+ Quy trình quản lý thanh khoản hàng ngày
Hàng tuần, bộ phận hỗ trợ của Hội đồng ALCO sẽ tiến hành: lập báo cáo chỉ số thanh khoản theo bảng cân đối.
Hàng ngày, tổng hợp báo cáo dòng tiền đến hạn, số dư các tài sản đủ điều kiện giao dịch, số dư tài khoản nostro để gửi cho bộ phận giao dịch.
Bộ phân giao dịch tính toán mức chênh lệch cung cầu thanh khoản hàng ngày, mức độ an toàn thanh khoản của hệ thống, quy định về DTBB.
+ Quy trình quản lý thanh khoản theo định kỳ
Các khối khách hàng, Khối vận hành, Bộ phận phân tích thị trường của Phòng quản lý rủi ro thị trường sẽ tập hợp toàn bộ thông tin cho Phòng ALM.
ALM thực hiện lập các báo cáo cung cầu thanh khoản, báo cáo chỉ số thanh khoản, các đề xuất về các giới hạn và hạn mức thanh khoản cho Hội đồng ALCO.
Định kỳ, Hội đồng ALCO sẽ phê duyệt về hạn mức thanh khoản.
b. Đo lường rủi ro thanh khoản
Có nhiều kỹ thuật để lượng hóa RRTK, tuy nhiên ở MB hiện nay chủ yếu sử dụng kỹ thuật thang đáo hạn trong các báo cáo thường niên và phương pháp tính toán các chỉ số thanh khoản để đưa ra các hạn mức thanh khoản.
Thứ nhất, phương pháp các chỉ số thanh khoản
- Chỉ số trạng thái tiền mặt
Chỉ số này phản ánh năng lực của NHTM trong việc đáp ứng nhu cầu tức thời về thanh khoản. Đặc biệt với nhu cầu sử dụng tiền mặt lớn, việc MB cũng như các NHTM khác cung ứng dịch vụ livebank 24/24 thì chỉ số này càng quan trọng trong thể hiện sức mạnh thanh khoản.
Bảng 2.13 cho thấy, so với các NHTM được so sánh thì chỉ số tiền mặt của MB đạt mức khá cao và tương đối ổn định trong giai đoạn được nghiên cứu. Trong bốn ngân hàng được so sánh thì VCB có tỷ lệ tiền mặt cao nhất
với chỉ số đều trên 20%, ngược lại với VPB là một ngân hàng có khẩu vị rủi ro cao nên chỉ số trạng thái tiền mặt là thấp nhất với chỉ số đều thấp dưới 10% qua các năm. MB có trạng thái tiền mặt cao nhất năm 2017 và thấp nhất năm 2019 với con số lần luợt là 17,63% và 10,19%. Chỉ số này nếu xét theo khía cạnh an toàn thì càng cao càng tốt, tuy nhiên nếu xét về tính hiệu quả thì không phải cứ càng cao là càng tốt vì có thể giảm mức độ sinh lời của danh mục tài sản. Tại các quốc gia phát triển, chỉ số trạng thái tiền mặt của các NHTM chỉ khoảng 3%-5%. Do đó, MB duy trì đang khá cao nên cần có giải pháp duy trì chỉ số tiền mặt giảm xuống cho phù hợp, vừa đảm bảo năng lực thanh khoản vừa đảm bảo được hiệu quả.
Bảng 2.13. Chỉ số trạng thái tiền mặt
Đơn vị: %
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |
MB | 13,52 | 11,11 | 17,63 | 12,92 | 10,19 | 10,30 |
VCB | 20,77 | 20,50 | 23,48 | 24,49 | 21,53 | 20,59 |
CTG | 9,12 | 10,51 | 10,36 | 11,81 | 11,10 | 8,38 |
VPB | 8,37 | 4,86 | 7,23 | 5,70 | 5,98 | 5,45 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Quản Trị Tài Sản – Nợ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội
- Tốc Độ Tăng Trưởng Nợ Phải Trả Của Mb, Vcb, Ctg, Vpb
- Diễn Biến Lãi Suất Điều Hành Từ Năm 2015 Đến 2020
- Tình Hình Vay Vốn Trên Thị Trường Tiền Tệ Của Mb
- Kết Quả Phân Tích Thang Đo Lần 2 Cho Nhân Tố Ct
- Biểu Đồ Phân Tán Giữa Giá Trị Dự Đoán Và Phần Dư
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo thường niên MB, VCB, CTG, VPB giai đoạn 2015-2020)
- Chỉ số chứng khoán thanh khoản
Chỉ số CK thanh khoản =
Chứng khoán thanh khoản là một khoản mục hỗ trợ thanh khoản quan trọng của ngân hàng và được coi là dự trữ thứ cấp. Khi hệ số này càng cao thể hiện mức độ đáp ứng thanh khoản càng cao và ngược lại.
Về tổng thể qua bảng số liệu 2.14 có thể thấy: khối các NHTM Nhà nước duy trì một tỷ trọng danh mục chứng khoán thanh khoản trên tổng tài sản với một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với các NHTM trong khối cổ phần. VCB duy trì tỷ trọng chứng khoán thanh khoản thấp nhất với chỉ 7,77% tổng tài sản năm 2015 và xuống còn 3,07% năm 2019. MB cùng VPB là các NHTM thuộc
khối cổ phần duy trì tỷ trọng chứng khoán thanh khoản khá cao. Năm 2020, MB duy trì tỷ trọng này ở mức 20,17%. Các NHTM có xu hướng duy trì tỷ trọng chứng khoán thanh khoản tăng dần từ 2015 đến đầu năm 2017, từ năm 2017 đến năm 2020 thì giảm dần về tỷ trọng. Xu hướng này phù hợp với thực tiễn, khi mà chỉ số VnIndex tạo ra chu kỳ tăng giá dài từ năm 2015 đến tháng 4 năm 2018 thì lập đỉnh và sau đó bước vào xu thế giảm đến năm 2019. Thị trường hiện nay khá đa dạng về các sản phẩm cũng như thanh khoản ngày càng được cải thiện. Do đó, việc duy trì tỷ trọng tiền mặt thấp để tăng dự trữ thanh khoản thứ cấp tại các khoản mục chứng khoán thanh khoản là một chiến lược đúng đắn.
Bảng 2.14. Chỉ số trạng thái chứng khoán thanh khoản
Đơn vị: %
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |
MB | 19,45 | 18,40 | 14,62 | 19,61 | 20,39 | 20,17 |
VCB | 7,77 | 7,13 | 4,28 | 3,54 | 3,07 | 3,33 |
CTG | 14,41 | 13,44 | 11,81 | 7,88 | 8,14 | 8,82 |
VPB | 23,72 | 24,00 | 18,65 | 16,59 | 18,39 | 18,25 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên MB, VCB, CTG, VPB giai đoạn 2015-2020)
- Chỉ số năng lực cho vay
Chỉ số này càng cao thể hiện ngân hàng có năng lực thanh khoản kém do khoản mục cho vay có tính thanh khoản kém nhất trong danh mục tài sản của ngân hàng.
Từ năm 2015 đến năm 2020, các ngân hàng được nghiên cứu trong đó có MB đều có tỷ trọng dư nợ cho vay/tổng tài sản ở mức rất cao (hơn 50%) và tiếp tục tăng theo thời gian. Năm 2015, MB duy trì 54% danh mục tài sản là dư nợ cho vay và tỷ lệ này tăng tới 61,87% năm 2020. Việc duy trì dư nợ cho vay lớn sẽ làm cho MB chịu áp lực thanh khoản. Bên cạnh đặc tính của khoản
mục cho vay là có tính lỏng thấp thì việc các NHTM trong đó có MB sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn kết hợp với chênh lệch kỳ hạn gây ra RRLS sẽ ảnh hưởng lớn đến vấn đề thanh khoản.
Bảng 2.15. Chỉ số năng lực cho vay
Đơn vị: %
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |
MB | 54,00 | 58,02 | 58,00 | 58,37 | 60,06 | 59,38 |
VCB | 56,13 | 57,46 | 51,71 | 57,87 | 59,24 | 61,87 |
CTG | 68,45 | 69,06 | 71,45 | 73,17 | 74,34 | 74,75 |
VPB | 59,35 | 62,33 | 64,63 | 67,55 | 67,10 | 68,33 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên MB, VCB, CTG, VPB giai đoạn 2015-2020)
- Chỉ số cấu trúc tiền gửi
Chỉ số này cho thấy mức độ ổn định của nguồn vốn tiền gửi là nguồn vốn lớn nhất của ngân hàng. Chỉ số này càng cao cho thấy nguồn vốn càng kém ổn định do tiền gửi không kỳ hạn có thể bị rút bất cứ khi nào.
Bảng 2.16. Chỉ số cấu trúc tiền gửi
Đơn vị: tỷ đồng
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |
Tiền gửi không kỳ hạn | 56.548 | 66.096 | 66.297 | 76.889 | 92.352 | 115.194 |
Tiền gửi có kỳ hạn | 106.912 | 118.534 | 132.800 | 142.506 | 168.050 | 183.647 |
Cấu trúc tiền gửi (%) | 52,89 | 55,76 | 49,92 | 53,95 | 54,96 | 62,73 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên MB giai đoạn 2015-2020)
Bảng 2.16 chỉ ra tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn là khá cao so với tiền gửi có kỳ hạn của MB với cấu trúc đều lớn hơn 50% trong cả giai đoạn nghiên cứu. Như vậy, xét trên góc độ an toàn thanh khoản thì cấu trúc này gây ra khó khăn trong quản trị thanh khoản từ bên nguồn vốn của MB. Tuy nhiên, đây lại là một lợi thế lớn của MB xét trên khía cạnh cắt giảm chi phí để tăng
lợi nhuận mà rất ít NHTM có được do tiền gửi không kỳ hạn ngân hàng phải trả lãi suất rất thấp. Trong giai đoạn 2015-2020 thì tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của MB là một trong ba NHTM cao nhất cùng với Vietcombank và Techcombank.
- Hệ số CAR
Một trong ba trụ cột quan trọng của Basel II là yêu cầu về độ lớn của hệ số CAR. Các cơ quan quản lý hệ thống NHTM tại Việt Nam luôn coi CAR là tiêu chí hàng đầu mà các NHTM cần duy trì. Các nghiên cứu đều chỉ ra mối quan hệ giữa quy mô VCSH và năng lực xử lý rủi ro thanh khoản là mối quan hệ thuận chiều: khi NHTM tăng vốn có thể tăng khả năng chống đỡ rủi ro.
Biểu đồ 2.13. CAR của MB giai đoạn 2015-2020
14.00%
12.00%
10.00%
8.00%
6.00%
4.00%
2.00%
0.00%
Đơn vị: %
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |
CAR theo TT36 | 12.85% | 12.50% | 12.00% | 10.90% | 10.68% | |
CAR theo TT41 | 10.12% | 10.42% |
(Nguồn: Báo cáo thường niên MB giai đoạn 2015-2020)
Biểu đồ 2.13 cho thấy, mặc dù CAR của MB giảm nhẹ trong thời gian nghiên cứu từ 12,85% năm 2015 xuống 10,68% năm 2019 nhưng vẫn thỏa mãn quy định của NHNN (≥ 9%). Năm 2019, khi MB được NHNN phê duyệt thực hiện thành công Basel II, CAR của MB tính theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN là 10,12% vẫn lớn hơn khá nhiều so với quy định tối
thiểu 8% của NHNN. Hệ số CAR năm 2020 vẫn duy trì ổn định và luôn cao hơn so với yêu cầu của NHNN khi đạt 10,42%.
Tuy mức độ đáp ứng vốn theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN luôn được MB duy trì tốt nhưng cũng giống như các NHTM thực hiện Basel II ở Việt Nam, MB chưa tiến hành phân bổ vốn theo từng lĩnh vực kinh doanh. Mức độ đáp ứng vốn ở MB chỉ tính toán chung cho toàn hệ thống.
MB chủ yếu tăng vốn thông qua việc trả cổ tức bằng phát hành cổ phiếu hàng năm. Trong tài liệu họp đại hội cổ đồng hàng năm, MB đều đã nêu được nhu cầu, phương án sử dụng phần vốn tăng thêm. Tuy nhiên, MB chưa trình bày được mức vốn kinh tế và quy mô tổng tài sản rủi ro tương ứng.
Các chỉ số thanh khoản như: LDR, hệ số nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đều là các chỉ số đại diện thể hiện năng lực thanh khoản của MB. Các chỉ số này đã được phân tích trong phần quản trị kết hợp tài sản và nợ của MB.
Thứ hai, phương pháp thang đáo hạn
MB sử dụng phương pháp này tuân theo các quy được tính toán dựa vào phân bổ các dòng quốc tế có liên quan. Phương pháp các khung kỳ hạn khác nhau. Sau khi các nhà tiền từ tài sản và các khoản nợ vào định của NHNN cũng như các thông lệ quản trị tính toán được trạng thái thanh khoản ròng trong các khung thời gian này làm cơ sở để đưa ra các giải pháp trong trường hợp thặng dư hay thâm hụt thanh khoản.
Bảng 2.17 và biểu đồ 2.14 cho thấy MB luôn có khe hở thanh khoản âm đối với kỳ hạn dưới 01 tháng. Xu hướng này ngày càng rõ nét và được nới rộng qua các năm. Năm 2015, khe hở thanh khoản đối với kỳ hạn dưới 01 tháng là -22.455.202 triệu đồng và tăng gần 5 lần lên mức -130.968.056 triệu đồng năm 2020. Như vậy MB sẽ gặp phải vấn đề về thanh khoản rất lớn trong kỳ hạn dưới 01 tháng. Đối với kỳ hạn dài trên 12 tháng thì MB luôn duy trì
khe hở thanh khoản dương lớn. Cụ thể: khe hở thanh khoản kỳ hạn trên 12 tháng năm 2015 là 65.404.484 triệu đồng và tăng lên 181.799.515 triệu đồng năm 2020.
Bảng 2.17. Khe hở thanh khoản MB giai đoạn 2015-2020
Đơn vị: triệu đồng
Quá hạn | Trong hạn | ||||||
2015 | Trên 3T | Đến 3T | Dưới 1T | 1-3T | 3-12T | 1-5N | Trên 5N |
Tài sản | 2.384.030 | 3.451.018 | 45.859.795 | 38.820.606 | 45.805.934 | 64.939.834 | 23.430.474 |
Nợ phải trả | 68.314.997 | 48.795.748 | 57.782.373 | 9.692.341 | 13.273.483 | ||
NLP | 2.384.030 | 3.451.018 | -22.455.202 | -9.975.142 | -11.976.439 | 55.247.493 | 10.156.991 |
NLP lũy kế | 2.384.030 | 5.835.048 | -16.620.154 | -26.595.296 | -38.571.735 | 16.675.758 | 26.832.749 |
2016 | |||||||
Tài sản | 1.904.761 | 3.967.470 | 40.470.580 | 43.348.452 | 48.782.692 | 75.192.666 | 47.234.757 |
Nợ phải trả | 94.808.204 | 53.914.550 | 52.871.342 | 28.071.874 | 4.084 | ||
NLP | 1.904.761 | 3.967.470 | -54.337.624 | -10.566.098 | -4.088.650 | 47.120.792 | 47.230.673 |
NLP lũy kế | 1.904.761 | 5.872.231 | -48.465.393 | -59.031.491 | -63.120.141 | -15.999.349 | 31.231.324 |
2017 | |||||||
Tài sản | 3.062.103 | 3.612.736 | 58.969.982 | 48.938.512 | 72.885.038 | 87.155.154 | 43.026.672 |
Nợ phải trả | 109.797.623 | 26.244.195 | 56.613.678 | 91.563.285 | 57.877 | ||
NLP | 3.062.103 | 3.612.736 | -50.827.641 | 22.694.317 | 16.271.360 | -4.408.131 | 42.968.795 |
NLP lũy kế | 3.062.103 | 6.674.839 | -44.152.802 | -21.458.485 | -5.187.125 | -9.595.256 | 33.373.539 |
2018 | |||||||
Tài sản | 3.510.218 | 2.903.525 | 71.710.588 | 46.173.860 | 89.908.959 | 90.323.212 | 62.071.179 |
Nợ phải trả | 185.853.995 | 33.503.445 | 56.575.032 | 49.722.243 | 2.497.489 | ||
NLP | 3.510.218 | 2.903.525 | -114.143.407 | 12.670.415 | 33.333.927 | 40.600.969 | 59.573.690 |
NLP lũy kế | 3.510.218 | 6.413.743 | -107.729.664 | -95.059.249 | -61.725.322 | -21.124.353 | 38.449.337 |
2019 | |||||||
Tài sản | 4.980.856 | 80.641 | 64.611.435 | 61.619.912 | 99.903.308 | 98.830.202 | 85.603.376 |
Nợ phải trả | 201.109.432 | 35.314.473 | 72.198.696 | 61.364.620 | 1.614.540 | ||
NLP | 4.980.856 | 80.641 | -136.497.997 | 26.305.439 | 27.704.612 | 37.465.582 | 83.988.836 |
NLP lũy kế | 4.980.856 | 5.061.497 | -131.436.500 | -105.131.061 | -77.426.449 | -39.960.867 | 44.027.969 |
2020 | |||||||
Tài sản | 2.948.747 | 1.702.639 | 106.238.298 | 58.427.114 | 117.839.026 | 112.527.949 | 100.293.062 |
Nợ phải trả | 237.206.354 | 70.831.783 | 105.823.034 | 29.856.732 | 1.164.764 | ||
NLP | 2.948.747 | 1.702.639 | -130.968.056 | -12.404.669 | 12.015.992 | 82.671.217 | 99.128.298 |
NLP lũy kế | 2.948.747 | 4.651.386 | -126.316.670 | -138.721.339 | -126.705.347 | -44.034.130 | 55.094.168 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên MB giai đoạn 2015-2020)
Biểu đồ 2.14. Khe hở thanh khoản MB giai đoạn 2015-2020
Đơn vị: triệu đồng
200,000,000
150,000,000
100,000,000
50,000,000
0
-50,000,000
Quá hạn
Dướ 1T
1-3T
3-12T
Trên 12T
-100,000,000
-150,000,000
2015
2016
2017
2018
2019
2020
-200,000,000
i
(Nguồn: Báo cáo thường niên MB giai đoạn 2015-2020)
d. Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro thanh khoản
Thứ nhất, kiểm soát RRTK
- Kiểm soát trạng thái dư thừa thanh khoản:
Ngân hàng dư thừa thanh khoản là đang trong trạng thái cung thanh khoản lớn hơn cầu thanh khoản. Trong tình huống này, MB xử lý như sau:
+ Khi MB thặng dư thanh khoản ngắn hạn
MB sẽ sử dụng thanh khoản dư thừa ngắn hạn đề đầu tư ngắn hạn: cho các TCTD khác vay hoặc thực hiện gửi tiền liên ngân hàng. Công nghệ ngân hàng hiện nay cho phép các NHTM thực hiện giao dịch liên ngân hàng với nhau rất thuận tiện trong khi không phải tiến thành các thủ tục giống như các khoản cho vay thông thường.
Mua các giấy tờ có giá ngắn hạn: thị trường tiền tệ dần được hoàn thiện dẫn đến hàng hóa tài chính ngắn hạn trên thị trường rất phong phú như các trái phiếu chính phủ, chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn dưới một năm. Thị trường thứ cấp mua đi bán lại các loại hàng hóa này cũng rất phát triển đã gia tăng tính thanh khoản cho các công cụ này.