1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam [15],[32],[56],[57]
1.3.2.1. Bài học thành công có thể vận dụng
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan là những nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam và các nước này có kim ngạch XK hàng DM lớn trên thế giới. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước này về vượt RCKT đối với hàng DMXK, cho phép rút ra một số bài học hữu ích sau đây:
- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:
(i) Tổ chức tốt công tác thu thập thông tin, tuyên truyền, phổ biến cho DN về các quy định, chính sách thương mại của các nước nhập khẩu đối với hàng DM.
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy để đối phó với RCKT hàng DM, vấn đề thu thập thông tin cho DN có vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Đây là công việc và trách nhiệm của các cơ quan QLNN, các hiệp hội, các cơ quan tư vấn và đào tạo.
Để các DNDM chủ động chuẩn bị các điều kiện nhằm vượt rào cản trong XK hàng vào thị trường lớn trên thế giới, các nước trong đó có Trung Quốc, rất coi trọng công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật cũng như chính sách thương mại của những nước nhập khẩu. Việc này được thực hiện bởi các tổ chức Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan thông tin, tư vấn pháp luật... Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo nên các DN có khả năng vượt rào cản tương đối thuận lợi.
(ii) Đổi mới QLNN, nâng cao năng lực đàm phán, giải quyết tranh chấp thương mại của Nhà nước: Đây là biện pháp rất quan trọng đã giúp Trung Quốc thành công trong vượt RCKT, đẩy mạnh XK hàng DM. Việc gia nhập WTO đòi hỏi Trung Quốc không những phải tăng nhanh cải cách thể chế pháp lý theo hướng kinh tế thị trường, mà còn đòi hỏi Chính phủ Trung Quốc phải dựa vào các quy luật kinh tế thị trường để quản lý và điều tiết nền kinh tế đất nước, tách rời QLNN và DN, các chính sách của nhà nước phải được minh bạch hoá, quy phạm pháp luật phải được thể chế hoá và Trung Quốc phải chú trọng đến việc nghiên cứu và đưa ra các chính sách hợp lý. Mặc dù đã có các quy định của WTO về các nguyên tắc và các biện pháp có thể được áp dụng khi ban hành các chính sách thương mại và các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật có tính chất như RCTM để thực hiện mà không vi phạm quy định về đối xử quốc gia. Tuy nhiên, trong thực tế quan hệ thương mại song
phương vẫn thường phát sinh những vấn đề tranh chấp. Kinh nghiệm của các nước trong việc giải quyết vấn đề này thường là chủ động đàm phán để có được các nhân nhượng thương mại tạm thời. Khi không thoả thuận được để có những nhân nhượng tạm thời thì cần cân nhắc tới lợi ích kinh tế để có các ứng xử khi giải quyết tranh chấp hơn là theo đuổi các mục tiêu “ta đúng, đối tác sai”. Tăng cường năng lực đàm phán và giải quyết tranh chấp sẽ giúp các chính phủ có các đối sách sáng suốt và phù hợp để giải quyết tranh chấp thương mại.
(iii) Đầu tư các nguồn lực nhằm thúc đẩy tiến bộ KHKT, bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực dệt may, cơ chế chính sách tài chính, đầu tư… giúp DN vượt RCKT
Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng công nghiệp của Trung Quốc trên thị trường thế giới và trong nước, Trung Quốc cho rằng tuyệt đối không thể thiếu việc thúc đẩy tiến bộ KHCN. Không thể chỉ dựa vào hoạt động nhập khẩu KHCN để nâng cao số lượng và chất lượng của sản phẩm mà Nhà nước cần phải đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng KHCN ngay trong nước. Do vậy, Trung Quốc cũng đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý cho hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật phù hợp với thể chế của nền kinh tế thị trường và các nguyên tắc của WTO. Trung Quốc căn cứ vào các Hiệp định và điều khoản ưu đãi cho các nước đang phát triển để xây dựng và hoàn thiện các chính sách về tài chính, đầu tư, thuế cho hoạt động nghiên cứu triển khai cho DN. Nhà nước Trung Quốc còn chủ trương giảm số lượng và giảm tỷ trọng đầu tư cho các cơ quan nghiên cứu của Bộ, ngành, thúc đẩy cải cách của các viện nghiên cứu, quyết tâm đào thải các xí nghiệp và các sản phẩm có tính năng kỹ thuật lạc hậu, tốn nguyên liệu, tổn hại đến môi trường. Tạo điều kiện tốt cho tất cả các nhân tài khoa học kỹ thuật được tuyển chọn và sử dụng theo hướng thị trường hoá để họ có thể phát huy tối đa năng lực của mình.
(iv) Chính phủ và các Bộ ngành liên quan luôn chú ý, quan tâm và hỗ trợ thích hợp cho việc thành lập các trung tâm kiểm tra chất lượng đối với các sản phẩm xuất khẩu, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải có giấy chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia. Đồng thời, Chính phủ hỗ trợ các DNXK trong quá trình kiểm tra các lô hàng xuất khẩu, cơ chế cấp giấy phép….Đây là một trong số các chính sách, biện pháp hết sức hiệu quả để đáp ứng các RCKT của đối tác đưa ra, đồng thời góp
phần loại bỏ các DNXK, các hàng hóa không đáp ứng tiêu chuẩn nhưng vẫn xuất khẩu và do đó bị đối tác nhập khẩu gây ách tắc và trả đũa.
- Bài học cho các DN dệt may Việt Nam:
(i) Chủ động và sẵn sàng đối phó với các RCKT của các nước nhập khẩu Kinh nghiệm của các nước cho thấy, cần phải xác định rõ việc đối phó và tìm
cách vượt RCKT đối với hàng DM là tất yếu và các DNDM cần chủ động. Các DNDM vừa chủ động tìm hiểu, nghiên cứu về các quy định, tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu, đặc biệt là các thị trường lớn vừa đề nghị các cơ quan Nhà nước hỗ trợ. Chủ động nâng cao năng lực nội tại để đáp ứng với RCKT như đầu tư đổi mới trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm và an toàn cho sử dụng; tích cực chuyển hướng sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm xã hội. Các DN của cả Trung Quốc và Ấn Độ đều tích cực đưa ra và áp dụng những biện pháp để có thể cải tạo cơ sở sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường, trách nhiệm xã hội giúp hàng DM có thể dễ dàng vượt qua các RCKT mới của các thị trường nhập khẩu.
(ii) Có biện pháp phòng ngừa để giảm rủi ro thông qua các hoạt động đầu tư, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài trong các liên minh thương mại có sự tham gia của các nước nhập khẩu chính để giảm bớt chi phí, hạ thấp các rào cản khi XK hàng DM vào các thị trường lớn, nâng cao năng lực vượt rào. Kinh nghiệm này của Ấn Độ rất đáng học hỏi vì đó là một cách tiếp cận thị trường hiệu quả, tránh được các tác động lớn của RCTM.
Tuy nhiên, để vận dụng thành công các bài học kinh nghiệm ở trên thì Việt Nam cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa các cơ quan, Bộ ngành từ Trung Ương đến địa phương, cam kết chặt chẽ của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp của cộng đồng doanh nghiệp, sự ổn định của môi trường kinh tễ vĩ mô và có lộ trình áp dụng rõ ràng. Đồng thời, Việt Nam cần chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện được các chương trình, dự án nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho hàng dệt may.
1.3.2.2. Bài học không nên vận dụng
Bên cạnh những bài học thành công có thể vận dụng, qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước nêu trên, có thể rút ra một số bài học cần tránh để không gặp rủi ro, tổn thất.
- Thứ nhất, Việt Nam không nên áp dụng biện pháp trả đũa các nước nhập khẩu. Việt Nam chưa đủ lớn, đủ mạnh như Trung Quốc để có những biện pháp trả đũa các biện pháp của các nước nhập khẩu. Và nếu bị trừng phạt như Trung Quốc, nền CNSX hàng DMXK của Việt Nam rõ ràng bị đe dọa và chắc chắn sẽ chịu nhiều thiệt thòi [32]. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy trong quá trình thiết lập quan hệ thương mại với các quốc gia phát triển trên thế giới, cần phải chủ động trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và điều tiết XK.
- Thứ hai, Việt Nam không nên áp dụng chính sách phát triển quá n h a n h đối với hàng DM vì có thể dẫn đến việc đứng trước nguy cơ đánh mất thị phần. Bài học từ Trung Quốc cho thấy, các DNDM ở các nước đã phải lên tiếng kêu gọi chính phủ của họ tìm các biện pháp giúp đỡ và Trung Quốc đã bị tái áp hạn ngạch tại thị trường EU, Hoa Kỳ.
Tóm lại, rào cản kỹ thuật thương mại ngày nay không chỉ là vấn đề của mỗi quốc gia nói riêng mà mang tính toàn cầu. Chương 1 của luận án đã nghiên cứu, làm rõ, hệ thống hóa và phát triển một số vấn đề lý luận về rào cản kỹ thuật và vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế đối với hàng dệt may xuất khẩu. Cụ thể, tác giả đã đưa ra và luận giải khái niệm về rào cản kỹ thuật, vượt rào cản kỹ thuật, đồng thời thể hiện rõ quan điểm của mình trong phân loại rào cản kỹ thuật, các loại rào cản kỹ thuật chính đối với hàng dệt may xuất khẩu. Luận án cũng phân tích luận giải về phương thức vượt RCKT và hình thành khung phân tích về vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu.
Ngoài ra, nội dung chương 1 cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu của một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan cả trên bình diện nhà nước và doanh nghiệp, tập trung vào các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước và các nỗ lực vượt RCKT của bản thân DN, rút ra những bài học có thể áp dụng và không nên áp dụng vào Việt Nam.
Các nội dung trong chương 1 trên được sử dụng làm căn cứ xuyên suốt trong toàn bộ luận án, từ việc đánh giá thực trạng, xác định các quan điểm, định hướng đến việc đưa ra các giải pháp để vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng DMXK.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ VƯỢT RÀO CẢN
2. 1. KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.
2.1.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam [46]
DM là ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Từ nhiều năm qua, sản phẩm DM của Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng, cơ cấu chủng loại và giá trị kim ngạch, trở thành một trong số mặt hàng XK chủ lực và chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Những thành công của sản phẩm dệt may trên thị trường quốc tế đã đánh dấu bước khởi đầu tốt đẹp trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may; thu hút hơn 2,5 triệu lao động; chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam. Theo số liệu của VITAS, mỗi 1 tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may có thể tạo ra việc làm cho 150 - 200 nghìn lao động, trong đó có 100 nghìn lao động trong doanh nghiệp dệt may và 50 - 100 nghìn lao động tại các doanh nghiệp hỗ trợ khác. Phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân (84%); tập trung ở Đông Nam Bộ (60%) và đồng bằng sông Hồng. Các doanh nghiệp may chiếm khoảng 70% tổng số doanh nghiệp trong ngành với hình thức xuất khẩu chủ yếu là CMT (85%).
Về cơ cấu XK: hàng DM của Việt Nam XK chủ yếu theo hình thức gia công cho nước ngoài và nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu. Năm 2013, tỷ trọng hai loại hình này chiếm hơn 96% trong tổng kim ngạch XK hàng DM của cả nước; trong đó, xuất gia công chiếm 75, 3%, xuất sản xuất XK chiếm 21, 2%.
Về kim ngạch XK: Trong giai đoạn 2001 - 2012, dệt may là ngành sản xuất có giá trị xuất khẩu cao chỉ đứng sau ngành dầu khí. Xuất khẩu dệt may liên tục được mở rộng và là ngành có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất nhưng chủ yếu
tăng trưởng về lượng. Tính bình quân cả giai đoạn, giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành hàng năm tăng khoảng 20%.
Về thị trường xuất khẩu: Hàng dệt may XK của Việt Nam hiện nay đã có mặt ở 54 thị trường trên thế giới và hiện Việt Nam đứng trong top 5 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, xuất khẩu lớn thứ 2 tại thị trường Hoa kỳ, thứ 3 tại thị trường Nhật Bản, thứ 9 tại thị trường EU.
Trong các thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam thì Hoa Kỳ luôn dẫn đầu với kim ngạch đạt 8,550 tỷ USD, chiếm 42,71 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước trong năm 2013. Đồng thời trong số các nhóm hàng của Việt Nam xuất sang thị trường Hoa Kỳ thì hàng dệt may cũng dẫn đầu với tỷ trọng chiếm 37,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
EU với 28 nước thành viên hơn 500 triệu người tiêu dùng là một thị trường tiêu thụ khổng lồ đối với mặt hàng dệt may thế giới, cũng là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, lượng và kim ngạch hàng dệt may của Việt Nam xuất sang khối này còn rất nhỏ bé so với tiềm năng của thị trường, dẫu rằng kim ngạch xuất khẩu cũng đã tăng. Thị trường EU luôn đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã được đổi mới liên tục, mặt khác yêu cầu về môi trường và trách nhiệm xã hội đối với hàng dệt may của EU cũng rất khắt khe. Vì vậy, điều quan trọng hiện nay để thâm nhập vào thị trường EU là phải nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, đáp ứng tốt các rào cản kỹ thuật mà EU đặt ra nhằm cạnh tranh với các nước khác để tăng XK sang thị trường này.
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn thứ 3 của Việt Nam sau thị trường Mỹ và EU, nhưng lại là thị trường có kim ngạch nhập khẩu tăng rất mạnh thời gian từ 2007 đến nay. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng từ mức 700 triệu USD năm 2007 lên mức 2.410 triệu USD năm 2013. Hiện nay, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản được hưởng thuế ưu đãi theo hệ thống GSP của Nhật Bản. Đây là một trong những thuận lợi lớn cho ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh không chỉ về kim ngạch, mà còn đa dạng về chủng loại và tăng mạnh cả về khối lượng. Tuy
nhiên, hàng dệt may của Việt Nam đang phải đương đầu với sự cạnh tranh hết sức khốc liệt của hàng dệt may Trung Quốc và của các nước ASEAN khác.
Với nhiều nỗ lực trong việc đổi mới qui trình công nghệ, trang bị máy móc thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng hàng dệt may xuất khẩu, hàng dệt may cũng đang dần chiếm lĩnh được thị trường Nhật Bản và tạo được ấn tượng tốt về chất lượng và giá cả cũng như tính thời trang của sản phẩm đối với người tiêu dùng Nhật Bản. Việt Nam chủ trương đánh giá cao thị trường này và coi đó là một bạn hàng mang tính chiến lược lâu dài.
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013 phân theo khu vực thị trường nhập khẩu
Đơn vị: Triệu USD
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
Hoa Kỳ | 4.400 | 5.100 | 4.995 | 6.118 | 6.872 | 7.428 | 8.550 |
EU | 1.500 | 1.700 | 1.603 | 1.883 | 2.506 | 2.356 | 2.890 |
Nhật Bản | 700 | 820 | 954 | 1.154 | 1.684 | 1.958 | 2.410 |
Khác | 1.180 | 1.510 | 1.532 | 2.055 | 4.669 | 5.276 | 6.170 |
Tổng cộng | 7.780 | 9.130 | 9.084 | 11.210 | 15.731 | 17.018 | 20.020 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Của Rào Cản Kỹ Thuật Trong Thương Mại Quốc Tế
- Vượt Rào Cản Kỹ Thuật Đối Với Hàng Dệt May Xuất Khẩu
- Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Về Vượt Qua Rào Cản Kỹ Thuật Đối Với Hàng Dệt May Xuất Khẩu Và Bài Học Cho Việt Nam.
- Rào Cản Kỹ Thuật Của Các Thị Trường Nhập Khẩu Chính Và Những Tác Động Đối Với Hàng Dệt May Xuất Khẩu Của Việt Nam.
- Các Rào Cản Kỹ Thuật Đối Với Hàng Dmxk Sang Thị Trường Eu
- Đánh Giá Tác Động Của Rào Cản Kỹ Thuật Của Các Thị Trường Nhập Khẩu Chính Đến Hàng Dệt May Xuất Khẩu Của Việt Nam.
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
XK
Hình 2.1. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng DM VN trong giai đoạn 2007-2013
Nguồn: Tổng cục Hải quan
2.1.2. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu dệt may của Việt Nam thời gian qua.
Trong những năm qua, ngành DM Việt Nam đã trải qua không ít khó khăn trở ngại, song ngành vẫn vượt qua và phấn đấu để đạt được những kết quả và thành tựu lớn. Ngoài việc giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động xã hội, ngành DM cũng đóng góp nhiều cho sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Kim ngạch XK DM không ngừng tăng qua các năm, đưa DM trở thành một trong hai nhóm mặt hàng XK chủ lực có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam những năm qua, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước để trang trải yêu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ và nguyên vật liệu phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo việc làm cho hơn 2,5 triệu lao động và cải thiện thu nhập cho gia đình họ, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội và tăng nguồn kinh phí cho bảo vệ môi trường.
Những thành tựu xuất khẩu dệt may trong thời gian vừa qua có một phần nguyên nhân từ việc Việt Nam chủ động tự do hóa thương mại thông qua quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, mà điểm quan trọng nhất là gia nhập WTO. Nhờ quá trình này, các doanh nghiệp dệt may đã có tiếp cận tốt hơn đối với các thị trường xuất khẩu, và được bảo vệ tốt hơn theo các quy định của WTO cũng như của các hiệp định thương mại. Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành dệt may, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu, cũng một phần nhờ các chính sách, biện pháp hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam, cũng như nỗ lực của Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Chính phủ đã có Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, với tầm nhìn đến 2020, trong khi đó, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng góp phần đưa tiếng nói của doanh nghiệp đến với các cơ quan quản lý, và thực hiện tốt công tác tìm hiểu thị trường để phổ biến thông tin cho doanh nghiệp. Đồng thời, các DNDMVN cũng chủ động tìm hiểu về thông tin, các quy định từ phía khách hàng từ đó sản xuất sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của đối tác.
Ngành dệt may Việt Nam có một số điểm mạnh. Trước hết, trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá cao. Các sản phẩm đã có chất