Sơ Lược Lịch Sử Phát Triển Bán Lẻ Điện Tử Trên Thế Giới


nhiều câu lạc bộ mua trực tiếp từ các nhà sản xuất. Ví dụ câu lạc bộ mua sắm là Gilt (gilt.com) ở Mỹ hay KupiVIP (kupivip.ru) ở Nga.

Câu lạc bộ mua sắm cá nhân có thể được tổ chức theo những cách khác nhau tùy thuộc vào chiến lược của doanh nghiệp. Với những website theo mô hình này chỉ cho phép những thành viên trong câu lạc bộ mua hàng, những thành viên nào muốn đăng ký thì phải được sự giới thiệu của thành viên trong câu lạc bộ hoặc trong danh sách chờ để trở thành thành viên. Mặt khác mô hình kinh doanh này thường áp dụng với những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm là hàng hiệu, hoặc có thương hiệu.

iv) Mua bán hàng theo hình thức đấu giá điện tử

Đấu giá là một quá trình mua và bán bằng cách đưa ra món hàng cần đấu giá, định giá và sau đó bán món hàng cho người trả giá cao nhất. Internet cho phép người bán cung cấp sản phẩm thông qua nhiều kênh cùng một lúc. Đặc biệt, nhiều người bán sử dụng đấu giá trực tuyến để bán hàng kết hợp với bán lẻ điện tử hoặc cửa hàng truyền thống. Chỉ có khác là trên website bán lẻ có thêm tính năng đấu giá hoặc người bán đưa hàng vào các website chuyên đấu giá.

Bán đấu giá dựa trên chính sách giá thay đổi, khác với bán lẻ dựa trên giá cố định. Với website bán lẻ, giá cả hàng hóa, dịch vụ được công bố công khai cho người mua biết. Còn với mua hàng theo hình thức đấu giá lẻ, giá được xác định dựa trên quan hệ cung cầu tại một thời điểm cụ thể.

Trên thế giới, Ebay được đánh giá là một website chuyên bán hàng trực tuyến, nơi quy tụ và bán rất nhiều mặt hàng, các sản phẩm được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Để thực hiện việc mua hàng trên Ebay đòi hỏi khách hàng cần đáp ứng được các yêu cầu về ngoại ngữ, có thể đọc thông viết thạo và hiểu được những thông tin cơ bản nhất của đơn vị cung cấp về sản phẩm cần mua. Tại Việt Nam, có nhiều website đấu giá bán lẻ như bidy.vn, chodientu.vn, daugianhanh.vn,... mà nhiều trong số đó hoạt động khá thành công.


1.2.4. Lợi ích và hạn chế của bán lẻ điện tử

1.2.4.1. Lợi ích của bán lẻ điện tử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Giống như các lợi ích chung của thương mại điện tử, bán lẻ điện tử cũng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng, xã hội (xem Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, Nguyễn Văn Minh chủ biên, nhà xuất bản Thống kê, 2011). Mục này trình bày thêm một số lợi ích của bán lẻ điện tử đối với người bán lẻ.

Đối với người bán lẻ, khi triển khai bán lẻ điện tử, người bán lẻ có nhiều thuận lợi so với người bán lẻ truyền thống, đó là vị trí điểm bán hàng không còn quan trọng, tiết kiệm chi phí bán hàng, quản lý quan hệ khách hàng tốt hơn, có thể mở rộng bán hàng và bán hàng xuyên biên giới...

Về vị trí bán hàng: đối với bán lẻ truyền thống thì vị trí bán, diện tích mặt tiền cửa hàng luôn đóng vai trò quan trọng, là yếu tố địa lợi trong cạnh tranh của các nhà bán lẻ, quyết định thành công hay thất bại của nhà bán lẻ. Tuy nhiên, vị trí bán không còn thực sự quá quan trọng trong bán lẻ điện tử. Vị trí địa lí để khách hàng mua hàng trong các cửa hàng truyền thống mang lại sự tiện lợi cho khách hàng, nhưng sẽ không cần thiết đối với người mua lẻ trực tuyến, mua từ xa. Bằng chứng là những nhà bán lẻ điện tử không cần cửa hàng vật lý mà vẫn bán được hàng, bán hàng tại nhà, bán tại kho... Tuy nhiên, vị trí bán hàng trong bán lẻ điện tử được thay thế và được bổ sung bằng các yếu tố khác (xem mục 2.4, chương 2). Vị trí địa lí của kho hàng, cửa hàng nơi giao hàng cũng góp phần thực hiện các đơn hàng trực tuyến, nhưng không tham gia trực tiếp trong hoạt động đặt hàng.

Thông thường, vị trí đẹp, tiện lợi thường phải trả nhiều chi phí thuê cửa hàng. Nếu tiết kiệm được tiền chi phí thuê cửa hàng chỗ đẹp, tiện lợi thì nhà bán lẻ điện tử đã tiết kiệm được chi phí kinh doanh, cơ sở cho cạnh tranh giảm giá.

Bán lẻ điện tử là bán hàng qua Internet. Do Internet là mạng toàn cầu, người bán có thể bán hàng tới bất cứ đâu, trong nước cũng như nước


ngoài, bán hàng liên tục 24/24. Nhờ ưu thế này, một nhà bán lẻ nhỏ hoàn toàn có thể cạnh tranh bình đẳng với các nhà bán lẻ lớn, đặc biệt là những nhà bán lẻ chưa biết khai thác lợi ích của thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh.

Cấu trúc xã hội-dân số học của người mua là hấp dẫn bởi khách hàng của nhà bán lẻ điện tử thường là những người có hiểu biết, có kiến thức và học vấn trên mức trung bình. Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản.., đa phần người mua hàng tại các cửa hàng truyền thống cũng là những người mua trực tuyến. Tuy nhiên, ở những nước kém phát triển hơn, chỉ một tỉ lệ nhỏ hơn những người sử dụng Internet mua sắm trực tuyến. Nhà bán lẻ điện tử có nhiều thông tin về nhu cầu khách hàng, là cơ hội để đẩy mạnh bán hàng chéo và bán hàng bổ sung. Nhờ các phần mềm bán hàng chuyên dụng, nhà bán lẻ điện tử có nhiều thông tin khách hàng hơn (thông tin nhân thân, nhu cầu và sở thích của người mua...), từ đó giúp người bán có các chiến lược quản lý bán hàng và mở rộng thị trường bán lẻ.

Nhà bán lẻ điện tử cũng tiết kiệm nhiều chi phí trong bán hàng như như chi phí quảng cáo, chi phí thuê nhân viên bán hàng, chi phí cửa hàng.

Ngoài ra, thực hiện việc quản trị quan hệ khách hàng cũng có nhiều dễ dàng và thuận tiện hơn so với bán lẻ truyền thống. Ngày nay các phần mềm bán hàng được tích hợp với các phần mềm khác (phần mềm quản trị quan hệ khách hàng, phần mềm cá nhân hóa khách hàng...) giúp doanh nghiệp hiểu nhu cầu khách hàng cũng như quản trị quan hệ khách hàng tốt hơn.

1.2.4.2. Hạn chế của bán lẻ điện tử

So với bán lẻ truyền thống, bán lẻ điện tử có rất nhiều ưu điểm nhưng nó cũng có một số hạn chế. Không phải bất kì nhà bán lẻ điện tử nào cũng dễ dàng thành công, mà đòi hỏi họ phải có những hiểu biết nhất định về kiến thức kinh doanh, kiến thức và kĩ năng về quản trị bán lẻ điện tử.


So với bán lẻ trực tiếp mặt đối mặt, bán lẻ điện tử kém hiệu lực hơn, bởi nhiều khách hàng không quen sử dụng máy tính và các thiết bị điện tử. Nhiều khách hàng quen với nhận thức là mua hàng trên mạng kém an toàn hơn so với các cửa hàng truyền thống. Người mua chỉ có thể xem thông tin hình ảnh sản phẩm mà không thể kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi mua, do đó nhiều người mua còn thiếu niềm tin đối với mặt hàng, ngần ngại đặt hàng. Điều này cũng làm hạn chế hiệu quả kinh tế và sự mở rộng của bán lẻ điện tử.

Do hoạt động bán hàng trực tuyến được diễn ra liên tục 24/24, bên bán cần có sự kết hợp và tổ chức quản lí giữa các bộ phận (nội bộ và bên ngoài) để hệ thống bán hàng vận hành hiệu quả, đặc biệt đối với người bán hàng vừa duy trì kênh bán hàng tại cửa hàng hữu hình và có kênh bán trực tuyến.

Bán lẻ điện tử được tiến hành qua website mà việc di chuyển từ website này sang website khác rất nhanh (chỉ một vài nhấp chuột), do đó nếu website bán hàng thiếu hấp dẫn, sẽ khó giữ chân được khách hàng, họ có thể rời bỏ website và doanh nghiệp khó bán được hàng.

Nhà bán lẻ có thể gặp khó khăn do chi phí tăng đối với việc vận chuyển, giao nhận những hàng hóa là sản phẩm hữu hình, đặc biệt khi đơn hàng có giá trị nhỏ, giao hàng phân tán. Đối với những sản phẩm số, khả năng sao chép và tình trạng vi phạm bản quyền còn chưa được kiểm soát tốt có thể làm người bán lo ngại.

Bán lẻ điện tử chịu áp lực cạnh tranh cao bởi người bán vừa phải cạnh tranh với các website bán hàng trên mạng, vừa cạnh tranh, xung đột với bán hàng truyền thống. Nhiều nhà bán lẻ điện tử phải giải quyết vấn đề xung đột kênh bán mà nguyên nhân là do giá cả hoặc chiết khấu đưa ra của các kênh không giống nhau (trong một số trường hợp, cung cấp dịch vụ của các kênh cũng khác nhau trong hệ thống), giá cả bán qua Internet có thể thấp hơn, hoặc bán trực tiếp từ kho hàng sẽ làm ra cho khách hàng chuyển từ kênh này đến kênh khác.


Liên quan đến các vấn đề pháp lý, đặc biệt là thuế: nhiều vấn đề về pháp luật, chính sách thuế chưa được làm rõ. Bên cạnh đó, một số chính sách chưa thực sự tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Trong mua bán toàn cầu, người mua và người bán còn có thể gặp phải tình huống xung đột luật, quyền lợi khó đảm bảo.

Cả nhà bán lẻ điện tử và người mua còn phải đối mặt với các rủi ro an toàn thông tin, các gian lận và giả mạo trên Internet. Các vụ việc về lấy cắp thông tin cá nhân của khách hàng vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm, cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiều khách hàng còn tâm lý lo ngại khi mua hàng trực tuyến.

1.3. Sự phát triển của bán lẻ điện tử

1.3.1. Lịch sử phát triển bán lẻ điện tử

1.3.1.1. Sơ lược lịch sử phát triển bán lẻ điện tử trên thế giới

Hình thức bán lẻ điện tử sớm nhất là xử lý các giao dịch tài chính trong thời gian thực của IBM được thực hiện vào năm 1960 tại Mỹ. Các hình thức mua bán lẻ điện tử cho đối tượng dịch vụ sớm nhất là Hệ thống đặt vé được vi tính hóa phát triển cho American Airlines có tên là Môi trường nghiên cứu kinh doanh bán tự động (SABER). Tại đây, các thiết bị đầu cuối máy tính đặt trong các cơ quan du lịch khác nhau được liên kết với một máy tính lớn của IBM, nơi xử lý các giao dịch đồng thời và phối hợp chúng để tất cả các đại lý du lịch có quyền truy cập vào cùng một thông tin cùng một lúc. Tesco và Asda đã tìm hiểu các dịch vụ mua sắm tại nhà thông qua máy tính vào giữa những năm 1980.

Tuy nhiên, hình thức mua sắm trực tuyến đầu tiên do Michael Aldrich ở Anh phát minh vào năm 1979. Ông đã kết nối một chiếc tivi trong nước đã được sửa đổi qua đường dây điện thoại với một máy tính xử lý giao dịch nhiều người dùng trong thời gian thực. Hệ thống này sau đó được bán trên thị trường ở Anh, Ireland và Tây Ban Nha bắt đầu từ năm 1980 cho các giao dịch giữa các doanh nghiệp.


Hình hức mua bán lẻ điện tử sớm nhất cho đối tượng hàng hóa là Book Stacks Unlimited, do Charles M. Stack tạo ra vào năm 1992. Cửa hàng của Stack bắt đầu như một bảng thông báo quay số hai năm trước khi Amazon được Jeff Bezos thành lập. Năm 1994, Book Stacks Unlimited chuyển sang Internet với tên gọi Books.com và cuối cùng được Barnes & Noble mua lại.

Sau việc phát minh ra World Wide Web của Tim Berners-Lee vào tháng 11 năm 1989, việc sử dụng Internet của người tiêu dùng mới có thể xảy ra rộng rãi. Ban đầu, Internet chỉ được các doanh nghiệp sử dụng cho quảng cáo, cung cấp thông tin về các sản phẩm. Sau đó, nó được sử dụng cho giao dịch mua sắm trực tuyến nhờ sự phát triển của các website tương tác và truyền thông an toàn.

Càng về sau (từ giữa những năm chín mươi), đã có những tiến bộ lớn trong việc sử dụng Internet cho mục đích thương mại. Internet đã trở thành một kênh mua sắm an toàn với nhiều mặt hàng đã được mua bán. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc có các sản phẩm phù hợp với bán lẻ điện tử là một chỉ số chính cho sự thành công của Internet. Trong thời gian đầu, số người mua trực tuyến còn ít. Họ đến chủ yếu từ một phân khúc hẹp, những người có thu nhập cao, hiểu biết công nghệ thông tin, hoặc nam giới trên 30 tuổi tại những quốc gia phát triển như Mỹ, Anh...

Mặc dù có sự đổ vỡ của nhiều doanh nghiệp dot com vào đầu những năm 2000 trên thế giới, do nhiều nguyên nhân: thiếu lượng khách hàng mua trực tuyến, lo ngại an toàn của khách hàng khi mua trực tuyến, sai lầm về chiến lược của doanh nghiệp bán hàng trực tuyến, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu…, bán lẻ điện tử vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ với hàng triệu doanh nghiệp đã thành công ngày nay.

Từ khi bán lẻ điện tử mới hình thành, tổng doanh số bán lẻ điện tử chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng doanh số bán lẻ (dưới 1%). Tuy nhiên, sau trên 20 năm phát triển, doanh số bán lẻ điện tử ngày càng chiếm thị phần lớn hơn trong tổng doanh số bán lẻ. Chỉ tính riêng tại Mỹ, doanh số


bán lẻ điện tử tăng rất nhanh trong thời gian 2004-2012. Nếu như năm 2004, doanh số bán lẻ điện tử chỉ là 75 tỉ $, đến 2012 đã là 226 tỉ $, mức tăng 300%. Cũng theo số liệu Bộ Thương Mại Mỹ, từ mức doanh số bán lẻ điện tử chiếm dưới 1% năm 2000 đã tăng lên 5,4% năm 2012. Còn theo số liệu của eMarketer về tổng doanh tổng doanh số bán lẻ điện tử toàn cầu, năm 2017 đạt khoảng 2.352 tỷ $, chiếm khoảng 10% tổng doanh số bán lẻ và đến 2020 dự báo đạt 4058 tỷ $ chiếm 14,6% tổng doanh số bán lẻ. (xem hình 1.2).


Hình 1 2 Tổng doanh số bán lẻ điện tử toàn cầu dự báo 2021 Nguồn eMarketer 1

Hình 1.2. Tổng doanh số bán lẻ điện tử toàn cầu dự báo 2021


Nguồn: eMarketer


Bán lẻ điện tử hình thành đầu tiên tại những nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật…, sau đó ngày càng lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay, hầu hết các quốc gia, nền kinh tế trên thế giới đều diễn ra các hoạt động bán lẻ điện tử. Tại những nước đông dân số như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil…, bán lẻ điện tử đã đạt được nhiều kết quả về doanh số, số lượng người mua, số lượng người bán... Theo tổ chức Forrester Research, doanh số bán lẻ điện tử của Trung Quốc từ năm


2013 đã vượt Mỹ. Hiện nay, Trung Quốc trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về doanh số bán lẻ điện tử.

1.3.1.2. Lịch sử phát triển của bán lẻ điện tử tại Việt Nam

Bán lẻ điện tử tại Việt Nam hình thành muộn hơn so với các nước phát triển trên thế giới, bắt đầu khoảng từ đầu những năm 2000. Trong số những doanh nghiệp bán lẻ điện tử đầu tiên tại Việt Nam ra đời phải kể đến như siêu thị GolMart, doanh nghiệp VDC, nhasachvn.com... Một số doanh nghiệp bán lẻ điện tử tiếp tục hoạt động cho đến ngày nay, trong khi một số doanh nghiệp bán lẻ điện tử phải ngừng hoạt động do nhiều nguyên nhân. Siêu thị GolMart (golmart.com.vn) là siêu thị chuyên mua bán, cung cấp vật tư, máy móc trang thiết bị đồ dùng văn phòng, hàng điện tử, văn phòng phẩm, hàng tiêu dùng… cho các văn phòng, doanh nghiệp và gia đình. Nhasachvn.com là website bán lẻ sách, văn phòng phẩm (có phương thức giao nhận hàng, thanh toán phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam tại thời điểm trước 2005).

Từ sau năm 2005 và đặc biệt trong giai đoạn 2006 tới 2010, bán lẻ điện tử đã bắt đầu khởi sắc với một số doanh nghiệp bán lẻ điện tử tại Việt Nam bước đầu thành công. Tuy nhiên, tổng doanh số bán lẻ điện tử tại thị trường Việt Nam còn rất nhỏ, ước đạt khoảng 100 triệu $ năm 2009, khoảng 220 - 230 triệu $ năm 2010 và chỉ chiếm dưới 0,5% tổng doanh số bán lẻ hàng hóa hàng năm.

Giai đoạn sau 2010 đã chứng kiến thời kì bùng nổ bán lẻ điện tử và mua sắm trực tuyến tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng rất cao. Năm 2012, doanh số bán lẻ điện tử Việt Nam ước đạt 700 triệu $, tăng gấp 2 lần năm 2011. Đến năm 2014, doanh số bán lẻ điện tử Việt Nam đạt khoảng 4,07 tỷ $ chiếm 2,8% tổng giá trị bán lẻ, mức tăng hàng năm từ 150% - 300%. Theo Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2019, doanh số bán lẻ điện tử Việt Nam năm 2018 là 7,8 tỷ $. Dự kiến năm 2020, doanh thu bán lẻ điện tử Việt Nam sẽ đạt trên 10 tỷ $.

Cũng theo các số liệu công bố trong thời gian 2013 - 2019 của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, của Hiệp hội Thương mại điện tử

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2024