Rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm kĩ năng đánh giá quá trình trong dạy học sinh học ở trường phổ thông - 22


3) Giải thích thông tin để làm rõ ý nghĩa của thông tin đối với các mục tiêu dạy học đã đề ra: Từ thông tin thu được từ sản phẩm và bài trình bày, cách phản hồi của các nhóm để xác định mức độ đạt được mục tiêu, điểm mạnh và điểm cần cải thiện. Ví dụ từ thông tin từ nhóm 1, có thể thấy rằng nhóm đã đạt được mục tiêu đề ra. Một số điểm cần được cải thiện để tốt hơn như: cần diễn giải ý nghĩa tên sản phẩm, cần giới thiệu đầy đủ các nội dung khi trình bày và kết hợp ngôn ngữ hình thể để tăng sự lôi cuốn đến người nghe.

- Hướng dẫn đánh giá: sử dụng rubric để đo lường mức độ đạt được của KN thu thập và xử lý TTPH

5. Nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng sử dụng thông tin phản hồi.

- Gợi ý câu trả lời:

+ GV có thể chuyển hoạt động các nhóm HS xây dựng tiêu chí đánh giá sản phẩm lên trước khi HS thực hiện sản phẩm ở nhà để định hướng quá trình thực hiện của các nhóm, giúp cho sản phẩm hoàn thiện hơn.

+ GV cần chia sẻ tiêu chí trình bày sản phẩm cho các nhóm SV trước khi thực hiện sản phẩm, hoặc trước khi các nhóm chuẩn bị trình bày.

+ Việc đánh giá sản phẩm và bài trình bày của các nhóm nên được thực hiện song hành với quá trình các nhóm báo cáo và cần định hướng bằng phiếu đánh giá (bảng kiểm, thang đánh giá, rubric).

+ Biên bản hoạt động nhóm nên được thực hiện trong quá trình nhóm thực hiện sản phẩm, đánh giá thành viên nhóm và nộp kết quả ngay trong buổi báo cáo.

- Hướng dẫn đánh giá: GgV sử dụng rubric trong phiếu rèn luyện để đánh giá mức độ đạt được của KN sử dụng TTPH dựa trên câu trả lời của SV.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

II. GỢI Ý CÂU TRẢ LỜI CHO BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN

Dưới đây là gợi ý trả lời các bài tập tự rèn luyện SV. SV có thể đưa ra các phương án khác và được chấp nhận nếu hợp lý. GgV sử dụng rubric đánh giá các KN ĐGQT thành phần để xác định mức độ đạt được KN của SV.

Rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm kĩ năng đánh giá quá trình trong dạy học sinh học ở trường phổ thông - 22

Bài tập 1:

- Thông tin thu thập: mối quan tâm, hứng thú của HS về bài học hoặc một nội dung cụ thể trong bài học; những vấn đề mà HS chưa hiểu rõ hoặc cảm thấy mơ hồ; cách thức HS tự học.

- GV có thể điều chỉnh cách dạy, tập trung vào các vấn đề được nhiều HS quan tâm hoặc thấy khó hiểu, định hướng cách tự học, tự tìm hiểu thông tin.

Bài tập 2:

- Thông tin thu thập: Qui trình thực hiện sản phẩm; Chất lượng sản phẩm; KN trình bày; tính tích cực, hợp tác và trách nhiệm trong quá trình làm việc nhóm.

- HS xác định những vấn đề cần cải thiện trong KN trình bày, KN hợp tác nhóm. GV có thể sử dụng TTPH thu được để giúp điều chỉnh qui trình thực hiện sản

phẩm đảm bảo các điều kiện lên men, giúp hướng dẫn HS cách phân công nhiệm vụ, giám sát thành viên trong quá trình hợp tác nhóm, cách thức trình bày có hiệu quả.

Bài tập 3:

GV dự định sẽ thực hiện hoạt động đánh giá nhằm mục đích xác định những hiểu biết của HS về Sars-Cov2 và mức độ độ đạt được KN hợp tác của HS trong nhóm. Mục tiêu đánh giá có thể là:

- Nêu được triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp cấp do Sars-Cov2 gây ra

- Thu thập và xử lý được số liệu về tình hình dịch bệnh do Sars-Cov2 gây ra ở thế giới và Việt Nam

- Trình bày được cách phòng tránh Sars-Cov2

- Trình bày được cách xử lý khi bị nhiễm Sars-Cov2

- Thiết kế được poster tuyên truyền phòng chống bệnh Sars-Cov2

- Phối hợp được với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được

giao


Bài tập 4:

Từ mục tiêu dạy học, SV xác định mục tiêu đánh giá phù hợp. Mục tiêu đánh

giá là cơ sở để xác định phương pháp đánh giá và thiết kế công cụ ĐGQT. Gợi ý phương pháp và công cụ phù hợp:

- Phương pháp hỏi đáp (thực hiện vào cuối tiết học hoặc đầu tiết học sau); phương pháp viết ( thực hiện vào cuối tiết học hoặc nhiệm vụ giao về nhà)

- Công cụ: Câu hỏi (đối với phương pháp hỏi đáp); Câu hỏi/bài tập/thẻ kiểm tra (đối với phương pháp viết)

Bài tập 5:

Gợi ý phương pháp và công cụ ĐGQT phù hợp với mục đích và mục tiêu ĐGQT:

- Phương pháp ĐGQT: phương pháp quan sát

- Công cụ ĐGQT: phiếu quan sát (dưới dạng Bảng kiểm, Thang đánh giá hoặc Rubric). Trong đó thể hiện các tiêu chí để định hướng thu thập thông tin về KN làm tiêu bản và KN thao tác quan sát tiêu bản, bao gồm:

+ Định hướng tiêu chí cho KN làm tiêu bản (thực hiện đầy đủ các bước làm tiêu bản và đạt chất lượng): Sử dụng dao lam tách tế bào biểu bìa đạt độ mỏng; Đặt mảnh biểu bì lên lam kính; Nhỏ giọt nước lên mảnh biểu bì; Đậy lamen không có bọt khí; Thực hiện thao tác dùng giấy thấm nước dư xung quanh lamen.

+ Định hướng tiêu chí cho KN quan sát tiêu bản (thực hiện đầy đủ các thao tác và đạt tiêu chuẩn chất lượng): Thực hiện xoay vật kính đến độ phóng đại x10; Đặt tiêu bản lên bàn kính đúng vị trí; Thực hiện điều chỉnh khoảng cách thị kính phù hợp; Điều chỉnh đèn chiếu sáng vào vị trí mẫu vật; Định vị vùng quan sát trên tiêu bản; Thực hiện điều chỉnh vật kính lên độ phóng đại x40; Điều chỉnh ốc thứ cấp và vi cấp để quan sát tiêu bản; Hình ảnh ở độ phóng đại x40 rõ ràng, và có thể thấy được cấu trúc cơ bản của tế bào biểu bì.

Bài tập 6:

Trong trường hợp nhiệm vụ nhóm được HS thực hiện ở nhà, GV không thể quan sát trực tiếp biểu hiện năng lực hợp tác của HS. Do đó, việc thu thập thông tin năng lực này cần được thực hiện gián tiếp. Gợi ý phương pháp và công cụ ĐGQT trong tình huống này:

- Phương pháp viết: công cụ là biên bản/nhật kí làm việc nhóm; Bảng kiểm/thang đo/rubric đánh giá năng lực hợp tác (dùng để thực hiện đánh giá đồng đẳng giữa các HS trong nhóm).

- Phương pháp hỏi đáp (có thể sử dụng để thu thập thông tin hỗ trợ nhằm kiểm tra tính chính xác thông tin mà nhóm HS đưa ra).

Bài tập 7:

Gợi ý phương pháp và công cụ ĐGQT là:

- Phương pháp hỏi đáp: công cụ là câu hỏi phỏng vấn HS cuối tiết học (phương pháp này chỉ thu thập được thông tin từ một số HS). Câu hỏi phỏng vấn có thể là: Em có suy nghĩ gì về vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học? Bản thân em sẽ hành động gì để tuyên truyền cho những người xung quanh bảo vệ môi trường?Em muốn tìm hiểu thêm về vấn đề gì liên quan đến bảo vệ môi trường?

- Phương pháp viết: công cụ có thể là thẻ thoát, phiếu khảo sát. Dưới đây là gợi ý về câu hỏi sử dụng trong thẻ thoát:


THẺ THOÁT

Họ và tên:……………………………………………Lớp: …………………….. Tên bài học:…………………………………………Ngày:…………………….. Nội dung:

Em hãy trả lời một cách ngắn gọn nhất các câu hỏi sau:

1. Em có suy nghĩ gì về vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học?

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

2. Bản thân em sẽ có những hành động gì để tuyên truyền những người xung quanh có ý thức bảo vệ môi trường?

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

3. Điều gì trong bài học liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường mà em mong muốn được tìm hiểu thêm?

……………………………………………………………………………………

Bài tập 8:

- Thông tin từ thẻ thoát có thể giúp xác định mức độ hứng thú và các vấn đề quan tâm của HS trong lớp đối với từng bài học. Mặt khác, thông tin có thể được diễn giải để thấy sự thay đổi về hứng thú, mối quan tâm của HS qua từng bài học khác nhau.

- Gợi ý diễn giải thông tin từ kết quả thẻ thoát thu được:

+ Kết quả phiếu 15/12/19: 03 HS đều có hứng thú với nội dung bài học ở mức cao (hứng thú, rất hứng thú); Nội dung làm HS thích thú là: di chuyển của tôm, sinh sản của tôm (xem video); Một số câu hỏi mà HS thắc mắc liên quan đến: sự biến đổi màu sắc tôm, vỏ tôm có chưa canxi hay không, có loài tôm nào có chứa độc tố không?; HS Hồ Ngọc Thanh không thể hiện sự quan tâm đến các vấn đề trong bài học (có thể kết hợp với biểu hiện hành vi của HS này trong giờ học để xác định chính xác mức độ hứng thú của HS trong tiết học)

+ Kết quả phiếu của HS Phan Hòa My qua các tiết học: Mức độ hứng thú và quan tâm đến các bài học giảm dần đều qua các tiết học. Nguyên nhân có thể xuất phát từ chất lượng bài giảng của GV (nếu phiếu thu được từ các HS khác cho kết quả tương tự) hoặc từ bản thân của HS. GV cần kết hợp với kết quả của các HS khác trong từng tiết học để xác định nguyên nhân chính xác.

Bài tập 9:

- Gợi ý các biểu hiện hành vi của HS liên quan đến KN thực hiện thao tác thí nghiệm tách chiết sắc tố quan hợp và và KN đảm bảo an toàn phòng thí nghiệm.

+ KN thực hiện thao tác thí nghiệm tách chiết sắc tố quang hợp: Biết cách sử dụng cân điện tử để xác định trọng lượng 2g lá; Sử dụng kéo cắt bỏ gân lá, cắt nhỏ phiến lá; Nghiền nát lá bằng cối đến mức nhuyễn; Có cho thêm lượng vừa đủ dung dịch acetol 80% trong quá trình nghiền; Cho lượng khoảng 10ml dung dịch acetol vào cối, dùng đủa thủy tinh khuấy đều; Lọc dung dịch bằng phiễu vào ống nghiệm; Đong 20ml dung dịch benzel cho vào dung dịch; Lắc đều; Kết quả tạo thành 2 lớp dung dịch màu xanh ở trên, màu vàng nhạt ở dưới ống nghiệm.

+ KN đảm bảo an toàn phòng thí nghiệm: Kiểm tra nhãn hóa chất trước khi đong; Cẩn thận khi cầm kéo và các đồ thủy tinh dễ vỡ; Dùng kẹp gỗ để kẹp ống nghiệm đựng hóa chất; Không đùa giỡn, ăn uống trong phòng thực hành; Dọn dẹp và cất thiết bị sau khi hoàn thành thí nghiệm; Vứt bỏ rác thải đúng nơi qui định; Rửa tay xà phòng trước khi rời phòng thí nghiệm.

- Gợi ý công cụ thu thập thông tin: bảng kiểm, thang đo hoặc rubric

Bài tập 10:

1. Các biểu hiện hành vi của HS thể hiện mức độ hứng thú của HS đối với ngành công nghệ sinh học: Chú tâm lắng nghe, quan sát khi nghe trình bày giới thiệu về công nghệ sinh học; Đặt câu hỏi thắc mắc, mong muốn được giải đáp; Tham gia tích cực các hoạt động trong buổi trải nghiệm, các thí nghiệm về sinh học do GgV tổ chức, Thể hiện nguyện vọng được tìm hiểu sâu hơn một số vấn đề.

2. Xác định các biểu hiện hành vi của HS thể hiện HS có KN hợp tác nhóm: Tham gia đóng góp ý kiến, Trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được phân công, Đôn đốc và giúp đỡ các bạn khác trong nhóm thực hiện; Tôn trọng ý kiến của các bạn khác

3. Từ những biểu hiện của SV đã xác định, SV có thể thiết kế phiếu quan sát, bảng kiểm hoặc rubric để định hướng thu thập thông tin.

Bài tập 11:

- Từ kết quả phiếu bài 15/12/19: GV có thể tiếp tục hoạt động xem video về di chuyển và sinh sản của tôm. GV có thể định hướng HS tự tìm hiểu các câu hỏi thắc mắc trước ở nhà, dành thời gian 10 phút cho tiết học sau để giúp HS trao đổi và giải đáp thắc mắc. GV có thể quan tâm hơn đến HS Hồ Ngọc Thanh ở tiết học sau bằng cách đặt câu hỏi, gọi trả lời, khen ngợi, động viên để gắn kết HS này với môn học hơn.

- Từ kết quả của HS Phan Hòa My: GV cần đánh giá lại các hoạt động dạy học trong các buổi học 9/12/19 và 16/12/19 để thực hiện các điều chỉnh về cách dạy nhằm tạo hứng thú hơn; Nếu nguyên nhân xuất phát từ bản thân HS, GV có thể trao đổi trực tiếp với HS ngoài buổi học để tìm hiểu nguyên nhân khiến HS này thiếu hứng thú đối với nội dung bài học, từ đó giúp HS tự điều chỉnh quá trình học tập của mình. Trong quá trình dạy trên lớp, GV cần tăng cường các hoạt động gắn kết HS với bài học: gọi HS trả lời câu hỏi, khuyến khích, khen ngợi, động việc HS tham gia các hoạt động.

Bài tập 12:

- Gợi ý xác định thông tin cần thu thập dựa trên mục tiêu:

+ KN thuyết trình: Giới thiệu đầy đủ các thông tin về sản phẩm (tên thương hiệu, qui trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, giá thành); Nhấn mạnh những điểm độc đáo, khác biệt; Ngôn ngữ rõ ràng, có kết hợp ngôn ngữ hình thể hợp lý; Có giao lưu ánh mắt với khán giả;

+ KN nhận xét, phản hồi: Nhận xét đầy đủ về điểm tốt, điểm cần cải thiện; Câu hỏi thắc mắc đưa ra rõ ràng; Phản hồi đúng trọng tâm câu hỏi; Ngôn ngữ rõ ràng, thể hiện sự tôn trọng.

- Dựa trên thông tin cần thu thập để xác định mức độ khác nhau của KN thuyết trình, KN nhận xét, phản hồi (bảng mô tả mức độ KN)

- Căn cứ vào bảng mô tả mức độ KN, nhóm SV quan sát clip để xác định mức độ đạt được KN của 03 nhóm HS.

Bài tập 13:

- Gợi ý cách chia sẻ mục tiêu: Thời điểm nên là trước khi thực hiện hoạt động trải nghiệm; Cách chia sẻ: GV có thể trao đổi trực tiếp với HS hoặc gửi kế hoạch trải nghiệm đến từng HS trong đó có ghi rõ mục tiêu. Tuy nhiên, cần có sự trao đổi để HS hiểu được các mục tiêu, mối liên hệ giữa mục tiêu với các hoạt động sẽ tổ chức và sản phẩm học tập.

Ví dụ: GV có thể gửi bảng yêu cầu HS đọc kĩ mục tiêu, nội dung, sản phẩm học tập và trao đổi lại với GV trực tiếp hoặc qua các kênh khác (email, mạng xã hội…)

- Gợi ý công cụ đánh giá KN hợp tác nhóm của HS là bảng kiểm, thang đo hoặc rubric hoặc biên bản làm việc nhóm. Nội dung phiếu cần thể hiện nội dung HS tự đánh giá và đánh giá bạn học.

Bài tập 14:

- Gợi ý mục đích ĐGQT:

+ Đối tượng sử dụng: HS và GV

+ Loại thông tin cần thu thập: mức độ đạt được kiến thức (Cơ sở khoa học của việc ứng dụng; Một số ứng dụng của vi sinh vật); KN hợp tác nhóm. Các thông tin này thu thập nhằm mục đích điều chỉnh những kiến thức nhầm lần hoặc bổ sung những kiến thức HS chưa và cải thiện KN hợp tác khi làm việc nhóm của HS.

- Gợi ý công cụ thu thập: Thông tin kiến thức thể hiện trên sản phẩm trình bày của nhóm chuyên gia, có thể sử dụng câu hỏi phỏng vấn hỗ trợ; Thông tin về KN hợp tác nhóm có thể được thu thập qua công cụ bảng kiểm, thang đánh giá hoặc rubric

- GgV sử dụng rubric dành cho KNA, KNB để đánh giá mức độ đạt được từng KN và chỉ ra những điểm cần cải thiện.

Bài tập 15:

1. GV trong đoạn clip đã tổ chức thảo luận để các nhóm HS đưa ra tiêu chí để đánh giá sản phẩm dự án. Ý nghĩa của hoạt động: định hướng quá trình thực hiện dự án của HS, sản phẩm tạo ra đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đề ra; các nhóm có thể tự đánh giá và đánh giá sản phẩm của nhóm bạn.

2. Quan sát clip giới thiệu sản phẩm của 03 nhóm để xác định các thông tin liên quan đến mục tiêu: đề xuất được qui trình sản xuất chất tẩy rửa sinh học bằng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/03/2023