Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Công thương, Ban quản lý các KCN Hà Nội đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án xử lý nước thải ở các KCN. Đặc biệt là từ khi Thông tư 35/2015/TT-BTNMT có hiệu lực đã cụ thể hóa các quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, đầy đủ, cụ thể góp phần làm cho các doanh nghiệp hiểu và dễ dàng thực thi. Do vậy, một số KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt các nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong vấn đề quản lý, xử lý chất thải, khí thải và nước thải theo đúng quy định pháp luật. Đến nay, 8/8 KCN đang hoạt động trên địa bàn thành phố đều được đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường và gần đây nhất là lễ khởi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại cụm công nghiệp Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ. Tiếp tục thực hiện “Đề án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2015”; Uỷ ban nhân dân huyện Chương Mỹ đã thực hiện xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung phục vụ cho 11 doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh đang hoạt động. Về vấn đề này, phải kể đến nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Bắc Thăng Long được coi là công nghệ màng lọc hiện đại lớn nhất Đông Nam Á, đảm bảo khử trùng đạt quy chuẩn; được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội xác nhận, đưa vào hoạt động từ tháng 9/2009. Không chỉ vậy, các cụm công nghiệp, các doanh nghiệp trong KCN đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về xử lý nước thải sơ bộ, lắp đặt các thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí cho các khu vực gây ra khói, bụi và kiểm soát tiếng ồn hiệu quả. Các doanh nghiệp còn phải báo cáo kết quả quan trắc kiểm soát chất lượng nước thải, khí thải đầu ra theo tháng, đảm bảo môi trường lao động an toàn theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng tham gia tích cực các chương trình bảo vệ môi trường của thành phố như trồng cây xanh trong khuôn việc KCN, góp quỹ môi trường…
Kịp thời thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố môi trường.
Khi phát hiện ra sự cố môi trường, các doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp ứng phó, thông báo kịp thời cho Chi cục Bảo vệ môi trường, Cảnh sát môi
trường Hà Nội để phối hợp cùng giải quyết. Đảm bảo khắc phục sự cố, không để tình trạng đó gây ô nhiễm môi trường. Điển hình như sự cố tràn nước thải có chứa Cr6+, Ni (chất thải nguy hại) của Công ty MAP (thuộc KCN Thăng Long) ra hồ số 6, thì ngay sau đó, công ty MAP đã huy động lực lượng, phương tiện kết hợp với cơ quan chức năng giải quyết nguồn nước bị ô nhiễm 20. Nhằm hạn chế một cách tối đa nhất những tác động đến môi trường, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường nước sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe dân cư quanh khu vực đó. Có thể thấy rằng các KCN đang hoạt động trên thành phố đã phần nào tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường sống trong lành cho người dân. Biểu hiện rõ nhất là KCN Thăng Long tự hào khi được nhận bằng khen và cúp về KCN điển hình tiên tiến về BVMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường trao tặng vào tháng 12/2010.
2.4.2. Một số tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường ở khu công nghiệp
Pháp luật quy định khá cụ thể và chặt chẽ, việc thực hiện những quy định đó cũng đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập trong các quy định pháp luật nên gây khó khăn trong quá trình thực hiện pháp luật về BVMT hoặc cũng nhiều cơ sở chưa chấp hành tốt các quy định pháp luật về BVMT.
Một là, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN chưa có hệ thống xử lý nước, chất thải hoặc đã triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả. Mặc dù pháp luật đã quy định khá cụ thể về vấn đề này. Theo báo cáo số 5/BC-UBND về công tác quản lý môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội thì còn lại khoảng 20% lượng chất thải nguy hại phát sinh tại các cơ sở công nghiệp không được lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Một số doanh nghiệp trong KCN không thực hiện đăng ký nguồn thải theo quy định, có doanh nghiệp tự lưu giữ chất thải, gây ô nhiễm cục bộ.
20 Thao Lan, Kinh nghiệm xử lý chất thải tại KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội, http://bmktcn.com//index.php?option=com_content&task=view&id=4850&Itemid=103, truy cập 23:00, ngày 20/4/2016.
Hầu hết các doanh nghiệp vẫn còn quan điểm chú trọng đến lợi nhuận, tình hình hoạt động của doanh nghiệp hơn là việc BVMT. Do vậy, mà nhiều cơ sở không xây dựng hệ thống xử lý nước, chất thải và xả trực tiếp ra môi trường. Cũng có một số cơ sở đã xây dựng hệ thống xử lý nhưng vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, lỗi thời không đảm bảo theo quy chuẩn kỹ thuật dẫn đến việc vận hành không hiệu quả. Hay như nhiều doanh nghiệp “tiết kiệm” chi phí vận hành nên dù đã xây dựng xong hệ thống xử lý nhưng vẫn không đưa vào sử dụng mà lén lút xả thải ra môi trường. Điển hình tại thành phố Hà Nội, KCN Nội Bài vận hành trạm xử lý nước thải nhưng lại chỉ để xử lý nước thải sinh hoạt. Hay như tại KCN Quang Minh, đoàn kiểm tra của Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội phát hiện toàn bộ nước thải của khu công nghiệp này đang xả trực tiếp ra môi trường, trong khi đó hệ thống xử lý nước thải lại không hề vận hành. Tiếp đến tháng 12/2014 thì còn hơn 30 doanh nghiệp chưa thực hiện đấu nối vào hệ thống xả thải chung, đến nay thì còn dưới 10 doanh nghiệp chưa thực hiện đấu nối. Theo đánh giá của UBND thành phố Hà đi kiểm tra hoạt động đầu tư xây dựng KCN Quang Minh vào tháng 5/2015 cho biết KCN Quang Minh chưa hoàn thiện hệ thống xử lý nước, chất thải đã gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt khu dân cư ô, nhiễm môi trường. Cùng với đó, để sử dụng hệ thống xử lý nước thải, doanh nghiệp phải trả phí dịch vụ khá cao, do vậy nhiều doanh nghiệp xả thải tự do ra môi trường.
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Của Pháp Luật Hiện Hành Về Bảo Vệ Môi Trường Ở Khu Công Nghiệp
- Thực Trạng Ô Nhiễm Môi Trường Và Công Tác Quản Lý Môi Trường Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
- Công Tác Quản Lý Môi Trường Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
- Sự Cần Thiết Hoàn Thiện Quy Định Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường
- Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 10
- Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 11
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp gây phát sinh khí thải, tiếng ồn vượt quá quy chuẩn cho phép khiến nhiều hộ dân xung quanh cảm thấy khó chịu. Hầu hết các chất trong khí thải như bụi, CO, SO2 do hoạt động sản xuất hoặc do các phương tiện vận chuyển gây ra. Qua kiểm tra trên thực tế tại cơ sở, đã phát hiện ra từ tháng 1/2015 công ty trách nhiệm hữu hạn DJ Việt Nam thuộc KCN Phú Nghĩa đã tự ý xây dựng thêm và đưa vào hoạt động phân xưởng mạ, đặc biệt là công ty chưa xây dựng hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ phân xưởng mạ này. Điều này dẫn đến việc phát sinh mùi khó chiu gây ảnh hưởng tới các hộ dân xung quanh KCN. Tuy nhiên sau khi bị xử lý theo pháp luật thì đến cuối năm 2015, công ty đã xây dựng hệ thống xử lý khí thải nhưng kết quả quan trắc các
thông số đo nhanh tại hiện trường cho thấy nồng độ HC vẫn vượt quá tiêu chuẩn cho phép gấp 2 lần 21.
Hai là, công tác ĐTM không đảm bảo chất lượng. Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không lập báo cáo ĐTM. Nhiều báo cáo ĐTM có chất lượng chưa cao, còn nặng về hình thức. Như với bản báo cáo ĐTM trước đây của KCN Nội Bài khi phê duyệt quy hoạch đã không tính đến việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung nên các cơ sở sản xuất tại đây đều xả nước thải vào mương thoát nước vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Hay có rất nhiều trường hợp tùy thuộc 2 dự án khác nhau nhưng lại có bản báo cáo ĐTM như nhau hoặc có những nội dung trùng hợp mà điều kiện tự nhiên cũng như môi trường của 2 dự án hoàn toàn khác nhau. Mặc dù Luật BVMT năm 2014 rất chú ý đến việc quy định về nội dung này cũng như ban hành nhiều Nghị định hướng dẫn nhưng vẫn còn tình trạng thực hiện ĐTM chỉ là hình thức để dự án được thông qua.
Công cụ ĐTM được ban hành nhằm sàng lọc những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Nhưng trên thực tế, sau quá trình thẩm định ĐTM, một số dự án đầu tư trong các KCN sử dụng công nghệ lạc hậu vẫn được chấp thuận đưa vào sản xuất, gây ô nhiễm kéo dài và khó giải quyết. Cũng nhiều trường hợp, khi báo cáo ĐTM được phê duyệt thì chủ các dự án lại không thực hiện hoặc thực hiện không đúng như các nội dung trong bản báo cáo. Có thể do mất nhiều chi phí hoặc điều kiện thực tế không đảm bảo cho việc thực hiện. Đây cũng chính là nguyên nhân mà gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực dự án.
Ba là, trách nhiệm BVMT của ban quản lý KCN; chủ đầu tư, chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa cao, quản lý môi trường chưa được triệt để. Nhiều trường hợp ban quản lý doanh nghiệp không đảm bảo tính minh bạch, công khai trong việc xác nhận kế hoạch BVMT. Hơn nữa, nhiều chủ đầu tư, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ còn yếu kém về chuyên môn quản lý môi
21 Nguyễn Thị Hòa- chuyên viên phòng TNMT huyện Chương Mỹ “Xử lý tình huống gây ô nhiễm môi trường của công ty TNHH DJ Việt Nam”, http://dtcblehongphong.hanoi.gov.vn/LinkClick.aspx?fileticket=wGyNu0fsew8%3D&tabid=65, truy cập 17:20’ ngày 24/4/2016.
trường, khoa học, công nghệ, kỹ thuật môi trường…do vậy mà quá trình quản lý cũng như thực hiện công tác BVMT chưa thực sự được đảm bảo, đạt kết quả.
2.4.3. Nguyên nhân
Mặc dù hoạt động của các doanh nghiệp đã được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật cùng các biện pháp khác về BVMT nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều tồn tại, có thể do một số những nguyên nhân sau:
Do sự hạn chế về ý thức BVMT của các chủ thể trong KCN. Họ chưa xác định rõ được ý nghĩa của việc BVMT và trách nhiệm của bản thân trong công tác BVMT. Luôn có tư tưởng BVMT là trách nhiệm của cơ quan, những người có thẩm quyền, của tất cả mọi người chứ không phải của riêng mình. Hơn nữa, họ không phải là những người trực tiếp gánh chịu những hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra nên họ chưa thực sự coi trọng việc BVMT. Cũng nhiều doanh nghiệp họ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận hơn, đến lợi ích cá nhân hơn là lợi ích cộng đồng. Họ sẵn sàng giảm bớt chi phí xử lý chất, nước, khí thải mà xả thẳng ra môi trường mặc dù họ biết hành vi đó có thể lấy đi sinh mạng của bao người dân, do vậy, nhiều cơ sở đã cố ý vi phạm, không tuân theo các quy định của pháp luật.
Việc kiểm, thanh tra về bảo vệ môi trường tại địa phương còn một số tồn tại hạn chế như lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra còn mỏng, năng lực còn hạn chế; chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị, phương tiện cần thiết dẫn đến gây hạn chế trong quá trình thanh tra và khó khăn trong việc phát hiện sai phạm ở các doanh nghiệp.
Mặc dù pháp luật đã khắc phục được nhiều hạn chế, đến nay dường như đã được hoàn thiện hơn, nhưng qua áp dụng trên thực tiễn thì có thể thấy, quy định pháp luật về BVMT ở KCN cũng tồn tại một vài bất cập. Cụ thể:
Chưa có một văn bản chuyên biệt nào quy định về quản lý và xử lý khí thải. Mặc dù, đến nay việc quản lý khí thải đã được lồng ghép trong Nghị định 38/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất thải và phế liệu nhưng dường như vấn đề này đang gây khó khăn cho các KCN khi áp dụng. Gây ra tình trạng nhiều doanh nghiệp vẫn phát sinh khí thải ra môi trường. Phần lớn các tiêu chuẩn môi trường đã được chuyển đổi thành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Tuy nhiên, một số quy chuẩn đã tỏ ra không phù hợp với thực tế và trình độ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, còn quá cao so với các nước trong khu vực. Cụ thể như quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải, đặc biệt là nước thải và khí thải chỉ áp dụng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh với quy mô lớn mà không phù hợp với các cơ sở sản xuất, kinh doanh với quy mô nhỏ và quy mô hộ gia đình. Do vậy mà vẫn còn tình trạng xả thải vượt quy chuẩn cho phép. Chưa có những quy định chặt chẽ về hạ tầng kỹ thuật BVMT nên còn nhiều doanh nghiệp nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu để xử lý và điều đó làm cho chất thải vẫn không được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường.
Việc đánh phí bảo vệ môi trường còn thấp đối với nước thải và chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại. Bởi việc xử lý loại chất thải này phải sử dụng đến công nghệ, kỹ thuật rất tốn kém. Một bất cập nữa về vấn đề này, đó là việc thu phí đánh đồng giữa các doanh nhiệp có hệ thống xử lý nước thải và doanh nghiệp chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải mà căn cứ thu phí chỉ tính trên tỉ lệ xả nước thải. Như vậy chưa khuyến khích được các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải đạt quy chuẩn. Bởi vì, doanh nghiệp không xây dựng hệ thống xử lý cũng chỉ phải chịu mức phí như doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải nếu vi phạm cùng một mức xả thải ra môi trường, điều này chưa đảm bảo sự công bằng.
Quy định về vai trò tham vấn cộng đồng trong công tác ĐTM còn mờ nhạt, do đó không đảm bảo được chất lượng báo cáo ĐTM. Mặc dù Nghị định số 18/2015/NĐ-CP đã khắc phục những hạn chế về vấn đề này, nhưng khi áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn thì gây rất nhiều khó khăn, như pháp luật quy định đối tượng được tham vấn là cơ quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi dự án nhưng việc xác định cụ thể đối tượng chịu tác động trực tiếp lại không đơn giản. Cộng đồng địa phương là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do ô nhiễm môi trường KCN gây ra. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có cơ chế nào bảo đảm cho sự tham gia của cộng đồng trong các dự án đầu tư vào các KCN đồng thời việc thực hiện tham vấn cũng còn tồn tại nhiều vấn đề. Cụ thể như chủ đầu tư thực hiện việc tham vấn ý kiến cộng đồng còn hình thức,
chủ yếu là lấy ý kiến của người đại diện cho một khu vực, mà việc lấy ý kiến đại diện như vậy thì không thể đảm bảo tính khách quan. Pháp luật chưa có những quy định về tiêu chí xác định ý kiến khách quan và kiến nghị hợp lý mà chủ đầu tư phải tiếp thu.
Hiện nay, không có quy định riêng về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở khu công nghiệp. Khi xử phạt các chủ thể có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở KCN thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định pháp luật, xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung. Do vậy, chế tài xử phạt vi phạm chung chung, còn nhẹ, chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe. Kể từ khi nghị định 179/2013 quy định về xử lý hành chính trong lĩnh vực môi trường được áp dụng thì tình hình vi phạm có chuyển biến tích cực hơn, mọi người có ý thức BVMT hơn. Nhưng hiện nay, những hành vi tác động xấu đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường ngày một tinh vi và nguy hiểm hơn, nó không chỉ bị coi là những hành vi vi phạm pháp luật về BVMT nữa mà nó còn là hành vi xâm phạm quyền con người được sống trong môi trường trong lành.
Như hành vi vi phạm về BVMT tại KCN Quang Minh là một ví dụ, đoàn kiểm tra của Chi cục BVMT Hà Nội đã lập biên bản kiểm tra và biên bản vi phạm hành chính công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Đức là chủ đầu tư và là đơn vị quản lý khu công nghiệp Quang Minh, về hành vi không vận hành thường xuyên trạm xử lý nước thải với số tiền phạt từ 130 đến 170 triệu đồng. Mặc dù trước đó, công ty này đã bị nhắc nhở, xử phạt nhiều lần, lần 1 về hành vi xả thải không có giấy phép, lần thứ hai là thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung trong báo cáo ĐTM. Có thể thấy, đến 3 lần bị xử phạt vậy mà doanh nghiệp vẫn ngang nhiên vi phạm, phải chăng xử phạt hành chính còn quá nhẹ nhàng với các doanh nghiệp vi phạm này, chưa làm cho các doanh nghiệp phải “sợ”.
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT tại các KCN chủ yếu là các tổ chức và cụ thể là các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thì việc xử phạt vi phạm mới chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính. Chính
điều này tạo lỗ hổng, khiến cho các doanh nghiệp cố tình vi phạm, bởi có khi mức họ chịu phạt còn ít hơn nhiều so với chi phí họ bỏ ra để thực hiện công tác BVMT. Điển hình như với hàng loạt các sai phạm của KCN Sài Đồng B như:
Chỉ số ô nhiễm nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép theo quy định về TCVN 5945-2005;
Cũng theo số liệu của Bộ tài nguyên môi trường, mỗi ngày KCN Sài Đồng B thải ra môi trường từ 2.000m3 - dưới 5.000m3 nước thải chưa qua xử lý 22.
Đến nay đã hơn 17 năm từ khi KCN đi vào hoạt động, vẫn chưa có hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn cho hàng chục cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN.
Đặc biệt, khi chưa được cấp phép xả nước thải vào nguồn nước nhưng KCN vẫn ngang nhiên xả thải…
Ấy vậy mà, hơn 10 năm người dân phải sống trong ô nhiễm, khiếu nại và kiến nghị đến chính quyền địa phương rất nhiều lần thì đến năm 2013, mười sáu doanh nghiệp mới bị lập biên bản với số tiền phạt là 600 triệu đồng, tức là trung bình mỗi doanh nghiệp đóng chưa đến 40 triệu tiền phạt cho hành vi nhiều năm liền gây ô nhiễm. Cho đến nay qua 4 đợt quan trắc từ năm 2014 cho thấy, tại các vị trí lấy mẫu và các thời điểm lấy mẫu phần lớn các thông số đều vượt quy chuẩn cho phép, có từ 3 - 11 thông số trong 16 thông số phân tích không đạt quy chuẩn cho phép, do Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường Hà Nội thực hiện tại sông Cầu Bây23. Dường như với mức xử phạt theo pháp luật hiện hành không làm cho các doanh nghiệp ngừng hành vi gây ô nhiễm của mình và liệu số tiền xử phạt đó có thích đáng với hành động và hậu quả mà các doanh nghiệp trong KCN gây ra như vậy không. Biến 1 dòng sông chảy dài qua địa phận huyện Gia Lâm và quận Long Biên giờ gần như thành con sông chết, làm hàng ngàn ha đất không canh tác được, người dân phải sống chung với ô nhiễm, hôi thối, thiệt hại nặng về kinh tế, nhưng lại chỉ xử phạt hành chính.
22 Trần Minh, KCN Sài Đồng B, nhiều vi phạm trong lĩnh vực môi trường, http://anninhthudo.vn/an-ninh-doi-song/kcn-sai-dong-b-nhieu-vi-pham-trong-linh-vuc-moi-truong/336445.antd, truy cập 21:00 ngày 26/4/2016.
23 Thu Trang, Cần chế tài mạnh với vi phạm xả thải khu công nghiệp, http://dwrm.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Tin-thanh-tra/Can-che-tai-manh-voi-vi-pham-xa-thai-khu-cong-nghiep-4735, truy cập 15:40’ ngày 26/4/2016.