Điều lệ công ty là bản cam kết của các thành viên về thành lập, hoạt động của công ty trong đó đã thoả thuận về thời hạn hoạt động. Khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ, nếu các thành viên không muốn xin gia hạn hoạt động của công ty thì công ty đương nhiên phải tiến hành giải thể.
- Giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân. Tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần. Giải thể công ty thuộc quyền quyết định của các thành viên công ty. Các thành viên công ty đó tự nguyện hùn vốn vào công ty thì họ cũng có quyền cùng nhau quyết định việc giải thể công ty.
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo qui định của pháp luật trong thời hạn 6 tháng liên tục. Có đủ số thành viên tối thiểu là một trong những điều kiện pháp lý để công ty tồn tại và hoạt động. Pháp luật qui định số lượng thành viên tối thiểu cho mỗi loại hình công ty khác nhau. Khi không đủ số thành viên tối thiểu để tiếp tục hoạt động, tồn tại. Công ty phải kết nạp thêm thành viên cho đủ số lượng tối thiểu. Trong thời hạn 6 tháng liên tục mà không kết nạp thêm thành viên mới, dẫn đến công ty tồn tại không đủ số lượng thành viên tối thiểu thì công ty phải giải thể.
- Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là căn cứ không thể thiếu cho sự tồn tại và hoạt động của các công ty. Khi công ty kinh doanh vi phạm các qui định của pháp luật và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì công ty không thể tiếp tục tồn tại, hoạt động. Trong trường hợp này công ty phải giải thể theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh (Điều 157 Luật Doanh nghiệp).
Thủ tục giải thể:
- Thủ tục giải thể công ty phải tuân thủ những qui định chặt chẽ của pháp luật bởi sự chấm dứt hoạt động của công ty không chỉ ảnh hưởng đến bản thân công ty. Để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan được giải quyết
thoả đáng, duy trì hoạt động bình thường của các đối tượng khác, các thủ tục giải thể được qui định chặt chẽ.
Doanh nghiệp muốn giải thể phải thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp với đầy đủ nội dung theo qui định của pháp luật về: tên, địa chỉ doanh nghiệp, lý do giải thể, thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng, các phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động, chữ ký của người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật, tổ chức thanh lý tài sản
Quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, đến tất cả các chủ nợ, đến người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến doanh nghiệp, người lao động trong doanh nghiệp. Quyết định giải thể phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.
Phương án, thứ tự thanh toán các khoản nợ
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Qui Chế Pháp Lý Của Thương Nhân Trong Kinh Doanh Du Lịch
- Quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam - 8
- Quyền Và Nghĩa Vụ Của Tổ Chức, Cá Nhân Kinh Doanh Vận Chuyển Khách Du Lịch
- Thực Trạng Các Qui Định Pháp Luật Về Vào Nghề Kinh Doanh Du Lịch
- Thực Trạng Các Qui Định Pháp Luật Về Chấm Dứt Kinh Doanh Du Lịch
- Một Số Định Hướng Hoàn Thiện Qui Chế Pháp Lý Của Thương Nhân Trong Kinh Doanh Du Lịch
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ xin giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp,
Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
Theo yêu cầu của pháp luật đối với một số doanh nghiệp, quyết định giải thể phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp; quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ theo tên và địa chỉ cụ thể ghi rõ số nhà, thời hạn, địa điểm giải quyết số nợ và phương thức, cách thức giải quyết số nợ.
Đối với những doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và làm đầy đủ thủ tục xin giải thể theo qui định. Sau thời hạn sáu tháng quy định cơ quan đăng ký kinh doanh
không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên, chủ sở hữu công ty, thành viên Hội đồng quản trị, các thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán (Điều 158 luật doanh nghiệp).
Trong giai đoạn này công ty không được thực hiện thêm bất kỳ một giao dịch nào với bên ngoài nếu không nhằm phục vụ cho việc thanh lý công ty. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
1.3.3.2. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài
Doanh nghiệp nước ngoài có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
- Theo đề nghị của doanh nghiệp nước ngoài
- Doanh nghiệp du lịch nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của nước nơi doanh nghiệp thành lập hoặc đăng ký kinh doanh
- Hết thời hạn hoạt động theo giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện mà không đề nghị gia hạn.
Trong những trường hợp trên doanh nghiệp phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động đến cơ quan cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, các chủ nợ, người lao động trong chi nhánh, văn phòng đại diện và những người có quyền lợi và nghiã vụ liên quan. Trong thông báo phải ghi rõ thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động của mình và phải đăng báo viết hoặc báo điện tử phát hành tại Việt Nam trong 3 số liên tiếp.
Hết thời hạn hoạt động theo giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện mà không được cơ quan cấp giấy phép thành lập chấp thuận gia hạn
- Bị thu hồi giấy phép thành lập do chi nhánh, văn phòng không chính thức đi vào hoạt động trong thời gian 6 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép.
Ngừng hoạt động 6 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan cấp giấy phép thành lập
- Không báo cáo định kỳ về hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện trong 2 năm liên tiếp.
- Trong trường hợp không nộp báo cáo, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản (nếu thời hạn 6 tháng vẫn chưa nộp).
- Chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động không đúng chức năng theo qui định của pháp luật.
Trong trường hợp không gia hạn hoặc thu hồi giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định, cơ quan cấp giấy phép thành lập phải công bố trên báo viết hoặc báo điện tử phát hành tại Việt Nam trong 3 số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động và thời điểm chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Đối với trường hợp tự chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Trước khi chấm dứt hoạt động của mình, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo qui định của pháp luật. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thanh toán xong các khoản nợ, cơ quan cấp giấy phép thành lập xoá tên văn phòng đại diện, chi nhánh trong sổ đăng ký.
Đối với trường hợp không được gia hạn hoặc bị thu hồi giấy phép hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Trước khi chấm dứt hoạt động của mình, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo qui định của pháp luật. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thanh toán xong các khoản nợ, cơ quan cấp giấy phép thành lập xoá tên văn phòng đại diện, chi nhánh trong sổ đăng ký.
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và giải thể chi nhánh có trách nhiệm thông báo cho uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Tỉnh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, và các cơ quan nhà nước có liên quan nơi đặt trụ sở chi nhánh về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày xoá tên.
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và giải thể văn phòng đại diện có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý về du lịch cấp Trung ương, Ủy ban nhân nhân tỉnh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, và các cơ quan nhà nước có liên quan nơi đặt trụ sở của văn phòng đại diện về việc chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện, trong thời hạn 15 ngày.
Chương 2
thực trạng qui chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch ở việt nam
2.1. NGUỒN PHÁP LUẬT ĐIỀU TIẾT KINH DOANH DU LỊCH
Để giúp các tổ chức cá nhân hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam và các cơ quan, tổ chức cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan đến hoạt động du lịch có tài liệu nghiên cứu, áp dụng, thực thi luật. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật Du lịch vào ngày 14 tháng 06 năm 2006. Luật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.
Luật Du lịch gồm 11 chương và 88 điều, qui định về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch.
Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, trong Luật Du lịch qui định cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về du lịch. Việc quy định như vậy để tạo hướng phát triển trong tương lai. Với những chính sách cơ bản được quy định trong điều 6 Luật Du lịch như: Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư vào một số lĩnh vực trong du lịch. Làm rõ hơn các lĩnh vực nhà nước thực hiện và những lĩnh vực nhà nước hỗ trợ để phát triển du lịch, trong đó chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác xúc tiến, quảng bá quốc gia, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Trong đó chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác xúc tiến, quảng bá quốc gia, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch; cho phép thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch... nếu được triển khai tốt sẽ góp phần tạo ra bước đột phá trong thu hút đầu tư phát triển du lịch.
Luật Du lịch có những nội dung mới góp phần nâng cao tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Cụ thể, qui định chi tiết hơn việc xác định tài nguyên du lịch và vấn đề quản lý, bảo vệ tài nguuyên, môi trường du lịch nhằm bảo đảm nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Nội dung qui hoạch du lịch được đưa vào luật để khẳng định sự phát triển du lịch phải theo qui hoạch bảo đảm tính hiệu quả đầu tư du lịch trong phạm vi toàn quốc và của mỗi địa phương. Ngăn ngừa tình trạng xây dựng lộn xộn, mất mĩ quan, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái tại các khu du lịch, điểm du lịch.
Việc xác định phân loại, công nhận và tổ chức quản lý khu, điểm, tuyến, đô thị du lịch, những yếu tố cơ bản tạo nên sản phẩm du lịch, sẽ có tác động tích cực đến việc hình thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn của Việt Nam.
Vấn đề xã hội hoá trong lĩnh vực du lịch, sử dụng du lịch như một công cụ hữu hiệu để xoá đói giảm nghèo được quan tâm hơn thông qua các chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia và được hưởng lợi ích từ các hoạt động du lịch.
Trong phần kinh doanh du lịch, để nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng các dịch vụ du lịch, đảm bảo quyền lợi của khách du lịch, Luật Du lịch bổ sung một số nội dung cho phù hợp với tình hình phát triển hiện nay. Cụ thể, bổ sung ngành nghề kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch nhằm khuyến khích việc đầu tư tôn tạo, xây mới khu du lịch, điểm du lịch thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của khách du lịch; bổ sung quy định về đại lý lữ hành, hợp đồng lữ hành, phân biệt rõ trách nhiệm của doanh nghiệp giao đại lý và đại lý du lịch trong việc thực hiện các nội dung đã hợp đồng với khách du lịch; quy định các điều kiện đối với phương tiện vận chuyển khách du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu, điểm và đô thị du lịch để đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch để khách yên tâm hơn khi đi du lịch.
Những quy định trong Luật Du lịch về cơ bản đã tiếp cận được với Luật Du lịch của nhiều nước trên thế giới, tạo nên những nền tảng vững chắc để thu hút các doanh nghiệp du lịch nước ngoài đầu tư, hợp tác kinh doanh với Việt Nam đồng thời thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Luật Du lịch xây dựng các quy định mới về việc xác định tài nguyên du lịch, bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, quy hoạch du lịch, việc công nhận và quản lý khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch, tiêu chuẩn hoá các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; tiêu chuẩn hoá cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch đều nhằm thể hiện chính sách của Nhà nước ta trong việc nâng cao sức cạnh tranh, tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Bổ sung ngành nghề kinh doanh khu du lịch, điểm du lịch sẽ có tác động tích cực đến việc hình thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn của Việt Nam, bảo đảm nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.
Công tác quản lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch gắn bó chặt chẽ với công tác quản lý địa bàn, lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân các cấp. Việc quản lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch được thể hiện trong nội dung quản lý khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Luật Du lịch khẳng định tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu của nhà nước, tổ chức cá nhân nhưng đều phải được bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng và bảo đảm phát triển du lịch bền vững. Tổ chức, cá nhân sở hữu tài nguyên du lịch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch cho các mục tiêu kinh tế khác nhưng bảo đảm không làm giảm độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch. Luật Du lịch cũng khẳng định các khu du lịch phải thành lập ban quản lý, trừ trường hợp khu du lịch được giao cho