Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 4

sử dụng đất là một quyền năng cụ thể của quyền, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân. Việc nghiên cứu về quyền, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nhất định phải tìm hiểu quyền tặng, cho quyền sử dụng đất. Những kết quả nghiên cứu của luận án được NCS tham khảo để đánh giá thực trạng thực hiện về quyền tặng, cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại Chương 2 Luận án.

Nguyễn Thị Hồng Nhung: “Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong kinh doanh bất động sản ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2012.

Luận án của Nguyễn Thị Hồng Nhung đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản như: Phân tích khái niệm, đặc điểm chuyển nhượng quyền sử dụng đất; sự hình thành và phát triển của pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong kinh doanh bất động sản ở Việt Nam; đánh giá thực trạng pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong kinh doanh bất động sản ở Việt Nam và đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong kinh doanh bất động sản ở Việt Nam. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong kinh doanh bất động sản ở Việt Nam là một quyền năng quan trọng của người sử dụng đất. Vì vậy, nội dung của luận án có liên quan trực tiếp đến đề tài của NCS. Tuy nhiên, luận án của Nguyễn Thị Hồng Nhung giới hạn phạm vi nghiên cứu ở các giao dịch về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong kinh doanh bất động sản mà theo Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, các giao dịch về kinh doanh quyền sử dụng đất bao gồm: giao dịch chuyển nhượng; giao dịch cho thuê; giao dịch cho thuê mua quyền sử dụng đất nhằm mục đích thu lợi nhuận. Trong khi đó, luận án của NCS lại nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam (bao gồm quyền của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong kinh doanh bất động sản). Vì vậy, NCS vừa kế thừa vừa tiếp tục bổ sung, phát triển các kết quả nghiên cứu của luận án về lý luận và thực tiễn của chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong kinh doanh bất động sản dưới “hình thái” tìm hiểu, đánh giá về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam trong luận án của mình.

Lê Văn Huy: “Thị trường nhà đất trên địa bàn Hà Nội”, Luận án tiến sĩ kinh tế, năm 2015.

Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tài sản nhà, đất và phát triển thị trường nhà, đất trong chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam; làm rõ đặc thù của tài sản là nhà, đất về phương diện bộ phận cấu thành, giá trị sử

dụng, giá trị trao đổi; đánh giá thực trạng thị trường nhà, đất trên địa bàn Hà Nội, rút ra một số điểm hạn chế; đề xuất nhóm giải pháp nhằm phát triển bền vững thị trường nhà, đất ở Hà Nội đến năm 2030. Luận án của Lê Văn Huy nghiên cứu thị trường nhà đất ở Hà Nội dưới góc độ kinh tế; luận án của NCS tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên phương diện pháp lý trong phạm vi cả nước. Song giữa hai luận án này có điểm chung là xém xét các giao dịch về quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền của các chủ thể (cả hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất) trên thị trường. Một số phát hiện của Lê Văn Huy được NCS tham khảo, lựa chọn, kế thừa và phát triển khi nghiên cứu luận án của mình, bao gồm các kết quả về khái niệm giao dịch nhà, đất; các yếu tố tác động đến giao dịch nhà, đất trên thị trường tại Hà Nội … xem xét dưới góc độ quyền và nghĩa vụ pháp lý của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.

Đặng Hùng Võ (2010), bài Vai trò của thị trường quyền sử dụng đất trong phát triển kinh tế thị trường nước ta” trong Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Bài viết đã nghiên cứu thị trường quyền sử dụng đất với tư cách là một thị trường mang yếu tố “đầu vào” của nền kinh tế, góp phần hỗ trợ nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta phát triển hoàn thiện và đồng bộ. Các vai trò của thị trường bất động sản được tác giả phân tích cụ thể như sau:

Một là, thị trường bất động sản là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế thị trường, vì thị trường này liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản cực lớn cả về quy mô, tính chất cũng như giá trị của các mặt trong nền kinh tế quốc dân.

Hai là, thị trường bất động sản phát triển thì một nguồn vốn lớn tại chỗ được huy động.

Ba là, phát triển và quản lý tốt thị trường bất động sản, đặc biệt là thị trường quyền sử dụng đất là điều kiện quan trọng để sử dụng có hiệu quả tài sản đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu (Tài sản công của quốc gia).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Bốn là, phát triển và quản lý tốt thị trường bất động sản sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Năm là, phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường bất động sản sẽ đáp ứng nhu cầu bức xúc ngày càng gia tăng về nhà ở cho nhân dân từ đô thị - nông thôn.

Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 4

Nội dung bài viết luận bàn về vai trò của thị trường quyền sử dụng đất đối với việc phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta ở tầm vĩ mô. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu của bài viết giúp NCS nhận thức sâu hơn về tầm quan trọng của thị trường quyền sử dụng đất và gợi mở những suy nghĩ, kiến giải về chính sách, pháp

luật để phát triển loại thị trường này vận hành đồng bộ, lành mạnh. Kết quả nghiên cứu có giá trị trong quá trình nghiên cứu lý luận về ý nghĩa của quyền sử dụng đất nói chung, quyền chuyển quyền sử dụng đất nói riêng của hộ gia đình, cá nhân cũng như các giải pháp bảo đảm thực thi khi NCS giải quyết yêu cầu mà đề tài luận án đặt ra.

Đặng Kim Sơn (2012) trong Đề tài khoa học cấp Bộ. Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn “Giải quyết triệt để vấn đề đất đai: một trong những tiền đề của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế” đã đánh giá những thành tựu trong quá trình hơn 25 năm đổi mới, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ một nước thiếu ăn thường xuyên, Việt Nam đã đảm bảo được an ninh lương thực, trở thành nước xuất khẩu đứng thứ hạng cao trên thế giới và các sản phẩm khác… góp phần giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo từ mức 51% năm 1992 xuống còn 14% năm 2010. Chính sách đất đai trong nông nghiệp đã nâng cao hiệu quả sử dụng đất, biến đất đai thành tài sản để đầu tư và tư liệu tạo sinh kế cho người nghèo, tạo cơ chế bình đẳng giữa người sử dụng đất là nông dân, bảo đảm công bằng và ổn định xã hội. Tuy nhiên, những vấn đề bất cập liên quan tới đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp hiện nay đang là cản trở lớn đối với quá trình tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, làm giảm tính hiệu quả, tính bền vững trong sử dụng đất, gây ra sự bất công bằng về quyền lợi đối với đất đai.

Tác giả đã phân tích những vấn đề trở ngại chính đối với sử dụng và quản lý đất đai hiện nay như sau:

Một là, đất đai sử dụng lãng phí, đất bị bỏ hoang nhiều do đầu tư kém.

Hai là, ruộng đất manh mún, người sử dụng hiệu quả không có điều kiện tích tụ đất. Hoạt động của thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp rất yếu ớt.

Ba là, hệ số quay vòng đất giảm. Đất bị bỏ hoang hoá hoặc không chăm sóc, đất nhận khoán bị nông dân trả lại, tạo ra sự lãng phí rất lớn.

Bốn là, luật lệ, chính sách, quy hoạch, hệ thống văn bản pháp luật và chính sách đất đai hiện nay được ban hành quá nhiều, thay đổi thường xuyên, thiếu tính thống nhất, chồng chéo làm cho việc quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn.

Năm là, bất bình đẳng trong việc bảo đảm các quyền về đất. Quyền sử dụng đất của nông dân bị hạn chế về thời hạn sử dung, hạn chế về diện tích sử dụng, đất nông nghiệp bị thu hồi do quá trình đô thị hóa. Người sử dụng đất ở đô thị được hưởng lợi nhiều hơn từ cơ chế chính sách: không bị giới hạn về thời gian, quy mô, thủ tục giao dịch thuận lợi hơn, mức độ bồi thường cao hơn khi bị thu hồi, quy hoạch rõ ràng hơn, giá trị đất đai cao hơn, thế chấp vay vốn dễ hơn rất nhiều so với đất nông nghiệp.

Sáu là, đất chưa trở thành tài sản đem lại lợi ích cho toàn dân và hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Thất thu thuế đất làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng ở Việt Nam.

Bảy là, đời sống của nông dân bị thu hồi đất bấp bênh. Tình trạng bồi thường không công bằng, thiếu cơ chế phản ánh khiếu nại và xử lý tranh chấp, tiếng nói của người dân ít được coi trọng đang tạo nguy cơ lạm dụng, tham nhũng cao, gây nên tình trạng khiếu kiện, bất ổn xã hội ở nhiều nơi.

Tám là, khai thác tài nguyên tự nhiên quá mức cho phép làm trầm trọng thêm những nguy cơ ô nhiễm môi trường và suy giảm chất lượng cuộc sống của người dân ở khu vực nông thôn.

Từ những vấn đề vướng mắc đang đặt ra cho công tác xây dựng chính sách, pháp luật đất đai cần sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới. Những phát hiện của Đặng Kim Sơn có giá trị tham khảo đặc biệt đối với NCS. Bài viết lý giải vì sao lĩnh vực nông nghiệp nước ta lại thành công và đạt được những thành tựu to lớn về chính trị, kinh tế, xã hội: Đó là sự thay đổi cơ chế quản lý nông nghiệp, “cởi trói”, giải phóng mọi năng lực sản xuất của người nông dân; coi trọng và đặt đúng vai trò của hộ gia đình, cá nhân là đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp; xác lập và bảo hộ quyền tài sản về đất đai của người sử dụng đất bằng một hệ thống chính sách, pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất. Đặng Kim Sơn cũng chỉ ra những thách thức trong tái cơ cấu nông nghiệp nhìn nhận từ vấn đề chính sách, pháp luật đất đai; những hạn chế, bất cập, “điểm nghẽn” trong thực thi chính sách, pháp luật. Chuyên đề nghiên cứu này không chỉ cung cấp những thông tin bổ ích về mặt khoa học với những lập luận thuyết phục mà còn gợi mở cho NCS trong quá trình nghiên cứu thực trạng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất và tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả thi thực.

Nguyễn Trung Kiên (2013) Tập trung ruộng đất ở Việt Nam: Thực trạng và gợi ý chính sách, Trung tâm tư vấn chính sách, Hà Nội.

Bài viết dựa trên những số liệu cụ thể đã phân tích thực trạng sử dụng ruộng đất ở Việt Nam. Hiện nay, cả nước có 70 triệu mảnh ruộng, bình quân diện tích mỗi mảnh là 300 - 400m2, mỗi hộ có trung bình từ 7-10 mảnh. Mức độ manh mún không đồng đều giữa các vùng; trong đó, miền Bắc manh mún hơn khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do nhiều yếu tố như: điều kiện địa hình, mật độ dân số, phương thức chia đất khi thực hiện “khoán 10”, yếu tố văn hoá, lịch sử ... nhưng quan trọng nhất là phương thức chia đất

khi thực hiện “khoán 10” đã dẫn đến tình trạng manh mún trong sử dụng đất nông nghiệp ở miền Bắc. Sự manh mún này dẫn đến tình trạng đất hẹp người đông, dân số nông nghiệp tăng nhanh trong khi khả năng thu hút lao động của công nghiệp - đô thị còn hạn chế. Đất đai trở thành tài sản bảo hiểm rủi ro khiến cho quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất bị hạn chế. Nông hộ nhỏ chưa có đủ điều kiện về tài chính, kỹ năng sản xuất, quản lý thông tin và quan hệ xã hội để tập trung ruộng đất. Các hình thức tập trung đất đai đã và đang diễn ra dưới hình thức tập trung đất đai thông qua doanh nghiệp, theo đó nông dân có thể góp đất bằng quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp; doanh nghiệp thuê lại, mua lại đất của nông dân, hoặc Nhà nước thu hồi đất của nông dân, của nông, lâm trường quốc doanh rồi giao đất lại cho doanh nghiệp.

Tác giả từ những phân tích trên đã đưa ra quan điểm đối với vấn đề tích tụ và tập trung đất đai như: Thay đổi tư duy: rút mạnh lao động ra khỏi nông nghiệp, phát triển kinh tế dịch vụ nông thôn; Quy hoạch giãn phát triển đô thị và nông nghiệp ra toàn quốc. Ưu tiên đặc biệt về hạ tầng, thuế, tín dụng cho phát triển công nghiệp, đô thị tại các vùng đất có hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp; Quy hoạch thành lập vùng chuyên canh nông nghiệp, sử dụng công nghệ cao; Hỗ trợ hình thành Hội nông dân chuyên nghiệp (nông dân trực canh, có trên 5 ha đất), có chính sách ưu đãi tín dụng, thuế, hạ tầng, máy móc thiết bị. Đánh thuế cao với người ngoài Hội mua đất nông nghiệp; Hỗ trợ cho lao động rời khỏi nông nghiệp, phát triển thị trường lao động chính thức (bảo hiểm, nhà ở, giáo dục, đào tạo nghề).

Kết quả nghiên cứu chỉ ra cho NCS thấy được những tác động của tình trạng mang mún ruộng đất trước yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. NCS tham khảo kết quả nghiên cứu trong quá trình đánh giá thực tiễn thi hành các quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp trong Chương 3 Luận án.

Nguyễn Công Thắng (2014): “Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và tác động của nó đến các nhóm lợi ích trường hợp ở tỉnh Bắc Ninh”, Luận án tiến sĩ kinh tế.

Luận án đã đi sâu nghiên cứu cơ sở khoa học của sự chuyển đổi, làm rõ các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh, cơ sở của sự thay đổi lợi ích và lợi ích nhóm; chỉ rõ các can thiệp vĩ mô để đảm bảo hài hòa về lợi ích giữa các nhóm liên quan đến quá trình chuyển đổi. Luận án đã phân tích và chỉ ra thực trạng của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh, nêu thành công, hạn chế của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Đặc biệt, luận án đã đưa ra các quan điểm, định hướng

và các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và điều hòa các quan hệ về lợi ích giữa các nhóm lợi ích trên địa bàn Tỉnh trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa.

Lê Thị Thúy Bình (2016): “Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam", Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Luận án đã nêu bật được khái niệm, đặc điểm của thực hiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất, chủ thể và hình thức thực hiện pháp luật; luận án đã nêu được vai trò thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất trong quá trình phát triển kinh tế xã hội; phân tích làm rõ nội dung và các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất; phân tích làm rõ kinh nghiệm xây dựng và thực hiện pháp luật về giao dịch có bảo đảm của một số nước và những giá trị có thể vận dụng vào thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay; nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém; nguyên nhân của kết quả đạt được và yếu kém; đề xuất các giải pháp có tính khả thi bảo đảm thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay. Nội dung của luận án liên quan đến đề tài nghiên cứu của NCS về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mà thế chấp quyền sử dụng đất là một quyền năng. Luận án của Lê Thị Thúy Bình đi sâu tìm hiểu một cách hệ thống, đầy đủ về pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam trên phương diện lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của luận án này được NCS tham khảo khi nghiên cứu, đánh giá quy định về quyền thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại Chương 3 Luận án.

Sỹ Hồng Nam (2016): ”Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

Luận án đã tổng hợp và xây dựng một cách hệ thống các vấn đề lý luận về pháp luật góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam, bao gồm các nội dung như: Khái niệm, đặc trưng, vai trò của việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất; phân biệt góp vốn bằng quyền sử dụng đất với các hình thức góp vốn khác; xác định nội dung của pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất như: quy định pháp luật về hình thức góp vốn, chủ thể góp vốn, hợp đồng góp vốn, thủ tục góp vốn, xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt góp vốn; khái quát và phân tích tương đối toàn diện thực trạng pháp luật và vấn đề thực thi pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở Việt Nam, chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành và những khó khăn, vướng mắc

trong thực tiễn thi hành ở Việt Nam; đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật góp vốn bằng quyền sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn tới.

Nội dung luận án là một phần đề tài của NCS; bởi lẽ, góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một quyền năng của người sử dụng đất nói chung và của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nói riêng. Vì vậy, NCS tìm hiểu, tham khảo những kết quả nghiên cứu của Sỹ Hồng Nam khi phân tích, đánh giá quyền góp vón bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại Chương 3 Luận án.

Hà Thúc Viên và Phan Thị Thanh Trường (2016): “Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai của người sử dụng đất tại thành phố Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ.

Bài viết đánh giá tình hình thực hiện các nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất tại thành phố Phan Thiết và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; nội dung điều tra gồm quy trình thực hiện nghĩa vụ tài chính, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai. Phương pháp chính được sử dụng là phương pháp điều tra, phân tích và tổng hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn thu từ nghĩa vụ tài chính đất đai tăng trong giai đoạn 2006 - 2012, nhưng kết quả khảo sát thực tế cho thấy tỷ lệ người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính thấp. Nguyên nhân chính người dân không đủ khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ, bất cập trong các quy định về giá và hình thức thực hiện nghĩa vụ tài chính. Bài viết cũng đề xuất các giải pháp hiệu quả để giải quyết các tồn đọng vừa qua và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính về đất đai trên địa bàn thành phố Phan Thiết. Nghĩa vụ tài chính đất đai là một trong các nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai của người sử dụng đất cụ thể ở thành phố Phan Thiết đã cung cấp thông tin tham khảo có giá trị đối với NCS khi đánh giá thực tiễn thi hành quy định về nghĩa vụ tài chính của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.

Trần Văn Hà (2017):“Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn xét xử tại Tòa án ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học.

Luận án tập trung tìm hiểu những vấn đề lý luận về thừa kế quyền sử dụng đất như: khái niệm, đặc điểm,vai trò, ý nghĩa của pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất; luận giải, phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay, những bất cập trong các quy phạm pháp luật và thực tiễn

giải quyết tranh chấp thừa kế tại Tòa án Việt Nam; chỉ ra những vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật hiện hành liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất và giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất qua thực tiễn xét xử của Tòa án, qua đó có kiến nghị giải pháp hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Luận án tìm hiểu pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất xét từ khía cạnh thực tiễn xét xử của Tòa án. Vì vậy, những đánh giá, kết luận của tác giả có giá trị thực tiễn; đặc biệt là những phân tích về giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trên thực tế. NCS đã tham khảo kết quả nghiên cứu của luận án để đánh giá thực tiễn thi hành quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân nói chung và quyền thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng tại Chương 3 Luận án.

Đỗ Văn Đại (2012): Giao dịch về quyền sử dụng đất: Những bất cập và hướng sửa đổi Luật Đất đai”, Thông tin Khoa học, Trang thông tin điện tử Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, năm 2012

Bài viết đề cập đến giao dịch về quyền sử dụng đất trong giao lưu dân sự ở nước ta. Thành công chủ yếu của bài viết này là tác giả đã phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm của giao dịch về quyền sử dụng đất; hình thức pháp lý của giao dịch về quyền sử dụng đất; các nguyên tắc, điều kiện khi thực hiện loại hình giao dịch này. Bài viết đánh giá thực trạng giao dịch quyền sử dụng đất, chỉ ra bất cập trong các quy định của Luật Đất đai năm 2003 về giao dịch quyền sử dụng đất và đề xuất định hướng sửa đổi Luật Đất đai năm 2003. Nội dung bài viết đi sâu phân tích về giao dịch quyền sử dụng đất song kết quả rút ra có liên quan đến đề tài của luận án. Những nhận định, kết luận của bài viết này có giá trị tham khảo nhất định đối với tác giả trong quá trình thực hiện luận án; đặc biệt là khi đánh giá thực trạng pháp luật về quyền, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất và đề xuất định hướng hoàn thiện chế định pháp luật này.

Nguyễn Ngọc Minh: “Những sửa đổi, bổ sung cơ bản về chế định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2013”, Tạp chí Luật học, Đặc san tháng 11-2014 về Luật Đất đai, năm 2013

Bài viết đi sâu phân tích những sửa đổi, bổ sung cơ bản về chế định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2013; lý giải lý do của những sửa đổi, bổ sung này. Nội dung bài viết liên quan trực tiếp đến đề tài luận án dưới khía cạnh luận án tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất - một loại hình chủ thể sử dụng đất cụ thể; trong khi đó, bài viết phân tích những sửa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2024