Đánh Giá Khái Quát Về Những Kết Quả Của Các Công Trình Đã Được Nghiên Cứu Về Mặt Khoa Học Và Thực Tiễn

- Công trình: của Penny Abbott anh Jill Stanford, Ann Marie Franjic (2006), Đại học Melbourne, trong khuôn khổ dự án quản lý đất đai Việt Nam (“Vietna m Land Administration Project” đã đề cập về quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam. Công trình đưa ra một số bình luận, nhận định, đánh giá và khuyến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam. Một phần nội dung của công trình đề cập đến vai trò, ảnh hưởng của quản lý nhà nước về đất đai đối với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Dự án cũng nhằm cải thiện và phát triển mối quan hệ giữa con người với đất đai trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các tiêu chuẩn kinh tế - xã hội, các nguyên tắc pháp lý liên quan đến quyền của người sử dụng đất và phát triển thêm hạ tầng dữ liệu không gian ở Việt Nam và khuyến nghị cần tiếp tục điều chỉnh và kiểm soát việc lập kế hoạch sử dụng đất và giao đất ở Việt Nam.

Nguyễn Xuân Thủy (2014): Kỳ tích nông nghiệp Israel - Kibbutz hợp tác xã kiểu Israel, Báo Nông nghiệp Việt Nam, bản điện tử, ngày 25-9-2014. Kibbutz hiện nay là những cộng đồng kinh tế - xã hội trong nông nghiệp, nông thôn Israel được tổ chức theo các nguyên tắc: dân chủ tự quản, cộng đồng sở hữu tư liệu sản xuất và tài sản, bình đẳng trong lao động “làm theo năng lực” và phân phối công bằng “hưởng theo nhu cầu” Diện tích đất có thể canh tác nông nghiệp rất hạn hẹp, song chính người Israel đã tái sinh đất nông nghiệp từ sa mạc, thâm canh và mở rộng nó. Kể từ khi lập quốc (1948) đến nay, tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp đã tăng từ 1.650km2 lên 4.300km2. Điều quan trọng hơn là từ diện tích nhỏ ấy đã mang lại thành tựu lớn nhờ khoa học - công nghệ, chính sách và mô hình phát triển hợp lý. Ở Israel, hai hình thức tổ chức hợp tác nông nghiệp là Kibbutz (công xã) và Mosav (hợp tác xã) đã được triển khai rộng rãi. Hiện nay, khoảng 80% diện tích nông nghiệp Israel do các hình thức hợp tác này đảm nhiệm. Ở Kibbutz, các thành viên đã tự nguyện chuyển tất cả tài sản của họ cho cộng đồng. “Kibbutz là nơi tinh thần cộng đồng rất cao. Kibbutz là một xã hội dựa trên sự tham gia tự nguyện của các thành viên, nó có trách nhiệm bảo đảm cho các nhu cầu của thành viên suốt đời họ Công bằng trong lao động là một nguyên tắc của kibbutz. Đối với thành viên Kibbutz, lao động là vinh quang và không có công việc nào là thấp kém. Kibbutz hiện nay là một tổ hợp nông - công nghiệp hiện đại và có năng lực sản xuất cao và khá nhanh nhạy với cơ chế thị trường. Israel có công thức: nông nghiệp 95% là khoa học và công nghệ cộng với 5% sức lao động. Israel đứng đầu thế giới trong đầu tư cho phát triển nông nghiệp, thường khoảng 100 triệu USD/năm. Kinh nghiệm về bảo vệ quyền của

người sử dụng đất trong phát triển nông nghiệp của Israel có giá trị tham khảo lớn đối với Việt Nam.

1.2. Đánh giá khái quát về những kết quả của các công trình đã được nghiên cứu về mặt khoa học và thực tiễn

1.2.1. Đánh giá về nội dung khoa học của các công trình

Đánh giá ở mức độ khái quát, các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên đây của giới luật học trong nước ở mức độ và phạm vi khác nhau đã tập hợp, hệ thống hóa và góp phần bổ sung hệ thống cơ sở lý luận về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất và pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất. Các công trình này liên quan trực tiếp đến đề tài luận án đã giải quyết được một số vấn đề lý luận cơ bản như:

Thứ nhất, giải quyết một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền sử dụng đất nói chung, gồm: Phân tích khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của quyền sử dụng đất trên phương diện kinh tế và phương diện pháp lý; tìm hiểu mối quan hệ giữa quyền sở hữu toàn dân về đất đai với quyền sử dụng đất; cơ sở hình thành và chấm dứt của quyền sử dụng đất; Đánh giá lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về quyền sử dụng đất; Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền sử dụng đất.

Thứ hai, tìm hiểu các quyền năng cụ thể của người sử dụng đất nói chung và của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nói riêng dưới góc độ lý luận và thực tiễn.

Thứ ba, phân tích thực trạng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (trong đó có hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất) và đề xuất giải pháp hoàn thiện chế định pháp luật này.

Thứ tư, các công trình cổ điển đã phân tích quá trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đi cùng với quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất trong tay một số người đủ khả năng sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo mô hình sản xuất lớn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Thứ năm, học giả nước ngoài nghiên cứu về thị trường, pháp luật đất đai, đã cung cấp cơ sở lý thuyết về thị trường đất đai trong nền kinh tế thị trường, so sánh, chỉ ra những điểm đặc trưng của xã hội, pháp luật (trong đó có pháp luật đất đai) của Việt Nam đối chiếu với những giá trị phổ quát, lý thuyết của kinh tế thị trường trên thế giới.

1.2.2. Đánh giá về giá trị thực tiễn của các công trình

Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 6

Một số công trình nghiên cứu mang tính thực tiễn có thể áp dụng tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực đất nông nghiệp. Ở miền Bắc Việt Nam, khi một hộ nông

nghiệp có nhiều mảnh đất manh mún. Đây là vấn đề nổi cộm ở Việt Nam cùng tăng trưởng dân số, do hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Các công trình nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã đưa ra nhiều khuyến nghị đối với Chính phủ Việt Nam trong sửa đổi pháp luật đất đai để thúc đẩy sự bền vững, trong đó có một số khuyến nghị có giá trị tham khảo bổ ích trong việc nghiên cứu quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân trong sử dụng đất bao gồm: Một là, khuyến nghị mở rộng quyền cho người sử dụng đất nông nghiệp được thay đổi mục đích sử dụng đất; Hai là, khuyến nghị về cơ chế góp đất và điều chỉnh đất đai; Ba là, khuyến nghị về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bảo đảm quyền, lợi ích của người sử dụng đất; Bốn là, khuyến nghị minh bạch về đất đai, bằng cách phát triển hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất trên nền tảng công nghệ thông tin.

Ngân hàng Thế giới (WB) công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa chính sách và pháp luật về đất đai, xóa đói, giảm nghèo, khuynh hướng sử dụng đất ảnh hưởng đến phát triển của các nước đang phát triển, các giải pháp khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn.

Đặc biệt, một số công trình đã nghiên cứu về thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp và sự thay đổi quy mô hộ ở Việt Nam từ sau năm 1993 đến nay, điều tra thực hiện ở 4 tỉnh của Việt Nam: Hà Tây và Yên Bái ở phía Bắc, Bình Dương và Cần Thơ ở phía Nam với khoảng 400 hộ ở 16 xã (hai huyện ở mỗi tỉnh) đã được phỏng vấn. Nghiên cứu và quan sát ở đây khẳng định một thực tế là một thị trường năng động đối với quyền sử dụng đất nông nghiệp đã và đang tồn tại ở Việt Nam. Có những khác biệt rõ ràng giữa các tỉnh miền Bắc và các tỉnh miền Nam được khảo sát. Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra cơ chế nhà nước thu hồi đất, chuyển dịch đất đai không tự nguyện ở Việt Nam đang là vấn đề thời sự ảnh hưởng đến quyền lợi của hộ gia đình, cá nhân, điển hình là thu hồi đất Dự án Khu Thủ Thiêm Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu này vẫn chưa toàn diện và đầy đủ dưới góc độ lý luận và thực tiễn về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, đặc biệt quyền sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này có nghĩa là quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất và lĩnh vực pháp luật này được nghiên cứu lồng ghép, xen lẫn với việc phân tích, tìm hiểu pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Những kết luận, nhận định, đánh giá các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mới dừng lại ở mức độ khái quát, ban đầu và chưa được luận giải sâu sắc, thấu đáo về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhóm đất

nông nghiệp trong điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam khi tiến lên nền nông nghiệp hiện đại.

1.2.3. Đánh giá về phương pháp nghiên cứu

Các tác giả của những công trình khoa học trên đây đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau đây trong quá trình nghiên cứu:

- Phương pháp luận khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin nhằm nghiên cứu vấn đề trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng và đặt trong mối quan hệ tổng thể, tác động qua lại giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng khác. Hơn nữa, đối tượng nghiên cứu được xem xét, đánh giá trong trạng thái “động”. Điều này có nghĩa là đối tượng nghiên cứu được xem xét, đánh giá, tiếp cận trong quá trình vận động hình thành và phát triển qua các giai đoạn lịch sử khác nhau để thấy được sự phát triển, hoàn thiện tư duy nói chung và tư duy pháp lý nói riêng nhằm phúc đáp đòi hỏi của thực tiễn. Bên cạnh đó, những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng là những định hướng chính trị quan trọng định vị cho các tác giả trong quá trình nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra.

- Phương pháp thu thập, xử lý thông tin. Thông tin khoa học trong các công trình nghiên cứu được thu thập, phân tích, xử lý và chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau: i) Các quy định trong văn bản pháp luật của Nhà nước; ii) Các nghị quyết, văn kiện của Đảng; iii) Từ tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, các Ủy ban của Quốc hội, các ban, bộ, ngành, cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, Tòa án nhân dân… về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất; iv) Từ các công trình, bài viết của các tác giả trong nước; v) Từ các trang web;

vi) Từ các tài liệu nước ngoài…

- Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng để tổng hợp và phân tích, đánh giá nội dung các quy định của pháp luật, cũng như các vấn đề về thực tiễn áp dụng (được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu). Phương pháp này còn được sử dụng khi đưa ra các nhận xét, đánh giá trong các công trình nghiên cứu.

- Ngoài ra một số phương pháp khác cũng được sử dụng bổ sung như phương pháp diễn dịch, quy nạp, so sánh, … để nghiên cứu và làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu.

Luận án của NCS đã kế thừa các phương pháp nghiên cứu khoa học của các nghiên cứu trước đó, tiếp thu có chọn lọc, đồng thời mở rộng phương pháp nghiên cứu phù hợp với công trình luận án của mình như phương pháp quan sát, phương

pháp nghiên cứu vụ việc thông qua các tình huống mà gia đình, người thân, bạn bè thực hiện quyền và nghĩa vụ sử dụng đất trên thực tế, đồng thời có tham khảo ý kiến của các luật sư, công chứng viên… tại các văn phòng luật sư, văn phòng công chứng…, và một số thẩm phán.

1.3. Một số vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu trong luận án

Các công trình nghiên cứu kể trên đã nghiên cứu những vấn đề pháp lý về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên phương diện lý luận và thực tiễn ở những góc độ khác nhau tại Việt Nam. Qua khảo cứu 117 tài liệu trong nước, 53 tài liệu nước ngoài, tác giả kế thừa những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu trong nước:

*Kế thừa về mặt lý luận. Các công trình đã phân tích cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về sự hình thành, phát triển về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, cụ thể là nội dung khái niệm quyền, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất; cơ sở hình thành và chấm dứt, thay đổi và phát triển về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất; Quyền sử dụng đất của hộ gia đình trong sử dụng đất nông nghiệp từ Nghị quyết 10/BCT năm 1988 chính thức được cộng nhận và bảo hộ; Quyền sử dụng đất hộ gia đình, cá nhân được giao dịch dưới tác động quy luật của kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, đặc biệt quyền chuyển quyền sử dụng đất.

*Kế thừa về mặt thực tiễn. Nhiều công trình phân tích, đánh giá thực thi các quyền của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất (gồm quyền chung và quyền chuyển quyền); Đánh giá những thành tựu trong quá trình hơn 25 năm đổi mới, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp; Tuy nhiên mức độ manh mún không đồng đều giữa các vùng; trong đó, miền Bắc manh mún hơn khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long: Đánh giá thực trạng thực hiện về quyền tặng, cho quyền sử dụng đất, quyền tài sản nhà, đất ở của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất; Bất cập trong các quy định về giá đất và hình thức thực hiện nghĩa vụ tài chính; Thực trạng của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh, nêu thành công, hạn chế của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa thực trạng bảo hộ quyền tài sản khi thu hồi đất; thực trạng giao dịch, chuyển đổi, tích tụ đất nông nghiệp, chỉ ra các bất cập, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.

*Kế thừa về đề xuất, khuyến nghị, giải pháp. Nhiều công trình đề xuất Việt Nam học hỏi kinh nghiệm về bảo vệ quyền của người sử dụng đất trong phát triển nông nghiệp của Israel, theo đó cần tích tụ đất đai với diện tích lớn; Giải pháp về cơ chế góp đất và điều chỉnh đất đai thay vì góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để

liên doanh liên kết, hạn chế thu hồi đất; Giải pháp minh bạch trong thông tin đất đai để phòng chống tham nhũng, cấp nhanh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…thông qua việc phân tích, đánh giá các số liệu thứ cấp tại các địa phương như Bắc Ninh, Phan thiết, Đồng bằng Sông Cửu Long…

Thứ hai, kế thừa kết quả nghiên cứu các công trình nước ngoài:

Các công trình nước ngoài chủ yếu nghiên cứu thực tiễn quy định pháp luật Việt Nam có tham khảo kinh nghiệm của một số nước để đưa ra các khuyến nghị đối với Việt Nam, đặc biệt là khuyến nghị của Ngân hàng thế giới (WB), như: khuyến nghị mở rộng quyền cho người sử dụng đất nông nghiệp; Khuyến nghị về cơ chế góp đất và điều chỉnh đất đai; Khuyến nghị về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bảo đảm quyền, lợi ích của người sử dụng đất; Khuyến nghị minh bạch về đất đai, minh bạch về các nghĩa vụ tài chính và phòng, chống tham nhũng trong quản lý đất đai; Phương pháp tiếp cận, định giá đất và giải quyết khiếu nại của dân; Đề xuất các cải cách đối với pháp luật đất đai; Giải pháp khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, tạo điều kiện thuận lợi để tạo lập thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp hoạt động hiệu quả; Khuyến nghị về tích tụ đất nông nghiệp để tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp…

Thứ ba, kế thừa về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp diễn dịch, quy nạp, so sánh, phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu vụ việc thông qua các tình huống…

*Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu:

Tác giả cho rằng hiện vẫn còn thiếu một công trình tập trung đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện về cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân trong sử dụng đất, đặc biệt là kể từ khi Luật Đất đai năm 2013 được ban hành. Kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, luận án, tác giả đi sâu nghiên cứu pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc hai nhóm đất: đất phi nông nghiệp và đất nông nghiệp, đi sâu nghiên cứu nhóm đất nông nghiệp. Thực tiễn chỉ ra rằng, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp bị thiệt thòi nhiều hơn so với các hộ gia đình cá nhân sử dụng đất khác trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mặc dù việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài có nguồn gốc lâu đời nhất, phổ biến nhất trong xã hội nông nghiệp Việt Nam. Đất nông nghiệp bị thu hồi đền bù giá rẻ, hộ gia đình nông dân mất tư liệu sản xuất, họ phải ra thành phố kiếm việc, cùng với đó là nền nông nghiệp hiện đại

không có cơ hội phát triển. Vì vậy, tác giả nghiên cứu đề xuất cơ chế để người nông dân thực thi tốt quyền và nghĩa vụ sử dụng đất trên chính mảnh đất của mình.

Hơn nữa, trong quá trình thực thi các hiệp định thương mại tự do đã ký kết, Việt Nam cần tiến hành cuộc cách mạng lần thứ hai trong nông nghiệp, nông thôn (lần thứ nhất bằng Nghị quyết Trung ương 10-NQ/TW 1988) để thực thi quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Bởi vậy, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu nhóm đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trong cơ chế thị trường, định hướng XHCN và cuộc cách mạng nông nghiệp thông minh ở Việt Nam hiện nay.

Mục tiêu của nghiên cứu sinh khi nghiên cứu quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là hộ gia đình và cá nhân gắn với thực thi quyền và nghĩa vụ đối với từng nhóm đất, theo đó tác giả phân tích những bất cập, tồn tại trong thực thi quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân đối với nhóm đất phi nông nghiệp; quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình đối với đất nhóm nông nghiệp. Từ đó đề xuất giải pháp để thực thi quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân đối với từng nhóm đất, đặc biệt là nhóm đất nông nghiệp. Bởi vì, phát triển và quản lý có hiệu quả nhóm đất nông nghiệp sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong phạm vi rộng lớn ở vùng nông thôn Việt Nam, làm cho các hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp trở thành các hộ kinh doanh trong nông nghiệp hoặc các hộ liên kết với nhau để phát triển các mô hình kinh tế thích hợp.

Về thực tiễn, từ những phân tích số liệu về thị trường đất nông nghiệp tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu đã đưa ra những khuyến nghị chính sách trong việc hình thành một thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam như là một động lực thúc đẩy thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp phát triển lành mạnh, mang lại cơ hội tiếp cận đất đai hiệu quả cho người nông dân, tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước và giải quyết những vấn đề việc làm ở khu vực nông nghiệp.

Những năm gần đây ở nước ta, thị trường quyền sử đất nông nghiệp bắt đầu hình thành và phát triển nhờ sự ra đời và phát triển của loại hình kinh tế trang trại trong nông nghiệp. Nhà nước khuyến khích hộ gia đình nông dân thực hiện đồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất để mở rộng quy mô sản xuất theo hướng tập trung hoá, sản xuất hàng hoá dưới hình thức phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp. Thông qua mức hạn điền trong giao đất và chính sách quản lý trang trại, Nhà nước kiểm soát việc lợi dụng hình thức kinh tế trang trại để tích tụ đất nông nghiệp không vì mục đích sản xuất. Nhà nước cho phép những người được giao đất nông nghiệp nhưng sử dụng

không có hiệu quả hoặc những người chuyển sang làm các công việc khác được quyền cho thuê, chuyển nhượng lại đất đai cho các gia đình có điều kiện phát triển kinh tế trang trại. Trên thực tế, các hoạt động giao dịch cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp tích tụ đất đai cho mục đích phát triển kinh tế trang trại đã diễn ra song còn rất hạn chế, nhỏ lẻ, chưa mang rõ sắc thái của các hoạt động đầu tư và giao dịch bất động sản trong nông nghiệp. Nông dân, nông nghiệp và nông thôn luôn là vấn đề lớn trong phát triển của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mô hình kibbutz, mosaw (làng nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp) ở Israel có thể được xem là một mô hình có thể tham khảo để phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại. Việt Nam có thể học hỏi mô hình phát triển nông nghiệp hiệu quả của Israel để áp dụng với 11 triệu hộ gia đình nông nghiệp.

Hợp tác xã là một thành phần kinh tế quan trọng, là nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, trong đó hộ gia đình, cá nhân có thể phát triển kinh tế bằng cách góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và góp sức. Phát triển kinh tế tập thể đã trở thành chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nước. Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng đó, Nhà nước đã có nhiều chính sách, tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển và bước đầu đã mang lại kết quả tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, đòi hỏi kinh tế hợp tác xã ở nước ta cần đổi mới mạnh mẽ để thích ứng và phát triển. Tháng 3 năm 2020, Bộ Chính trị tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết và 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã đã kết luận tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, cho rằng phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu và xem xét ban hành nghị quyết Trung ương mới về phát triển kinh tế tập thể, nơi mà hộ gia đình nông dân là chủ thể góp đất, góp vốn, góp sức để xây dựng kinh tế tập thể.

Vấn đề bảo hộ quyền sử dụng đất là một quyền tài sản của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Quy hoạch năm 2017, Luật Xây dựng năm 2014 v.v rất cần có cơ chế bảo hộ hữu hiệu, hiện nay đang nhiều bất cập, tồn tại, cần được nghiên cứu thấu đáo. Quyền tài sản là quyền sử dụng đất cần được xem xét dưới góc độ pháp lý là một trong các quyền cơ bản của công dân mà Nhà nước phải có cơ chế bảo hộ. Sự thiếu vắng cơ chế bảo vệ một cách đầy đủ, hợp lý thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2024