một chủ đầu tư thì chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý khu du lịch, Ban quản lý khu du lịch do Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập. Như vậy, các khu du lịch, nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch, nơi diễn ra nhiều hoạt động du lịch trong một môi trường du lịch đó có chủ thể quản lý, việc chỉ đạo và phối hợp hoạt động giữa chính quyền địa phương với các Ban quản lý khu du lịch sẽ nhịp nhàng và đồng bộ hơn.
Vấn đề xã hội hoá trong lĩnh vực du lịch được quan tâm hơn thông qua các chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia và được hưởng lợi ích từ các hoạt động du lịch.
Trong phần kinh doanh du lịch, việc bổ sung quy định về đại lý lữ hành, hợp đồng lữ hành; tiêu chuẩn hoá các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, quy định các điều kiện đối với phương tiện vận chuyển khách du lịch nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ, nâng cao tính chuyên nghiệp của du lịch Việt Nam.
Có khách du lịch thì mới có các hoạt động du lịch. Chính vì vậy, nhiều nội dung trong Luật Du lịch được quy định để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho khách du lịch. Các quy định về kinh doanh lữ hành, lưu trú, vận chuyển, kinh doanh các dịch vụ du lịch khác cũng đều với mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm chất lượng, số lượng dịch vụ như đó cam kết với du khách, tương xứng với số tiền mà khách du lịch đó chi trả. Bên cạnh những quy định gián tiếp đó, có bổ sung những điều khoản trực tiếp thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền lợi của khách du lịch như Điều 35 về "Quyền của khách du lịch", Điều 37 về "Bảo đảm an toàn cho khách du lịch", Điều 50, khoản 2 "Phải mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài", Điều 86 về "Giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch". Với những nội dung như vậy khách du lịch nội địa và quốc tế sẽ yên tâm hơn khi đi du lịch.
Sau hơn một năm Luật Du lịch có hiệu lực để thực thi luật Chính phủ có qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật tại Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01tháng 06 năm 2007; Nghị định 149/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch ngày 09 tháng 10 năm 2007 và Nghị định 185/2007/NĐ-CP qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Ngoài ra còn có các quyết định số121/2006/QĐ-TTg ngày 29/05/2006 về việc phê duyệt chương trình hành động quốc gia về du lịch; quyết định số 564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/09/2007 ban hành chương trình hành động của ngành du lịch
Việc ban hành Luật Du lịch có vai trò quan trọng trong việc hình thành khuôn khổ pháp lý cho hoạt động du lịch. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ di sản văn hoá, Luật Thuỷ sản, Pháp lệnh Xuất nhập cảnh, Luật Giao thông đường bộ, các luật về thuế… những văn bản này đều có ít nhiều liên quan hoặc tác động đến việc thực hiện Luật Du lịch.
2.2. THỰC TRẠNG CÁC QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VÀO NGHỀ KINH DOANH DU LỊCH
* Về đăng ký kinh doanh
Có thể bạn quan tâm!
- Quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam - 8
- Quyền Và Nghĩa Vụ Của Tổ Chức, Cá Nhân Kinh Doanh Vận Chuyển Khách Du Lịch
- Đối Với Các Doanh Nghiệp Nước Ngoài
- Thực Trạng Các Qui Định Pháp Luật Về Chấm Dứt Kinh Doanh Du Lịch
- Một Số Định Hướng Hoàn Thiện Qui Chế Pháp Lý Của Thương Nhân Trong Kinh Doanh Du Lịch
- Quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Pháp luật về đăng ký kinh doanh ở nước ta còn nhiều bất cập. Những bất cập đó ít nhiều đang cản trở các thương nhân thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình.
Hệ thống đăng ký kinh doanh ở nước ta vừa cồng kềnh, manh mún, kém hiệu quả và gây nhiều phiền nhiễu cho người dân.
So với các nước phát triển thì thời gian thành lập một doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn khá dài.
Việc đăng ký kinh doanh liên quan đến hoạt động quản lý của nhà nước của rất nhiều cơ quan trong lĩnh vực kinh tế, do vậy đòi hỏi có sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong việc xem xét, giải quyết các yêu cầu của người dân.
Việc nhà nước thiết lập hệ thống những cơ quan đăng ký kinh doanh với sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của những cơ quan này có ý nghĩa to lớn. Nó vừa đảm bảo sự thống nhất, không chồng chéo trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi phải tiếp xúc với các cơ quan công quyền trong việc đăng ký kinh doanh. Thông qua đó nhà nước cũng có thể kiểm soát tốt hơn hoạt động kinh doanh của các thương nhân. Vấn đề cần đặt ra là cần phải xây dựng một hệ thống cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh tập trung, thống nhất, liên thông từ trung ương đến địa phương, có như vậy mới tạo được sự thuận lợi cho nhà đầu tư và thống nhất trong cả nước của mạng lưới thông tin phục vụ quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh.
Bên cạnh đó, pháp luật cần qui định rõ ràng cơ chế phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước khác trong việc đăng ký kinh doanh cũng như trong kiểm tra, giám sát hoạt động của thương nhân sau đăng ký kinh doanh.
Đối với việc đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực du lịch những bất cập cũng làm hạn chế quyền kinh doanh của các thương nhân.
Hiện nay xu hướng của du lịch thế giới ngày càng phát triển và có nhiều thay đổi. Các công ty lữ hành quốc tế ngày càng hướng tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ, yêu cầu về bảo vệ môi trường đang trở thành một điều kiện đòi hỏi cao hơn trách nhiệm của các nhà tổ chức tour du lịch, xu hướng khách du lịch tăng lên làm thay đổi phương thức quản lý khách cũng như chức năng của các công ty lữ hành… tình hình trên khiến các qui định của pháp luật tuy đã phát huy tác dụng rất tích cực đối với nền kinh tế song thực tế và nhu cầu phát triển du lịch đòi hỏi những quy định phù hợp hơn với tình hình đổi mới.
Tổng cục Du lịch là cơ quan trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, là Bộ mới thành lập nên chưa thật ổn định và chưa ra được các văn bản để hướng dẫn thực hiện các văn bản luật còn đang vướng mắc.
Trong khi chờ ban hành các văn bản hướng dẫn Luật. Tổng cục Du lịch đã có Công văn 324/TCDL-LH thông báo tạm dừng cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế , với lý do chờ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 92/2007, một văn bản quy phạm pháp luật do Tổng cục Du lịch đang chủ trì soạn thảo theo chỉ đạo của Bộ chủ quản. Sau khi có nhiều ý kiến của các sở quản lý và doanh nghiệp du lịch, ngày 5-5, Tổng cục Du lịch lại ký văn bản 345/TCDL-LH thông báo tiếp tục cấp phép trở lại cho doanh nghiệp đủ điều kiện. Việc tạm dừng này đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp đó gửi hồ sơ hoặc đó hoàn thành các thủ tục thẩm định xin cấp phép.
Cũng từ đầu năm 2006 đến nay, ngành du lịch đã ngừng cấp mới, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam. Theo Nghị định 92/2007/NĐ-CP (có hiệu lực từ tháng 7-2007) thì việc cấp giấy phép này đã phân cấp cho sở quản lý du lịch địa phương, nhưng các sở du lịch đều chưa có thông tư hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định cụ thể các mẫu chuẩn trong việc cấp phép, lệ phí cấp phép. Điều này gây khó khăn cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn lập văn phòng đại diện, nhằm nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, hoặc đôn đốc thực hiện hợp đồng đó ký kết với đối tác Việt Nam.
Theo Nghị định 45/2000/NĐ-CP ngày 6.9.2000, Tổng cục Du lịch cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam.
* Về giấy phép kinh doanh
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay thì việc duy trì cơ chế cấp giấy phép kinh doanh là rất cần thiết. Tuy nhiên nhiều cơ quan có thẩm quyền đã quá lạm dụng giấy phép như một công cụ quản lý hành chính, nhằm thể hiện sức mạnh của bộ, ngành mình và không ngoại trừ cả động cơ trục lợi trong hoạt động quản lý. Những cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp giấy
phép đăng ký kinh doanh vẫn còn tư tưởng "xin - cho" gây nhiều phiền hà cho các thương nhân và đôi khi đánh mất cơ hội kinh doanh của các thương nhân.
Những ngành nghề kinh doanh trong danh mục còn qui định quá chung chung, thiếu chi tiết để có thể giúp thương nhân lựa chọn chính xác ngành nghề đăng ký kinh doanh theo đúng nguyện vọng của mình.
Chưa xác định rõ ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh ngành nghề đó.
Các văn bản hướng dẫn ngành nghề kinh doanh có điều kiện hiện nay còn thiếu cụ thể, dẫn đến những bế tắc trong quá trình thực hiện mà không có cơ sở để sử lý. Tương tự đối với những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề thì cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào qui định cụ thể về việc cấp chứng chỉ hành nghề. Tình trạng thiếu văn bản hướng dẫn thi hành đã khiến cho cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh không thể thực hiện đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm của mình theo luật định, điều đó cũng có nghĩa là quyền lợi của các thương nhân cũng không được đảm bảo một cách tốt nhất. Có thể nói với những vướng mắc về ngành nghề kinh doanh như hiện nay đã gây ra không ít phiền toái cho cả công dân lẫn cơ quan thực thi pháp luật trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2006 đến nay, Tổng cục Du lịch đã ngừng cấp mới và gia hạn giấy phép này. Nghị định 92/2007 phân cấp cho Sở Du lịch cấp loại giấy phép này nhưng hiện chưa có hướng dẫn cụ thể về mẫu biểu liên quan như đơn đề nghị, mẫu giấy phép và lệ phí cấp phép từ Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch.
Du lịch Việt Nam hiện rất cần thu hút vốn, công nghệ của nước ngoài vào các lĩnh vực tư vấn quản lý và đầu tư du lịch, lữ hành quốc tế, khách sạn... Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn lập VPĐD tại Việt Nam vẫn phải chờ đợi. Một số văn phòng đại diện được cấp phép trước năm 2006, nay hết hạn vẫn hoạt động vì không có cơ quan nào gia hạn giấy phép hoạt động.
Sau khi Quốc hội thông qua Luật Du lịch, theo yêu cầu của Chính phủ, Tổng cục Du lịch sớm hoàn chỉnh dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch. Nhưng theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Quốc Kỳ, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch, Tổng cục Du lịch mới đang chủ trì soạn thảo thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/2007/NĐ-CP [28].
Nhà nước cần rà soát, loại bỏ những văn bản pháp luật không còn phù hợp hoặc mâu thuẫn, chồng chéo đồng thời cần ban hành kịp thời những văn bản để điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh của thực tiễn như:
- Đối với những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có giấy phép kinh doanh, chứng chỉ nghề: Trên thực tế, hiệu quả của việc quản lý bằng giấy phép kinh doanh không cao, thậm chí nhiều giấy phép chỉ mang tính hình thức. Vì vậy, chỉ nên duy trì những giấy phép trong trường hợp thực sự cần thiết và phải đánh giá các tác động của việc cấp giấy phép một cách tổng thể, khoa học. Nhà nước có thể thực hiện việc quản lý đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thông qua các hình thức khác không cần giấy phép mà vẫn mang lại hiệu quả.
* Về thẩm quyền đăng ký kinh doanh
Theo qui định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh không được yêu cầu người đăng ký kinh doanh nộp bất kỳ loại giấy tờ nào khác ngoài các hồ sơ theo qui định của pháp luật. Nhưng trên thực tế, các cơ quan đăng ký kinh doanh đôi khi vẫn cố tình làm trái với qui định này, như yêu cầu người đăng ký kinh doanh phải nộp thêm các xác nhận về nhân thân, về địa điểm kinh doanh, về hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh…Thậm chí, các cơ quan đăng ký kinh doanh còn tự ý từ chối cấp đăng ký kinh doanh đối với những ngành nghề không thuộc danh mục ngành nghề cấm kinh doanh. Và thời hạn cấp đăng ký thường vẫn kéo dài hơn so với qui định.
Tình trạng của các cơ quan đăng ký kinh doanh ở nước ta hiện nay còn thiếu về nhân lực, yếu kém về chuyên môn và chưa được trang bị những
phương tiện kỹ thuật hiện đại để có thể đáp ứng được nhu cầu đăng ký kinh doanh đang gia tăng mạnh mẽ.
Cần tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ để hình thành một đội ngũ đăng ký viên có trình độ chuyên môn giỏi và có ý thức chấp hành pháp luật tốt. Mặt khác cần tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc cho các phòng đăng ký kinh doanh để có thể thiết lập và lưu trữ một hệ thống dữ liệu chính xác, đầy đủ về đăng ký kinh doanh phục vụ công tác quản lý nhà nước cũng như nhu cầu tìm hiểu của người dân.
Đăng ký kinh doanh là nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, nhưng hiện nay nhiều cơ quan vẫn cố tình gây sách nhiễu, phiền hà cho người dân khi tiếp nhận hồ sơ và giải quyết việc đăng ký kinh doanh. Vì vậy, cần ban hành những qui định cụ thể về xử lý vi phạm đối với cơ quan đăng ký kinh doanh, những qui định này hiện nay vẫn còn thiếu. Nghị định số 37/2003 NĐ/CP ngày 10/04/2003 của Chính phủ mới chỉ qui định về xử lý vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh của các thương nhân mà chưa đề cập đến hành vi vi phạm của cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh thì bị xử lý thế nào ?. Pháp luật cần phải qui định cụ thể về các chế tài đối với các cơ quan đăng ký kinh doanh nếu có vi phạm nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan này, giúp cho việc đăng ký kinh doanh được thực hiện đúng pháp luật.
2.3. THỰC TRẠNG CÁC QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DU LỊCH
Những năm gần đây nhờ chính sách đổi mới, mở cửa, hội nhập và sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Du lịch Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, lượng khách quốc tế tăng nhanh tạo điều kiện cho nhiều hoạt động kinh doanh phát triển, đặc biệt là hoạt động kinh doanh khách sạn. Việc tăng nhanh số lượng cơ sở lưu trú du lịch thuộc các thành phần kinh tế, các khách sạn liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là ở những trung tâm lớn đã căn bản làm thay đổi diện mạo của ngành
khách sạn Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch có thể có thể đón tiếp và phục vụ được những sự kiện lớn diễn ra tại Việt Nam.
Du lịch thuộc lĩnh vực của khối ngành dịch vụ mà sản phẩm có những đặc thù riêng so với những sản phẩm hàng hoá thông thường. Trước đây những ngành nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ đều là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải tuân thủ những qui định chặt chẽ về điều kiện kinh doanh. Thực hiện chủ trương cải cách hành chính của nhà nước, ngành du lịch đã rà soát lại các điều kiện kinh doanh và bãi bỏ giấy phép không cần thiết như: giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn khách sạn, giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, giấy phép vận chuyển khách du lịch. Hiện nay chỉ còn lại giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế với những điều kiện cấp phép hết sức đơn giản, dễ dàng.
Qui chế pháp lý trong kinh doanh du lịch không cho phép doanh nghiệp lữ hành nước ngoài đặt chi nhánh hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có vốn pháp định một triệu USD trở lên, tỷ lệ góp vốn của phía Việt Nam phải từ 51% trở lên nhưng chỉ được kinh doanh khách quốc tế. Thực tế cho thấy, môi trường du lịch Việt Nam hiện hết sức khả quan và phát triển mạnh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế. Năm 2005 Việt Nam đã đón hơn 3,4 triệu lượt khách quốc tế, tăng 18,4% so với năm 2004, doanh thu của ngành du lịch lên tới 1,91 tỷ USD cao hơn năm 2004 là 14% [30].
Để đáp được số lượng khách như vậy thực tiễn đã cho thấy, trong lĩnh vực dịch vụ du lịch nói chung, lĩnh vực du lịch nói riêng sảy ra khá phổ biến hiện tượng các doanh nghiệp Việt Nam cho nước ngoài "núp bóng". Điều này không chỉ cho thấy sự yếu kém của các doanh nghiệp trong nước, gây thiệt hại cho nhà nước do việc mất thu thuế mà còn cho thấy cần có những qui định chặt chẽ trong lĩnh vực này đặc biệt là trong công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương còn chưa có hiệu quả, chưa đủ mạnh.