Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Dạy Học Tích Hợp (Dhth)

1.3. Một số vấn đề cơ bản về dạy học tích hợp (DHTH)

1.3.1. Mục tiêu của dạy học tích hợp

Dạy học tích hợp nhằm các mục tiêu: (1) Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống; (2) Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lý những tình huống có ý nhĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo; (3) Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống thực tế, cụ thể, có ích cho cuộc sống sau này;

(4) Xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy học sinh mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi gặp một tình huống bất ngờ, chưa từng gặp [2].

1.3.2. Đặc điểm của dạy học tích hợp

DHTH là dạy học xung quanh một chủ đề đòi hỏi sử dụng kiến thức, kĩ năng, phương pháp của nhiều môn học tronng tiến trình tìm tòi, nghiên cứu. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, làm giao thoa các mục tiêu dạy học của các môn học khác nhau.

Các tình huống trong DHTH thường gắn với thực tiễn cuộc sống, gần gũi và hấp dẫn với người học, người học cần giải thích, phân tích, lập luận hoặc tiến hành các thí nghiệm …để giải quyết vấn đề. Qua đó, tạo điều kiện phát triển các phương pháp và kĩ năng cơ bản ở người học như lập kế hoạch, phân tích, tổng hợp thông tin; đề xuất các giải pháp một cách sáng tạo…tạo cơ hội kích thích động cơ, lợi ích và sự tham gia của tất cả học sinh.

DHTH không chỉ đánh giá kiến thức mà chủ yếu đánh giá xem học sinh có năng lực sử dụng kiến thức trong các tình huống hay không. Nói cách khác, người học phải có khả năng huy động có hiệu quả kiến thức và năng lực của mình để giải quyết vấn đề mới xuất hiện hoặc một tình huống chưa từng gặp.

Dạy học tích hợp chú ý đến kết quả học tập của người học để vận dụng vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, đòi hỏi quá trình học tập phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ.

DHTH tìm cách hòa nhập các hoạt động của nhà trường vào thực tế cuộc sống. DHTH tạo mối liên hệ trong học tập bằng việc kết nối các môn học khác nhau, nhấn mạnh đến sự phụ thuộc và mối quan hệ giữa các kiến thức, kĩ năng và phương pháp của các môn học đó. Trong DHTH nếu khéo léo thiết kế các hoạt động học thò quá trình học sẽ diễn ra một cách thống nhất, tự nhiên, học sinh sẽ nhìn thấy tiến trình phát triển logic của việc học trong mối quan hệ giữa các môn học, bởi vì trong cuộc sống hàng ngày, các hiện tượng tự nhiên không bị chia cắt thành từng phần riêng biệt, các vấn đề của xã hội luôn mang tính toàn cầu. Học sinh sẽ học bằng cách giải thích và tiên đoán các hiện tượng tự nhiên và xã hội qua mối liên hệ giữa

các phần khác nhau của kiến thức thuộc các môn học khác nhau.

DHTH cho phép thiết kế các nội dung học để tránh sự lặp lại cùng một kiến thức ở các môn học khác nhau, tiết kiệm thời gian khi tổ chức hoạt động học mà vẫn đảm bảo học tích cực, học sâu.

Với những đặc điểm phân tích trên có thể thấy xu hướng đổi mới theo hướng DHTH ở trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay là tất yếu, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc sống.

1.3.3. Các mức độ tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông

Nhiều nhà chuyên môn đã phân chia các mức độ tích hợp

+ Theo Xavier Roegies:TH trong nội bộ môn học, TH đa môn, TH liên môn.

+ Theo Susan M Drake, 2007, Creating Standards- Based Integated Curriculum:TH trong nội bộ môn học,TH lồng ghép, TH đa môn,TH liên môn, TH xuyên môn.

+ Tác giả Khổng Mạnh Diệp đã đề cập đến các DHTH trong bài báo “DHTH ở tiểu học theo các hướng tiếp cận” đăng trong tạp chí giáo dục. Ông cho rằng: DHTH theo các hướng tiếp cận dạy học ở tiểu học theo các hướng: Tích hợp đa môn, tích hợp liên môn, tích hợp xuyên môn.

Qua nghiên cứu, phân tích các quan điểm của các tác giả về các mức độ tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông, chúng tôi xác định các mức độ tích hợp sau:

a. Kết hợp/ lồng ghép (fusion)

Một nội dung nào đó được kết hợp vào chương trình đã có sẵn. Ở nước ta, trong nhiều năm qua đã tích hợp, lồng ghép các chủ đề về dân số, môi trường, an toàn giao thông, sức khỏe sinh sản, kĩ năng sống…vào các lĩnh vực môn học như Địa lý, Sinh học, Đạo đức, Giáo dục Công dân…

b. Tích hợp trong một môn học (nội môn)

Tích hợp trong nội bộ môn học. Tích hợp những nội dung của các phân môn, các lĩnh vực nội dung môn thuộc cùng một môn học theo những chủ đề, chương, bài cụ thể nhất định.

c. Tích hợp đa môn (multidisciplinary)

Các môn học riêng biệt nhưng có những liên kết có chủ đích giữa các môn học và trong từng môn bởi các chủ đề hay vấn đề chung.

Khi HS nghiên cứu về một vấn đề nào đó, các em được đồng thời tiếp cận từ nhiều môn học khác nhau. Từ cách tiếp cận đa môn này, GV không cần thay đổi nhiều nội dung môn học và đánh giá vẫn theo bộ môn, HS có thể tạo ra những kết nối giữa các bộ môn để giải quyết vấn đề.

d. Tích hợp liên môn (interdisciplinary)

Các môn học được liên hợp với nhau và giữa chúng có các chủ đề, các vấn đề, những khái niệm lớn và những ý tưởng lớn. Chương trình liên môn tạo ra những kết nối rõ rệt giữa các môn học. Chương trình xoay quanh các chủ đề / vấn đề chung nhưng các khái niệm hoặc các kĩ năng liên môn được nhấn mạnh giữa các môn chứ phải trong từng môn riêng biệt.

e. Tích hợp xuyên môn (transdisciplinary)

Cách tiếp cận những vấn đề từ cuộc sống thực và có ý nghĩa đối với HS mà không xuất phát từ các khoa học tương ứng với môn học, từ đó xây dựng nên các môn học mới khác với môn học truyền thống. Cách tiếp cận này bắt đầu từ ngữ cảnh cuộc sống thực (real – life context).

Tóm lại, dạy học tích hợp tuy còn là khái niệm mới, song trong thực tế, việc dạy học tích hợp đã xuất hiện đây đó, dù chưa được hệ thống và toàn diện. Tùy theo nhu cầu thực tế, và mục tiêu của chương trình giáo dục mà hình thức tích hợp được vận dụng linh hoạt.

1.3.4. Quy trình tổ chức dạy học tích hợp

Từ cơ sở lý luận về dạy học tích hợp, thì quy trình tổ chức dạy học tích hợp như sau:


7. Tổ chức dạy học và đánh giá

1. Lựa chọn chủ đề

5. Xây dựng nội dung hoạt động dạy học

2. Xác định vấn đề cần giải quyết

6. Lập kế hoạch dạy học

Dạy học tích hợp

3. Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề

4. Xác định mục tiêu dạy học


Hình 1. Sơ đồ biểu diễn quy trình tổ chức dạy học tích hợp


Bước 1: Lựa chọn chủ đề

Các chủ đề TH thường sẽ được đưa ra hoặc gợi ý trong chương trình. Tuy nhiên giáo viên cũng có thể tự xác định chủ đề TH cho phù hợp với hoàn cảnh địa phương, trình độ học sinh.

Bước 2: Xác định các vấn đề

Đây là bước định hướng các nội dung dạy học cần được đưa vào trong chủ đề. Các vấn đề này là các câu hỏi mà thông qua quá trình học tập chủ đề để học sinh có thể trả lời được.

Bước 3: Xác định các vấn đề cần thiết để giải quyết vấn đề

Dựa trên ý tưởng chung và việc giải quyết các vấn đề mà chủ đề đặt ra, giáo viên sẽ xác định được các kiến thức cần đưa vào trong chủ đề. Các vấn đề này có thể thuộc một môn học hoặc nhiều môn học khác nhau. Các nội dung chủ đề đưa ra cần dựa trên các mục tiêu đã đề ra, tuy nhiên cần có tính gắn kết với nhau. Để thực hiện tốt việc này, có thể phối hợp các giáo viên của bộ môn có liên quan đến chủ đề cùng xây dựng các nội dung nhằm đảm bảo tính chính xác khoa học và sự phong phú của chủ đề. Đối với nhiều chủ đề TH, việc xác định mục tiêu và xây dựng nội dung chủ đề đôi khi diễn ra đồng thời.

Bước 4: Xác định mục tiêu dạy học chủ đề

Mục tiêu dạy học chủ đề được xác định trên 3 lĩnh vực: Mục tiêu về kiến thức, mục tiêu về kĩ năng, mục tiêu về thái độ. Tùy theo mục tiêu và nội dung bài học mà mục tiêu nào chiếm vị trí trọng tâm của bài học.

Mục tiêu dạy học

Mục tiêu kiến thức

Mục tiêu kĩ năng

Mục tiêu thái độ

Các bậc của mục tiêu dạy học có thể được mô tả tóm tắt trong sơ đồ sau:


Biết



Hiểu



Vận dụng



Giải quyết vấn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên - 4



Làm theo




Luyện tập




Phối hợp




Giải quyết vấn


Tiếp nhận



Phản ứng



Đánh giá



Hình thành giá


Hình 2. Sơ đồ biểu diễn các bậc của mục tiêu dạy học

Bước 5: Xây dựng nội dung hoạt động của chủ dề

Ở bước này cần làm rõ: chủ đề có những hoạt động nào, từng hoạt động đó thực hiện vai trò gì trong việc đạt được các mục tiêu bài học.

Bước 6: Lập kế hoạch dạy học chủ đề

Trong bước này đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng các kỹ năng thiết kế bài giảng để tạo giáo án tích hợp chính là bản thiết kế chủ đề/bài dạy tích hợp.

Bài dạy tích hợp

Bài dạy tích hợp là đơn vị học tập nhỏ nhất có khả năng hình thành nơi người học cả kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để giải quyết một tình huống thực tiễn để hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho người học.

Khi xây dựng bài dạy theo quan điểm tích hợp, người GV không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà còn phải xây dựng một hệ thống hoạt động, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt người học từng bước thực hiện để hình thành năng

lực. Bài dạy theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kiến thức, kỹ năng chuyên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.

Trong đó, giáo án tích hợp là thành phần quan trọng nhất. Vì vậy, để tổ chức dạy học tích hợp thành công đó là GV phải biên soạn được giáo án tích hợp phù hợp với trình độ của người học, với điều kiện thực tiễn của cơ sở đào tạo, nhưng vẫn đảm bảo thời gian và nội dung theo chương trình khung đã quy định.

Giáo án tích hợp

Giáo án tích hợp không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp truyền thụ áp đặt cho người học, mà là một bản thiết kế các hoạt động, tình huống nhằm tổ chức cho người học thực hiện trong giờ lên lớp để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Việc xây dựng giáo án tích hợp phải đảm bảo các nội dung và cấu trúc đặc thù. Việc lựa chọn hoạt động của giáo viên và học sinh đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt để người học thông qua hoạt động mà tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, hình thành phẩm chất và năng lực.

Bước 7: Tổ chức dạy học và đánh giá

Sau khi tổ chức dạy học các chủ đề, giáo viên cần đánh giá các mặt sau:

- Tính phù hợp thực tế dạy học

- Mức độ đạt được mục tiêu học tập qua đánh giá các hoạt động học tập

- Sự hứng thú của học sinh với chủ đề thông qua quan sát và qua phỏng vấn.

- Mức độ khả thi với điều kiện cơ sở vật chất.

Việc đánh giá tổng thể giúp giáo viên điều chỉnh, bổ sung chủ đề cho phù hợp hơn. Mặt khác, giúp giáo viên có thể đánh giá được mục tiêu dạy học đề ra có đạt được hay không.

1.4. Một số vấn đề cơ bản về rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH

1.4.1. Tầm quan trọng của RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH đối với sinh viên sư phạm

Mục đích của trường sư phạm là đào tạo sinh viên trở thành giáo viên cho xã hội. Để trở thành giáo viên, trong quá trình học tập và rèn luyện, sinh viên phải học tập để có hệ thống tri thức cần thiết, phải rèn luyện để có kĩ năng sư phạm và những

phẩm chất cần thiết. Trong giai đoạn hiện nay giáo dục và đào tạo có chủ trương tăng cường DHTH phát triển năng lực học sinh. Nhà trường sư phạm cần đi trước, đón đầu, đào tạo sinh viên sư phạm có đủ năng lực để tổ chức thành công dạy học tích hợp. Rèn luyện kĩ năng dạy học tích hợp nói chung và kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH nói riêng cho sinh viên có một ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học tập, phát triển nhân cách giáo viên vì:

Kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH là một trong những kĩ năng quan trọng của chuẩn nghề nghiệp. Muốn tổ chức thành công dạy học tích hợp đòi hỏi người giáo viên phải có khả năng thiết kế các bài giảng có tích hợp các nội dung theo các mức độ khác nhau. Việc hình thành và rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng cho sinh viên cũng là một trong những mục tiêu cơ bản của quá trình đào tạo giáo viên.

RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH giúp sinh viên xác định được mục đích, mục tiêu của bài học, xác lập được mối quan hệ giữa những yêu cầu kiến thức của chương trình với trình độ và quy luật nhận thức của học sinh.

RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH giúp sinh viên có thể định hướng được hoạt động giảng dạy của mình. Bởi có kĩ năng thiết kế bài giảng sẽ giúp sinh viên tổ chức hoạt động dạy học một cách chủ động, khoa học. Giúp sinh viên có thể phân phối thời gian cho mỗi hoạt động hợp lí, xác định được những kiến thức trọng tâm, cơ bản, biết cách chuyển ý hợp lí giữa các nội dung, xác định được các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học phù hợp.

RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành năng lực nghề nghiệp cho sinh viên, giúp sinh viên biết phân tích tài liệu học tập, xác định được cấu trúc chương trình, nội dung bài học, thể hiện được mục tiêu bài học TH, các việc cần chuẩn bị trước khi lên lớp, các hoạt động dạy học chủ yếu, thời gian dành cho các hoạt động trong quá trình thiết kế bài giảng theo hướng DHTH.

Đồng thời các hoạt động trong thiết kế thể hiện rõ sự tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học, biết sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau. Bên cạnh đó, kĩ năng thiết kế bài giảng còn

giúp sinh viên vạch ra được các bước cần thực hiện trong một giờ dạy, dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong giờ học phù hợp với nội dung và phương pháp của bài học, phát huy tính sáng tạo của học sinh.

Giúp sinh viên có năng lực thiết kế bài giảng tốt, từ đó có tâm lí tự tin khi đứng trước học sinh vì khi chuẩn bị tốt nội dung bài giảng, chủ động, tự tin giảng bài, xử lí các tình huống một cách sáng tạo, tạo ra không khí học tập sôi nổi, thoải mái cho người học, khi đó học sinh thích học, tích cực học tập. Mặt khác đó chính là động lực thúc đẩy giáo viên ngày càng yêu nghề dạy học và từ đó họ càng nỗ lực phấn đấu rèn luyện.

Trên cơ sở các kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH đã có sẽ tạo cơ sở để hình thành các kĩ năng DHTH khác.

Có thể nói, RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH đối với sinh viên sư phạm là vô cùng quan trọng, góp phần hoàn thiện nhiệm vụ đào tạo người giáo viên của trường sư phạm. Thông qua đó sẽ giúp sinh viên sư phạm thực sự thấy mình trở thành người giáo viên như thế nào.

1.4.2. Mục tiêu rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH

Mục tiêu RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH phải bám sát vào mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu rèn luyện KNDHTH nói riêng. Mục tiêu RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH được cụ thể như sau:

- Sinh viên hiểu được những kiến thức cơ bản về RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH bao gồm: mục tiêu, hình thức, điều kiện, qui trình của DHTH; tầm quan trọng, nội dung, quy trình rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH, những yêu cần và các yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên sư phạm.

- Sinh viên đạt được các KN thành phần trong KN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH theo các mức độ từ mức độ 1 đến mức độ 4:

+ Mức độ 1: Hiểu được lý thuyết nhưng chưa thực hiện được hành động

+ Mức độ 2: Thực hiện được hành động nhưng thao tác còn lộn xộn, thiếu hợp lí

+ Mức độ 3: Thực hiện thành thạo các thác tác trong điều kiện quen thuộc

+ Mức độ 4: Thưc hiện hành động một cách thông thạo, sáng tạo trong mọi điều kiện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2023