Kiến Nghị Đối Với Ngân Hàng Nhà Nước 115482


tế trong nước chịu sự tác động rất lớn của các biến số vĩ mô quốc tế. Các biến số về chiến tranh thương mại, chiến tranh tiền tệ, sự suy giảm kinh tế toàn cầu, đại dịch Covid 19 … tạo ra những tác động tiêu cực đến vĩ mô của Việt Nam. Các yếu tố này cũng tạo ra một làn sóng dịch chuyển đầu tư trên toàn thế giới và Việt Nam là một đích đến tiềm năng. Đứng trước những khó khăn và cơ hội đó, Chính phủ cần tiếp tục điều hành nội dung các chính sách vĩ mô linh hoạt theo hướng:

- Cải cách toàn diện thủ tục hành chính trong mọi dịch vụ công, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư để tận dụng được làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư trên thế giới.

- Sử dụng chính sách tài khóa linh hoạt theo hướng thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, kích thích tiêu dùng để tạo điều kiện cho tăng trưởng GDP khi kinh tế thế giới đang bước vào chu kỳ suy giảm nghiêm trọng vì đại dịch Covid 19.

- Tận dụng triệt để các FTA mà Việt Nam tham gia để đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là các ngành mà Việt Nam có ưu thế như: dệt may, linh phụ kiện máy tính, hàng nông sản… làm cơ sở, động lực để thúc đẩy các cấu phần khác của GDP.

Hai là, Bộ Tài chính cần chỉ đạo UBCK Nhà nước sớm có giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam được MSCI nâng hạng lên thị trường mới nổi (Emerging Market). Việc sớm được nâng hạng sẽ giải quyết được hai bài toán đối với các ngân hàng:

- Khi thị trường chứng khoán được nâng hạng sẽ tạo sức hấp dẫn với rất nhiều các tổ chức đầu tư nước ngoài, làm cơ sở cho các ngân hàng trong nước dễ dàng phát hành cổ phiếu tăng vốn trong quá trình đáp ứng Hiệp ước Basel II.


- Để được nâng hạng lên Emerging Market, thị trường chứng khoán sẽ phải đa dạng hóa các sản phẩm trong đó có các công cụ phái sinh. Đây là điều kiện rất tốt để các NHTM có thể che chắn RRLS trên sổ ngân hàng và rủi ro tỷ giá.

Ba là, Bộ Quốc phòng cần tiếp tục chỉ đạo rà soát, bổ sung các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về hoạt động của MB để đảm bảo cho hoạt động của MB được hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục có lộ trình tăng vốn từ ngân sách Quốc phòng cho MB để đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn theo Basel II. Bộ Quốc phòng cần có chỉ đạo mọi mặt đối với MB, trong đó có hoạt động ALM, để mọi hoạt động của MB phải được tổ chức một cách thận trọng với tính kỷ luật và tính tổ chức cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, NHNN cần hoàn chỉnh hành lang pháp lý, cụ thể hóa các quy định về nội dung ALM tại các NHTM như là các quy định về quản trị RRLS và RRTK. NHNN có rất ít các quy định, hướng dẫn cụ thể về hoạt động ALM, nhất là khi thực hiện Basel II. Nếu các quy định chi tiết về quản trị Tài sản – Nợ được đưa ra, các NHTM sẽ ngày càng nhận thức được vai trò của ALM, sẽ là cơ sở để mỗi NHTM xây dựng chính sách về ALM đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hoạt động và khẩu vị rủi ro. Các quy định của NHNN cần mang tính cụ thể, chi tiết về quy trình thực hiện, các hạn mức ALM, các mẫu biểu báo cáo cần thực hiện trên cơ sở phân loại chi tiết các NHTM.

Quản trị Tài sản – Nợ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - 24

Thêm nữa, NHNN cần xây dựng được quy chế về một thị trường để giao dịch các sản phẩm phái sinh giành riêng cho các NHTM, đặc biệt các sản phẩm phái sinh liên quan đến các yếu tố thị trường như lãi suất và tỷ giá. Đây chính là cơ sở quan trọng cho phép các NHTM chủ động sử dụng các hợp đồng phái sinh để che chắn các loại rủi ro cũng như đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận kỳ vọng.


Thứ hai, NHNN cần điều hành lãi suất và tỷ giá linh hoạt, gắn chặt với các mục tiêu vĩ mô của Chính phủ:

- Ổn định tỷ giá để đảm bảo vừa tạo điều kiện hỗ trợ cho xuất khẩu, vừa tránh bị một số quốc gia đưa vào danh sách “thao túng tiền tệ” có thể dẫn tới bị áp các hàng rào thuế quan đối với hàng xuất khẩu. Đồng thời, việc ổn định tỷ giá cũng giúp tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.

- Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu do chiến tranh thương mại và đại dịch Covid 19, nền kinh tế toàn thế giới đang hoạt động trong môi trường lãi suất rất thấp. Do đó, bên cạnh việc duy trì lãi suất bám sát với các thay đổi lãi suất tại các quốc gia trên thế giới, NHNN cần tính đến biến động của lạm phát và lợi ích của các NHTM, bảo đảm chính sách lãi suất vừa hỗ trợ nền kinh tế, vừa đảm bảo được lợi nhuận cho các NHTM.

Thứ ba, nâng cao chất lượng hoạt động tại cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên cần sự kiểm tra rất chặt chẽ của NHNN. Do đó hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN hiệu quả sẽ giúp chính các NHTM kiểm soát tốt rủi ro của mình. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng cần:

- Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đảm bảo sự phối chặt chẽ với các cơ quan pháp luật khác như thanh tra thuế, thanh tra Chính phủ để thống nhất thời gian, nội dung thanh tra đối với các NHTM để tránh thanh tra chồng chéo gây lãng phí và khó khăn cho các NHTM.

- Phát huy hiệu quả khả năng cảnh báo sớm rủi ro của NHNN để có các biện pháp giúp các NHTM ngăn ngừa nguy cơ vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, sử dụng các công cụ cũng như thực hiện phương pháp thanh tra và giám sát phù hợp với từng


đối tượng NHTM, vừa đảm bảo hiệu quả giám sát an toàn vĩ mô và vi mô, vừa tiết kiệm chi phí cho cả NHNN và NHTM.

Thứ tư, cải thiện quá trình quản trị dữ liệu nói chung của toàn ngành ngân hàng Việt Nam, đảm bảo toàn bộ các NHTM có thể tiếp cận các thông tin đảm bảo công bằng, công khai và minh bạch. Đặc biệt thông tin lên quan đến các rủi ro mang yếu tố thị trường, yếu tố vĩ mô, NHNN cần nghiên cứu kết hợp, chia sẻ thông tin với NHNN các nước trong khu vực để có nguồn dữ liệu dồi dào.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trên cơ sở những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, Chương 3 của luận án đã đưa ra được những định hướng về phát triển của MB, định hướng hoạt động ALM và đưa ra được một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác quản trị Tài sản – Nợ tại MB. Các giải pháp bao gồm:

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản trị Tài sản – Nợ.

- Xây dựng chính sách toàn diện về ALM.

- Nhóm các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị RRLS.

- Nhóm các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị RRTK.

- Tăng cường quản trị vốn theo Hiệp ước Basel II.

- Nâng cao chất lượng quản trị dữ liệu, thiết kế các phần mềm quản trị rủi ro liên quan đến ALM.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ALM.

Cuối cùng, tác giả đề xuất được kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và NHNN nhằm đảm bảo MB thực hiện tốt các nội dung ALM.


KẾT LUẬN CHUNG


Quá trình thực hiện đề tài, luận án đã đạt được các kết quả:

- Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ALM gồm: RRLS trên sổ ngân hàng, RRTK và cấu trúc bảng cân đối kế toán.

- Thứ hai, khảo sát thực trạng hoạt động ALM tại MB, lượng hóa các nhân tố tác động đến hoạt động ALM tại MB, chỉ rõ được những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân.

- Thứ ba, luận án chỉ ra những giải pháp đối với MB và một số kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và NHNN để MB có thể hoàn thiện được hoạt động ALM.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song do nội dung ALM rất phức tạp, điều kiện về thời gian và trình độ có hạn nên trong quá trình nghiên cứu khó tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy Cô, các nhà khoa học và bạn đọc để hoàn thiện luận án ở mức độ tốt hơn.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ


1. Nguyễn Đức Thịnh, Challenges in Employing BASEL II at Military Commercial Joint Stock Bank, Research Journal of Finance and Accounting, Vol.9, No.24, 2018.

2. Nguyễn Đức Thịnh, Liquidity risk management at Military Commercial Joint Stock Bank, Finance - accounting for promoting sustainable development in private sector (FASPS 2020), December 10th , 2020 Hanoi City, Vietnam.

3. Nguyễn Đức Thịnh, Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 31 tháng 11 năm 2019.

4. Nguyễn Đức Thịnh, Risk Management at Military Commercial Joint Stock Bank in Vietnam, Research Journal of Finance and Accounting, Vol.10, No.12, 2019.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Bản cáo bạch niêm yết Ngân hàng – Ngân hàng TMCP Quân Đội 2013.

2. Báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019.

3. Báo cáo thường niên VCB, CTG, VPB các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019.

4. Nguyễn Kim Anh (2010), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Vân Anh (2014), Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel II - nhìn từ kinh nghiệm quốc tế, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 20 tháng 10/2014.

6. Lê Công (2017), Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam, Bài viết trong Kỷ yếu hội thảo: “Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Cơ hội – thách thức và lộ trình thực hiện.

7. Hoàng Huy Hà (2012), Việc áp dụng những tiêu chuẩn an toàn hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành.

8. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.

9. Đỗ Thu Hằng, Trần Thị Thu Hường và Nguyễn Thị Diễm Hương (2018), Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất trong sổ ngân hàng theo Basel II và những đề xuất cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng số 197 – tháng 10/2018.

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí