Quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam - 8

Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không được kinh doanh lữ hành quốc tế và không phải xin giấy phép kinh doanh.

* Đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch

Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo qui định của luật doanh nghiệp 2005. Kinh doanh lưu trú du lịch bao gồm:

- Khách sạn

- Làng du lịch

- Biệt thự du lịch

- Căn hộ du lịch

- Bãi cắm trại du lịch

- Nhà nghỉ du lịch

- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

- Các cơ sở lưu trú du lịch khác.

Điều 64 Luật Du lịch 2005 qui định điều kiện cụ thể cho các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú:

Quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam - 8

- Đối với khách sạn, làng du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng.

- Đối với biệt thự du lịch và căn hộ du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị và mức độ phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng

- Đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác phải bảo đảm trang thiết bị tối thiểu đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.

- Có phương án kinh doanh lưu trú du lịch

- Có phương án, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch

- Yêu cầu về địa điểm kinh doanh phải phù hợp với quy định của pháp luật và các văn bản hiện hành của Nhà nước về vệ sinh phòng dịch, bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo đảm an toàn giao thông và trật tự xã hội. Địa điểm kinh doanh phải cách xa khu vệ sinh công cộng, bãi rác, hồ ao tù ít nhất là 100 mét, xa nơi sản xuất có thải ra nhiều bụi, chất độc hại hoặc phát ra tiếng ồn lớn, các bệnh viện có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm từ 100-500 mét. Ngoài các yêu cầu trên, cơ sở lưu trú phải nằm ngoài khu vực cần bảo vệ quốc phòng và an ninh theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Pháp luật qui định đối với loại cơ sở lưu trú như: khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch đã được công nhận và xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp khi kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có điều kiện không cần phải có giấy phép kinh doanh đối với từng hàng hoá, dịch vụ, nhưng phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện.

- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch chưa được xếp hạng yêu cầu có chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo qui định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú có nhà hàng thì yêu cầu có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của nhà hàng. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là một trong các cơ sở cấp giấy phép kinh doanh. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cấp chung cho doanh nghiệp, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của từng cơ sở lưu trú hoặc nhà hàng ăn uống đủ điều kiện kinh doanh thuộc doanh nghiệp. Nếu cơ sở ăn uống nằm trong cơ sở lưu trú thì không cần lập hồ sơ riêng cho nhà hàng ăn uống đó.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhà hàng yêu cầu có bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị tối thiểu. Danh sách cán bộ, công nhân viên. Giấy chứng nhận sức khoẻ của cán bộ, công nhân viên do y tế cấp. Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp mặt bằng nơi đặt cơ sở kinh doanh.

- Đối với cơ sở lưu trú phải nộp thêm giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự do Công an quận, huyện cấp.

Thời gian được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh áp dụng theo qui định của Luật Doanh nghiệp 2005.

* Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam

Doanh nghiệp du lịch nước ngoài muốn thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

Phải là doanh nghiệp du lịch hợp pháp được pháp luật nước sở tại nơi doanh nghiệp đó thành lập, đăng ký kinh doanh công nhận.

Doanh nghiệp đã hoạt động kinh doanh du lịch được ít nhất năm năm kể từ ngày đăng ký kinh doanh hợp pháp.

Nộp đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người có thẩm quyền đại diện của doanh nghiệp ký. Trường hợp thành lập chi nhánh phải có giấy uỷ quyền nêu rõ phạm vi uỷ quyền cho người đứng đầu chi nhánh.

Bản sao giấy đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động.

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong năm tài chính liền kề.

Các giấy tờ trong hồ sơ phải được dịch sang tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại chứng thực.

Đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương để xin cấp giấy phép.

Đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Tỉnh để xin cấp giấy phép.

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam

Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện phải thông báo bằng văn bản để doanh nghiệp nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản để doanh nghiệp nước ngoài biết và nêu rõ lý do.

Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện có thời hạn năm năm.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quền cấp giấy phép cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các cơ quan thuế, cơ quan thống kê, các cơ quan có liên quan nơi chi nhánh hoặc văn phòng đại diện đặt trụ sở.

* Kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch và đô thị du lịch.

Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch phải đăng ký kinh doanh và tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận chuyển khách theo qui định của pháp luật (Điều 57 Luật Du lịch).

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch áp dụng theo Luật Doanh nghiệp 2005.

* Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch

Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch phải phải xây dựng dự án phù hợp với qui hoạch phát triển du lịch trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thủ tục phê duyệt dự án thực hiện theo qui định của pháp luật về đầu tư và các qui định khác của pháp luật có liên quan (Điều 67 Luật Du lịch).

Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực hiện theo qui định của pháp luật về đầu tư.

* Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác

Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh các dịch vụ trong khu du lịch, điểm du lịch như kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo pháp luật và được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ theo qui định với ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.

1.3.2. Điều kiện kinh doanh du lịch

1.3.2.1. Đối với kinh doanh lữ hành

* Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa

- Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền theo qui định của pháp luật.

- Kinh doanh theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh những ngành nghề cần có giấy phép.

- Thông báo thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh cho Sở Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về du lịch thời điểm bắt đầu kinh doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Quy định rõ phạm vi, chức năng hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, có quy chế quản lý các chi nhánh, văn phòng đại diện và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.

- Chỉ được ký hợp đồng đại lý với đại lý lữ hành để bán chương trình du lịch cho khách du lịch, không được uỷ thác cho đại lý lữ hành tổ chức thực hiện chương trình du lịch đã bán.

- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa có quyền xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.

- Có trách nhiệm mua bảo hiểm cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện chương trình du lịch khi khách có yêu cầu.

- Phải có phương án, biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho khách du lịch. Thông báo trước cho khách du lịch những nơi có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của khách; thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về tai nạn hoặc nguy hiểm, rủi ro có thể sảy ra với khách du lịch.

- Sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch khi khách có nhu cầu và chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên trong thời gian hướng dẫn khách theo hợp đồng với doanh nghiệp.

- Có trách nhiệm quản lý khách theo chương trình du lịch đã bán cho khách, không được đưa khách đến khu vực cấm, không được để khách lợi dụng hoạt động du lịch xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá, an toàn xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

- Có trách nhiệm thông tin rõ ràng, công khai trung thực số lượng, chất lượng giá cả, hàng hoá cung cấp cho khách hàng, thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết với khách và bồi thường thiệt hại cho khách do lỗi của mình gây ra.

- Lập sổ theo dõi khách, hồ sơ quản lý khách theo hướng dẫn

- Đăng ký mã số thuế, kê khai nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ báo cáo tài chính trung thực, chính xác, lưu giữ hồ sơ theo qui định của pháp luật định kỳ cho Sở Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo mẫu qui định.

* Quyền và nghiã vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế

- Có đăng ký kinh doanh

- Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương cấp.

- Thông báo thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh cho Tổng cục du lịch và Sở du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Khi thành lập chi nhánh hoặc văn phũng đại diện ở trong nước, hoặc ở nước ngoài doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản kèm theo về Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch nơi đặt trụ sở chính và Sở Du lịch nơi đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện kèm theo bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.

- Khi thay đổi địa điểm trụ sở chính, địa điểm chi nhánh hoặc văn phòng đại diện doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và Sở Du lịch nơi doanh nghiệp chuyển đến trong trường hợp địa điểm chuyển đến thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

- Thực hiện báo cáo định kỳ cho Tổng cục Du lịch và Sở Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế.

- Đăng ký mã số thuế, kê khai nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật.

- Quy định rõ phạm vi, chức năng hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, có quy chế quản lý các chi nhánh, văn phòng đại diện và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.

- Chỉ được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền một đầu mối làm thủ tục đề nghị xét duyệt nhân sự về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cho khách du lịch quốc tế.

- Có phương án kinh doanh lữ hành, có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 47:

+ Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam

+ Kinh doanh du lịch đối với khách ra nước ngoài

+ Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài

Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam:

Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế có quyền xây dựng quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch nội địa.

Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục xuất, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan.

Hướng dẫn cho khách du lịch chấp hành tốt các qui định của nơi đến, tuân thủ pháp luật và các qui định của nhà nước Việt Nam về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá, thuần phong mĩ tục.

Khác với kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế yêu cầu sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài và chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên trong thời gian hướng dẫn khách theo hợp đồng với doanh nghiệp.

Kinh doanh lữ hành đối với khách ra nước ngoài:

Ngoài việc xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện chương trình cho khách du lịch ra nước ngoài và khách du lịch nội địa.

Doanh nghiệp phải mua bảo hiểm cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian thực hiện chương trình du lịch.

Yêu cầu phải phổ biến, hướng dẫn cho khách du lịch chấp hành, tuân thủ pháp luật và các qui định của nước đến du lịch.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2022