3.2.1 Các giải pháp về công tác tổ chức, quy hoạch và hoạt động khai thác tiềm năng phát triển kinh doanh du lịch
Trong một số phần đánh giá thực trạng du lịch các tỉnh vùng Tây Bắc đã có ý kiến về việc thực hiện quy hoạch phát triển du lịch vùng còn gặp nhiều khó khăn. Nếu như kinh tế du lịch vùng Tây Bắc ở cơ chế tự phát đã không còn đáp ứng được yêu cầu, nhưng cơ chế thị trường ở vùng Tây Bắc cũng chưa phát huy được các mặt tích cực... Trước thực trạng đó, cần điều tiết như thế nào để du lịch vùng Tây Bắc phát triển? Nhiều việc chưa có ai làm, càng chưa có ai cạnh tranh.
Trước hết nói về công tác tổ chức hoạt động ở các tỉnh vùng Tây Bắc cũng như một số tỉnh du lịch chưa phát triển, mọi hoạt động du lịch do các Sở Thương mại Du lịch quản lý thông qua Phòng quản lý Du lịch mà chức năng chủ yếu lại là Quản lý Nhà nước về du lịch. Các doanh nghiệp làm du lịch thì hầu hết ở quy mô nhỏ và chủ yếu lại là kinh doanh lữ hành hoặc tổ chức nơi vui chơi giải trí, tham quan du lịch thực sự. Với thực trạng bộ máy tổ chức đầu tư trí tuệ như vậy thì còn rất xa mới trở thành ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, tương ứng với tiềm năng giàu có. Có thể trong điều kiện hiện nay ở vùng Tây Bắc nói chung các mặt tích cực của cơ chế kế hoạch hoá còn phát huy tác dụng nên cần có sự tập trung chỉ đạo đầu tư, phân công lao động hợp lý vào 2 trên 3 mảng chính còn trống của du lịch, phải sớm hình thành được bộ máy tổ chức giới thiệu, khai thác, thu hút hướng dẫn du lịch hoặc tạo mọi điều kiện nâng đỡ ban đầu để một đơn vị kinh doanh lữ hành ra đời và phát triển. Cũng có thể sáp nhập với một số đơn vị kinh doanh lưu trú chủ yếu thành một doanh nghiệp du lịch đủ mạnh, có điều kiện triển khai kinh doanh lữ hành và nơi vui chơi giải trí, hạn chế việc đổ dồn vào kinh doanh lưu trú, bỏ trống kinh doanh lữ hành và kinh doanh nơi vui chơi giải trí. Khắc phục dần tình trạng tài nguyên du lịch bị khai thác mà không mang nguồn thu về cho các địa phương trong vùng.
Quy hoạch là giải pháp quan trọng cơ bản làm căn cứ cho công tác quản lý Nhà nước, hay nói một cách khác, việc tổ chức quản lý sự phát triển của mọi ngành kinh tế đều phải dựa vào quy hoạch. Để có được sự phát triển bền vững, đạt hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, tài nguyên, môi trường và xã hội, công tác quy hoạch và nghiên cứu dự báo, lập kế hoạch phát triển du lịch cần được tổ chức thực hiện đảm bảo tính khả thi cao nhất.
3.2.2 Tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường
- Có chính sách tạo nguồn kinh phí cho công tác tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong đó chú trọng chính sách trích lại doanh thu du lịch để tái đầu tư tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường cũng như hỗ trợ phát triển cộng đồng.
- Khuyến khích sự đóng góp về vật chất của du khách khi tham quan, nghiên cứu các giá trị văn hoá nhằm phục vụ cho công tác bảo vệ, tôn tạo, phát triển những giá trị này.
- Phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hoá bằng việc khuyến khích sự đóng góp của các dòng họ, gia tộc để khôi phục các giá trị văn hoá truyền thống đang có nguy cơ biến mất hoặc tu bổ nâng cấp các công trình văn hoá có tính hấp dẫn đối với khách du lịch.
- Đối với các dạng tài nguyên du lịch cả tự nhiên lẫn nhân văn, cần có sự phối hợp giữa ngành du lịch với các ngành quản lý chức năng như văn hoá, tài nguyên môi trường..., chính quyền địa phương các cấp để xây dựng và ban hành những quy định cụ thể trong bảo vệ, tôn tạo phát triển tài nguyên. Trong các quy định này cần đặc biệt chú ý đến quyền lợi gắn với trách nhiệm của cộng đồng địa phương vì trong nhiều trường hợp, đây được xem là yếu tố quan trọng có tính quyết định đối với thành công của những nỗ lực bảo tồn, tôn tạo phát triển tài nguyên du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Hiện Trạng Phát Triển Và Đánh Giá Du Lịch Tỉnh Lào Cai
- Số Doanh Nghiệp Hoạt Động Trong Lĩnh Vực Du Lịch Giai Đoạn 2001 – 2005
- Phương Hướng Mục Tiêu Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Vùng Tây Bắc Đến Năm 2010
- Kiến Nghị Với Tỉnh Uỷ Và Ubnd Các Tỉnh Vùng Tây Bắc
- Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam - 16
- Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam - 17
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
- Từ các quy định chung, mỗi khu, điểm du lịch cần đưa ra các quy định, biện pháp cụ thể nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng quá tải, gây ảnh hưởng xấu tới tài nguyên và môi trường ở khu, điểm tham quan du lịch, đặc biệt ở những khu vực nhạy cảm về môi trường, có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài thú hoang dã như các Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, Thượng Tiến, Pù Luông…(Hòa Bình), hay những khu vực nhạy cảm về môi trường nhân văn như các bản làng dân tộc ít người bản Lác, Pom Coọng, Lũng Vân, Giang Mỗ….(Hòa Bình) ; bản Cat Cat, Tả Phìn, Giàng Tả Chải, Lao Chải, Tả Van…(Lào Cai) Các chuyên gia DLST khuyến cáo : ở các điểm du lịch sinh thái, nhất là các điểm có đa dạng sinh học cao, nhạy cảm với môi trường thì mỗi đoàn khách tham quan không được quá 20 người, một giờ không được có quá ba đoàn khách đến dừng chân ở một điểm...
- Xây dựng, ban hành và kiểm soát thực hiện nghiêm ngặt các quy định cấm săn bắt, khai thác các loài động thực vật quí hiếm để làm các món ăn đặc sản, hàng lưu niệm bán cho khách.
- Trong quá trình xem xét cấp phép đầu tư xây dựng phát triển các khu, điểm du lịch, đặc biệt những dự án ở những khu vực có tính đa dạng sinh học cao, cần chú trọng xem xét các giải pháp/biện pháp hạn chế ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến tài nguyên, tính đa dạng sinh học. Cương quyết loại bỏ các phương án phát triển du lịch có nguy cơ là tổn hại đến tính đa dạng sinh học.
- Đối với công tác bảo tồn, tôn tạo phát triển tài nguyên du lịch, nhất là tài nguyên du lịch nhân văn, cần được thực hiện theo một quy trình để đạt hiệu quả cao nhất. Cần tiến hành việc xây dựng quy trình này với một số nội dung cơ bản bao gồm : xác định mục đích của việc tôn tạo, phạm vi, đối tượng tôn tạo, các nội dung tôn tạo cụ thể, xác định chủ đầu tư và nguồn vốn đầu tư cũng như chủ thể thực hiện. Đối với mỗi loại tài nguyên, mỗi khu, điểm du lịch cụ thể, quy trình này có thể có những điều chỉnh để phù hợp với đặc điểm riêng.
3.2.3 Giải pháp về cộng đồng
Để giảm áp lực tác động của cộng đồng địa phương đối với tài nguyên và môi trường do việc khai thác cho cuộc sống sinh hoạt, đồng thời bù đắp những thiệt thòi mà cộng đồng có thể phải chịu khi phát triển các dự án du lịch, cần thiết phải tạo cho cộng đồng cơ hội được tham gia một cách tích cực vào các hoạt động du lịch. Các giải pháp đề xuất bao gồm:
+ Tạo điều kiện để cộng đồng địa phương tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch du lịch:
- Căn cứ vào nhận thức về phát triển du lịch, cộng đồng địa phương sẽ quyết định ủng hộ hay không việc thực hiện các dự án. Tuy nhiên để các phương án quy hoạch của dự án có tính khả thi cao, phù hợp với đặc điểm của địa phương cần thiết phải có sự tham gia của cộng đồng vào quá trình thảo luận lựa chọn phương án tốt nhất, đáp ứng được những mong đợi của người dân. Việc đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng sẽ phát huy được vai trò của cộng đồng trong quá trình thực hiện quy hoạch, đảm bảo sự hợp lý của tổ chức lãnh thổ du lịch và đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
- Trong quá trình khảo sát quy hoạch cần có sự tham gia trực tiếp của đại diện cộng đồng địa phương để có được những thông tin đầy đủ và sát thực nhất làm căn cứ nghiên cứu đề xuất các phương án quy hoạch phát triển du lịch.
- Cần tham khảo ý kiến cộng đồng trước khi lựa chọn phương án phát triển du lịch để đảm bảo phương án đưa ra không ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân địa phương.
- Khuyến khích cộng đồng đề xuất các sáng kiến phát triển du lịch để các nhà chuyên môn tiếp thu bổ sung vào các phương án quy hoạch.
+ Cộng đồng là những người hơn ai hết hiểu rõ nhất thiên nhiên và môi trường nơi họ sinh sống, vì thế cần tạo điều kiện để họ được tham gia giám sát quá trình thực hiện quy hoạch phát triển du lịch. Điều này sẽ giúp cộng đồng
bảo vệ những lợi ích của chính mình, đồng thời đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững trên mảnh đất của họ. Để đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả giải pháp này cần có đại diện của cộng đồng địa phương trong thành phần Ban quản lý dự án phát triển du lịch. Những xung đột nảy sinh trong quá trình hoạt động phát triển du lịch cần được giải quyết công khai với sự tham gia của đại diện cộng đồng địa phương.
+ Trong tổ chức lãnh thổ du lịch đã đề xuất, hầu hết các tuyến du lịch quan trọng của tỉnh đều có đưa vào khai thác các điểm du lịch có sự tham gia của cộng đồng. Do vậy, trong quá trình xây dựng các chương trình (tour) du lịch cụ thể, chú trọng ưu tiên các chương trình du lịch có khả năng đem lại việc làm và lợi ích cho cộng đồng địa phương như các chương trình du lịch trong đó người dân có thể tham gia dịch vụ hướng dẫn, biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống, sản xuất, trình diễn và bán các hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, đón khách nghỉ tại nhà (hình thức home-stay)… Giải pháp này không những giúp tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương mà còn kích thích xuất khẩu tại chỗ, tạo sự hấp dẫn và tin cậy đối với du khách, đồng thời duy trì các nghề thủ công truyền thống của người dân nơi đây.
3.2.4 Giải pháp về tuyên truyền giáo dục
Phải có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tiềm năng du lịch mới có ý thức, mới có nghị lực để bảo vệ và khai thác được tiềm năng du lịch. Thế mạnh, tiềm năng du lịch vùng Tây Bắc đã trình bày ở trên là cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, bản sắc văn hoá dân tộc, di tích lịch sử - văn hoá. Bảo vệ được cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc là công việc của toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc vùng Tây Bắc chứ không phải là nhiệm vụ riêng của các cán bộ nhân viên trong ngành Du lịch. Để hoàn thành nhiệm vụ đó không phải chỉ là vấn đề từ nguồn vốn, mà đòi hỏi ý thức trách nhiệm rất cao của mỗi công dân. Nếu như không nhận thức được nguồn tài nguyên quá giá đó là cơ hội để xoá đói, giảm nghèo,
nếu như không nhận thức được mỗi du khách đến vùng Tây Bắc không những tạo việc làm trực tiếp cho người lao động trong ngành du lịch mà còn tạo việc làm gián tiếp cho nhiều lao động ngoài ngành du lịch. Nếu như không gắn bó được lợi ích xã hội thì ngành du lịch không thể có cơ hội phát triển. Điều kiện để phát triển du lịch vùng Tây Bắc và nguồn lợi nhiều mặt mà nó mang lại cần được quán triệt, nhận thức đầy đủ trong nhân dân.
Công tác tuyên truyền giáo dục phải được trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cơ sở Đảng, các tổ chức đoàn thể, xã hội trong nhà trường, khu dân cư. Cần xây dựng các mô hình, điển hình cụ thể tuyên truyền, giáo dục phù hợp, kết hợp tuyên truyền giáo dục phát triển du lịch với tuyên truyền giáo dục công tác định canh, định cư, xây dựng bản làng văn hoá, xây dựng kinh tế trang trại, thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo, thực hiện các chương trình bảo tồn thiên nhiên, thực hiện các chương trình giao đất, giao rừng khoanh nuôi, bảo vệ rừng... cần tuyên truyền giáo dục, xây dựng được các điển hình về các bản làng văn hoá, giữ gìn tập quán tốt đẹp, phát huy truyền thống thân thiện, mến khách, văn nghệ làng bản, sản xuất các mặt hàng thổ cẩm, tham gia kinh tế du lịch.
3.2.5 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng đối với phát triển và phát triển bền vững du lịch của địa phương. Căn cứ trên thực trạng lao động ngành du lịch ở vùng Tây Bắc, các định hướng tổ chức lãnh thổ cũng như các chỉ tiêu phát triển ngành du lịch vùng Tây Bắc thời gian tới, các giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch của vùng Tây Bắc được đề xuất bao gồm :
+ Điều tra, đánh giá toàn diện chất lượng đội ngũ lao động hiện tại, nhu cầu lao động của các đơn vị quản lý và kinh doanh du lịch trên địa bàn các tỉnh trong vùng cũng như nhu cầu đào tạo lại và đào tạo mới nguồn nhân lực. Trên
cơ sở đó có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực đảm bảo đủ, đúng theo nhu cầu sử dụng lao động.
+ Việc đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch có thể được thực hiện theo phương châm : „„Nhà nước và nhân dân cùng làm‟‟. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho người lao động, đặc biệt là đào tạo đội ngũ lao động là con em của cộng đồng dân cư bản địa, cần được sự hỗ trợ về kinh phí cũng như chuyên gia từ phía ngành du lịch.
+ Có chính sách ưu đãi về lương đối với lao động có trình độ, tay nghề cao tự nguyện đến công tác tại các khu du lịch của tỉnh, nhất là các khu du lịch ở các vùng sâu vùng xa tại các địa phương vùng Tây Bắc.
+ Trong một số giai đoạn, để đảm bảo một lực lượng kế cận có trình độ, có năng lực và tâm huyết, cần thiết phải có kế hoạch đào tạo mới đội ngũ lao động với đối tượng là học sinh có thành tích cao trong học tập, có khả năng hoàn thành các chương trình đào tạo nghiệp vụ trong và ngoài nước, có nguyện vọng được làm việc, cống hiến cho sự phát triển du lịch của quê hương. Với từng trường hợp cụ thể có thể xét cấp học bổng với cam kết thời hạn làm việc...
+ Mở các lớp tập huấn đào tạo về du lịch để cộng đồng có thể được tham gia vào những công tác nghiệp vụ như hướng dẫn viên (đặc biệt trong hoạt động du lịch sinh thái), nấu ăn (đặc biệt là các món ăn đặc sản địa phương)...
+ Thường xuyên mở các lớp đào tạo ngoại ngữ cho cộng đồng địa phương để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Thực trạng cho thấy nhiệm vụ đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, tăng cường khả năng giao tiếp với du khách bằng ngoại ngữ cho lao động ở đây là khá nặng nề, cần phải thực hiện trong một thời gian dài và liên tục thì mới cải thiện được. Các khóa đào tạo về ngoại ngữ không chỉ được ưu tiên về thời gian mà còn cần phải nghiên cứu, sắp xếp kỹ càng theo trình độ của từng loại đối tượng, theo nhu cầu công việc...
Các giải pháp trên cần được nghiên cứu áp dụng một cách đồng bộ nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch của vùng Tây Bắc theo định hướng tổ chức lãnh thổ, đảm bảo đạt được mục tiêu phát triển bền vững của du lịch vùng Tây Bắc nói chung.
3.2.6 Liên kết chặt chẽ du lịch với các ngành và giữa các địa phương với nhau
Đặc điểm hoạt động của ngành du lịch có quan hệ trực tiếp với tất cả các ngành như an ninh quốc phòng, ngoại giao, văn hoá, y tế, giáo dục nông nghiệp và phát triển nông thôn, khoa học công nghệ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, giao thông - xây dựng, các cơ quan tuyên truyền... Tuy vậy, đối với du lịch các tỉnh vùng Tây Bắc thế mạnh tiềm năng để tập trung khai thác là cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và bản sắc văn hoá dân tộc, cũng như đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có diện tích rộng, có biên giới dài, nhiều dân tộc sinh sống. Do đó, việc phối hợp hoạt động của du lịch với các ngành, không phải mang tính hình thức, dàn trải mà cần tập trung vào các chương trình công tác cụ thể, trọng điểm, thực sự có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch. Trước hết phải kể đến các ngành văn hoá - thông tin, nông nghiệp và phát triển nông thôn, khoa học công nghệ và môi trường, công an, giá trị sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Tây Bắc phụ thuộc rất lớn vào sự phối kết hợp công tác giữa du lịch với các ngành này. Ví dụ: Việc bảo vệ, làm giàu cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái, bảo tồn, khôi phục và phát huy các phong tục, tập quán truyền thống văn hoá tốt đẹp, nêu cao giá trị sản phẩm du lịch, đặc biệt như ở bảo tàng, nhà ngục Sơn La cần bổ sung, hiệu chỉnh các nội dung giới thiệu, thuyết minh sao cho truyền cảm hơn, có thể tìm hình thức phù hợp tái tạo sinh động các sự kiện lịch sử. Vì nhà ngục Sơn la đã từng có dấu ấn của các đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước và nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước. Hay tại hang Thẳm Ké có văn bia Lê Thái Tông, một sự kiện lịch sử quan trọng gần 600 năm trước, một bài thơ hay khắc trên vách đá không thể