Quyền Và Nghĩa Vụ Của Tổ Chức, Cá Nhân Kinh Doanh Vận Chuyển Khách Du Lịch

Có trách nhiệm quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã ký với khách du lịch.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh lữ hành quốc tế:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh lữ hành quốc tế theo giấy phép đầu tư do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp, ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan, có quyền và nghĩa vụ theo quy định. Trong trường hợp liên doanh thì phải liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành

Kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức thực hiện chương trình du lịch.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền;

- Có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

1.3.2.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch yêu cầu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

- Có đăng ký kinh doanh

- Có phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch đạt tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, đảm bảo chất lượng dịch vụ và được cấp biển hiệu riêng theo quy định do Bộ Giao thông Vận tải ban hành sau khi thoả

Quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam - 9

thuận với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương. Bộ Giao thông Vận tải tổ chức việc cấp biển hiệu riêng cho phương tiện vận chuyển khách du lịch sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương. Phương tiện vận chuyển khách du lịch có biển hiệu riêng được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón trả khách tại các bến xe, nhà ga, sân bay, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch...

- Sử dụng người điều khiển và người phục vụ trên phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch có chuyên môn, sức khoẻ phù hợp, được bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch.

- Thông báo thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh cho Sở Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về du lịch thời điểm bắt đầu kinh doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Có biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ và tài sản của khách du lịch trong quá trình vận chuyển; mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận chuyển.

- Vận chuyển khách du lịch theo đúng tuyến đã hợp đồng với công ty lữ hành hoặc theo hợp đồng với khách du lịch.

- Gắn biển hiệu chuyên vận chuyển khách du lịch ở nơi dễ nhận biết trên phương tiện vận chuyển.

- Lập sổ theo dõi khách, hồ sơ quản lý khách theo hướng dẫn.

- Đăng ký mã số thuế, kê khai nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ báo cáo tài chính trung thực, chính xác, lưu giữ hồ sơ theo qui định của pháp luật định kỳ cho Sở Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo mẫu qui định.

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về doanh nghiệp theo qui định của pháp luật


du lịch

1.3.2.3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân kinh doanh lưu trú


Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch phải có đủ các điều kiện

sau đây:

Các điều kiện chung bao gồm:

- Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;

- Có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch;

- Trong thời hạn ba tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, chủ cơ sở lưu trú du lịch phải gửi hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch đến cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền để tổ chức thẩm định, xếp hạng cho cơ sở lưu trú du lịch. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương thẩm định xếp hạng 3 sao, 4 sao, 5 sao cho khách sạn, làng du lịch, hạng cao cấp cho biệt thự, căn hộ du lịch. Cơ quan nhà nước về du lịch cấp Tỉnh thẩm định, xếp hạng 1 sao, 2 sao cho làng du lịch, khách sạn, hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch, hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch. Sau ba năm được xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được thẩm định công nhận lại hạng phù hợp với thực trạng cơ sở vật chất và dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch.

- Doanh nghiệp kinh doanh lưu trú có quyền thuê tổ chức, các nhân trong nước hoặc nước ngoài điều hành quản lý và làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch.

- Ban hành các qui chế, nội qui của cơ sở lưu trú.

- Có quyền từ chối tiếp nhận hoặc huỷ bỏ hợp đồng lưu trú với khách du lịch trong trường hợp khách có những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội qui, qui chế của cơ sở lưu trú hoặc trong trường hợp cơ sở không còn khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hoặc khách du lịch có những đòi hỏi vượt quá khả năng của cơ sở lưu trú.

- Doanh nghiệp kinh doanh lưu trú phải lựa chọn những loại hình dịch vụ, sản phẩm hàng hoá không trái với qui định của pháp luật để kinh doanh trong cơ sở lưu trú. Chỉ được kinh doanh những ngành nghề yêu cầu phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khi có giấy phép kinh doanh. Nếu các cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống có kinh doanh các dịch vụ: vũ trường, massage, karaoke v.v... thì phải tuân theo các quy định hiện hành về điều kiện kinh doanh và tổ chức hoạt động của các loại dịch vụ đó.

- Tuân thủ tuyệt đối các qui định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký trong đăng ký kinh doanh

- Phải niêm yết công khai giá bán hàng và dịch vụ, nội qui của cơ sở lưu trú bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài và để ở nơi quan sát.

- Cơ sở lưu trú với được gắn biển hiệu, tiêu chuẩn loại, hạng đúng với loại, hạng đã được công nhận

- Thực hiện các biện pháp để giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng và sức khoẻ cho khách du lịch.

- Phải thực hiện việc khai báo tạm trú cho khách du lịch theo qui định của pháp luật

- Phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về ytế khi phát hiện những bất thường sảy ra về các bệnh truyền nhiễm.

Phải bồi thường thiệt hại cho khách du lịch do lỗi của mình gây ra.

- Lập sổ theo dõi khách, hồ sơ quản lý khách theo hướng dẫn

- Đăng ký mã số thuế, kê khai nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ báo cáo tài chính trung thực, chính xác, lưu giữ hồ sơ theo qui định của pháp luật định kỳ cho Sở Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo mẫu qui định.

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về doanh nghiệp theo qui định của pháp luật

1.3.2.4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch

Tổ chức, cá nhân kinh doanh khu du lịch, điểm du lịch phải thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật.

Kinh doanh theo đúng nội dung đăng ký trong giấy phép kinh doanh,

có giấy phép kinh doanh đối với những ngành nghề cần có giấy phép.

Phải thông báo thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh cho Tổng cục du lịch và Sở Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về du lịch thời điểm bắt đầu kinh doanh hoặc khi có thay đổi nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh.

Thông tin rõ ràng, công khai giá cả, chất lượng, số lượng hàng hoá cho khách du lịch.

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết với khách du lịch, bồi thường thiệt hại cho khách nếu lỗi do mình gây ra.

Áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho khách du lịch. Thông báo trước cho khách du lịch những nơi có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của khách; thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về tai nạn hoặc nguy hiểm, rủi ro có thể sảy ra với khách du lịch.

Tổ chức tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch

Tham gia các hiệp hội các tổ chức nghề nghiệp về du lịch ở trong nước và nước ngoài.

Được nhà nước bảo hộ trong các hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp

Có quyền xây dựng các dự án phù hợp với qui hoạch phát triển du lịch trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nâng cấp, bảo tồn các tài nguyên du lịch đã có, khai thác các tài nguyên du lịch tiềm năng, đầu tư phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới.

Kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch.

Tổ chức cá nhân kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư.

Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất có tài nguyên du lịch phù hợp với dự án, qui hoạch phát triển du lịch.

Được thu phí theo qui định của pháp luật về phí và lệ phí.

Trong quá trình kinh doanh phải quản lý, bảo vệ, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hoá, các công trình sáng tạo của con người, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn.

Lập sổ theo dõi khách, hồ sơ quản lý khách theo hướng dẫn.

Đăng ký mã số thuế, kê khai nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật.

Thực hiện chế độ báo cáo tài chính trung thực, chính xác, lưu giữ hồ sơ theo qui định của pháp luật định kỳ cho Sở Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo mẫu qui định.

Tuân thủ các qui định của pháp luật về kinh doanh du lịch và pháp luật về đầu tư.

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về doanh nghiệp theo qui định của pháp luật

1.3.2.5. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ trong khu du lịch, điểm du lịch

Kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch ngoài các dịch vụ lữ hành, lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách du lịch còn có các dịch

vụ khác như: dich vụ mua sắm đồ lưu niệm, hàng hoá, dịch vụ về thể thao, vui chơi giải trí, thông tin và các dịch vụ khác.

Với những cơ sở đạt chất lượng dịch vụ cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn kinh doanh dịch vụ cho cơ sở đó. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương qui định tiêu chuẩn và mẫu biển hiệu cho cơ sở kinh doanh dịch vụ trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp biển hiệu cho cơ sở kinh doanh dịch vụ trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch thuộc địa bàn mình quản lý.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch được gắn biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Được các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành lựa chọn, đưa khách du lịch đến sử dụng dịch vụ và mua sắm hàng hoá

Phải đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trong suốt quá trình kinh doanh.

Phải chấp hành các qui định của khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch (Điều 71 Luật Du lịch).

Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh, văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

Chi nhánh, văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện các qui định:

Sau khi được cấp giấy phép thành lập, phải thông báo thời điểm bắt đầu hoạt động cho cơ cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Trung ương đối với chi nhánh. Cấp Tỉnh đối với văn phòng đại diện nơi đặt trụ sở biết.

Nếu có thay đổi về địa điểm, người đại diện văn phòng, chi nhánh phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về du lịch trong vòng 10 ngày.

Thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo qui định hiện hành về hoạt động của chi nhánh với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp

Trung ương đối với chi nhánh. Cấp Tỉnh đối với văn phòng đại diện nơi đặt trụ sở.

Văn phòng chi nhánh, văn phòng đại diện không được cho thuê lại trụ sở và không được đại diện cho doanh nghiệp khác.

Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình và của chi nhánh. Không được kiêm nhiệm đại diện cho văn phòng hoặc chi nhánh nước ngoài khác tại Việt Nam. Không được kiêm nhiệm đại diện cho văn phòng Việt Nam. Đối với văn phòng đại diện, người đại diện không được đại diện doanh nghiệp để kinh doanh du lịch.

1.3.3. Điều kiện chấm dứt kinh doanh du lịch

1.3.3.1. Đối với các doanh nghiệp trong nước

Trường hợp các doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh thì tuân thủ các quy định chung được qui định trong Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Phá sản, Luật Thương mại hay Bộ luật Dân sự. Trong đó chủ yếu chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2005.

Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại hoạt động của doanh nghiệp. Về nguyên tắc các thành viên tự góp vốn để thành lập doanh nghiệp thì họ cũng có quyền quyết định giải thể doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp không chỉ liên quan đến bản thân doanh nghiệp mà còn tác động, liên quan đến các tổ chức khác. Do đó, sự chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các thành viên cũng như của các chủ nợ của doanh nghiệp. Để đảm bảo quyền lợi của những đối tượng trên, pháp luật đã qui đinh cụ thể về điều kiện, thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp

- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn. Khi thành lập công ty các thành viên đã thoả thuận, kết ước với nhau. Sự thoả thuận, kết ước được thoả thuận bằng điều lệ công ty.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 06/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí