Chi Lê, Peru và Singapore hầu hết đều dùng sự thay đổi trong phân loại hàng hóa HS để xác định xuất xứ hàng hóa với bộ phận, linh kiện được sản xuất ở nhiều nước. Ngoài ra, với cùng một FTA, có thể áp dụng QTXX khác nhau cho từng chương HS hay từng nước. Như đối với hàng DM là một ví dụ điển hình với quy tắc “từ sợi trở đi” - "yarn forward" đối với nhiều loại sản phẩm. Quy tắc này chủ yếu yêu cầu 3 công đoạn hay mức độ chế biến của sản phẩm là sản xuất sợi, vải và quần áo để tính hàm lượng giá trị khu vực để áp dụng QTXX ưu đãi. Các ngành công nghiệp của Hoa Kỳ được ghi nhận là có ảnh hưởng rất lớn đối với sự thay đổi QTXX ưu đãi trong đàm phán. Sự tăng nhanh của các QTXX khác nhau, tính chất phức tạp và thiếu minh bạch trong áp dụng QTXX của Hoa Kỳ đã trở thành một trong những RCTM lớn đối với XK hàng DM của Việt Nam sang thị trường này.
2.2.1.2. Các rào cản kỹ thuật đối với hàng DMXK sang thị trường EU
Cùng với xu thế chung trong TMQT, các nước EU không sử dụng nhiều biện pháp hạn ngạch, thuế quan mà tập trung hướng đến xây dựng hàng rào phi thuế quan, trong đó RCKT là biện pháp phổ biến nhất. Là thành viên của tổ chức WTO nên chế độ quản lý nhập khẩu của EU cũng dựa trên những nguyên tắc của tổ chức này nhằm bảo hộ người tiêu dùng và nền sản xuất trong nước. Riêng đối với hàng DM, hệ thống RCKT của thị trường này cũng hết sức khắt khe [25]. Bao gồm:
(i) Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Các thành viên EU là những nước đi đầu trong việc áp dụng ISO 9000. Tiêu chuẩn quản lý chất lượng là không bắt buộc bởi đăng ký tiêu chuẩn chất lượng là quá trình tự nguyện ở hầu hết các nước. Do vậy, việc yêu cầu phải có chứng chỉ ISO 9000 còn tùy thuộc vào từng đối tác, từng công ty hay sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, theo tư vấn từ Trung tâm thông tin Kinh doanh Châu Âu, một khi DN được cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn quản lý được quốc tế công nhận thì có nghĩa là sản phẩm của DN đó sẽ thâm nhập thị trường này một cách dễ dàng hơn, nhất là đối với hàng hóa từ các nước đang phát triển. Riêng đối với EU - một thị trường đặc biệt khó tính, ISO 9000 được coi như là quy tắc bất thành văn bởi chứng chỉ ISO đôi khi có thể thay thế cho chứng chỉ chất lượng sản phẩm với điều kiện DN đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn châu Âu "EN 29002 hoặc EN 29003".
(ii) Quy định về đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng.
Những quy định của châu Âu về an toàn sản phẩm đều tựu trung lại việc đưa ra thị trường một sản phẩm đạt đến độ an toàn và sức khỏe cao nhất cho người sử dụng. Một sản phẩm được gọi là an toàn khi nó đạt được tất cả những điều khoản của châu Âu về an toàn sản phẩm. Khi hợp đồng không có điều khoản của châu Âu cho trường hợp nào đó, sản phẩm phải tuân theo những yêu cầu cụ thể của quốc gia thành viên, nơi mà sản phẩm đó sẽ được bán. Trong trường hợp không có quy định của quốc gia thành viên, sản phẩm phải được tuân theo những quy định, luật hay gợi ý từ những trường hợp tương tự có thể xảy ra trước đó; chuẩn của các quốc gia thành viên nơi sản phẩm sẽ được bán, chuẩn từ các điển hình tốt liên quan đến sức khỏe và an toàn; và cuối cùng là theo mong muốn cao nhất về an toàn cho người tiêu dùng [58]. Hiện nay, EU cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng các chất nghi là có hại cho sức khỏe con người trên sản phẩm may mặc, các chất gây ung thư, hóa chất Formaldehyde, hóa chất chống cháy cho sản phẩm dệt, dây luồn trên quần áo trẻ em (Phụ lục 5).
(iii) Tiêu chuẩn môi trường
Theo quy định này, EU cấm nhập khẩu và bán các mặt hàng DM có chứa các chất bị cấm (RS). EU đã ban hành một loạt các thông tư, quy chuẩn, luật, sắc luật liên quan đến vấn đề này. Gồm những quy định sau [70]:
- Quy định REACH: Đây là quy định của Ủy ban châu Âu (EC) về việc “đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế sử dụng hóa chất” đối với một số mặt hàng nhập khẩu vào EU, trong đó có các sản phẩm DM.
Để thực hiện tốt quy định REACH, các DNDM cần xây dựng mô hình quản lý các chất trong nguyên liệu dùng cho sản xuất (chất nào được dùng, đặc tính của chất, có thể cung cấp thông tin về chất đó cho EU khi có yêu cầu...) và thực hiện quản lý chuỗi cung cấp thông qua các hoạt động, như: Đề ra các yêu cầu đối với nhà cung cấp hóa chất, nhà cung cấp hóa chất phải cung cấp cho khách hàng phiếu an toàn dữ liệu, vật liệu theo mẫu tuân thủ với REACH.
- Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường. Hiện tại, hai hệ thống tiêu chuẩn mang tính phổ biến nhất áp dụng tự nguyện cho hàng may mặc nhập khẩu vào EU là tiêu chuẩn ISO 14001 và EMAS (The European Eco - Management and Audit scheme). Đối với bộ tiêu chuẩn EMAS, chủ yếu được áp dụng rộng rãi nhất là tại
Đức. Hệ thống EMAS tương đối khó đối với DN và tốn nhiều chi phí vì vậy, các DN nên áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 14001.
Trong quá trình sản xuất hàng DM, các khâu chủ yếu liên quan đến vấn đề môi trường mà các DNDM Việt Nam cần phải chú ý khi xuát khẩu hàng hóa sang EU đó là:
Về sản xuất và xử lý nguyên liệu. Các nguyên liệu chính sử dụng trong sản xuất các sản phẩm may mặc thông thường là bông và sợi nhân tạo, vì vậy mà trong quá trình sản xuất nhiều chất độc hại được thải ra. Đặc biệt là trong quá trình trồng trọt nguyên liệu và sản xuất vải. Trong quá trình chế biến hoàn thiện vải sau khi đi qua nhiều công đoạn xử lý khác nhau sẽ thải ra một lượng lớn các chất độc hại như oxygen, chất biocide, nhiều chất độc không thể hủy bằng phương pháp vi khuẩn cũng có thể tìm thấy trong quá trình giặt tẩy chính là nguyên nhân gây lên các vấn đề về môi trường.
Công đoạn in và nhuộm. Đây là hai công đoạn chính làm ô nhiễm môi trường. Theo quy định của EU tỷ lệ phần trăm không cố định trên vải, thay đổi từ 1- 2% đối với thuốc nhuộm màu và crom và từ 30-40% đối với thuốc nhuộm phản ứng và phosphorus. Các DNDM có thể tham khảo các phương thức nhuộm thân thiện hơn với môi trường mang lại hiệu quả cao hơn trong quá trình nhuộm. Những hướng dẫn đang lưu ý trong khi nhuộm đó là: cần tận dụng tối đa lượng thuốc nhuộm bằng cách cho sợi vào một bồn nhuộm, tránh sử dụng 1 bồn chứa đầy thuốc nhuộm cho một số lương nhỏ, xem xét liệu có thể tiếp tục nhuộm những lô sau với cùng mầu hoặc mầu tối hơn.
Nhuộm Azo và các chất độc hại khác: đây là loại thuốc nhuộm nguy hiểm có khả năng gây ung thư hoặc có thể hình thành các hợp chất amin hoặc chất biến tính có thể gây ung thư vì vậy mà đều bị cấm lưu thông tại Đức. Tại Hà Lan loại thuốc nhuộm này bị cấm sử dung đối với các mặt hàng ga trải giường và quần áo. Có khoảng 120 loại thuốc nhuộm azo bị cấm. Một số loại khác cũng bị cấm tại một số nước thành viên EU như pentachlorophenol.
(iv) Quy định đối với tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội
Cùng với các quy định về chất lượng sản phẩm, khâu đóng gói bao bì... EU cũng quan tâm đến việc cải thiện điều kiện lao động trong ngành công nghiệp DM.
Những quy định về điều kiện lao động và trách nhiệm xã hội được EU áp dụng theo tiêu chuẩn SA 8000 và SA 8001. Theo đó, một số chiến dịch được thực hiện, như: Chiến dịch quần áo sạch, quy tắc đạo đức, điển hình là quy tắc thương mại công bằng trong ngành may mặc, trong đó xem xét các vấn đề về chi phí ăn uống, mức độ tự do trong công ty, không phân biệt đối xử, điều kiện về an toàn và sức khỏe nơi làm việc… Các công ty Việt Nam cần lưu ý đây là những vấn đề có liên quan đến điều kiện lao động trong quá trình sản xuất của DN mình sẽ có những tác động đối với các nhà nhập khẩu hay nhà mua hàng quốc tế. Ngày càng có nhiều công ty châu Âu lấy việc cải thiện điều kiện lao động làm tiêu chí cho việc bắt đầu hay tiếp tục làm ăn với các đối tác ở các nước đang phát triển.
(v) Các quy định về đóng gói, nhãn hiệu và ghi nhãn sản phẩm
Quy định này được thực hiện theo Thông tư 96/74/EC quy định cách thức ghi nhãn cho các sản phẩm DM bán tại EU. Cụ thể:
- Đóng gói: Ngoài tác dụng bảo vệ sản phẩm tránh bị mất mát và hư hỏng trong quá trình vậnchuyển, việc đóng gói sản phẩm cần đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu và các khách hàng về bảo vệ môi trường. Nghiên cứu kỹ lưỡng về bao bì đóng gói, sao cho các sản phẩm phải được bảo vệ chống lại thời tiết, những thay đổi về nhiệt độ, xử lý không cẩn thận và mất cắp...
- Nhãn hiệu: Nhãn cần phải nêu đúng các thông tin về thành phần xơ sợi của sản phẩm. Nhãn bắt buộc phải được xem là một phần của chất lượng.
- Kích cỡ: Đối với hàng DM, 4 số đo cơ bản về cơ thể thường được dùng để xác định số kích cỡ của sản phẩm là: Chiều dài cơ thể, vòng ngực, dài vai và vòng hông. Hiện nay, trong nội bộ các nước EU chưa có sự thống nhất về việc ghi nhãn kích cỡ sản phẩm. Hơn nữa, các kích cỡ theo yêu cầu của mỗi khách mua có thể khác nhau rất nhiều nên mỗi DN sản xuất hàng may mặc lớn đều có xu hướng lập bảng kích cỡ cụ thể của riêng mình.
- Ghi nhãn sản phẩm: Chương trình Nhãn mác thương mại bình đẳng đang được xây dựng và triển khai mạnh mẽ ở Châu Âu, cụ thể do một vài tổ chức khởi xướng như Hiệp hội thương mại bình đẳng Châu Âu (EFTA), Transfair International và Mã Havelaar. Có 2 loại nội dung ghi trên nhãn của sản phẩm như sau:
1. Các yêu cầu bắt buộc như xuất xứ, tỉ lệ sợi, khả năng dễ cháy;
2. Các yêu cầu không bắt buộc: hướng dẫn giặt tẩy, nhãn kích cỡ.
(vi) Quy định về xuất xứ hàng hóa
EU đặc biệt quan tâm tới vấn đề xuất xứ hàng hóa, vì nó liên quan đến việc có được hưởng chế độ ưu đãi thuế của EU hay không? Việc xem xét và đánh giá nguồn gốc xuất xứ hàng DMXK vào EU là dựa trên cơ sở nguyên liệu sản xuất tại chính nước đó. Đặc biệt, kể từ ngày 1/1/2011, EC vừa thông qua quy định mới về Quy tắc xuất xứ, quy định này bao gồm một số điểm mới như:
- Đơn giản hóa quy định về Quy tắc xuất xứ gồm một trong các tiêu chí: Hàm lượng giá trị nội địa, chuyển mục hoặc tiểu mục thuế, các hoạt động gia công, việc sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tại nước thụ hưởng.
- Mức độ tỷ trọng linh động theo nước (nếu là nước chậm phát triển thì hàm lượng chỉ 30% hoặc tương đương) hay tỷ trọng giá trị nguyên liệu (ví dụ sợi ni lông (hàm lượng 20%), sợi nhựa hoặc nhôm (hàm lượng 30%).
- EU được phép quy định hàm lượng giá trị nội địa linh động cho các nước căn cứ vào tình hình thiên tai, tình hình kinh tế hay một chương trình ưu đãi riêng theo sáng kiến của EU.
- Điều chỉnh cộng gộp xuất xứ: Theo quy định của EU về quy tắc xuất xứ ưu đãi GSP, các nước được hưởng ưu đãi GSP có thể cộng gộp xuất xứ với các nước khác trong cùng nhóm khu vực để đảm bảo rằng quá trình chế biến không bị thiếu theo quy định. Nếu quá trình chế biến không đảm bảo theo quy định, sản phẩm vẫn có thể được xem xét công nhận xuất xứ nếu giá trị chế biến được thực hiện ở nước đó lớn hơn giá trị nguyên vật liệu sử dụng của bất kỳ nước nào trong nhóm cộng gộp. Ngoài ra, nước trong nhóm khu vực cộng gộp có giá trị hải quan cao nhất về xuất xứ nguyên vật liệu được coi là nước xuất xứ của sản phẩm. Có bốn nhóm khu vực được hưởng ưu đãi thuế quan theo chương trình ưu đãi thuế quan phổ cấp GSP của EU. Trong đó, Việt Nam ở nhóm I gồm các nước Brunei-Darussalam, Cam-pu- chia, Indonesia, Lào, Malaysia và Philippin.
Tùy theo yêu cầu của nước hưởng lợi, cộng gộp được thực hiện giữa các nước trong nhóm I (có Việt Nam) và nhóm III có thể có điều kiện. Vì vậy, các nhà XK phải cẩn thận trong sử dụng xuất xứ cộng gộp, phải xem xem nguyên vật liệu đầu vào của các nước trong khu vực được hưởng ưu đãi hay bị loại trừ.
Hiện nay những hàng hóa XK sang thị trường EU có nguồn gốc “thuần” từ Việt Nam là rất ít. Hầu hết các sản phẩm đã qua quá trình sản xuất ở hai hay nhiều nước khác nhau. Cách xác định về nguồn gốc hàng hóa tùy theo luật của từng nước, nhưng cách xác định cơ bản nhất là ngoài hàng hóa có nguồn gốc “thuần” thì hàng hóa đã bị “biến tính căn bản” tại thị trường nước XK cũng được chấp nhận như nguồn gốc xuất xứ tại nước này. Hàng hóa được coi là “biến tính căn bản” khi nó đã qua một quá trình sản xuất và được thay đổi một cách cơ bản về tên gọi, tính chất hay nguyên liệu sử dụng. Đây là loại rào cản mới, vì vậy các DN Việt Nam nếu nắm được những qui định này, chắc chắn họ sẽ có cơ hội để vượt qua RCTM này để vừa XK hàng hóa của mình vào được thị trường này, vừa tận dụng được những ưu đãi mà phía EU đã đưa ra.
2.2.1.3. Các rào cản kỹ thuật đối với hàng DMXK sang thị trường Nhật
Bản
(i) Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng: rất nhiều sản phẩm được cấp giấy chứng
nhận ở nước XK, nhưng lại không đạt các yêu cầu khắt khe khi vào thị trường Nhật. Tiêu chuẩn chất lượng của châu Âu và Hoa Kỳ đều chú trọng vào hình thức bên ngoài, mà không đi sâu vào chi tiết bên trong, chủ yếu liên quan đến tay nghề công nhân, nhưng người tiêu dùng Nhật lại luôn có xu hướng đòi hỏi sự hoàn hảo trong toàn bộ sản phẩm họ mua. Họ chú ý đến cả những khuyết tật nhỏ nhất trên sản phẩm như vết xước, vết rạn, ngay cả khi những tì vết này là đặc điểm cố hữu trên nguyên liệu sử dụng.
Dấu chứng nhận “Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản” (JIS - Japanese Industrial Standard) dựa trên “Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp” được ban hành vào tháng 6 năm 1949. JIS góp phần rất lớn trong việc mở rộng tiêu chuẩn hoá trên phạm vi toàn bộ nền công nghiệp Nhật Bản. Dấu chứng nhận JIS chỉ được phép áp dụng với các sản phẩm thoả mãn các yêu cầu về chất lượng của JIS. Theo điều 26 của Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp, tất cả các cơ quan của Chính phủ phải ưu tiên đối với các sản phẩm được đóng dấu chất lượng JIS khi mua hàng hoá để phục vụ cho hoạt động của các cơ quan này. Sau khi Nhật tham gia ký kết Hiệp định về rào cản kỹ thuật đối với thương mại của GATT, Nhật đã sửa đổi Luật này cho phép các
nhà sản xuất nước ngoài cũng được cấp phép đóng dấu JIS. Tuy nhiên, Nhật là một nước có nền công nghệ rất phát triển vì vậy các tiêu chuẩn đặt ra đối với hàng hoá thường rất cao. Vì thế, để được cấp giấy phép đóng dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS không phải là một điều dễ dàng, đặc biệt là đối với hàng hoá của các nước đang và kém phát triển.
Do đó, khi kiểm tra các sản phẩm này chỉ cần kiểm tra dấu chất lượng tiêu chuẩn JIS là đủ xác nhận chất lượng của chúng. Giấy phép đóng dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS trên hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp cấp cho nhà sản xuất. Những ai cố ý đóng dấu chất lượng JIS lên hàng hoá mà không phải là nhà sản xuất đã được Bộ trưởng Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp cấp giấy phép sẽ bị phạt tù tới 1 năm hoặc nộp phạt tới 500.000 Yên.
Ngoài tiêu chuẩn JIS còn có nhiều loại dấu chất lượng khác được sử dụng ở Nhật, như dấu Q, S, SG, Len, S.I.F. Ý nghĩa của các dấu chứng nhận này liên quan đến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm.
Bảng 2.2: Ý nghĩa phạm vi áp dụng của dấu chứng nhận quản lý chất lượng ở Nhật Bản
Phạm vi ứng dụng | |
Dấu Q: Chất lượng và độ đồng nhất của sản phẩm | Dùng cho các loại sản phẩm dệt bao gồm: quần áo trẻ em và các loại quần áo khác, khăn trải giường. |
Dấu S: độ an toàn | Dùng cho nhiều chủng loại hàng hóa dành cho trẻ em, đồ dùng gia đình, dụng cụ thể thao |
Dấu Len | Dùng cho sơi len nguyên chất, quần áo len nguyên chất, đồ len đan, hàng dệt kim có trên 99% len mới. |
Dấu S.I.F: Các ngành hàng may mặc có chất lượng tốt | Hàng may mặc như quần áo nam nữ, ô, áo khoác, ba lô và các sản phẩm phục vụ cho thể thao |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Về Vượt Qua Rào Cản Kỹ Thuật Đối Với Hàng Dệt May Xuất Khẩu Và Bài Học Cho Việt Nam.
- Khái Quát Về Xuất Khẩu Hàng Dệt May Của Việt Nam Hiện Nay.
- Rào Cản Kỹ Thuật Của Các Thị Trường Nhập Khẩu Chính Và Những Tác Động Đối Với Hàng Dệt May Xuất Khẩu Của Việt Nam.
- Đánh Giá Tác Động Của Rào Cản Kỹ Thuật Của Các Thị Trường Nhập Khẩu Chính Đến Hàng Dệt May Xuất Khẩu Của Việt Nam.
- Thực Trạng Vượt Rào Cản Kỹ Thuật Đối Với Hàng Dệt May Xuất Khẩu Của Việt Nam Thời Gian Qua.
- Đánh Giá Về Các Biện Pháp Vượt Rào Cản Kỹ Thuật Đối Với Hàng Dệt May Xuất Khẩu Của Việt Nam Thời Gian Qua.
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Nguồn: Viện Dệt may
(ii) Quy định về an toàn cho người sử dụng
Luật kiểm soát các sản phẩm gia dụng có chứa các chất nguy hiểm (được kiểm soát bởi Văn phòng An toàn Hóa chất, Phòng Đánh giá và Cấp phép, Cục An toàn Y-dược Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi) mục tiêu của luật này là hạn chế các sản phẩm gia dụng có chứa các chất nguy hiểm, nhờ vậy mà đóng góp vào bảo vệ sức
khỏe của dân tộc. Luật yêu cầu tất cả các sản phẩm gia dụng phải tuân thủ tiêu chuẩn về hàm lượng các chất nguy hiểm có thể gây tổn thương cho da. Các sản phẩm may mặc có mức độ độc hại cao hơn mức cho phép sẽ bị cấm bán ở thị trường Nhật Bản. Bộ Phúc lợi và Lao động Nhật Bản chỉ rõ 20 chất nguy hiểm và có bằng chứng là gây nguy hiểm cho sức khỏe con người như sau: Hydro clorua, Vinyl Clorua, 4.6-Diclo-7, Kali hydroxit, Natri hydroxit, Tetra clo etylen, Triclo etylen, Tris phosphin oxit, Hợp chất Tris phosphat, hợp chất tributil thiếc, hợp chất triphenil thiếc, hợp chất Bis phosphat, Dieldrin, Benzo anthracen, Benzo pyren, Formaldehyde, Metanol, hợp chất thủy ngân hữu cơ, Axit sunfuric.
(iii) Quy định về môi trường.
- Tiêu chuẩn môi trường: Giống như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, Nhật Bản rất coi trọng vấn đề môi trường. Năm 1989, Cục môi trường khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại sinh thái (kể các các sản phẩm sản xuất trong nước cũng như sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, các sản phẩm này được dóng dấu “Ecomark”. Để được đóng dấu này, sản phẩm phải đạt ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
1. Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm môi trường (hoặc gây ô nhiễm không đáng kể)
2. Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường
3. Chất thải sau khi sử dụng sản phẩm đó không gây hại cho môi trường (hoặc gây hại rất ít)
4. Sản phẩm có đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường theo bất cứ cách thức nào khác.
(iv) Quy định về trách nhiệm xã hội
Cũng như các nước Mỹ và EU, tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội là một yêu cầu hết sức quan trọng của nhà nhập khẩu Nhật Bản. Những sản phẩm được sản xuất ra bởi các hành vi bóc lột sức lao động trẻ em, vi phạm nhân quyền đều bị cấm ở Nhật Bản. Thông thường, khi tìm hiểu đối tác, các nhà nhập khẩu Nhật Bản