đổi, bổ sung của Luật Đất đai năm 2013 về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nói chung. Điều này có nghĩa là nội dung bài viết bao trùm đối tượng nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên, bài viết chỉ đi sâu phân tích khía cạnh sửa đổi, bổ sung quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2013 mà chưa đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện và chi tiết về quyền và nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất này dưới góc độ lý luận và thực tiễn. Dẫu vậy, kết quả của bài viết có giá trị tham khảo bổ ích được tác giả kế thừa, vận dụng khi đánh giá thực trạng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.
1.1.2. Công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất nói chung và hộ gia đình, cá nhân nói riêng.
Pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nói riêng nhận được sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu của các học giả nước ngoài. Các nghiên cứu của học giả nước ngoài liên quan đến luận án mà tác giả đang nghiên cứu được phân loại thành hai nhóm với một số nghiên cứu tiêu biểu.
Các học giả nước ngoài dành sự quan tâm nghiên cứu về chính sách, pháp luật đất đai, quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất. Những công trình này có thể được phân loại thành một số nhóm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, nhóm các công trình cổ điển:
C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), (Toàn tập, tập 25, phần II, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội), các ông đã phân tích quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngành nông nghiệp tại các nước tư bản phát triển như Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Italia,... và cho thấy xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp muộn hơn trong công nghiệp và thương nghiệp. Chủ nghĩa tư bản xuất hiện trong nông nghiệp bằng cả con đường phân hoá của những người nông dân, hình thành tầng lớp giàu có (phú nông, tư bản nông nghiệp) kinh doanh đất nông nghiệp theo phương thức tư bản chủ nghĩa và bằng cả sự xâm nhập của các nhà tư bản đầu tư vào nông nghiệp. Quá trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đi cùng với quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất trong tay một số người đủ khả năng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Từ đó dẫn đến sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất, chuyển hoá giá trị thặng dư được tạo ra trong nông nghiệp thành địa tô tư bản chủ nghĩa và lợi nhuận nông nghiệp. Điều này cũng mang lại năng suất lao động và hiệu quả sản xuất nông nghiệp cao hơn gấp nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp theo lối phong kiến lạc hậu. Tác giả đã phân tích các loại địa tô chênh lệch I, II, địa tô tuyệt đối, địa tô
hầm mỏ, địa tô độc quyền,... để làm rõ bản chất quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp, quy luật độ màu mỡ ruộng đất có xu hướng giảm dần và các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả ruộng đất nông nghiệp.
William B. Brueggeman và Jeffrey D. Fisher trong Tài chính bất động sản và đầu tư , William B. Brueggeman, Jeffrey D. Fisher (2005), Nxb. Mc GrawHill
Đã tập trung vào vấn đề tài chính và thu nhập từ những đầu tư tài chính vào bất động sản. Hệ thống pháp lý đối với đầu tư bất động sản là trụ cột trong việc điều hành các hoạt động đầu tư và huy động tài chính cho bất động sản, đặc biệt là những bất động sản thuộc sở hữu tư nhân, chiếm phần lớn trong các hoạt động đầu tư. Những vấn đề tài chính trong thu nhập từ đầu tư bất động sản như giải quyết nợ, khung khổ pháp lý, cấp vốn cho các dự án, các hình thức đầu tư khác nhau,... là những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả đầu tư bất động sản, làm cho thị trường bất động sản hoạt động lành mạnh hay méo mó, và sự ảnh hưởng của thị trường bất động sản đối với các thị trường của nền kinh tế.
Loic Chiquier và Michael J.Lea trong Chính sách tài chính nhà ở tại các thị trường mới nổi (Nhóm Định chế, Ngân hàng Thế giới), đã phân tích các khía cạnh quan trọng của lĩnh vực tài chính, nhà ở tại các thị trường mới nổi như tác động của các nhân tố vĩ mô, tự do tài chính, tiết kiệm, đầu tư, mối quan hệ cung - cầu tới các chính sách quản lý nhà đất tại các nền kinh tế này. Chính sách đầu tư, bảo hiểm đối với thị trường nhà đất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các thị trường khác liên quan. Từ những kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong xây dựng chính sách tài chính nhà, đất ở những nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, các tác giả cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những cách thức để thiết lập và thực thi hiệu quả các chính sách tài chính nhà đất tại các quốc gia đang phát triển và mới nổi.
Có thể bạn quan tâm!
- Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Tổng Quan Về Chế Độ Sở Hữu Đất Đai Ở Việt Nam Tác Động Đến Quyền Và Nghĩa Vụ Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình, Cá
- Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 4
- Đánh Giá Khái Quát Về Những Kết Quả Của Các Công Trình Đã Được Nghiên Cứu Về Mặt Khoa Học Và Thực Tiễn
- Lý Luận Về Quyền Và Nghĩa Vụ Của Hộ Gia Đình, Cá Nhân Sử Dụng Đất
- Khái Niệm Quyền Và Nghĩa Vụ Của Hộ Gia Đình, Cá Nhân Sử Dụng Đất
Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.
Thứ hai, nhóm các công trình tìm hiểu về thị trường đất đai, luật và xã hội Việt Nam được xem xét, nhìn nhận dưới lăng kính của học giả nước ngoài mà tiểu biểu là một số công trình (bao gồm cả tài liệu bằng tiếng nước ngoài và tài liệu nước ngoài đã được dịch ra tiếng Việt), nổi bật là:
Sally P. Marsh, Phạm Văn Hùng, Nguyễn Trọng Đắc và T. Gordon Macaulay trong công trình nghiên cứu Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam (Sally P. Marsh, Phạm Văn Hùng, Nguyễn Trọng Đắc và T. Gordon Macaulay (2007), Công trình nghiên cứu Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam - Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR), Trường Đại
học Sydney và Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu về thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp và sự thay đổi quy mô hộ ở Việt Nam từ sau năm 1993, điều tra thực hiện ở 4 tỉnh và thành phố của Việt Nam: Hà Tây và Yên Bái ở phía Bắc, Bình Dương và Cần Thơ ở phía Nam với khoảng 400 hộ ở 16 xã (hai huyện ở mỗi tỉnh) đã được phỏng vấn.
Nghiên cứu và quan sát ở đây khẳng định một thực tế là một thị trường năng động đối với quyền sử dụng đất nông nghiệp đã và đang tồn tại ở Việt Nam, nhưng một số vùng có thể phát triển hơn những vùng khác. Có những khác biệt rõ ràng giữa các tỉnh miền Bắc và các tỉnh miền Nam được khảo sát, đối với cả thị trường cho thuê tự do và cho thuê từ xã, thị trường ở miền Bắc thường sôi động hơn so với thị trường ở miền Nam. Ở miền Nam, quyền sử dụng đất thường được bán hoặc cầm cố nhiều hơn là cho thuê. Một số hộ ở các tỉnh nhận được nhiều đất từ thị trường tự do và từ xã hội thông qua mua hoặc thuê. Việc giao lại đất đang diễn ra tiếp theo lần giao đất đầu tiên và triển khai Luật Đất đai năm 1993 để thúc đẩy sự trao đổi quyền sử dụng đất. Kết quả nghiên cứu từ những số liệu này gợi ý những hàm ý chính sách sau đây:
Một là, sự sẵn có của tín dụng có ảnh hưởng đến khả năng thuê và mua đất của các hộ nông dân, đặc biệt là ở miền Nam. Các nông hộ cần được tiếp cận đến tín dụng để có khả năng tận dụng được cơ hội thị trường và mở rộng hoạt động sản xuất.
Hai là, quỹ đất cũng ảnh hưởng đến khả năng thuê và mua đất của các hộ. Các hộ sẽ không cho thuê hoặc bán quyền sử dụng đất của họ trừ khi có các cơ hội để họ chuyển sang một vùng khác, sang làm nghề khác một cách tự do, ít rủi ro.
Ba là, cần phải tiếp tục nghiên cứu và tăng cường các hoạt động khuyến nông để thúc đẩy thay đổi kiểu sử dụng đất sang các dạng sử dụng có khả năng sinh lời tốt hơn. Những thay đổi như vậy cùng với các cơ hội việc làm phi nông nghiệp sẽ giúp phát triển thị trường quyền sử dụng đất và mang lại hiệu quả phân bổ nguồn lực cao hơn.
Bốn là, kết quả của nghiên cứu này cho thấy một thị trường quyền sử dụng đất sôi động, như đã có ở Hà Tây, sẽ có xu hướng tập trung đất vào tay của những nông dân giàu có hơn. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam nhưng cũng sẽ làm tăng mối quan ngại về đói nghèo và công bằng xã hội khi mà các cơ hội việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn còn ít. Quá trình cải cách ruộng đất ở Việt Nam vẫn đang tiếp diễn với việc sửa đổi Luật Đất đai năm 2003. Áp lực đối với Chính phủ đang tăng lên trong việc hoàn thành phân bổ và đăng ký quyền
sử dụng đất, những khó khăn liên quan đến việc sử dụng quyền sử dụng đất để thế chấp cho các khoản vay, vấn đề đất đai manh mún, sự mong muốn của người dân có được quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài, sự cần thiết phải có khung pháp lý tốt hơn. Mặc dù cần phải giải quyết các vấn đề nêu trên nhưng sự phát triển của thị trường đất đai ở Việt Nam hiện nay phụ thuộc nhiều vào sự sẵn sàng của các nguồn tín dụng, các cơ hội việc làm phi nông nghiệp, thông tin thị trường và cơ sở hạ tầng nông thôn hơn là chỉ tập trung vào việc đổi mới chính sách đất đai.
Thomas Markussen, Finn Tarp, Đỗ Huy Thiệp, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn trong Phân mảnh đất đai của hộ và giữa các hộ nông nghiệp ở Việt Nam (Thomas Markussen, Finn Tarp, Đỗ Huy Thiệp, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2012), Phân mảnh đất đai của hộ và giữa các hộ nông nghiệp ở Việt Nam, Trường Đại học Copenhagen (UoC) và UNU-WIDER, Helsinki, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), cho rằng phân mảnh đất đai xảy ra theo hai cách: phân mảnh đất đai trong hộ xảy ra khi một hộ nông nghiệp được chia nhiều mảnh đất, và phân mảnh đất đai giữa các hộ trong ngành nông nghiệp xảy ra khi đất được chia cho nhiều hộ nông dân nhỏ hơn. Vấn đề này là đang gay gắt ở Việt Nam do sự kết hợp của việc tăng trưởng dân số, với một truyền thống văn hoá về quyền thừa kế đất đai bình đẳng cho các con, và các chính sách tái phân chia đất đai một cách công bằng trong suốt giai đoạn phi tập thể hoá. Cả hai loại phân mảnh của đất đai đều làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp do chúng ngăn cản việc sử dụng máy móc hiện đại và làm tăng lượng lao động. Nghiên cứu thấy rằng, để sản xuất ra cùng một lượng sản phẩm các hộ có đất bị phân mảnh nhiều hơn và nhỏ hơn cần nhiều lao động hơn rất nhiều so với các hộ có quy mô đất lớn hơn.
Chương trình dồn điền đổi thửa có thể giảm mức độ phân mảnh của hộ. Các thị trường cho việc bán, thuê hoặc mua đất nông nghiệp làm giảm đi mức độ phân mảnh trong ngành nông nghiệp. Các chương trình dồn điền đổi thửa là hiệu quả hơn so với các thị trường về đất hoặc các thị trường thuê đất thông qua việc giảm các chi phí và làm tăng lợi nhuận trên 1ha canh tác của các hộ nông dân ở nông thôn.Các chương trình này có vai trò lớn đối với tương lai của nông nghiệp Việt Nam bằng việc giải phóng lao động sang hoạt động cho các ngành công nghiệp hiện đại và đảm bảo khả năng cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
Các kết quả cũng khẳng định quan điểm là dồn điền đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi cho cơ giới hoá trong nông nghiệp, và dồn điền đổi thửa cũng đi cùng với việc đa dạng hoá cây trồng ngoài cây lúa. Dồn điền đổi thửa cũng có thể giải phóng
một lượng lớn lao động khỏi khu vực nông nghiệp để chuyển sang các hoạt động khác hiệu quả hơn, đồng thời vẫn làm tăng lợi nhuận của khu vực nông nghiệp. Là một đất nước đang thực hiện công nghiệp hoá, dồn điền đổi thửa trở thành một chiến lược để tăng khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Các kết quả cho thấy rằng, thị trường mua bán đất làm tăng tỷ lệ hộ có quy mô đất lớn hơn. Tuy nhiên, tác động này chỉ được tìm thấy ở các tỉnh phía Nam Việt Nam, nơi phân mảnh đất đai có ít vấn đề hơn so với các tỉnh phía Bắc. Điều này thể hiện yêu cầu cần phải tạo điều kiện thuận lợi để tạo lập thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp hoạt động hiệu quả, đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc của Việt Nam.
Nhiều tài liệu quan trọng khác đã được xuất bản và có giá trị khoa học cao như: “Chính sách về đất đai” năm 2003 và “Chính sách sử dụng đất của địa phương và sự khuyến khích đầu tư” năm 2004 của Ngân hàng Thế giới (WB) là những nghiên cứu đưa ra các dự báo, hoạch định pháp luật và chính sách quản lý đất đai, cảnh báo về những quy định, phương thức quản lý và sử dụng đất của chính quyền địa phương có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ và kiểu mẫu phát triển đô thị, cũng như sức ép của các quy định pháp luật đối với các nhà hoạch định chính sách có thể làm thay đổi những tác động được mong đợi trong quản lý và sử dụng đất như thế nào. Đề tài “Những chính sách đất đai cho phát triển và xoá giảm đói nghèo” năm 2004 của Ngân hàng Thế giới (WB) là công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa chính sách và pháp luật về đất đai, khuynh hướng sử dụng đất ảnh hưởng đến phát triển của các nước đang phát triển, các giải pháp khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển bền vững. Ngoài ra còn một số công trình khác nhưng mức độ nghiên cứu hạn chế hơn những công trình đã đề cập ở trên. Mặc dù hệ thống pháp luật về đất đai giữa các quốc gia có những nét khác biệt, tuy nhiên, đây là những nghiên cứu có giá trị khoa học cao và là tư liệu quý để tham khảo, học tập kinh nghiệm xây dụng, áp dụng và hoàn thiện pháp luật đất đai ở các nước vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Những nghiên cứu ở các nước đã chỉ rõ cần minh bạch hóa thông tin về đất đai, thực hiện sự kiểm soát thường xuyên đối với đất đai. Bên cạnh đó, cũng cần kể đến một số nghiên cứu có giá trị đối với pháp luật đất đai và quản lý nhà nước về đất đai của Việt Nam như nghiên cứu về các quy trình giao dịch đất đai hiện hành, ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng và phát triển kinh tế, đặc biệt của người nghèo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); Nghiên cứu của SEMLA đánh giá đối với hệ thống pháp luật đất đai của Việt Nam như: “Các báo cáo đánh giá hệ thống Luật Đất đai”
năm 2006. Đây là công trình nghiên cứu, rà soát hệ thống pháp luật đất đai hiện nay của Việt Nam, so sánh hệ thống luật hiện hành với hệ thống pháp luật đất đai của thế giới và đưa ra một số khuyến nghị hoàn thiện hệ thống Luật Đất đai của Việt Nam. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB-2012) đã đề xuất các cải cách đối với pháp luật đất đai Việt Nam... Kết quả nghiên cứu của Tiểu Dự án Hỗ trợ Giảm nghèo PRPP năm 2017 đã tổng quan thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số chỉ ra việc tiếp cận cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc còn khá hạn chế với các dân tộc thiểu số; khoảng cách từ nhà đến chợ, trường học tương đối xa; tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của người dân tộc thiểu số sinh sống tại tỉnh Hà Tĩnh và Bà Rịa - Vũng Tàu khá phổ biến...
Các công trình của các học giả nước ngoài tìm hiểu về thị trường đất đai, pháp luật và xã hội Việt Nam đã cung cấp kiến thức lý thuyết về thị trường đất đai, so sánh chỉ ra những điểm đặc trưng của xã hội, pháp luật (trong đó có pháp luật đất đai) của Việt Nam đối chiếu với những giá trị phổ quát, lý thuyết của kinh tế thị trường trên thế giới. Đây là cơ sở lý thuyết, phương pháp luận có giá trị tham khảo bổ ích giúp tác giả hiểu rõ căn nguyên, ý nghĩa của quá trình cải cách quyền sở hữu tài sản trong lĩnh vực đất đai ở nước ta được biểu hiện, ghi nhận thông qua nội dung các quy định của pháp luật về mở rộng quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.
Thứ ba, Nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới: “Sửa đổi Luật Đất đai để thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam - Bản tóm tắt các khuyến nghị chính sách ưu tiên rút ra từ các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới”, Hà Nội, 2012.
Các công trình trên đây đã đi sâu tìm hiểu về cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam. Một số phương pháp nghiên cứu được các tác giả sử dụng có giá trị hữu ích đối với nghiên cứu sinh như phương pháp đối chiếu, so sánh luật học; phương pháp phân tích, bình luận; phương pháp trao đổi với chuyên gia… Các phương pháp này được nghiên cứu sinh sử dụng trong giải quyết những vấn đề lý luận về đất đai, pháp luật đất đai, cũng như tìm hiểu thực trạng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở Việt Nam.
- Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB): Foerster, E., and U. Apel: “Customary Land Use in Viet Nam”. Report of a World Bank - commissioned study. World Bank in Vietnam, năm 2004; World Bank, “Land policy in Vietnam: Current status and key challenges. A stocktaking paper”, năm 2008; Ngân hàng Thế giới, UK
- Aid, Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phát triển (Depocen), “Báo cáo khảo sát, tình hình công khai thông tin trong quản lý đất đai”, năm 2010; - Ngân hàng Thế
giới, Đại sứ quán Đan Mạch, Đại sứ quán Thụy Điển, Nhận diện và giảm thiểu các rủi ro dẫn đến tham nhũng trong quản lý đất đai ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2011; Ngân hàng Thế giới, Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam: Phương pháp tiếp cận, định giá đất và giải quyết khiếu nại của dân, năm 2011; Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới: “Sửa đổi Luật Đất đai để thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam - Bản tóm tắt các khuyến nghị chính sách ưu tiên rút ra từ các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới”, Hà Nội, năm 2011; Nghiên cứu được sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới: “Cải thiện quản trị đất đai ở Việt Nam (dự thảo báo cáo) triển khai Khung đánh giá quản trị đất đai”, năm 2013
- Nghiên cứu của Asian Development Bank (ADB), “Support to Vietnam Land Law Study”, năm 2011
- Cải cách hành chính công và Chống tham nhũng Loạt báo cáo nghiên cứu thảo luận chính sách - Nghiên cứu chuyên ngành về minh bạch và tham nhũng trong thu hồi đất ở Việt Nam. Nghiên cứu thảo luận chính sách về quản trị và tham gia do Trường Đại học Kinh tế quốc dân và UNDP thực hiện. Hà Nội, năm 2017
Công trình do Ngân hàng Thế giới công bố năm 2012: Sửa đổi Luật đất đai để thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam - Bản tóm tắt các khuyến nghị chính sách ưu tiên rút ra từ các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thi hành Luật Đất đai năm 2003 thời gian qua, Ngân hàng Thế giới đưa ra 13 khuyến nghị đối với Chính phủ Việt Nam trong sửa đổi Đạo luật này để thúc đẩy sự bền vững, trong đó có một số khuyến nghị có giá trị tham khảo bổ ích trong việc nghiên cứu quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân trong sử dụng đất bao gồm: Một là, khuyến nghị mở rộng quyền cho người sử dụng đất nông nghiệp được thay đổi mục đích sử dụng đất; Hai là, khuyến nghị về cơ chế góp đất và điều chỉnh đất đai; Ba là, khuyến nghị về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bảo đảm quyền, lợi ích của người sử dụng đất; Bốn là, khuyến nghị minh bạch về đất đai, minh bạch về các nghĩa vụ tài chính và phòng, chống tham nhũng trong quản lý đất đai… Đây là khuyến nghị có giá trị tham khảo đặc biệt hữu ích; bởi lẽ, theo ý kiến của các doanh nghiệp và hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất cho mục đích kinh doanh thì một trong những khó khăn mà họ gặp phải là sự thiếu minh bạch trong thông tin đất đai.
Các công trình trên đây của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á và các tổ chức quốc tế khác đề cập nhiều lĩnh vực khác nhau của pháp luật đất đai ở Việt Nam, bao gồm chế định pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất của người sử
dụng đất; vấn đề phòng, chống tham nhũng trong quản lý đất đai; cơ chế nhà nước thu hồi đất; tập quán trong sử dụng đất đai và vấn đề công khai, minh bạch trong lĩnh vực đất đai, quản lý quyền sử dụng đất và thuế đất, giải quyết tranh chấp… Một trong những kết quả nghiên cứu được công bố đề cập đến quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thông qua đánh giá, bình luận nội dung pháp luật thực định và khuyến nghị giải pháp hoàn thiện. Kết quả nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của các công trình này được tác giả tham khảo, sử dụng trong quá trình hoàn thành bản luận án của mình.
Thứ tư, nhóm công trình tìm hiểu về pháp luật đất đai thông qua việc phân tích về quyền tài sản và giá trị của quyền tài sản là nhà, đất ở Việt Nam. Tiêu biểu cho nhóm công trình này là nghiên cứu cụ thể của:
- Hồ Tài Tâm và Mark Sidel: Hue - Tam Ho Tai and Mark Sidel: State, Society and the Market in Contemporary Vietnam (Property, power and Values) - Routledge
- Taylor and Francis Group - London and New York, năm 2013.
- Khuyến nghị chung của Liên hợp quốc Về Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi (bản dự thảo ngày 7-2-2014), UNDP, năm 2014
Nội dung chủ yếu của các công trình này đi sâu tìm hiểu quá trình cải cách quyền tài sản nói chung và cải cách đất đai nói riêng cũng như thái độ của Nhà nước trong việc bảo hộ quyền tài sản (trong đó có đất đai);. Mặc dù, nghiên cứu của các công trình này không liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, tuy nhiên, những phân tích, nhận định, kết quả được rút ra cung cấp một hướng tiếp cận khác của người nước ngoài so với các nghiên cứu trong nước đối với quá trình phát triển quyền tài sản (trong đó có quyền tài sản về đất đai) và thực trạng thực hiện quyền tài sản nhà, đất ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường.
- Cuốn sách: “Sự bí ẩn của vốn - Vì sao chủ nghĩa tư bản thành công ở phương Tây và thất bại ở mọi nơi khác” (2006) của Hernado de Soto, Nxb. Chính trị quốc gia đã được dịch ra tiếng Việt là công trình nghiên cứu về sự phát triển của tư bản ở các nước phát triển và đang phát triển. Theo Hernado de Soto, đất đai chủ yếu tồn tại ở trạng thái tĩnh, có nghĩa là không thể tạo ra tư bản nếu không được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Ông nỗ lực giải thích bí ẩn của vốn, cũng là bí ẩn của tình trạng đói khổ, lạc hậu ở các nước nghèo, những nơi mà theo ông, tồn tại một nghịch cảnh: dân nghèo sống trên sự giàu có tiềm năng vô tận. Từ những giải thích đó, ông lập luận rằng, để thoát khỏi tình trạng nghèo đói cần phải có quyền sở hữu. Ông đề cao vấn đề tài sản của người nghèo cần được pháp luật công nhận.