đó, Việt nam đang phải đối mặt với những rào cản nhất định về mặt thể chế pháp lý. Nhiều đạo luật được ban hành trong những năm qua nhưng chất lượng và khả năng thực thi chúng còn yếu, “ tuổi thọ” của những văn bản pháp luật ở nước ta quá ngắn, thời gian phải sửa đổi, bổ sung từ thời điểm ban hành quá ngắn như thế luật còn chưa được áp dụng ổn định đã phải thay thế. Đối với tình hình này, theo chỉ số chất lượng xây dựng Luật pháp của Việt Nam của World Bank, điểm số của Việt Nam chưa từng vượt được ngưỡng trung bình về mức độ tin cậy và đang có xu hướng xuống kể từ năm 2007”.

Xếp hạng Chỉ số Công khai ngân sách (OBI) Việt Nam năm 2017 chỉ đạt 15/100 và thuộc vào nhóm Ít công khai nhất (0-20/100 điểm). Số điểm này giảm nhẹ so với kết quả năm 2015, và tiếp tục xu hướng giảm sau giai đoạn (2006-2012) liên tiếp tăng điểm. Về sự tham gia của công chúng trong quy trình ngân sách liên quan đến các cơ quan hành pháp, Việt Nam chỉ đạt 7/100 điểm, giảm mạnh so với năm 2015 (42/100 điểm). Phía IBP cho rằng, Việt Nam thiếu cơ chế và ít cơ hội để người dân tham gia vào quá trình xây dựng, thực hiện, kiểm toán việc thực hiện ngân sách. Nguyên nhân được giải thích là Việt Nam chỉ có hai kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 và tháng 10. Kỳ họp tháng 5 mới xem xét báo cáo kết quả thực hiện ngân sách 4 tháng đầu năm. Báo cáo ngân sách giữa kỳ được Quốc hội thảo luận vào tháng 10 nhưng thời điểm này đã chậm so với tiêu chuẩn quốc tế. Điều này khiến Việt Nam luôn thiếu báo cáo ngân sách giữa kỳ trong nhiều kỳ khảo sát.

Hình 2 Chỉ số công khai ngân sách theo OBI của Việt Nam năm 2017 1 3 2 Ý nghĩa 2


Hình 2.Chỉ số công khai ngân sách theo OBI của Việt Nam năm 2017

1.3.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia Sáng kiến đối tác Chính phủ mở với Việt Nam

OGP đưa ra một tầm nhìn rò ràng “ Ngày càng có nhiều chính phủ tăng cường công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình; đồng thời đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của người dân. Mục tiêu cuối cùng của những nỗ lực trên là nhằm nâng cao chất lượng quản trị cũng như chất lượng các dịch vụ cung cấp cho người dân. Để đạt được điều này, cần có những thay đổi trong các quy chuẩn về chính sach và tập quán văn hóa xã hội nhằm đảm bảo giữa chính quyền và người dân có được cơ chế đối thoại và hợp tác một cách thực sự”.

Tất cả các nước thành viên OGP đều sử dụng OGP như một công cụ tăng cường hiệu quả quản trị nhà nước, củng cố niềm tin của người dân vào bộ máy nhà nước và nâng cao hình ảnh, vị thế quốc tế của quốc gia trên trường quốc tế. Việc tham gia vào OGP giống như đưa ra một thông điệp cho người dân trong nước và cộng đồng quốc tế rằng họ tình nguyện cam kết tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình với mục đích đem lại

sự phồn vinh, phát triển cho đất nước. Hơn nữa, tham gia vào OGP còn mở ra một cơ hội mới cho việc cải cách quản trị nhà nước theo xu thế chung của thế giới lấy người dân là trung tâm khác với những mô hình nhà nước trước đây như nhà nước kế hoạch hóa tập trung, nhà nước kiến tạo phát triển ( Hàn Quốc, Nhật Bản ) đã lỗi thời không còn phù hợp, khó có thể tạo ra sự phát triển xã hội trong bối cảnh thế kỷ 21. OGP là biểu hiện cho mô hình quản trị nhà nước mới mà trong đó lấy người dân là trung tâm. Trong mô hình này, các nhà nước vẫn giữ vị trí quan trọng nhưng cách thức quản trị, sử dụng quyền lực không còn mang tính chất chuyên chế, mệnh lệnh, hành chính một chiều như trước mà thay vào đó các chủ thể khác như người dân, tổ chức xã hội có thể tham gia, hợp tác với nhà nước trong việc xây dựng, triển khai, thực thi các chính sách công. Bằng cách đó, quản trị nhà nước mới mang tính dân chủ cao và tạo ra được sự đồng thuận xã hội lớn.

Đối với Việt Nam, OGP mang đến con đường mới mang tính bước ngoặt, bởi công cuộc đổi mới ở Việt Nam bắt đầu từ lâu mà phải đến gần đây với sáng kiến này sẽ tạo ra bước ngoặt cải cách mới. Giúp Việt Nam hòa nhập quốc tế sâu hơn nữa, nâng cao uy tín, tranh thủ nguồn lực, sự trợ giúp của quốc tế cho Việt Nam trong việc cải cách quản trị nhà nước và nâng cao hiệu quả chống tham nhũng. Cụ thể:

Thứ nhất, OGP giúp gia tăng niềm tin của người dân với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Niềm tin của người dân với nhà nước được nhìn nhận từ hai khía cạnh: Hiệu quả bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia trước sự xâm phạm của thế lực bên ngoài; Hiệu quả quản trị đất nước, phòng chống tham nhũng. Bởi hai lĩnh vực này được người dân chú ý, quan tâm mạnh mẽ nhất. Từ khi thực hiện cải cách đất nước năm 1986, Đảng và nhà nước Việt Nam đã từng bước thực hiện cải cách thể chế, tăng cường quản trị nhà nước, bộ máy hành chính tuy nhiên hiệu quả còn thấp, chưa rò rệt tình trạgn tham nhũng vẫn còn phổ biến và xu hướng ngày càng trở nên tinh vi. Thực trạng này sẽ làm suy giảm niềm tin của người dân vào Nhà nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2022