Các Công Ty Đa Quốc Gia Gắn Liền Với Quá Trình Toàn Cầu Hóa

chi phí và thu nhập trong tương lai của nó. Bất cứ một công ty nào có các khoản chi phí hoặc thu nhập chịu tác động của những thay đổi giá trị tiền tệ đều có rủi ro kinh doanh, ngay cả khi nó là một doanh nghiệp đơn thuần hoạt động trong nước và tất cả các dòng tiền của nó đều là dòng tiền quốc nội.

Một rủi ro giao dịch xuất hiện bất cứ lúc nào khi một công ty tham gia vào một giao dịch bằng đồng ngoại tệ. Vì giao dịch đó sẽ tạo ra một dòng tiền ngoại tệ vào hoặc ra nên bất cứ một thay đổi nào về tỷ giá có liên quan giữa thời điểm có hiệu lực so với thời điểm quyết toán của giao dịch sẽ gây ra một thay đổi về quy mô của dòng tiền. Các công cụ bảo vệ để quản trị rủi ro giao dịch liên quan tới việc tham gia vào các giao dịch ngoại tệ sao cho các dòng tiền chúng hoàn toàn vừa đủ để bù đắp được các dòng tiền của rủi ro giao dịch cơ sở. Các công cụ bảo vệ này bao gồm việc sử dụng các hợp đồng kỳ hạn, các điều khoản điều chỉnh giá, các hợp đồng quyền chọn về tiền tệ và các nghiệp vụ vay hoặc cho vay ngoại tệ. Một giải pháp khác là công ty có thể cố gắng viết hóa đơn tất cả các giao dịch bằng đồng nội tệ hoặc bằng một loại ngoại tệ mạnh như Đôla Mỹ để có thể tránh rủi ro giao dịch một cách triệt để. Tuy nhiên, việc loại trừ rủi ro giao dịch không có nghĩa là loại trừ được tất cả rủi ro tỷ giá. Doanh nghiệp đó vẫn có thể phải đối mặt với rủi ro tỷ giá đối với các chi phí và các khoản doanh thu trong tương lai – các dòng tiền kinh doanh của nó.

Rủi ro kinh doanh là những rủi ro do sự biến động về ngoại hối có thể làm thay đổi doanh thu và chi phí trong tương lai của doanh nghiệp – đó chính là luồng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, đo lường rủi ro kinh doanh cần phải tính trong dài hạn, xem xét doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh mà khả năng cạnh tranh về chi phí và giá của doanh nghiệp có thể chịu tác động của sự thay đổi tỷ giá.

Do vậy, doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro kinh doanh khi doanh nghiệp này đầu tư vào việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho một thị trường

có sự cạnh tranh từ phía các công ty nước ngoài, hoặc khi hàng hóa và yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất có nguồn gốc nước ngoài. Sự đầu tư này có thể là: phát triển sản phẩm mới, xây dựng mạng lưới phân phối, ký hợp đồng cung cấp với đối tác nước ngoài hoặc đầu tư vào máy móc sản xuất. Rủi ro giao dịch xuất hiện sau đó trong trường hợp công ty ký kết các hợp đồng mua bán được thanh toán bằng ngoại tệ.

Khi đánh giá những rủi ro kinh tế, cho dù một bản báo cáo về rủi ro giao dịch có chi tiết đến đâu, chúng ta vẫn mắc một sai lầm căn bản sau. Đó là chúng ta đã giả thiết rằng chi phí và các khoản thu bằng đồng nội tệ không đổi khi tỷ giá có thay đổi. Giả thiết trên khiến cho người tiêu dùng và doanh nghiệp không nghĩ tới việc đưa ra một sự điều chỉnh thích hợp khi mà có sự thay đổi về tỷ giá. Do đó sẽ là sai lầm khi tính toán những khoản lãi hoặc lỗ có thể xảy ra do tỷ giá thay đổi bằng một cách đơn giản là nhân các khoản thu chi theo kế hoạch trước khi phá giá (hoặc tăng giá) vởi tỷ lệ phá giá hay tăng giá dự kiến.

Một yếu tố nữa quyết định đến năng lực giải quyết rủi ro tỷ giá là khả năng của doanh nghiệp trong việc điều chỉnh sản xuất và việc tìm kiếm các yếu tố đầu vào từ những nước khác nhau. Doanh nghiệp nào càng linh hoạt trong việc thay thế những yếu tố đầu vào hoặc điều chỉnh sản xuất giữa thị trường trong và ngoài nước thì doanh nghiệp đó càng ít phải đối mặt với rủi ro tỷ giá. Nói cách khác, công ty có mạng lưới sản xuất toàn cầu có thể đối mặt với sự biến động của tỷ giá bằng cách tăng sản lượng ở những nước mà đồng bản tệ đang trong tình trạng mất giá và giảm sản lượng ở những nước mà đồng bản tệ đang trong tình trạng tăng giá.

Khi những biến động về tỷ giá hối đoái dẫn đến những thay đổi tương ứng của giá cả thì khả năng cạnh tranh của công ty cũng thay đổi theo. Kết quả là ban quản lý của công ty phải điều chỉnh không phải chỉ những quyết định về mặt tài chính mà phải điều chỉnh cả quá trình sản xuất hoặc hoạt động

marketing tổng hợp sao cho phù hợp với thay đổi của giá cả. Song những điều chỉnh về sản xuất và marketing đều có một điểm chung là cần phải có thời gian để đạt được mục tiêu hiệu quả về chi phí. Vai trò của quản trị tài chính trong quá trình này là sắp xếp lại các khoản nợ của công ty sao cho trong khoảng thời gian các điều chỉnh sản xuất được triển khai, việc cắt giảm các khoản thu nhập từ tài sản phải phù hợp với khoản tương ứng về chi phí trả các khoản nợ này. Một lựa chọn là tài trợ một phần tài sản của công ty nhằm tạo lợi nhuận xuất khẩu, như vậy bất cứ khoản thâm hụt nào trong khoản tiền mặt từ hoạt động kinh doanh do sự thay đổi về tỷ giá sẽ được bù trừ bằng việc giảm chi phí thanh toán các khoản nợ.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾ GIỚI‌

I. Khái quát chung

Quản trị tài chính công ty đa quốc gia - 6

1. Sự phát triển của mô hình công ty đa quốc gia

Một bản báo cáo gần đây của Liên Hiệp Quốc cho biết 63/100 tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới là các công ty đa quốc gia. Các công ty tư nhân này còn giàu hơn những 120 quốc gia trên thế giới.

Từ chỉ 3.000 công ty ĐQG vào năm 1995, nay đã tăng lên đến 83.000. Cùng với 921.000 chi nhánh trên khắp thế giới, các công ty này tuy chỉ đang trực tiếp sử dụng 90 triệu lao động (trong đó khoảng 20 triệu ở các nước đang phát triển) song đã tạo ra đến 25% tổng sản phẩm của thế giới - riêng 1.000 công ty hàng đầu chiếm đến 80% sản lượng công nghiệp thế giới.

Trái với những ý nghĩ cho rằng đó là những tổ chức rất lớn, phần lớn trong số 83.000 công ty ĐQG có số nhân viên ít hơn 250 người, một số hãng dịch vụ thậm chí có số nhân viên còn ít hơn.4

Các công ty ĐQG, cho dù có bị xem là “lợi nhuận là trên hết”, vẫn mang lại lợi ích cho nước sở tại như đóng thuế, tạo công ăn việc làm, cung cấp những hàng hóa và dịch vụ trước đó không có, và trên hết là mang đến vốn, công nghệ và kiến thức quản trị.

Nhưng bên cạnh đó các công ty đa quốc gia cũng có những ảnh hưởng không tốt. Một trong những lĩnh vực mà người ta thấy rõ nhất sức mạnh của các công ty đa quốc gia là văn hóa. Vì các công ty ĐQG thống lĩnh hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm truyền thông (chỉ có sáu công ty bán 80% tổng số băng đĩa nhạc trên toàn thế giới), họ du nhập những ý tưởng và hình


4 Theodore Levitt (2007), Sự toàn cầu hóa của các thị trường, Tạp chí Harvad Business

ảnh khiến một số chính phủ và tổ chức tôn giáo lo ngại có thể làm mất ổn định xã hội. Ví dụ như McDonald (với khoảng 29.000 nhà hàng tại 120 nước) bị cáo buộc là cổ xúy cho chế độ ăn uống không có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên, tác động của các công ty ĐQG không chỉ dừng ở lĩnh vực thời trang và thực phẩm. Do họ có ảnh hưởng trong việc tạo ra việc làm và nguồn thu thuế, chính phủ ở các nước đang phát triển cạnh tranh nhau để giành được vốn đầu tư của họ. Trong quá trình đó thuế suất, chính sách xã hội, quan hệ công đoàn, tập quán kế toán và nhiều điều khác được quyết định có cân nhắc đến sự hiện diện của các công ty này.

Mỗi năm, Fortune xuất bản một danh sách gồm 10 công ty lớn nhất thế giới. Năm thì vào năm thì ra, hầu hết những công ty này là các công ty đa quốc gia với số vốn lớn, có nhiều chi nhánh ở nước ngoài và nguồn nhân công đa dạng đến từ nhiều quốc gia. Mặc dù tính đa quốc gia và hiệu quả kinh tế không phải luôn phù hợp với nhau nhưng rõ ràng rằng kinh doanh quốc tế có tầm quan trọng ngày càng tăng lên. Danh sách các công ty lớn của Mỹ là những công ty có 50% hoặc nhiều hơn doanh thu, lợi nhuận và một phần tài sản tương đối lớn từ nước ngoài. Đó là các công ty như: IBM, Gilette, Compaq, DowChemical, 3M, Xerox và Hewlett-Packard. Hơn 80% lợi nhuận của Coca-Cola kiếm được từ nước ngoài, tiền mà nó kiếm được ở riêng Nhật nhiều hơn là ở Mỹ.

Mức độ quan trọng của các hoạt động nước ngoài đối với các ngành khác nhau thì khác nhau. Ví dụ, các công ty dầu lửa và các ngân hàng phụ thuộc vào kinh doanh quốc tế mạnh hơn nhiều so với các công ty về thực phẩm đóng sẵn và các nhà sản xuất ô tô. Ngay trong cùng một ngành thì các công ty vẫn có mức độ quan tâm khác nhau đối với kinh doanh quốc tế. Ví dụ, trong năm 2005 Exxon có tới 60% tài sản, 79% doanh số và 77% lợi nhuận kiếm được từ nước ngoài. Trong khi đó những số liệu tương ứng của Atlantic Richfield là 26%, 21% và 8%. Tương tự như vậy General Motors tạo ra 54%

thu nhập của nó từ nước ngoài, tương phản với nó là 14% đối với Ford và ít hơn là 8% đối với Chrysler5.

2. Các công ty đa quốc gia gắn liền với quá trình toàn cầu hóa

Thoạt tiên khi các công ty bước ra toàn cầu, họ bán hàng ở nước ngoài, nhưng sản xuất và kiểm soát hoạt động của mình tại quê nhà. Theodore Levitt, trong tạp chí Harvard Business Review năm 1983, đã đúc kết: dựa vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và cơ sở sản xuất ngay tại nước nhà, các công ty này xuất khẩu sản phẩm đồng nhất đi khắp thế giới.

Nhưng đến đây cũng là lúc bắt đầu hình thành giai đoạn thứ hai của toàn cầu hóa. Trong giai đoạn này, cả hoạt động kinh doanh và sản xuất được chuyển ra khắp địa cầu, nhưng tổng hành dinh của công ty mẹ vẫn nắm chặt việc kiểm soát. Do muốn cắt giảm chi phí, các hãng lớn ở phương Tây di chuyển phần lớn cơ sở sản xuất của họ sang các nước có mức lương thấp hơn. Trong thập niên 1990, điều này đã góp phần tạo nên mức gia tăng nhanh chóng về đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Hiện nay chúng ta đang chứng kiến một sự dịch chuyển lớn về địa điểm của quyền kiểm soát này. Ngày càng có nhiều công ty ĐQG chuyển hoạt động và quyền kiểm soát các chức năng kinh doanh chủ chốt ra khỏi tổng hành dinh, theo gương của các công ty như IBM.

Mới đây, IBM đã mở một tổng hành dinh khu vực ở Singapore, với

1.000 nhân viên đảm trách các hoạt động ngày càng phát triển trong vùng, và cho biết sẽ đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch các chuyên gia ra khỏi Mỹ. Dự kiến trong năm 2004, hình thức này sẽ tăng tốc thành điều mà các chuyên gia gọi là kỷ nguyên thứ ba của các công ty ĐQG, mà một số dấu hiệu có thể kể như sau:

* Ngày càng phân tán các tổng hành dinh. Các công ty lớn hiếm khi chuyển tổng hành dinh chính của họ từ nước này sang nước khác. Nhưng


5 Phạm Vũ Lửa Hạ (2006), Các công ty đa quốc gia toàn cầu hoá lần 3, webside vietbao.vn

ngày càng có nhiều công ty thiết lập tổng hành dinh khu vực hay rời một số phòng ban sang nơi khác.

* Các qui trình kinh doanh chủ chốt ngày càng được chuyển sang các nước đang phát triển. Nhờ các kỹ năng và mạng lưới công nghệ thông tin cho việc truyền bá thông tin kỹ thuật số ngày càng dễ dàng, qui trình này ngày càng nhanh chóng. Một báo cáo mới đây của Hãng tư vấn Bain & Co ước tính đến năm 2006 thị trường gia công dịch vụ cho nước ngoài (offshoring) ở Ấn Độ sẽ tăng 57% và thị trường ở Nga sẽ tăng 45%.

Hãng tư vấn Accenture dự báo sẽ có mức độ tăng trưởng rất mạnh về việc đưa các dịch vụ tài chính kế toán ra gia công ở nước ngoài; những công việc đó từ lâu không còn thuộc về tổng hành dinh. Các công ty đang dần nhận ra rằng đưa loại công việc này ra gia công ở nước ngoài chỉ là thay đổi quyền kiểm soát chứ không phải đánh mất quyền kiểm soát.

* Gia tăng hội nhập của các nhà quản lý có quốc tịch khác nhau. Càng lúc sẽ càng có nhiều tổng giám đốc mang quốc tịch khác với quốc tịch của công ty mà họ làm việc. Hiện nay số này vẫn còn rất hiếm. Tuy nhiên ở cấp kế cận - nguồn cung cấp các tổng giám đốc tương lai - ngày càng có nhiều nhà quản lý xuất phát từ các quốc gia khác nhau.

* Gia tăng sử dụng hoạt động R&D từ các nguồn khác ngoài các phòng thí nghiệm của chính công ty. Ví dụ, năm 2003 Hãng General Motors lắp một số xe hơi của mình với động cơ có thể chạy xăng hoặc ethanol hay hỗn hợp của cả hai. Động cơ này được phát triển ở trung tâm công nghệ ở Brazil của Delphi, một hãng Mỹ chuyên sản xuất linh kiện ôtô tự hào cho biết có trụ sở ở Troy, Michigan, Paris, Tokyo và Sao Paulo.

Tại các công ty đa quốc gia này, quá trình toàn cầu hóa tài chính cũng diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Sự hình thành thị trường vốn toàn cầu dựa trên hai yếu tố: sự phát triển của hệ thống thông tin tự động cho phép thực hiện những giao dịch tài chính tại các thị trường tài chính quốc tế đặt ở khắp nơi trên thế

giới, với giá cả giao dịch rẻ và những cải cách tài chính bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ quốc tế. Toàn cầu hóa tài chính không phải sự kết hợp một cách cơ học như sự đồng nhất các công cụ tài chính của các công ty, càng không phải là đồng nhất sự góp vốn của các công ty. Trong hệ thống tài chính toàn cầu, các nhà quản trị tài chính sẽ phải đối mặt với sự đa dạng cũng như phức tạp đến mức khó kiểm soát.

Các chuyên gia đã phân biệt 3 kiểu hệ thống tài chính: cách thức tổ chức xoay quanh thị trường tài chính (Mỹ, Anh), xoay quanh hệ thống ngân hàng (Nhật Bản, Đức) hay xoay quanh Chính phủ (Pháp). Hệ thống tài chính của Anh và Mỹ có xu hướng dành sự quan tâm nhiều hơn cho cổ phiếu, các công ty niêm yết được đánh giá dựa trên sự gia tăng lợi nhuận từ cổ phiếu. Kiểu thị trường này cho phép các công ty đa quốc gia huy động dễ dàng các nguồn tài chính cần thiết cho các hoạt động quốc tế của họ. Trong khi đó ở Nhật, ngân hàng chính của các tập đoàn công nghiệp kiểm soát trực tiếp hoạt động của công ty và áp đặt các quy chế đối với sự điều hành công ty. Mối quan hệ ưu đãi giữa các tác nhân trong hệ thống này cho phép các công ty tiến hành những dự án dài hạn mặc dù đôi khi chúng không mang lại lợi ích trong ngắn hạn. Ở Pháp thì Chính phủ lại nắm giữ vai trò bảo hộ cho những ý tưởng mà lợi nhuận của chúng mang lại là dài hạn.

Những hệ thống tài chính với hoạt động khác nhau sẽ gây khó khăn cho các công ty đa quốc gia khi muốn thâm nhập các thị trường này hay khi muốn huy động vốn từ các kênh tài chính này. Toàn cầu hóa tài chính một mặt đem lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nhưng mặt khác cũng bắt họ phải đối mặt với sự phức tạp của nó.Để có thể đưa ra những quyết định chính xác nhất, các nhà quản trị tài chính phải nhận thức được những phức tạp đó khi có ý định đưa hoạt động kinh doanh của họ ra thị trường quốc tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2022