Trạng Thái Thanh Khoản Ròng Trong Một Ngày Cho Các Kịch Bản Kinh Tế Khác Nhau

- Sự rút lui đột ngột các cam kết của các tổ chức đối với các khoản tín dụng, các khoản tài trợ thanh khoản.

Chỉ số này được đề xuất trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm xử lý thanh khoản của các NHTM trong khủng hoảng ngân hàng giai đoạn 2007 - 2012. Theo Ủy ban Basel, NHTM cần duy trì LCR tối thiểu 100% sẽ đảm bảo cho các NHTM đủ “sống sót” trong 30 ngày kể cả trong tình huống xấu nhất và đủ thời gian để các NHTM xử lý các vấn đề thanh khoản phát sinh.

(8) Tỷ lệ tài trợ ổn định ròng (Net Stable Funding Ratio - NSFR)

NSFR cũng được Ủy ban Basel đề xuất trong Hiệp ước Basel 3. NSFR sử dụng để đo lường khả năng bù đắp thanh khoản của ngân hàng trong 1 năm.

NSFR

=

Cung thanh khoản ổn định

x 100%

Cầu thanh khoản ổn định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Quản trị thanh khoản tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - 8

Cung thanh khoản ổn định bao gồm các khoản vốn tự có và nợ phải trả có kỳ hạn còn lại ≥ 1 năm: giá trị vốn tự có; giá trị cổ phiếu ưu đãi có kỳ hạn ít nhất 1 năm; các khoản nợ có thời gian đáo hạn còn lại ít nhất 1 năm; tỷ trọng nhất định các khoản tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn còn lại ít hơn 1 năm nhưng được kỳ vọng gửi lại ngân hàng từ 1 năm trở lên (cả trong tình huống căng thẳng).

Cung thanh khoản ổn định = tổng khối lượng vốn hoặc nợ từng loại x trọng số cung thanh khoản ổn định.

Cầu thanh khoản ổn định bao gồm: các nhu cầu thanh toán trong 1 năm bao gồm nhu cầu vốn cho tài sản và các cam kết ngoại bảng.

Cầu thanh khoản ổn định = Tổng giá trị từng loại tài sản x trọng số cầu thanh khoản ổn định từng loại tài sản

Trọng số cầu thanh khoản căn cứ vào thời gian đáo hạn, chất lượng tài sản và tính thanh khoản của tài sản.

Các thông số được tính toán trên cơ sở đã xét đến các tình huống căng thẳng có thể phát sinh trong 1 năm. Theo Ủy ban Basel, các tình huống căng thẳng phải bao gồm (không giới hạn):

- Sự suy giảm đáng kể lợi nhuận, xuất hiện nguy cơ mất thanh khoản do phát sinh các rủi ro trong kinh doanh (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động)

- Sự suy giảm đáng kể hạn tín nhiệm của ngân hàng do các công ty xếp hạng quốc gia công bố.

- Xảy ra các sự kiện làm suy giảm đáng kể chất lượng tín dụng hoặc uy tín của ngân hàng.

Ủy ban Basel đề xuất các ngân hàng nên duy trì NFSR ≥ 100% để đảm bảo thanh khoản trong kỳ hạn 1 năm đã tính đến các cú sốc, các tình huống bất lợi cho thanh khoản của ngân hàng. So với chỉ số LCR, việc sử dụng chỉ số NFSR còn nhiều tranh cãi vì việc đo lường bằng chỉ số này đã không tính đến vai trò của thị trường tài chính thứ cấp trong việc cung cấp thanh khoản cho ngân hàng. Tuy nhiên kiểm soát bằng chỉ số này cho phép các ngân hàng kiểm soát tốt hơn mức độ hoán chuyển nguồn. Nghĩa là khi đảm bảo được tỷ lệ này, các ngân hàng sẽ hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào nguồn vốn ngắn hạn từ các kênh huy động vốn chính.

Để tăng tính chính xác khi sử dụng phương pháp này thì các chỉ số thanh khoản của mỗi ngân hàng phải được đánh giá trên cơ sở so sánh với các chỉ số của các ngân hàng có quy mô, đặc điểm tương tự và hoạt động trong cùng một môi trường.

* Phương pháp thang đáo hạn (Phương pháp đo lường thanh khoản động)

Đây là phương pháp QTTK bằng cách dự đoán cung cầu thanh khoản, dự đoán khe hở thanh khoản, từ đó đưa ra chính sách QTTK.

Với phương pháp này, ngân hàng sử dụng công cụ thang đáo hạn để phân tích các dòng tiền vào và dòng tiền ra tính đến thời điểm nhất định trong tương lai theo các dải kì hạn khác nhau, từ đó cho phép nhà quản trị có thể quyết định mức tài sản thanh khoản cần dự trữ để đáp ứng nhu cầu dòng tiền ra trong một khoảng thời gian nhất định trong tương lai.

- Thang đáo hạn (Maturity Ladder)

Đây là thước đo thanh khoản do Ủy ban Basel đề xuất trong Basel 3. Thang đáo hạn đo lường sự chênh lệch dòng tiền ra và dòng tiền vào trong mỗi ngày hoặc trong một thời kỳ nhất định, qua đó để xác định được các NLP và trạng thái thanh khoản tích luỹ cho một thời kỳ của một ngân hàng.

Tùy vào mục tiêu quản lý, ngân hàng có thể đo lường thang đáo hạn cho các kỳ hạn khác nhau: 1 ngày, 2 ngày, 15 ngày, 30 ngày…. Trong đó:

Chênh lệch dòng tiền = Dòng tiền vào - Dòng tiền ra

Dòng tiền vào bao gồm: Giá trị tài sản đáo hạn; thu lãi tiền gửi, tiền vay; tiền thu bán tài sản; các dòng tiền vào khác.

Dòng tiền ra bao gồm: giá trị các khoản tiền gửi, tiền vay đến hạn; trả lãi tiền gửi, tiền vay; thanh toán GTCG đến hạn; các nghĩa vụ thanh toán đến hạn khác.

Ví dụ về xác định NLP theo phương pháp thanh đáo hạn được lập theo kì hạn danh nghĩa của hợp đồng được mô tả trong bảng dưới đây:

Bảng 1.2. Trạng thái thanh khoản ròng của NHTM

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

1 ngày

1 tháng

3 tháng

Luống tiền vào

- Tài sản có đến hạn

- Bán các tài sản có đến hạn

- Nhận tiền gửi mới

- Đi vay mới

- Thu phí, thu lãi, thu khác

Tổng luồng tiền vào


15

17

20

17

10

79


145

245

195

95

45

725


1400

3900

1900

650

300

8150

Luồng tiền ra

- Tài sản nợ đến hạn

- Giải ngân các HĐTD

- Chi trả lãi

- Luồng tiền ra khác

Tổng luồng tiền ra

Trạng thái thanh khoản ròng Trạng thái thanh khoản tích lũy


35

15

11

9

70

9


485

245

45

4

779

(54)

(45)


4550

2650

410

90

7700

450

405


Bảng 1.2 cho thấy: trong ngày, ngân hàng có thặng dư thanh khoản là 9 tỷ đồng nhưng ngay từ bây giờ ngân hàng phải có kế hoạch để bù đắp thiếu hụt thanh khoản tích lũy trong tháng là 45 tỷ đồng, đồng thời tìm kiếm các cơ hội đầu tư để sử dụng hiệu quả thặng dư thanh khoản tích lũy là 405 tỷ đồng.

Cách xác định này cho phép ngân hàng xác định dòng tiền ròng ở các mốc thời gian khác nhau khá đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp này chủ yếu tập trung vào thời gian đáo hạn của tài sản, nguồn vốn để đánh giá dòng tiền trong một số trường hợp thiếu chính xác và vì vậy, vị thế thanh khoản của ngân hàng chưa chính xác đặc biệt trong các điều kiện môi trường kinh doanh nhiều biến động. Do đó, khi ước tính các dòng tiền, ngân hàng cần chú ý các khía cạnh sau:

- Các yêu cầu vốn phát sinh từ cam kết ngoại bảng cũng cần được đưa vào.

- Các dòng tiền gắn với các sản phẩm khác nhau chịu ảnh hưởng bởi lãi suất hoặc hành vi của khách hàng (dự đoán sự đáo hạn).

- Các dòng tiền mang tính chu kỳ/ mùa vụ.

- Việc tăng/ giảm tính thanh khoản xảy ra trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh tế.

Phương pháp này còn có thể dự báo các dòng tiền trong các kịch bản khác nhau thông qua việc xem xét trong các điều kiện bình thường, điều kiện ngân hàng gặp khó khăn và điều kiện thị trường gặp khó khăn.

Ví dụ về xác định NLP trong 1 ngày theo các kịch bản kinh tế khác nhau được mô tả trong bảng dưới đây:

Bảng 1.3. Trạng thái thanh khoản ròng trong một ngày cho các kịch bản kinh tế khác nhau

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Bình

thường

Ngân hàng gặp

khó khăn

Thị trường

gặp khó khăn

Luồng tiền vào

- Tài sản có đến hạn

- Bán các tài sản có

- Nhận tiền gửi mới

- Thu lãi, thu phí

- Thu khác

Tổng luồng tiền vào


36

28

16

10

2

92


34

22

8

9

0

73


32

21

7

6

0

66


Luống tiền ra

- Tài sản nợ đến hạn

- Giải ngân HĐTD

- Chi lãi

- Chi tiền gửi

Tổng luồng tiền ra

Trạng thái thanh khoản ròng


56

16

6

4

82

10


54

20

6

20

100

(37)


53

30

8

15

106

(40)

Bảng 1.3 cho thấy: với mỗi kịch bản khác nhau thì NLP trong một ngày được dự đoán mức độ thiếu hụt/ thặng dư khác nhau và ngân hàng phải có kế hoạch bù đắp/ tìm kiếm cơ hội đầu tư phù hợp.

Để sử dụng hiệu quả phương pháp này, ngân hàng cần kết hợp với phân tích, dự báo các điều kiện thị trường, từ đó giúp ngân hàng kiểm soát thanh khoản kịp thời trong các tình huống khác nhau.

c. Kiểm soát thanh khoản

Kiểm soát thanh khoản là việc ngân hàng sử dụng các công cụ, các biện pháp cần thiết để đảm bảo duy trì NPL phù hợp với mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn nhất định.

NHTM kiểm soát thanh khoản thông qua các công cụ chủ yếu:

* Các giới hạn/ hạn mức thanh khoản

Giới hạn thanh khoạn là một yếu tố của chính sách thanh khoản và NHTM thiết lập các giới hạn thanh khoản nhằm 2 mục đích: (i) Tạo ra nền tảng cần thiết để một chính sách thanh khoản chung được thiết lập và tuân thủ; (ii) Giúp nhà QTTK nắm rõ toàn bộ tình trạng thanh khoản tối đa, cho từng loại tiền tệ, địa điểm và đơn vị kinh doanh. Các giới hạn thanh khoản không ngăn chặn được một cuộc khủng hoảng thanh khoản nhưng nó có thể là chỉ báo sớm của rủi ro.

Sự phức tạp của bảng cân đối kế toán ngân hàng sẽ xác định có bao nhiêu và những loại giới hạn phải thiết lập với khung thời gian ngắn hạn và dài hạn. Các giới hạn thanh khoản thường bao gồm: giới hạn trạng thái thanh khoản; giới hạn chuyển hoán nguồn (sử dụng nguồn ngắn hạn cho vay trung dài hạn); giới hạn mức độ tập trung các nguồn tài sản thanh khoản; tỷ trọng tối thiểu dự trữ tiền mặt…Ủy ban

ALCO thiết lập các giới hạn thanh khoản và có quyền quyết định cách thức phản ứng trong trường hợp các giới hạn bị vi phạm. Các giới hạn thanh khoản có thể được điều chỉnh định kỳ hoặc trong một tình huống căng thẳng thanh khoản.

* Dự trữ thanh khoản

Để QTTK hiệu quả, tất cả các NHTM phải duy trì một danh mục các tài sản có chất lượng cao như một khoản dự trữ tài chính cho các khoản nợ phải trả trong thời gian căng thẳng. Dự trữ thanh khoản bao gồm 2 hình thức: dự trữ sơ cấp và thứ cấp. Dự trữ sơ cấp bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại TCTD khác, tại NHTW. Các khoản dự trữ sơ cấp thường không không sinh lời. Dự trữ thứ cấp bao gồm các loại chứng khoán có khả năng chuyển thành tiền dễ dàng như trái phiếu kho bạc, giấy chấp nhận trả tiền của ngân hàng… Dự trữ thứ cấp được dùng để hỗ trợ cho dự trữ sơ cấp về các nhu cầu rút tiền, thanh toán giữa các ngân hàng và vay mượn của khách hàng đã được dự kiến trước. Các khoản dự trữ thứ cấp khác với dự trữ sơ cấp thường có tạo ra khả năng sinh lời nhất định cho ngân hàng mà vẫn đảm bảo thanh khoản. Tuy nhiên các khoản này thường không có khả năng sinh lời hoặc sinh lời thấp.

Dự trữ thanh khoản được lập kế hoạch từ các cuộc kiểm tra căng thẳng thanh khoản của ngân hàng (bằng công cụ stress testing) và phải đáp ứng các yêu cầu quy định tối thiểu. Kế hoạch dự trữ thanh khoản sẽ được ALCO phê duyệt hàng năm và việc chuẩn bị, thực hiện có thể được giao cho Bộ phận nguồn vốn của ngân hàng. Với mỗi ngân hàng, việc duy trì qui mô dự trữ thanh khoản cũng như tỷ trọng từng loại dự trữ không giống nhau, phụ thuộc vào quan điểm kinh doanh, qui mô hoạt động và tính phức tạp trong hoạt động của mỗi ngân hàng. Thông thường các ngân hàng nhỏ kém uy tín thường có qui mô dự trữ cao, chủ yếu là dự trữ sơ cấp và ngược lại.

* Tiếp cận thị trường (market access)

Bên cạnh việc dự trữ thanh khoản, để đảm bảo đủ thanh khoản các ngân hàng thường chủ động tiếp cận thị trường tài chính để huy động cung thanh khoản khi cần thiết. Ngân hàng cần đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường một cách tích cực bởi các cán bộ thích hợp. Các biện pháp tiếp cận thị trường bao gồm:

Thứ nhất, thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các chủ thể thị trường.

Các chủ thể tham gia thị trường mà ngân hàng có thể thiết lập và duy trì nhằm cải thiện trạng thái thanh khoản bao gồm: người gửi tiền, người cho vay, người đầu tư. Việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với các bên sẽ giúp cho ngân hàng tạo lập sự trung thành của người gửi tiền, người đầu tư với ngân hàng, giảm thiểu nguy cơ rút tiền ồ ạt hoặc phát hành GTCG thất bại. Ngoài ra duy trì và tạo mối quan hệ với các bên tài trợ như các TCTD, các TCTC quốc tế sẽ tạo cho ngân hàng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn tài trợ thanh khoản với chi phí thấp.

Thứ hai, tham gia thị trường tài chính với tư cách là nhà đầu tư hoặc nhà phát hành chứng khoán.

Xét ở phương diện QTTK, NHTM có thể tham gia thị trường tài chính với tư cách nhà đầu tư hoặc nhà phát hành chứng khoán khi cần thiết: NHTM đầu tư vào chứng khoán nhằm tăng dự trữ thanh khoản và phát hành chứng khoán khi cần mở rộng quy mô vốn hay huy động vốn nhanh.

Tùy từng điều kiện cụ thể mà ngân hàng nên lựa chọn tư cách nào. Vì mỗi tư cách đều có điểm lợi, bất lợi riêng: đầu tư chứng khoán làm tăng tài sản thanh khoản cho ngân hàng nhưng có thể làm giảm thu nhập của ngân hàng; phát hành chứng khoán có thể giúp ngân hàng huy động vốn lớn và nhanh, gia tăng vốn tự có nhưng chi phí phát hành cao.

Thứ ba, sử dụng các công cụ phái sinh

- Sử dụng các hợp đồng repo

Theo Peter Rose [28]: “Hợp đồng Repo là thỏa thuận bán tạm thời những tài sản chất lượng với tính thanh khoản cao như tín phiếu kho bạc, kèm theo cam kết sẽ mua lại những tài sản này vào một thời điểm xác định trong tương lai tại một mức giá định trước”.

NHTM có thể sử dụng Repo là một biện pháp kiểm soát thanh khoản. Bởi vì repo là một công cụ khá hiệu quả trong việc gia tăng thanh khoản cho các NHTM trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản nhất thời. Điều này được thể hiện qua nhiều ưu điểm của Repo như sau: (i) giúp ngân hàng có thể tận dụng những tài sản chất lượng cao mà không phải bán chúng đi vĩnh viễn; (ii) Repo được đảm bảo bằng tài sản thế chấp chất lượng cao nên lãi suất ngân hàng phải trả cho khoản vay này

thường thấp; (iii) thời hạn của Repo phù hợp một cách tuyệt đối với nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Bởi vì hầu hết Repo đều mãn hạn trong một hoặc vài ngày.

- Sử dụng các hợp đồng phái sinh

Các rủi ro trong kinh doanh có thể khiến ngân hàng gặp áp lực thanh khoản. Hợp đồng phái sinh (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn) là công cụ hiệu quả để các NHTM hạn chế các rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, do đó giúp ngân hàng kiểm soát thanh khoản.

+ Nếu RRTD xảy ra sẽ làm gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận của ngân hàng, do phải sử dụng tiền mặt dự trữ, bán tài sản có khác, đi vay để đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán phát sinh. Từ đó, dẫn đến RRTK. Do đó, các ngân hàng có thể giảm RRTD bằng cách thực hiện các hợp đồng phái sinh đối với các khoản tín dụng chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nhằm chuyển giao RRTD sang cho bên thứ 3.

+ Nếu RRLS tăng, những tài sản tài chính mà ngân hàng dự định bán để tăng khả năng thanh khoản sẽ giảm giá trị và việc bán chúng sẽ tạo ra tổn thất cho ngân hàng. Để tránh việc bị giảm lượng vốn thu về từ bán tài sản, ngân hàng có thể sẽ chọn tăng cường thanh khoản bằng việc vay vốn. Nhưng nếu lãi suất tăng, ngân hàng có thể phải vay với chi phí cao, thậm chí sẽ bị từ chối cấp thanh khoản từ người cho vay. Để hạn chế thấp nhất tình trạng này, ngân hàng cần sử dụng hợp đồng phái sinh lãi suất nhằm ổn định giá trị của tài sản khi lãi suất thị trường thay đổi.

+ Ngân hàng có nhiều TSC – TSN ngoại tệ khác nhau và tỷ giá ngoại tệ có thể thay đổi, không thể dự đoán chính xác làm thu nhập của ngân hàng bị suy giảm. Do đó, ngân hàng có thể sử dụng hợp đồng phái sinh ngoại tệ như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn nhằm hạn chế thấp nhất tổn thất thu nhập của ngân hàng khi tỷ giá ngoại tệ thay đổi.

* Lập kế hoạch dự phòng (Contingency Planning)

Kế hoạch dự phòng được lập trên cơ sở đo lường, xác định trạng thái thanh khoản hiện tại và trong tương lai. Thông qua công cụ stress-testing, nếu nhu cầu thanh khoản tăng, ngân hàng phải có kế hoạch dự phòng cho các trường hợp xấu xảy ra, tránh tình trạng mất khả năng thanh khoản.

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 24/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí