Lý Luận Về Quyền Và Nghĩa Vụ Của Hộ Gia Đình, Cá Nhân Sử Dụng Đất

1.4. Cơ sở lý thuyết của đề tài

1.4.1. Lý thuyết nghiên cứu

Lý thuyết nghiên cứu là những quan điểm về tài nguyên đất đai, là nền tảng vô cùng quan trọng của việc hoạch định chính sách, pháp luật đất đai, bởi lý thuyết được đúc kết từ kinh nghiệm, trí tuệ, trí thức của nhiều thế hệ, được tích lũy nâng lên thành học thuyết, trường phái, được tác giả lấy làm cơ sở để kiến giải cho câu hỏi nghiên cứu. Linh hồn của lý thuyết là các luận điểm về mối quan hệ giữa bản chất và sự việc, là nhân tố và biến cố, là hệ thống các khái niệm, quan niệm, quan điểm, trường phái. Đề tài được nghiên cứu dựa trên các lý thuyết sau:

Thứ nhất, lý thuyết Mác – Lênin và Ăngghen. K.Mác viết: Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tang cung cấp tư liệu lao động, là vật chất, là vị trí để định cư.. Ph.Ăngghen viết: Hãy dành cho nông dân tất cả thời gian cần thiết để suy nghĩ trên luống cày cá thể của mình (Mác – Ăngghen Toàn tập, NXB Sự thật năm 2010 trang 265). Theo Mác, Nhà nước và pháp luật tương ứng với chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất; Pháp luật là thượng tầng phản ánh quan hệ sở hữu; Lý thuyết về tư bản đất đai, về địa tô nông nghiệp từ các tác phẩm kinh điển của Mác, về bản chất là tư liệu sản xuất cơ bản trong sản xuất nông nghiệp, là tài sản quan trọng trong nền kinh tế thị trường; Lý thuyết về sự phát triển của thị trường bất động sản và mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật và quan hệ kinh tế; Lý thuyết của Werber (nhà luật học, kinh tế học Người Đức), nêu quan niệm về pháp luật hiệu quả bằng cách nhà nước và pháp luật hạn chế can thiệp tùy tiện, bảo đảm tự do sở hữu, tự do khế ước, tiệm cận công lý, pháp luật là cơ sở bảo đảm cho phát triển kinh tế. Lý thuyết này được áp dụng tại chương 2, chương 4.

Thứ hai, lý thuyết về vật quyền theo hệ thống dân luật xuất phát từ Luật La mã cổ đại. Ở Việt Nam, lý thuyết vật quyền về quyền sử dụng đất cho đến nay vẫn chưa được xác định một cách chính xác, cụ thể. Điều này thể hiện ở chỗ, Điều 54 Hiến pháp năm 2013 chỉ tuyên bố "quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ" nhưng không khẳng định quyền sử dụng đất có phải là một loại vật quyền hay không. Tương lai,quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân chỉ có thể dựa trên cơ sở lý thuyết vật quyền thì mới có đủ căn cứ khoa học để bảo hộ và phát triển quyền sử dụng đất là một loại vật quyền, một loại vốn được đưa vào giao dịch và đầu tư . Bên cạnh lý thuyết vật quyền được nghiên cứu ở dạng “ tĩnh” và nghiên cứu ở dạng “ động”, tác giả còn nghiên cứu lý thuyết này kết hợp với lý thuyết thị trường. Những hạn chế, bất cập trong việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ đất đai, những

sai sót, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, những khếu kiện của người sử dụng đất liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường giá trị quyền sử dụng đất là một nguyên nhân do Nhà nước Việt Nam chưa xác định được bản chất pháp lý của quyền sử dụng đất với tư cách là một loại vật quyền hạn chế. Lý thuyết được áp dụng nghiên cứu tại chương 3 và chương 4.

Thứ ba, lý thuyết thực chứng hay còn gọi là lý thuyết bằng chứng thực tế kết hợp với thuyết quy nạp và diễn giải. Quy nạp vừa là lý thuyết của triết học vừa là phương pháp nghiên cứu khoa học. Tác giả dựa trên lý thuyết này để khái quát hóa những đặc điểm riêng của quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân ở Việt Nam. Lý thuyết diễn dịch là đi từ tri thức chung của nhân loại về quyền tài sản, quyền con người đến thực tế của Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị về sửa đổi, bổ sung Luật đất đai hiện hành. Lý thuyết này được áp dụng tại chương 3 và chương 4.

Thứ tư, lý thuyết về luật công bằng, bình đẳng. Lý thuyết này áp dụng trong hệ thống Luật Anh – Mỹ, theo đó tôn trọng ý kiến của cộng đồng dân cư trong những vấn đề liên quan đến các quyền của hộ gia đình, cá nhân ví dụ hỏi ý kiến dân trong lập quy hoạch sử dụng đất, trong thu hồi đất…mặc dù ở Việt Nam còn nhiều bất cập, nhưng cũng đã được thiết lập cơ chế hỏi ý kiến dân để đảm bảo sự công bằng nhất định. Lý thuyết này được phân tích trong chương 3 và chương 4.

Thứ năm, lý thuyết về Chính phủ kiến tạo, pháp luật kiến tạo; Lý thuyết về Nhà nước “Quản trị tốt” trong kỷ nguyên số 4.0, đặc biệt là về vai trò điều chỉnh, kiến tạo của pháp luật đối với các quan hệ kinh tế mà quan hệ đất đai là một bộ phận quan trọng, cốt lõi. Lý thuyết này được áp dụng trong chương 4 của Luận án.

Nhà nước với vai trò là người quản lý toàn bộ đất đai trong phạm vi cả nước cần phải có cơ chế đảm bảo thực thi quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Nhà nước Việt Nam hiện nay là nhà nước kiến tạo, quản trị tốt cần tạo ra cơ sở pháp lý phù hợp để thúc đẩy sự phát triển về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân. Cơ sở của việc nghiên cứu xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản của pháp luật, trong đó nguyên tắc bình đẳng, công bằng về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể sử dụng đất là nguyên tắc quan trọng nhất. Bởi vì, Nhà nước không thể phân biệt đối xử đối với các chủ thể sử dụng đất dù chủ thể đó là hộ gia đình, cá nhân hay doanh nghiệp trong tất cả các quan hệ đất đai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Cở sở lý thuyết của đề tài còn dựa vào nhu cầu của thị trường sử dụng đất nói chung và thị trường đất nông nghiệp nói riêng được hình thành, chủ yếu do ngày

càng nhiều hộ gia đình nhiều đất và doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, theo đó quyền sử dụng đất trở thành hàng hóa trong thị trường bất động sản. Quyền sử dụng đất là một loại hàng hóa, một loại tài sản, loại vốn, các chủ thể hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất hợp pháp có quyền tự do chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, để lại thừa kế, góp vốn để liên kết với các tổ chức, cá nhân để phát triển kinh tế.

Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 7

1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu; trên cơ sở tình hình nghiên cứu đề tài, tác giả luận án xác định một số câu hỏi nghiên cứu cơ bản làm nền tảng xuất phát điểm nghiên cứu luận án sau đây:

Thứ nhất, Nhà nước có vai trò như thế nào trong việc điều chỉnh, kiến tạo các quan hệ pháp luật trong mối quan hệ với các quan hệ kinh tế liên quan đến quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, cơ chế bảo hộ quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân bằng cách nào trong xu hướng chuyển đổi số và cách mạng 4.0? Thứ hai, các quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật nào, liệu các văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn nhau, xung đột và có điểm khác biệt nào so với hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới, đặc biệt là việc áp dụng lý thuyết

vật quyền trong điều kiện của Việt Nam?

Thứ ba, những đặc trưng của các quy định pháp luật về hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có ảnh hưởng như thế nào đối với việc chuyển dịch đất đai hiện nay, đặc biệt là tích tụ đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình hiện đại hóa ngành nông nghiệp Việt Nam, đồng thời chi phối như thế nào đối với các quy định của pháp luật để hình thành hộ gia đình trong sử dụng đất? Những rào cản nào đang cản trở việc hình thành thị trường quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trong nhóm đất nông nghiệp?

Thứ tư, những yêu cầu nào, nhu cầu nào của nền kinh tế thị trường, của thị trường bất động sản đòi hỏi sự thay đổi quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất?. Liệu việc thực thi quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất cần có một cơ chế hữu hiệu của nhà nước?

Thứ năm, định hướng nào và giải pháp nào cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong điều kiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và sự phát triển kinh tế thị trường, mở rộng hội nhập quốc tế của Việt Nam? Cơ chế nào có thể áp dụng để thực thi và bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân?

1.4.3. Các giả thuyết nghiên cứu

Việc nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất dưới góc độ lý luận và thực tiễn nhằm phân tích, luận giải cho một số giả thuyết nghiên cứu cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hộ gia đình, cá nhân với tư cách là chủ thể sử dụng đất nếu không được pháp luật quy định đầy đủ quyền, nghĩa vụ và thực thi đúng thì sẽ tác động như thế nào tới sự phát triển các quan hệ kinh tế, xã hội, cũng như hạn chế vai trò của một nhà nước kiến tạo Việt Nam.

Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp có những đặc thù riêng mà pháp luật hiện hành cần đặc biệt chú ý nhằm bảo đảm cho hộ gia đình, cá nhân có môi trường hoạt động thuận lợi, bình đẳng, minh bạch, cơ hội phát triển bền vững và từ đó mang lại hiệu quả cho nền kinh tế.

Thứ ba, pháp luật đất đai, pháp luật dân sự đã quy định: Quyền sử dụng đất là quyền tài sản, là đầu vào của quá trình kinh tế, giả thuyết những bất cập trong quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật không được khắc phục thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới an toàn pháp lý của quyền tài sản của hộ gia đình và cá nhân, đồng thời kìm hãm sự phát triển kinh tế, vì nguồn lực đất đai của hộ gia đình, cá nhân không có cơ chế thu hút thích hợp.

Thứ tư, nếu cơ chế bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nói chung và cơ chế bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân nói riêng không được thực thi một cách đầy đủ sẽ ảnh hưởng như thế nào tới quyền lợi của người sử dụng đất và tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội như thế nào?

Thứ năm, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải bảo đảm tuân thủ các quy luật của nền kinh tế thị trường, xu thế phát triển kinh tế của thế giới và phát triển nền kinh tế Việt Nam, nếu muốn mang lại hiệu quả và đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Vấn đề pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau với kết quả nghiên cứu đa dạng. Trên cơ sở phân loại các công trình nghiên cứu theo nội dung trình bày, Chương này đã chỉ ra kết quả nghiên cứu của các công trình đó cả về lý luận và thực tiễn. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã phân tích, bình luận các quy định của pháp luật đất đai nói chung và các quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại Việt Nam nói riêng để chỉ ra những bất cập, hạn chế, “nút thắt”; đồng thời, khuyến nghị một số giải pháp khắc phục dựa trên các nguyên tắc công bằng, bình đẳng, công khai, minh bạch và trách nhiệm tham vấn, giải trình của cơ quan nhà nước… Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề còn bỏ ngỏ, hoặc cần tiếp tục làm rõ như cơ chế thuê đất để thực hiện dự án đầu tư; yêu cầu về hình thức của giao dịch về quyền sử dụng đất; định giá đất, bảo hộ quyền tài sản của hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất; vấn đề lập pháp liên quan đến quyền sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân; xác định thành viên của hộ gia đình trong giao dịch…; bảo hộ quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân với tư cách là một quyền tài sản, cơ chế bảo vệ một cách hiệu quả quyền tài sản của hộ gia đình, cá nhân.

Dựa trên những lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu… đã được trình bày trong Chương 1, tác giả tập trung nghiên cứu quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong hai nhóm đất: Nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp, trong đó nghiên cứu sâu hơn về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân trong sử dụng đất nông nghiệp, bởi lẽ, hộ gia đình nông dân là chủ thể đầu tiên được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp là một tư liệu sản xuất chủ yếu tạo nên quyền tài sản của hộ gia đình. Hơn nữa, hộ gia đình nông dân là một đơn vị kinh tế chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nếu được nghiên cứu đầy đủ và kiến nghị Nhà nước trao cho họ nhiều quyền sử dụng đất hơn nữa, nhất là quyền tích tụ đất nông nghiệp tạo ra nền sản xuất lớn trong nông nghiệp phục vụ xuất khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế. Nông dân, nông nghiệp và nông thôn luôn là vấn đề lớn trong phát triển của nhiều quốc gia. Mô hình kibbutz ở Israel có thể được xem là một điển hình cần tham chiếu để phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại ở Việt nam.

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SỬ DỤNG ĐẤT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM‌


2.1. Lý luận về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

2.1.1. Khái niệm hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

2.1.1.1. Khái niệm hộ gia đình sử dụng đất

Hộ gia đình là khái niệm được sử dụng phổ biến trong xã hội. Nó được giải thích trong nhiều từ điển, trong quy định của một số quốc gia và tổ chức quốc tế.

Theo Từ điển Kinh doanh, tất cả mọi người sống dưới một mái nhà hoặc cư trú trên một đơn vị nhà riêng biệt, có thể đi trực tiếp ra bên ngoài (hoặc tới một khu vực công cộng) hoặc một cơ sở nấu ăn riêng biệt. Khi các thành viên của một hộ gia đình được gắn kết bởi dòng máu hoặc luật pháp, họ tạo thành gia đình (2). Theo Từ điển Collins, một hộ gia đình là tất cả mọi người trong một gia đình hoặc một nhóm mà sống cùng nhau trong một ngôi nhà (3). Theo Từ điển Learnersdictionary (4), hộ gia đình là những người trong một gia đình hoặc nhóm khác mà cùng chung sống trong một ngôi nhà. Theo Từ điển Luật học, hộ gia đình là “tập hợp nhóm người có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng” (5).

Theo quan niệm của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), khái niệm hộ gia đình được dựa trên sự dàn xếp, thỏa thuận bởi các cá nhân hoặc trong nhóm, để tự họ cung cấp thức ăn hoặc các yếu tố sống còn khác để sinh sống. Một hộ gia đình có thể hoặc là hộ gia đình một thành viên, nghĩa là một người có thể tự mình cung cấp thức ăn và các điều kiện sống còn khác để sinh sống mà không cần sự kết hợp với bất kỳ người nào khác để hình thành hộ gia đình nhiều thành viên hoặc một hộ gia đình nhiều thành viên, nghĩa là một nhóm hai hoặc nhiều người cùng chung sống để cung cấp thức ăn và các điều kiện sống còn khác để sinh sống. Hộ gia đình có thể là vô gia cư (6). Theo định nghĩa trong hệ thống tài khoản kế toán của OECD



2 http://www.businessdictionary.com/definition/household.html

3 https://www.collinsdictionary.com/dictionary/english/household

4 http://www.learnersdictionary.com/definition/household

5 Viện Khoa học pháp lý, Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách Khoa- Nxb. Tư pháp, 2006, tr. 373

6 https://stats.oecd.org/glossary/detail.asp?ID=1255. Glossary of Statistical Terms. OECD. 2008

về hộ gia đình thì: "Hộ gia đình là một nhóm nhỏ người chia sẻ cùng một ngôi nhà để sống, những người mà cùng tạo ra một số, hoặc tất cả thu nhập của họ và tích lũy một số loại hàng hóa và dịch vụ nhất định, chủ yếu là nhà ở và thức ăn" (7). Theo định nghĩa về hộ gia đình trong Tổng điều tra dân số năm 2000 của Hoa Kỳ (8), một hộ gia đình bao gồm tất cả mọi người cư trú trong một đơn vị nhà ở. Một đơn vị nhà ở là một ngôi nhà, một căn hộ, một nhà di động, một nhóm các phòng, hoặc một phòng riêng biệt được sử dụng như là một nhà tập thể. Trong một nghiên cứu của mình, tác giả Đào Thế Tuấn còn phân biệt giữa hộ và gia đình, theo đó hộ là một nhóm người cùng ăn chung một bếp, khác với gia đình là một nhóm người có quan hệ huyết thống hay hôn nhân (9).

Ở Việt Nam, hộ gia đình đã được nhắc đến trong các văn bản quy phạm pháp luật từ năm 1964. Tuy nhiên, hộ gia đình trong những văn bản này chỉ được sử dụng dưới góc độ là những khái niệm để giải quyết một số vấn đề chính sách xã hội như khoản 6, Điều 29, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 1990).

Luật Đất đai năm 1993 xác định hộ gia đình là một trong những chủ thể sử dụng đất, bên cạnh các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội và cá nhân. Gắn liền với việc này là quy định về hộ gia đình là một trong những đối tượng nộp thuế theo Luật Thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 1994. Bộ luật Dân sự năm 1995 chính thức ghi nhận Hộ gia đình là một chủ thể pháp lý tham gia quan hệ dân sự. Điều 106 về “Hộ gia đình”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.” Bộ luật Dân sự năm 2015 không đưa ra khái niệm hộ gia đình, nhưng ghi nhận những đặc điểm của hộ gia đình, đó là các quy định về chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân; Quy định về tài sản chung của các thành viên hộ gia đình; quy định về trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình...

Luật Đất đai năm 2013 không đưa ra khái niệm hộ gia đình mà sử dụng khái niệm hộ gia đình sử dụng đất. Tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định:


7 http://www.oecd.org/sdd/na/2674296.pdf. SNA 4.132 [4.20].

8 U.S. Census Bureau, Census 2000, Summary Social, Economic, and Housing Characteristics, Selected Appendixes: 2000, B–14 Definitions of Subject Characteristics.

9 Đào Thế Tuấn: “Kinh tế học gia đình”. voer.edu.vn.

“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”. Căn cứ quy định này, hộ gia đình là những thành viên trong cùng hộ khẩu. Khái niệm về hộ gia đình không còn được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, nhưng theo Nghiên cứu sinh, đây là một phạm trù mang tính chất lịch sử và hiện tại trên thực tế vẫn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, như lĩnh vực đất đai, lĩnh vực kinh doanh, thương mại… dưới tên gọi là Hộ kinh doanh, Hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Như vậy, về mặt lý thuyết pháp luật không còn khái niệm Hộ gia đình, nhưng trên thực tế vẫn tồn tại nhằm mục đích để bảo hộ quyền sử dụng đất của hộ gia đình, quyền này được ghi nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đặc biệt quyền sử dụng đất nông nghiệp. Theo quan điểm của tác giả thì Hộ gia đình chung chung không còn được sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng khái niệm Hộ gia đình sử dụng đất được quy định tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 “ Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”. Theo tác giả, quy định về Hộ gia đình sử dụng đất tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, đặc biệt là các hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp.

2.1.1.2. Khái niệm cá nhân sử dụng đất

Có nhiều quan niệm và cách tiếp cận đối với khái niệm cá nhân. Thuật ngữ này đôi khi được phân biệt với thực thể người (human being) hoặc tự nhiên nhân (natural person) (10).

Nhiều từ điển danh tiếng (Từ điển cùa Cambrigde, Từ điển của Oxford…) đưa ra quan niệm rằng cá nhân là một thực thể con người riêng biệt, khác biệt với một nhóm (11).

Cá nhân là thuật ngữ mô tả sự độc lập tự do, là sự thống nhất hai mặt sinh học và xã hội.Về mặt sinh học, cá nhân là một cơ thể sống đơn nhất có cấu trúc thân thể


10 Merriam-Webster, Inc (1996). Merriam-Webster's Dictionary of Law. p. 323; Henry Campbell Black (1910). A Law Dictionary Containing Definitions of the Terms and Phrases of American and English Jurisprudence, Ancient and Modern. 2nd edition. p. 618.

11http://www.dictionary.com/browse/individual;http://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/individual;

https://en.oxforddictionaries.com/definition/individual

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2024