Tổng Hợp Các Nghiên Cứu Điển Hình Cụm Liên Kết Ngành

thể khác quan trọng đối với cạnh tranh. Nó bao gồm, ví dụ, các nhà cung ứng đầu vào chuyên ngành như là cụm linh kiện, máy móc, những dịch vụ và những nhà cung cấp kết cấu hạ tầng chuyên ngành. Cụm liên kết ngành thường phát triển xuôi tới các kênh tiêu thụ và tới khách hàng, phát triển ngang tới các nhà sản xuất các sản phẩm bổ sung và tới các doanh nghiệp trong những ngành có liên quan về mặt công nghệ, kỹ năng, đầu vào chung. Cuối cùng, nhiều cụm liên kết ngành bao gồm cả những thể chế chính quyền và thể chế khác - như trường đại học, các cơ quan quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, các cơ quan tư vấn, các tổ chức dạy nghề và các hiệp hội ngành nghề"

Trong khi đó, Porter (2003) cho rằng Cụm liên kết ngành là những nhóm gần nhau về mặt địa lý các công ty có liên kết với nhau và các thể chế có liên quan trong một lĩnh vực nào đó, gắn kết với nhau về mặt công nghệ và kỹ năng, trao đổi liên lạc, tiếp vận và tương tác cá nhân dễ dàng. Các cụm liên kết ngành thường tập trung trong các vùng và đôi khi trong một thành phố.

Cụm liên kết ngành là "sự tập trung về mặt địa lý của các hãng, những nhà cung ứng, các dịch vụ hỗ trợ, kết cấu hạ tầng chuyên ngành, những nhà sản xuất các sản phẩm liên quan và các thể chế chuyên ngành (ví dụ: các chương trình đào tạo và các hiệp hội kinh doanh) xảy ra trong những ngành nhất định ở những nơi nhất định,...Cụm liên kết ngành gồm mạng lưới dày đặc các hãng có liên hệ với nhau xuất hiện trong một vùng vì những hiệu ứng ngoại lai và hiệu ứng tràn mạnh mẽ giữa các hãng trong một cụm liên kết ngành (Porter, 2007).

Rosenfeld (2002b) định nghĩa cụm liên kết ngành là "một số lượng có ý nghĩa (số lượng đủ để thu hút các dịch vụ, nguồn lực và nhà cung ứng chuyên ngành) các doanh nghiệp trong một không gian giới hạn có những quan hệ mang tính hệ thống nào đó với nhau dựa trên tính bổ sung và tương tự".

Nghiên cứu của Roelandt, Hertog, Sinderen, và Hove (1999) coi cụm liên kết ngành là các mạng liên kết (theo chiều dọc hoặc chiều ngang) tạo nên bởi các doanh nghiệp không giống nhau và bổ sung cho nhau, chuyên môn hóa vào một liên kết đặc thù hoặc một cơ sở tri thức trong chuỗi giá trị. Định nghĩa như thế này lại quan tâm đến liên kết giữa các doanh nghiệp chứ không nhắc đến sự tập trung các doanh

nghiệp về mặt địa lý.

Nghiên cứu của Anbumozhi, Chandanie, và Portugal (2009) chú ý hơn đến sự gắn kết giữa các thành viên của cụm liên kết ngành và đưa ra một cách tiếp cận khác đối với cụm liên kết ngành. Họ xem cụm liên kết ngành là một thực thể kinh tế

- xã hội có đặc trưng là một cộng đồng xã hội và một tập hợp các chủ thể kinh tế đóng ở gần nhau trong một khu vực địa lý nhất định.

Nghiên cứu của Andersson và Hansson (2004) đã định nghĩa cụm liên kết ngành là quá trình các doanh nghiệp và các chủ thể tổ chức khác cùng tụ họp lại trong một khu vực địa lý tập trung, hợp tác với nhau xung quanh một lĩnh vực chức năng nhất định, tạo lập nên những mối liên kết chặt chẽ và những liên minh sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh tập thể.

―Cụm công nghiệp là sự tập trung về vị trí địa lý của các ngành công nghiệp nhằm tận dụng các cơ hội qua liên kết địa lý. Các công ty trong cụm công nghiệp sẽ chia sẻ các yêu cầu và các mối quan hệ bên trong với nhà cung cấp và khách hàng. Các mối quan hệ bên trong công ty yêu c ầu các dịch vụ bổ sung từ các nhà tư vấn, đào tạo và huấn luyện, các tổ chức tài chính, các công ty chủ chốt. Cụm công nghiệp sẽ tạo ra lực lượng lao động, hàng hoá xuất khẩu và dịch vụ chất lượng cao, kết nối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học, viện nghiên cứu, các quỹ hỗ trợ và các bên hữu quan‖ (Lê, 2009)

Theo Nguyễn Xuân Thành (2015) thì cho rằng cụm liên kết ngành là một nhóm các công ty liên quan và các thể chế hỗ trợ trong một lĩnh vực cụ thể, quy tụ trong một khu vực địa lý, được kết nối với bởi những sự tương đồng và tương hỗ. Phạm vi địa lý của một cụm ngành có thể là một thành phố hay tiểu bang đơn nhất, hoặc là cả một quốc gia hay mạng lưới các nước láng giềng.

Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu về cụm liên kết ngành, tác gỉa tổng hợp các nghiên cứu điển hình cụm liên kết ngành và được trình bày đưới đây:

Bảng 1.2. Tổng hợp các nghiên cứu điển hình cụm liên kết ngành


Nguồn

Quan điểm chính về cụm liên kết ngành

Nghiên cứu của Porter (1998, 2003, 2007)

- Sự tích tụ của các doanh nghiệp cùng ngành trong một giới hạn về địa lý.

- Sự liên hệ, chia sẻ trong cụm và các chủ thể khác ngoài cụm có liên quan theo chuỗi giá trị sản phẩm.

- Tạo ra lợi thế cạnh tranh.

- Đổi mới sáng tạo.

- Sự hỗ trợ của nhà nước qua cơ chế chính sách.

Nghiên cứu của Roelandt, Hertog, Sinderen, và Hove (1999)

- Liên kết theo các mạng liên kết: theo chiều dọc hoặc chiều ngang.

- Các doanh nghiệp có thể không giống nhau về ngành

- Sự bổ sung cho nhau

- Chuyên môn hóa vào một liên kết đặc thù hoặc một cơ sở tri thức trong chuỗi giá trị.

Nghiên cứu của Anbumozhi, Chandanie, và Portugal (2009)

- Sự gắn kết giữa các thành viên của cụm liên kết ngành.

- Cụm liên kết ngành là một thực thể kinh tế - xã hội có đặc trưng là một cộng đồng xã hội và một tập hợp các chủ thể kinh tế đóng ở gần nhau trong một khu vực địa lý nhất định.

Nghiên cứu của Kuchiki (2007)

- Sự tập trung về mặt địa lý các doanh nghiệp trong một quốc gia hoặc một vùng.

- Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong cụm với nhau và với các nhà cung cấp dịch vụ và các tổ chức liên quan thuộc một lĩnh vực cụ thể

Nghiên cứu của Marshall (1890).

- Các doanh nghiệp nhỏ cùng ngành quần tụ trong vị trí địa lý thông qua tính kinh tế nhờ quy mô

- Có tính tổ chức cao giữa người bán và người mua.

- Có sự hỗ trợ nhau giữa các doanh nghiệp cùng ngành.

- Thu hút nhiều lao động có tay nghề cao tập trung về một vùng địa lý

Nghiên cứu của Weber (1909)

- Sự quần tụ các ngành tại một khu vực địa lý nhất định

- Mục đích giảm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận,

Nghiên cứu của Sforzi (1992)

- Tập trung các doanh nghiệp có liên quan trong sản xuất đặt tại khu vực địa lý ở một địa phương.

- Cách biệt với khu dân cư sinh sống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.


Nghiên cứu của Andersson và Hansson (2004)

- Các doanh nghiệp hoặc chủ thể tổ chức khác cùng tụ họp lại trong một khu vực địa lý tập trung,

- Có sự hợp tác với nhau xung quanh một lĩnh vực chức năng nhất định.

- Hình thành những liên minh sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh tập thể.

Lê Thế Giới (2009)

- Sự tập trung về vị trí địa lý của các doanh nghiệp cùng ngành nhằm tận dụng các cơ hội qua liên kết địa lý.

- Các doanh nghiệp trong cụm chia sẻ các yêu cầu và các mối quan hệ bên trong với nhà cung cấp và khách hang

- Tạo ra lực lượng lao động, hàng hoá xuất khẩu và dịch vụ chất lượng cao, kết nối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học, viện nghiên cứu, các quỹ hỗ trợ và các bên hữu quan

Nguyễn Xuân Thành (2015)

- Nhóm các công ty liên quan tương đồng trong một lĩnh vực cụ thể.

- Với sự hỗ trợ định hướng của thể chế cần thiết

- Phạm vi địa lý: một thành phố, tiểu bang đơn nhất, quốc gia, mạng lưới các nước láng giềng.

Theo nghiên cứu của Vũ Thành Tự Anh (2011)

- Có lợi thế cạnh tranh (mỗi cụm ngành có lợi thế cạnh tranh không giống nhau)

- Hàng hóa và dịch vụ có khả năng thương cao

Nghiên cứu của Võ Trí Thành và cộng sự

- Sự liên kết các ngành sản xuất với nhau để tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế,

- Có tác động lan tỏa về kỹ năng công nghệ.

Nguyễn Đình Tài (2017)

- Các làng nghề truyền thống là một dạng cụm liên kết ngành sơ khai và trường tồn với thời gian.

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Tóm lại, tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về cụm liên kết ngành nhưng cùng đi đến một số đặc điểm chung và có thể hiểu Cụm liên kết ngành là sự tập trung về địa lý các doanh nghiệp cùng ngành hay tương đồng nhau về ngành, có sự liên kết với nhau với các nhà cung cấp và khách hàng liên quan. Do cùng quy tụ trong cụm khả

năng cạnh tranh được nâng cao nhờ hợp tác trong sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, cùng sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực, công nghệ tương đồng. Bên cạnh đó, do được quần tụ trong cụm nên là chất xúc tác để đổi mới, sáng tạo về công nghệ, sản xuất, sản phẩm và các vấn đề về mặt thương mại‖

Từ những tổng hợp về các giai đoạn phát triển của làng nghề (bảng 1.1) và tổng hợp các nghiên cứu điển hình cụm liên kết ngành (bảng 1.2), đã phác hoạ lên cơ sở khoa học về làng nghề và cụm liên kết ngành. Trong điều kiện cụ thể của các làng nghề truyền thống ở Việt Nam, những lợi ích mà các cụm liên kết ngành (cụm ngành) làng nghề đem lại nhiều lợi ích và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì các cơ sở sản xuất trong cụm liên kết ngành (cụm ngành) làng nghề nằm ngay cạnh nhau, nên những thông tin mới về sản phẩm, quy trình sản xuất, công nghệ, và thị trường lan toả rất nhanh chóng giữa các cơ sở này. Nói cách khác, các cơ sở nằm trong cụm ngành làng nghề dễ dàng tiếp cận và sao chép những cải tiến về sản phẩm, quy trình sản xuất, kênh phân phối sản phẩm của các cơ sở khác. Bên cạnh đó, vì có một lượng cầu lớn các sản phẩm trung gian từ nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm cuối cùng trong cụm liên kết ngành làng nghề, nên nhiều cơ sở có thể tập trung chuyên môn hoá sản xuất các sản phẩm trung gian. Ngược lại, do có thể dễ dàng mua các sản phẩm trung gian trong cụm liên kết ngành làng nghề, nên nhiều cơ sở có thể tập trung sản xuất sản phẩm cuối cùng. Vì vậy, sự chuyên môn hoá và phân công lao động giữa các cơ sở sản xuất được hình thành. Vì có thể dễ dàng tìm được việc làm do nhu cầu lao động trong cụm liên kết ngành làng nghề lớn, nên lực lượng lao động lớn đều tìm đến. Nhờ đó, các cơ sở sản xuất có thể dễ dàng tuyển dụng được lao động có tay nghề cao. Chính vì vậy, các cụm liên kết ngành làng nghề tạo điều kiện cho thị trường lao động tay nghề cao phát triển. Đó là lý do tại sao phải phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành trong giai đoạn hiện nay là hướng đi phù hợp nhất.

1.2.2. Đặc điểm cụm liên kết ngành

Theo nghiên cứu của Porter (2007), cụm liên kết ngành có những đặc trưng sau đây: (1) Sự tích tụ của các doanh nghiệp cùng ngành trong một giới hạn về địa lý; (2) Sự liên hệ, chia sẻ trong cụm và các chủ thể khác ngoài cụm có liên quan theo chuỗi giá trị sản phẩm; và (3) Tạo ra lợi thế cạnh tranh; (4) Đổi mới sáng tạo;

(5) Sự hỗ trợ của nhà nước qua cơ chế chính sách.

Anbumozhi et al. (2009) thì cho rằng Cụm liên kết ngành có các đặc trưng như: Mật độ dày đặc các hoạt động kinh tế do sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp tương tự nhau hoặc có liên quan tới nhau; Tồn tại của các hoạt động giống/tương tự nhau và bổ sung cho nhau, ví dụ quan hệ cung ứng, quan hệ mua – bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ; Tồn tại của các liên kết liên doanh nghiệp do kết quả của hoạt động theo hợp đồng và các hình thức hợp tác khác; Có cảm nhận lịch sử văn hóa xã hội chung, kết cấu hạ tầng chung, sự năng động chung của những cá thể cùng thuộc một nơi

Andersson và Hansson (2004) có nhiều nghiên cứu về cụm liên kết ngành, trong đó tập trung nhấn mạnh các đặc trưng: Tập trung về mặt địa lý: các doanh nghiệp đóng gần nhau về mặt địa lý do các nhân tố vật chất, như tác động ngoại lai theo quy mô, cũng như các nhân tố mềm như vốn xã hội và các quá trình học hỏi lẫn nhau; Chuyên môn hóa: mỗi cụm liên kết ngành thường tập trung xung quanh một hoạt động cốt lõi nào đó, còn các hoạt động khác thì có liên quan tới hoạt động cốt lõi này; Đa chủ thể: cụm liên kết ngành và chính sách phát triển cụm liên kết ngành không chỉ bao gồm doanh nghiệp, mà còn các tổ chức nhà nước, học thuật, khoa học, các định chế tài chính; Vừa cạnh tranh lẫn nhau vừa hợp tác với nhau; Có hiệu ứng "số đông cần thiết" (critical mass): Hiệu ứng này tạo ra sự năng động nội bộ của khu vực. Một phát minh, sáng chế ra đời, nếu được một số đông chấp nhận áp dụng thì phát minh, sáng chế đó sẽ sống và phát triển; Có chu kỳ sống: Hội tụ ngành không phải là một hiện tượng nhất thời hay ngắn hạn, mà là một tiến trình dài hạn. Quần tụ đông đến một mức nhất định lại gây ra hiện tượng phi kinh tế do quần tụ (diseconomies of agglomeration); Đổi mới - sáng tạo: Các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành có liên quan đến những thay đổi về mặt công nghệ, về mặt thương mại cũng như về mặt tổ chức.

Mặc dù có nhiều kết luận về đặc điểm của cụm liên kết ngành, nhưng đa số các tác giả đều kết luận cụm liên kết ngành có các đặc điểm cơ bản sau đây:

1.2.2.1. Sự tích tụ của các doanh nghiệp

Sự tích tụ của các doanh nghiệp tương đồng nhau về ngành trong một giới hạn địa lý: các doanh nghiệp quần tụ gần nhau về mặt địa lý của các doanh nghiệp

tương đồng nhau về ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm tận dụng các cơ hội qua liên kết địa lý. Sự quần tụ các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm liên quan, các hãng, những nhà cung ứng, các dịch vụ hổ trợ, kết cấu hạ tầng chuyên ngành.

1.2.2.2. Sự liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm

Theo Porter (1985), Chuỗi giá trị (value chain) được mô tả và phổ cập trong cuốn sách về phân tích lợi thế cạnh tranh của ông: ―Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động của một công ty hoạt động trong một ngành cụ thể‖. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của một công ty hoạt động một ngành nghề cụ thể. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản xuất thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của các hoạt động. Chuổi giá trị là tập hợp các giá trị được tạo ra từ các giai đoạn của quá trình sản xuất một sản phẩm hay dịch vụ, từ khâu nghiên cứu phát triển, thiết kế, cung cấp đầu vào, sản xuất, marketing và phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng.

Đặc trưng cơ bản của cụm liên kết ngành, trong đó sự liên kết của các chủ thể rất quan trọng, mang đặc tính chuỗi giá trị sản phẩm và trở thành nhân tố quan trọng cần phải được tính đến khi hình thành cụm liên kết ngành. Đối với chuỗi giá trị của một sản phẩm cụ thể nào đó được xác định từ kết cấu sản phẩm, quá trình công nghệ chế tạo sản phẩm, xu hướng phát triển áp dụng các hình thức chuyên môn hóa sản xuất khi sản xuất sản phẩm ấy.

Hình 1 1 Mô hình chuỗi giá trị Michael Porter Nguồn Porter 1985 Tất cả các 1

Hình 1.1. Mô hình chuỗi giá trị Michael Porter

Nguồn: Porter (1985)

Tất cả các hoạt động từ khâu thiết kế đến quá trình mang vật tư đầu vào, sản

xuất, phân phối, marketing bán hàng và thực hiện các dịch vụ hậu mãi đã tạo thành một chuỗi kết nối giữa người sản xuất với người tiêu dung.

Cụm liên kết ngành mang tính đa dạng của các chủ thể trong cụm theo chuỗi giá trị như: (1) nhóm các doanh nghiệp có quan hệ trực tiếp với nhau trong chuỗi giá trị sản phẩm gồm các doanh nghiệp thuộc khu vực thượng nguồn như sản xuất nguyên phụ liệu, linh kiện với các doanh nghiệp thuộc khu vực hạ nguồn sản xuất hoặc lắp ráp sản phẩm cuối cùng đáp ứng nhu cầu trong nước hoặc xuất khẩu; (2) nhóm các doanh nghiệp có chức năng phục vụ sản xuất sản phẩm như các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh các loại máy móc thiết bị chuyên dụng cho ngành nghề sản xuất của cụm, các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng điện, nước, bao bì, đóng gói, nhãn hiệu sản phẩm cho câc doanh nghiệp sản xuất sản phẩm của ngành;

(3) nhóm các tổ chức phục vụ quá trình sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp trong cụm đó là các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, viễn thông, hậu cần, câc cơ sở giáo dục đào tạo nghề...các tổ chức nghề nghiệp

Các doanh nghiệp và các tổ chức thành viên của cụm liên kết ngành có mối quan hệ với nhau với nhiều hình thức khác nhau gồm: Các quan hệ giữa các doanh nghiệp và các tổ chức thành viên của cụm liên kết ngành có thể là quan hệ theo chiều dọc của quá trình công nghệ sản xuất một loại sản phẩm nhất định theo chuỗi giá trị của sản phẩm ấy; quan hệ theo chiều ngang phối hợp với nhau để cùng thực hiện những nhiệm vụ nhất định hướng tới yêu cầu đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và các tổ chức trong cụm là yếu tố cơ bản có tính chất nền tảng để hình thành và phát triển cụm liên kết ngành, bởi vì mối quan hệ này trở thành cơ sở rất quan trọng để thiết lập quan hệ liên kết, phối hợp trên tinh thần cộng đồng trách nhiệm một cách bền vững và hiệu quả. Quan hệ theo chiều dọc giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản phẩm như ở các cụm liên kết làng nghề truyền thống đó là quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng với các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu. Điều này có thể khẳng định rằng sự hình thành và phát triển cụm liên kết ngành thường được gắn với sự hình thành và phát triển công nghiệp hoặc dịch vụ hổ trợ của một ngành sản xuất hoặc kinh doanh nào đó. Ngoài quan hệ theo chiều dọc liên quan đến quá trình sản xuất sản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/02/2023