Giải Pháp Tổ Chức Cải Thiện Bộ Máy Quản Lý Và Bộ Máy Kinh Doanh Du Lịch:

Luật, chính sách

Quốc tế

Quản lý, hoạch định chính sách phát triển

QH Du lịch

Thông tin

Khu vực

Phát triển ĐT

Tổ chức DN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.


HỆ THỐNG GIS

Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020 - 18

Thu thập thông tin dữ liệu


Hiện trạng phát triển du lịch

Tài nguyên và Môi trường du lịch

Các thông tin trợ giúp


KHÁCH DU LỊCH

TÀI NGUYÊN DU LỊCH

KINH TẾ-XÃ HỘI


Quốc tế

Tự nhiên

Hành chính


Nội địa

Nhân văn

KT - XH


CƠ SỞ VẬT CHẤT

MÔI TRƯỜNG DU LỊCH

NGÀNH LIÊN QUAN


Cơ sở lưu trú

Tự nhiên

Giao thông- Vận tải


Nhà hàng

Nhân văn

Điện lực


Dịch vụ

Cấp thoát nước


Giao thông

Bưu Chính Viễn Thông


Đầu tư du lịch

Ngân hàng


Đầu tư NN


Tài nguyên môi trường


MÔ HÌNH

D.nghiệp


Vùng thuận lợi ưu tiên

đầu tư phát triển du lịch

Biến động tự nhiên và MT

Phát triển du lịch khu vực và quốc tế


3.2.1.2. Giải pháp tổ chức cải thiện bộ máy quản lý và bộ máy kinh doanh du lịch:


Mục đích:


Nhằm cải tiến bộ máy quản lý nhà nước đạt hiệu quả, để ngành du lịch tỉnh An Giang ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.


Nội dung tiến hành:


Tiến hành sắp xếp hệ thống tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn theo hướng tập trung thống nhất để phát huy tính năng động, hiệu quả của từng loại hình kinh doanh du lịch, trong đó nhà nước đóng vai trò chủ đạo và điều tiết các hoạt động du lịch.


* Cải thiện bộ máy quản lý:

Bộ máy rất quan trọng nó quyết định trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của ngành du lịch. Nếu các điều kiện khác đều có những điều kiện phát triển rất tốt, nhưng bộ máy vận hành bất cập thì tất yếu sẽ đi đến thất bại. Do đó, ngành du lịch An Giang cần cải thiện công tác quản lý ngành du lịch trong thời gian tới như sau:

- Công tác quản lý Nhà nước về du lịch cần được phân định một cách rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Sở quản lý chuyên ngành và cơ quan quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn để có sự phối hợp tốt, gắn quản lý theo ngành và lãnh thổ.

- Sở Du Lịch là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh được giao thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với tất cả các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn. Để thực hiện nhiệm vụ này, UBND tỉnh sẽ ban hành quy chế cụ thể để làm cơ sở cho Sở Du lịch thực hiện việc kiểm tra, giám sát và quản lý hoạt động du lịch đối với các thành phần kinh tế có liên quan trên địa bàn tỉnh An Giang.


- Các cụm du lịch đầu tư phát triển ở từng địa bàn huyện, thị, thành phố của tỉnh An Giang phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, hỗ trợ và tuân thủ thực hiện theo quy hoạch được duyệt. Đồng thời, Sở Du lịch phải thực hiện tốt vai trò về công tác quản lý nhà nước đối với việc phát triển du lịch trên từng địa bàn, phối hợp để phát huy thế mạnh của sản phẩm du lịch địa phương và thực hiện tốt các tour du lịch kết nối các điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn.


- Trên cơ sở các văn bản pháp luật, các quy định của Tổng Cục Du lịch và các ngành có liên quan, Sở Thương Mại và Du Lịch soạn thảo các hướng dẫn cụ thể về thể lệ, tiêu chuẩn...đối với từng đối tượng quản lý, đối với từng loại hình hoạt động. Các văn bản soạn thảo sau khi có ý kiến của Tổng Cục Du Lịch và được UBND tỉnh phê duyệt, sẽ được phổ biến rộng rãi tới các ban ngành và các đối tượng trong lĩnh vực du lịch để thực hiện.


- Trên cơ sở các nhiệm vụ và chức năng quản lý nhà nước, cần sớm kiện toàn bộ máy du lịch từ Sở đến các Công ty, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch nhằm tạo một hệ thống thống nhất trong quản lý với mục đích và xây dựng môi trường kinh doanh du lịch thuận lợi, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, khai thác tốt nhất tiềm năng du lịch của tỉnh An Giang.

- Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện định hướng kinh doanh của ngành, các chế độ quản lý tài chính, tài sản, tiền vốn, lao động tiền lương... theo đúng quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và kinh doanh du lịch cho viên chức của ngành đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của từng thời kỳ.

- Tổ chức phối hợp công tác giữa các sở ngành có liên quan đối với hoạt động du lịch để bảo đảm sự thống nhất quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh.

- Tổ chức thanh tra, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để kiểm tra hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp, các tố chức du lịch thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trên điạ bàn tỉnh tỉnh; Xử lý những trường hợp vi phạm chính sách, chế độ, luật pháp về du lịch.


* Hoàn thiện bộ máy kinh doanh du lịch:


- Về tổ chức các loại hình du lịch:


Trong cơ chế thị trường, việc hình thành các loại hình kinh doanh du lịch là chứa đựng sự vận động của quy luật cung cầu. Việc quản lý nhà nước trên lĩnh vực này chỉ nên tác động qua những thể chế, chính sách, luật pháp và những yếu tố khác để điều tiết, cân đối cho phù hợp, không áp đặt theo kiểu hành chính. Tập trung đầu tư nâng cấp chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh du lịch theo hướng cổ phần hóa và phát huy thế mạnh hiện có, đi sâu từng loại hình du lịch phù hợp với trình độ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp như:


+ Kinh doanh lữ hành.

+ Kinh doanh lưu trú và nhà hàng.

+ Kinh doanh vận chuyển du lịch.

+ Kinh doanh các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao, dịch vụ...


Hệ thống các loại hình kinh doanh du lịch theo hướng mới là mối liên hệ mang tính chuyên môn hóa theo quy trình khai thác và kinh doanh du lịch hiện đại. Hệ thống đó có thể được khái quát hóa theo sơ đồ sau:


Các doanh nghiệp thông tin, quảng cáo, tư vấn, dịch vụ

Các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển du lịch

Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành


Các doanh ngiệp kinh doanh vui chơi, giải trí, thể thao, các dịch vụ khác

Các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú

Sơ đồ 3.2: Hệ thống các loại hình kinh doanh du lịch


Trên cơ sở đó để tập trung đầu tư phát triển doanh nghiệp nhà nước về du lịch của tỉnh, có đủ tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ quản lý kinh doanh để tạo ra những sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh, phát triển và vươn ra các thị trường trong nước và quốc tế.


Với xu hướng trên, trong thời gian tới có thể thành lập thêm một số doanh nghiệp nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện, thị xã, gắn với các khu du lịch trọng điểm như: Núi Sam, Núi Cấm, Núi Sập...để khai thác hết tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh.


Trong điều kiện hiện nay ở nước ta hình thức du lịch theo tour trọn gói cần được khuyến khích phát triển để đảm bảo các yêu cầu về an ninh quốc gia,


trật tự xã hội và bảo vệ cảnh quang môi trường. Ngoài ra, đó còn là yếu tố vừa đảm bảo khả năng tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch và tăng khả năng cân đối giữa cung và cầu du lịch.


3.2.1.3. Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn phát triển ngành du lịch:


Mục tiêu: Để khuyến khích thu hút vốn đầu tư các thành phần kinh tế phát triển du lịch, đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đã đề ra vào năm 2010 và 2020 của tỉnh An Giang.


Nội dung tiến hành:


Tỉnh An Giang sớm ban hành chính sách với mục tiêu là ưu đãi về thuế suất thu nhập doanh nghiệp, thời hạn về miễn giảm thuế …Thực hiện tốt chính sách trợ giá và hỗ trợ đầu tư một phần vốn ban đầu ( từ 20-30%) để đẩy mạnh việc khai thác những vùng có tiềm năng du lịch như: Khu Núi Cấm, Núi Sam, Khu du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng... để các khu này hình thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, đáp ứng tốt nhu cầu và thu hút lượng khách du lịch đến An

Giang ngày càng đông hơn. Hoàn thiện chính sách thanh toán quốc tế thông

thoáng hơn thông qua việc đẩy mạnh chính sách ưu đãi về xuất khẩu tại chổ.


Nhu cầu vốn phát triển ngành du lịch An Giang đến năm 2020:

+ Giai đoạn 2006-2010:

Dự kiến nhu cầu vốn 1.436 tỷ đồng (chỉ số ICOR = 2,48), với cơ cấu huy động như sau:Vốn nhà nước : 278 tỷ đồng chiếm 19,4%, vốn kinh tế có đầu tư nước ngoài 200 tỷ đồng chiếm 13,9% và vốn kinh tế tư nhân 958 tỷ đồng chiếm 66,7%.


+ Giai đoạn 2011-2020:

Dự kiến nhu cầu vốn 8.377 tỷ đồng (chỉ số ICOR = 3,0), với cơ cấu huy động như sau: Vốn nhà nước 838 tỷ đồng chiếm 10%, vốn kinh tế có vốn


đầu tư nước ngoài 1.675 tỷ đồng chiếm 20% và vốn kinh tế tư nhân 5.864 tỷ đồng chiếm 70%.


3.2.1.4. Giải pháp phối hợp liên ngành, liên địa phương và liên

vùng :


Mục tiêu:


Nhằm đẩy mạnh mối liên kết giữa các ngành, địa phương, liên kết vùng để khai thác thế mạnh của từng địa phương, tạo ra những sản phẩm hấp dẫn, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.


Nội dung thực hiện:


- Vì phát triển du lịch có liên quan chặt chẽ với các ngành và địa phương. Do đó, ngành du lịch tỉnh An Giang phải tăng cường mối liên kết và có chương trình phối hợp cụ thể với các ngành có liên quan cũng như các địa phương để tạo thành sức mạnh thống nhất, nâng cao hiệu quả quản lý trong phát triển du lịch. Cụ thể như sau:


+ Sở Du lịch tỉnh An Giang phải tăng cường mối liên hệ chặt chẽ với các Bộ ngành Trung ương, đặc biệt là Tổng Cục Du Lịch Việt Nam để đề xuất những vấn đề có liên quan đến phát triển du lịch tỉnh An Giang, đồng thời nắm bắt những chủ trương chính sách của Trung ương và đẩy mạnh xây dựng, tiếp nhận nguồn vốn các dự án đầu tư thuộc các chương trình dự án do các Bộ ngành Trung ương quản lý.


+ Đối với các ngành có liên quan như: Sở Thương Mại, Sở Tài nguyên và Môi Trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Chính, Cục Thuế…định kỳ 03 tháng và 06 tháng có họp để xây dựng kế hoạch


và sơ kết đánh giá để xử lý và uốn nắn kịp thời những khó khăn ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh An Giang.


+ Các huyện thị, thành trên địa bàn tỉnh An Giang thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng các khu điểm du lịch, xây dựng kế hoạch triển khai hằng năm phải có sự thống nhất với Sở Du Lịch để nhất quán trong định hướng phát triển, liên kết tour du lịch, phân kỳ đầu tư, nguồn vốn đầu tư và phân công quản lý…để khai thác tốt hoạt động du lịch tỉnh An Giang ngày càng hiệu quả hơn.


+ Các địa phương vùng đồng bằng Sông Cửu Long như tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng… và Thành phố Hồ Chí Minh cần có chương trình liên kết chặt chẽ để khai thác lợi thế du lịch của từng nơi, tạo thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành du lịch ngày càng cao hơn.


- Tăng cường liên liên kết chặt chẽ các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang và các điểm du lịch của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thông qua liên kết thành các tour tuyến du lịch ở các tỉnh- thành phố để khai thác lợi thế từng nơi, đáp ứng nhu cầu khách du lịch và tác động đến việc phát huy hiệu quả ngành du lịch.


Các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh thực hiện giải pháp liên kết:


Liên kết trong tỉnh:

- TP Long Xuyên-Núi Sập-Ba Thê : Tìm hiểu nền văn hóa Óc Eo.


- TP Long Xuyên- Núi Cấm : Tham quan Núi Cấm


- Núi Cấm-Làng Chăm : Tìm hiều văn hóa Chăm

- Núi Cấm – Làng bè Long Xuyên : Tìm hiều Thiên Cấm Sơn và làng bè

- Núi Sập- Tức Dụp-Rừng Trà Sư : Tham quan du lịch sinh thái

- Núi Sam-làng bè Châu Đốc- Khu : Tham quan văn hóa, di tích và sinh thái

Ngày đăng: 27/08/2022