Nội Dung Qui Chế Pháp Lý Của Thương Nhân Trong Kinh Doanh Du Lịch

Việc thuê người quản lý, điều hành hoạt động thương mại độc lập thành văn bản hợp đồng. Mặc dù tạo điều kiện cho thương nhân có thể lựa chọn phương thức quản lý của mình song pháp luật vẫn quy định thương nhân phải chịu trách nhiệm về những hoạt động thương mại của người mình thuê theo nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng. Và đương nhiên người được thuê chỉ được thực hiện trong phạm vi đã thoả thuận với thương nhân.

- Người được thuê quản lý, điều hành phải chịu trách nhiệm theo hợp đồng đã ký với thương nhân.

- Thương nhân được thuê, cho thuê, chuyển nhượng sản nghiệp thương mại theo quy định của pháp luật.

- Thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Nghị định số 57/1998) NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành luật thương mại ban hành danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu.

- Thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đã đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, được uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Thương nhân kinh doanh cùng ngân hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, được phép thành lập Hiệp hội ngân hàng xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở tự nguyện để phối hợp hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các hội viên, đồng thời đảm bảo lợi ích của quốc gia

1.2.2.3. Điều kiện chấm dứt kinh doanh

* Tạm ngừng kinh doanh

Trong trường hợp doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động kinh doanh, thương nhân phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng

kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất là 15 ngày trước khi tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ và thanh toán các khoản nợ, thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện để kinh doanh, không chấp hành các điều kiện theo qui định của pháp luật về kinh doanh thì có quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.

Trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp vẫn phải nộp đủ số thuế còn nợ và tiếp tục thanh toán các khoản nợ và thực hiện những hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động (Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2005).

Quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam - 7

* Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp là một biện pháp có tính chất hành chính - kinh tế làm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp được thực hiện bởi quyết định của cơ quan nhà nước đã quyết định thành lập doanh nghiệp đó theo qui định của pháp luật.

Giải thể doanh nghiệp luôn là công việc thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp, nó được sử dụng như một biện pháp để tổ chức, xắp xếp lại doanh nghiệp. Việc giải thể phải dựa trên các tiêu chuẩn kinh tế - pháp lý nhất định để xem xét và quyết định giải thể doanh nghiệp. Pháp luật qui định doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau:

1. Hết thời hạn hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà không gia hạn.

2. Thương nhân tự chấm dứt hoạt động thương mại.

3. Không còn đủ số thành viên theo qui định của pháp luật.

4. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do doanh nghiệp không thực hiện các qui định của pháp luật

Doanh nghiệp được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác (Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2005).

* Thủ tục và trình tự giải thể


Trường hợp doanh nghiệp giải thể cần thực hiện theo qui định:


- Có quyết đinh giải thể của doanh nghiệp với đầy đủ nội dung


1. Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp


2. Lý do giải thể


3. Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng kkông được quá sáu tháng kể từ ngày thông qua quyết định giải thể

4. Các phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động


5. Chữ ký của người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật


- Chủ doanh nghiệp tư nhân, hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp.

- Quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, đến tất cả các chủ nợ, đến người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến doanh nghiệp, người lao động trong doanh nghiệp. Quyết định giải thể phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.

Theo yêu cầu của pháp luật đối với một số doanh nghiệp, quyết định giải thể phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp; quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ theo tên và địa chỉ cụ thể ghi rõ số nhà, thời hạn, địa điểm giải quyết số nợ và phương thức, cách thức giải quyết số nợ.

- Thứ tự thanh toán các khoản nợ được qui định như sau:

Trước hết doanh nghiệp phải thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, các quyền lợi khác của người lao động theo qui định của pháp luật và theo hợp đồng lao động đã ký kết

Giải quyết nợ thuế và các khoản nợ khác.

Sau khi đó thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ xin giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp,

Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.

Đối với những doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và làm đầy đủ thủ tục xin giải thể theo qui định

Sau thời hạn sáu tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán (Điều 158 Luật Doanh nghiệp 2005).

Pháp luật nghiêm cấm doanh nghiệp hoặc người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khi đó có quyết định giải thể doanh nghiệp: không được cất giấu tài sản, không được từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ, không

chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm, không được ký các hợp đồng mới, không được tặng hoặc cho thuê tài sản, không được chấm dứt hợp đồng đã có hiệu lực, không được huy động vốn.‌


1.3. NỘI DUNG QUI CHẾ PHÁP LÝ CỦA THƯƠNG NHÂN TRONG KINH DOANH DU LỊCH

1.3.1. Khởi đầu kinh doanh du lịch

Ngày nay kinh tế phát triển, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu du lịch ngày càng tăng. Việt Nam với nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế, số lượng khách hàng năm tăng lên không ngừng, đòi hỏi các công ty du lịch liên tiếp mọc lên để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Chỉ tính riêng năm 2007, đã có 100 Công ty lữ hành quốc tế mới ra đời, nâng tổng số lên 605 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó có 87 doanh nghiệp nhà nước, 157 công ty cổ phần, 12 liên doanh, 345 công ty trách nhiệm hữu hạn, 4 doanh nghiệp tư nhân và hơn 10 nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa hoạt động trên hầu hết các địa phương trong cả nước [23].

* Đăng ký kinh doanh

Pháp luật qui định mọi tổ chức, cá nhân muốn hoạt động kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo qui định như:

- Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị pháp luật cấm kinh doanh thương mại.

Các tổ chức có đủ những điều kiện được pháp luật công nhận có khả năng tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập đều được đăng ký kinh doanh để trở thành thương nhân. Việc đăng ký kinh doanh nói chung áp dụng theo Luật Doanh nghiệp 2005.

Thương nhân phải nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất theo qui định của pháp luật ghi rõ:

- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện.

- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân; số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu công ty, của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; họ, tên, địa chỉ thường trú, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân.

- Vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền chào bán đối với công ty cổ phần; vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định.

- Lựa chọn ngành nghề kinh doanh du lịch, đăng ký một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh du lịch.

- Được nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp

- Được tổ chức tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch, được đưa vào danh mục quảng cáo chung của ngành du lịch.

- Được tham gia các hiệp hội, tổ chức nghề ngiệp về du lịch ở trong nước và quốc tế.

Sau khi nhận đủ hồ sơ cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung.

* Đăng ký kinh doanh lữ hành

Kinh doanh lữ hành quốc tế

Kinh doanh lữ hành là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với kinh doanh lữ hành quốc tế phải xin cấp giấy phép kinh doanh. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế theo mẫu qui định

- Phương án kinh doanh lữ hành quốc tế theo mẫu

- Bản sao hợp lệ các giấy tờ quy định

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Giấy chứng nhận ký quỹ của ngân hàng, tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ là 250.000.000 đồng Việt Nam

- Điều lệ doanh nghiệp (không áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân).

- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

- Thẻ hướng dẫn viên và hợp đồng lao động dài hạn của hướng dẫn viên; có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do doanh nghiệp gửi đến, cơ quan tiếp nhận hố sơ phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền về mặt giấy phép. Trường hợp không đủ tiêu chuẩn để xem xét, cấp giấy phép thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn

bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết đồng thời gửi báo cáo về Tổng cục Du lịch. Tổng cục Du lịch công bố thủ tục cấp phép theo hướng đơn giản, thuận tiện, không gây phiền hà, cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện việc cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do Tổng cục du lịch cấp theo mẫu có hiệu lực trên toàn quốc

Kinh doanh lữ hành nội địa

Các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh lữ hành nội địa phải thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:

- Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa, ghi rõ tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện

- Lựa chọn ngành nghề kinh doanh du lịch, đăng ký một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh du lịch.

- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

- Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa theo mẫu qui định, có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.

- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

- Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo qui định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

- Nộp tiền ký quỹ 50.000.000 đồng Việt Nam

Thời gian được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh áp dụng theo qui định của Luật Doanh nghiệp 2005

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 06/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí