Ủy ban ALCO
Bộ phận NV
HĐQT
BĐH
UB QLRR
Ban kiểm soát
KToNB
Sơ đồ 1.3. Mô hình quản trị thanh khoản hiện đại của NHTM
(Nguồn: tổng hợp của NCS)
Các bộ phận có trách nhiệm chính trong QTTK của NHTM theo sơ đồ trên gồm:
* Hội đồng Quản trị
- Phê duyệt chiến lược và các chính sách quan trọng liên quan đến QTTK.
- Giám sát tình hình thanh khoản của ngân hàng theo định kỳ.
* Ban điều hành
- Thực thi chiến lược và chính sách QTTK phù hợp với khẩu vị RRTK mà HĐQT đưa ra.
- Giám sát tình hình thanh khoản của ngân hàng hàng ngày và định kỳ.
+ Thành lập các bộ phận chuyên trách QTTK, quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm.
+ Giám sát việc thực hiện và duy trì hệ thống thông tin quản lý đảm bảo đo lường, kiểm soát và giám sát thanh khoản của ngân hàng.
+ Thiết lập KT - KSNB trong QTTK.
+ Tiếp nhận thông tin về việc tuân thủ các giới hạn và quy trình, đưa ra các giải pháp cần thiết trong trường hợp các giới hạn bị vi phạm.
* Ủy ban quản lý rủi ro
UBQLRR trực thuộc HĐQT, là bộ phận thực hiện quản lý toàn bộ các rủi ro của ngân hàng, trong đó có RRTK.
- Đảm bảo hoạt động của ngân hàng phù hợp với chiến lược QTTK đã đặt ra.
- Đảm bảo các chính sách và thủ tục cần thiết cho quản lý RRTK được thực hiện.
- Quản lý tình hình thanh khoản và cơ cấu rủi ro của ngân hàng một cách định kỳ bao gồm việc báo cáo tuân thủ các giới hạn thanh khoản, theo dõi và cảnh báo các dấu hiệu rủi ro có thể xảy ra làm cơ sở cho việc xây dựng các phương án phòng ngừa rủi ro.
- Giám sát hoạt động của Uỷ ban ALCO và việc xử lý các vấn đề quan trọng của Uỷ ban này.
* Uỷ ban quản lý tài sản/công nợ (ALCO)
Ủy ban ALCO chịu trách nhiệm chính trong QTTK toàn hệ thống, theo nguyên tắc quản lý vốn tập trung. Theo thông lệ quốc tế, thành viên của Ủy ban ALCO bao gồm: Chủ tịch Ủy ban, các thành viên và thư ký. Thông thường, Ủy ban ALCO trực thuộc BĐH, chủ tịch Ủy ban ALCO là tổng giám đốc và trách nhiệm chính là thực hiện chính sách do HĐQT ban hành và báo cáo với HĐQT. Tất cả các thành viên đều đóng vai trò nhất định trong việc ra quyết định và điều hành.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ngân hàng thiết lập ALCO trực thuộc HĐQT vì chủ tịch của Ủy ban ALCO là chủ tịch HĐQT và trách nhiệm chính của Ủy ban là xây dựng chính sách và thực hiện giám sát thanh khoản.
* Bộ phận nguồn vốn
Bộ phận nguồn vốn thuộc Trụ sở chính của ngân hàng. Đây là bộ phận phải thực hiện những yêu cầu của ALCO liên quan đến hoạt động QTTK. Nhiệm vụ chính của bộ phận nguồn vốn là:
- Thực hiện chính sách QTTK. Kiểm tra các chính sách, quy trình và các giới hạn theo chu kỳ hàng năm hoặc sau khi sự việc xảy ra. Báo cáo các kết quả đạt được với ALCO và đề xuất những điều chỉnh cần thiết.
- Đề xuất và thiết lập các giới hạn thanh khoản về mặt định lượng trên cơ sở giới hạn của các quy định.
- Đề xuất các kế hoạch dự phòng và kế hoạch tài trợ thanh khoản.
- Thiết lập và duy trì mối quan hệ với những khách hàng bán sỉ và những người gửi tiền với số lượng lớn.
1.2.3.5. Qui trình và thủ tục quản trị thanh khoản
a. Nhận diện vị thế thanh khoản
Nhận diện vị thế thanh khoản là quá trình được thực hiện liên tục, có hệ thống nhằm xác định vị thế thanh khoản hiện tại và trong tương lai của NHTM.
Để nhận diện vị thế thanh khoản, ngân hàng cần theo dõi các nguồn, các nguyên nhân có thể tác động đến cung, cầu thanh khoản ở hiện tại và trong tương lai. Các dấu hiệu cho thấy sự biến đổi cấu trúc của bảng cân đối kế toán, các hoạt động ngoại bảng, đặc điểm và khả năng phát sinh các rủi ro khác trong hoạt động kinh doanh ngân hàng phải được ngân hàng chú trọng xem xét để nhận diện đúng vị thế thanh khoản của ngân hàng. Hiện nay, phần lớn các NHTM trên thế giới, đặc biệt là NHTM tại các nền kinh tế phát triển, việc nhận diện vị thế thanh khoản nói chung và RRTK nói riêng của NHTM được thực hiện qua 2 kênh:
Thứ nhất, nhận diện thông qua bộ chỉ số cảnh báo sớm
Trong bộ “nguyên tắc quản trị RRTK lành mạnh” (2010), Ủy ban Basel đề xuất các NHTM nên xây dựng bộ chỉ số cảnh báo sớm RRTK nhằm nhận diện sớm các vấn đề về thanh khoản của ngân hàng. Các chỉ số cảnh báo sớm thường bao gồm (không giới hạn):
- Tốc độ tăng trưởng tài sản.
- Sự gia tăng nhu cầu rút tiền gửi.
- Sự gia tăng mức độ tập trung tài sản, nguồn vốn.
- Sự gia tăng trạng thái các loại tiền tệ.
- Sự suy giảm kỳ hạn bình quân của tài sản nợ.
- Sự lặp lại các sự cố hoặc vi phạm giới hạn theo qui định pháp luật hoặc qui định nội bộ.
- Xu hướng tiêu cực, rủi ro tăng cao có liên quan đến dòng sản phẩm cụ thể của ngân hàng.
- Suy giảm thu nhập, chất lượng tài sản, xấu đi về tài chính, giảm hạng tín dụng của ngân hàng.
- Chi phí vay nợ tăng, giá cổ phiếu của ngân hàng giảm.
- Khó khăn trong tiếp cận các khoản vay, đối tác yêu cầu các ràng buộc chặt chẽ hơn, nhất là vay dài hạn.
- Các đối tác giảm/ loại bỏ quan hệ giao dịch với ngân hàng.
Các chỉ số cảnh báo sớm khác nhau có tầm quan trọng khác nhau, thể hiện mức độ nghiêm trọng khác nhau. Do đó, các chỉ số cảnh báo sớm phải được sắp xếp theo nhóm căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của từng nhóm chỉ số. Thông thường các nhóm trên được sắp xếp mức độ nghiêm trọng như sau:
Bảng 1.1. Mức độ nghiêm trọng của các chỉ số cảnh bảo sớm
Cao | Đáng quan tâm | |
- Kinh tế đi xuống - Tập trung vào tài sản hoặc nợ - Giảm thu nhập - Các mức chênh lệch giá lớn hơn ở các thị trường thứ cấp - Chi phí tài trợ nói chung cao hơn | - Rớt hạng đánh giá AA - Rớt giá cổ phiếu - Giảm giao dịch - Quy mô trên mỗi giao dịch tài trợ giảm - Gia tăng rút tiền trước hạn - Thu nhập giảm đáng kể - Tăng nhanh tài sản được tài trợ không ổn định - Thị trường suy giảm thường xuyên - Các nhà cung cấp nhạy | - Các tin đồn về rắc rối có liên quan đến uy tín - Rớt hạng A - Ngưng giao dịch - Các đối tác kinh doanh từ chối các kỳ hạn dài hoặc từ chối cho vay không đảm bảo - Khách hàng yêu cầu thông tin có liên quan đến tình trạng của ngân hàng - Các nhà môi giới/ các nhà đầu tư ngại thể hiện tên tuổi - Sự gia tăng mạnh mẽ mức |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Thanh Khoản Của Ngân Hàng Thương Mại.
- Trạng Thái Thanh Khoản Ròng Của Ngân Hàng Thương Mại
- Sự Cần Thiết Quản Trị Thanh Khoản Của Ngân Hàng Thương Mại
- Trạng Thái Thanh Khoản Ròng Trong Một Ngày Cho Các Kịch Bản Kinh Tế Khác Nhau
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Trị Thanh Khoản Của Ngân Hàng Thương Mại
- Tình Huống Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu (Năm 2003)
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
cảm với xếp hạng rút lui một cách bất ngờ - Giảm chất lượng tài sản - Khách hàng giảm lượng tiền gửi hoặc rút ngắn kỳ hạn gửi | chênh lệch giá của ngân hàng trên thị trường thứ cấp - Các chi phí tài trợ trên thị trường dành cho ngân hàng cao hơn - Các yêu cầu thế chấp ngoại lệ - Mức thua lỗ quá lớn được công bố - Tăng mạnh về lượng tiền rút trước hạn |
(Nguồn: [40])
Thứ hai, sử dụng công cụ kiểm tra sức chịu đựng rủi ro (stress-testing) để nhận diện NLP trong tương lai.
Trong các tình huống căng thẳng, cung - cầu thanh khoản có thể biến động mạnh và gây ra RRTK. Vì vậy, việc sử dụng stress testing nhằm xây dựng các giả định, các kịch bản căng thẳng để xác định sự biến đổi cung - cầu thanh khoản trong các tình huống đó, từ đó nhận diện sớm các vấn đề thanh khoản, giúp cho ngân hàng có thể có biện pháp để đáp ứng nhanh chóng và có hiệu quả, đồng thời hướng dẫn ngân hàng lập kế hoạch quản lý khủng hoảng và xác định độ lớn của đệm thanh khoản nên được duy trì. Stress testing thường dựa trên các dự báo dòng tiền của ngân hàng. Các giả định dòng tiền thường được sử dụng kết hợp trong stress testing gồm:
- Hành vi của khách hàng (rút tiền gửi sớm, gia hạn/ hết các khoản vay, trả trước các khoản vay).
- Tính thời vụ.
Stress testing đánh giá từ kịch bản căng thẳng thấp nhất đến các kịch bản căng thẳng nghiêm trọng và kết quả kiểm tra cần được thông báo với HĐQT. Độ lớn và tần suất stress testing phải tương xứng với sự phức tạp của ngân hàng và mức độ có khả năng xảy ra RRTK của ngân hàng đó.
b. Đo lường thanh khoản
Đo lường thanh khoản là quá trình sử dụng các công cụ, các kỹ thuật và phương pháp để xác định chính xác mức độ thừa/thiếu thanh khoản của ngân hàng.
Xét về bản chất, đo lường thanh khoản là việc xác định trạng thái thanh khoản ròng, hay nói cách khác là khả năng đáp ứng cầu thanh khoản của ngân hàng. Hiện nay, để đo lường thanh khoản, các NHTM thường sử dụng các phương pháp chủ yếu:
* Phương pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản (Phương pháp đo lường thanh khoản tĩnh)
Với phương pháp này, ngân hàng có thể sử dụng các chỉ số tài chính hay các chỉ số thanh khoản thông dụng và so sánh với các chỉ số bình quân của ngành hoặc các chỉ số thanh khoản an toàn được quy định để đánh giá trạng thái thanh khoản của mình.
Một số chỉ số thanh khoản cơ bản có thể được sử dụng gồm:
(1) Tỷ lệ khả năng chi trả
= | Tài sản có tính thanh khoản cao | x 100% |
Tổng Nợ phải trả |
Đây là chỉ tiêu phản ánh trạng thái thanh khoản ngắn hạn của ngân hàng. Nếu chỉ số này càng cao thì khả năng thanh khoản ngắn hạn của ngân hàng càng cao và ngược lại.
Để đảm bảo khả năng chi trả, ngân hàng phải xác định khả năng thanh toán cho từng khoảng thời gian khác nhau như: trong ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng… Vì vậy, hàng ngày, ngân hàng phải lập bảng dòng tiền vào, dòng tiền ra tại thời điểm cuối ngày làm việc để theo dõi, quản lý tỷ lệ khả năng chi trả.
(2) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR)
= | Tổng dư nợ | x 100% | |
Tổng tiền gửi |
Tín dụng tăng trưởng nhanh trong khi nguồn vốn huy động tăng trưởng chậm hơn có thể làm ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản. Vì thế, khi LDR càng cao, thì nguy cơ ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản càng nhiều.
(3) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn
Dư nợ cho vay trung dài hạn | |
= | x 100% |
Nguồn vốn ngắn hạn |
Trong đó: Dư nợ cho vay trung dài hạn = Tổng dư nợ cho vay trung dài hạn
– Tổng nguồn vốn trung dài hạn.
Việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn đề cho vay trung dài hạn quá lớn sẽ dẫn đến nguy cơ mất cân bằng về kỳ hạn giữa việc huy động và sử dụng vốn. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng yếu và ngược lại.
(4) Chỉ số trạng thái tiền mặt
= | Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác | x 100% |
Tổng tài sản |
Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất nhưng không/ hầu như không sinh lời. Chỉ tiêu này cao cho thấy ngân hàng có khả năng đáp ứng tốt các nhu cầu tiền mặt tức thời nhưng nếu quá cao thì làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Theo khuyến nghị của Ủy ban Basel (năm 2000), chỉ tiêu này dao động ở mức 2-3% là hợp lí.
(5) Chỉ số đầu tư chứng khoán và chỉ số chứng khoán thanh khoản
Chỉ số đầu tư chứng khoán = Đầu tư chứng khoán / Tổng tài sản
Trong đó, đầu tư chứng khoán bao gồm chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn, công cụ phái sinh và các tài sản tài chính khác. Chỉ số này phản ánh nguồn dự trữ thứ cấp rất an toàn và có khả năng sinh lời của ngân hàng.
Để đánh giá chính xác hơn khả năng thanh khoản của NHTM, chỉ số chứng khoán thanh khoản cũng thường được sử dụng.
= | Chứng khoán thanh khoản | x 100% |
Tổng tài sản |
Trong đó, chứng khoản thanh khoản bao gồm các trái phiếu và tín phiếu kho bạc - là những chứng khoán có độ thanh khoản cao nhất. Vì vậy, chỉ số chứng
khoán thanh khoản càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Theo khuyến nghị của Ủy ban Basel (năm 2000), các ngân hàng cần duy trì chỉ tiêu này ở mức tối thiểu 4% để đảm bảo khả năng thanh khoản.
(6) Chỉ số năng lực cho vay = Dư nợ/ tổng tài sản.
Cho vay là những tài sản có tính thanh khoản rất thấp của ngân hàng. Việc ngân hàng duy trì tỷ lệ này cao có thể đem đến khả năng sinh lời tốt nhưng khả năng thanh khoản thấp cho ngân hàng, đặc biệt tiềm ẩn RRTK khi chất lượng dư nợ không tốt. Do đó, các ngân hàng cần duy trì tỷ lệ này hợp lý nhằm đảm bảo hài hòa khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản.
(7) Tỷ lệ bảo đảm thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio - LCR)
Đây là thước đo được Ủy ban Basel đề xuất năm 2010 trong Hiệp ước Basel
3. Chỉ số này đo lường khả năng duy trì tài sản thanh khoản để đáp ứng cầu thanh khoản thanh khoản của ngân hàng trong 30 ngày.
= | Giá trị tài sản thanh khoản cao | x 100% |
Tổng dòng tiền ròng trong 30 ngày tiếp theo |
Giá trị tài sản thanh khoản cao: bao gồm tiền mặt và các tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong ngắn hạn.
Dòng tiền ròng trong 30 ngày tiếp theo: chênh lệch giữa dòng tiền ra của 30 ngày liên tiếp kể từ ngày hôm sau và dòng tiền vào của 30 ngày liên tiếp kể từ ngày hôm sau.
Trong đó, giá trị tài sản thanh khoản cao, dòng tiền ròng trong 30 ngày tiếp theo được xác định trên cơ sở có tính đến các kịch bản căng thẳng, ít nhất (không giới hạn) bao gồm:
- Ngân hàng bị hạ 3 bậc tín nhiệm.
- Giảm đáng kể các khoản tiền gửi bán lẻ.
- Mất một phần đáng kể các khoản tài trợ không bảo đảm hoặc tài trợ có bảo đảm.
- Giảm đáng kể các giao dịch tài chính ngắn hạn, các tài sản có tính thanh khoản cao.
- Sự biến động của thị trường làm thay đổi đáng kể vị thế các giao dịch phái sinh, chất lượng tài sản tài chính.