Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Tài Chính Của Công Ty Cồ Hưng Yên

Khóa luận tốt nghiệp

Qua bảng phân tích ta thấy hệ số thanh toán hiện hành của công ty tăng lên trong giai đoạn 2007­2009 do tốc độ tăng của tổng tài sản lớn hơn tốc độ tăng của tổng nợ phải trả. Bên cạnh đó, hệ số thanh toán ngắn hạn cũng tăng lên do tài sản lưu động của công ty tăng lên song trong 2 năm 2007, 2008 thì

hệ số

này nhỏ

hơn 1 chứng tỏ

tài sản lưu động của công ty không đủ để

thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên năm 2009, hệ số này lớn hơn 1

chứng tỏ

tài sản lưu động của công ty có thể

đáp

ứng để

thanh toán các

khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán nhanh của công ty năm 2008, 2009 khá cao, tiền và các khoản phải thu tăng cao. Tuy nhiên, hệ số thanh toán nhanh của công ty tăng chủ yếu là do các khoản phải thu tăng cao. Đây cũng có thể coi là một biểu hiện tốt do sản phẩm của công ty tiêu thụ được nhiều hơn, song cũng tạo ra sự lo ngại về việc thu hồi vốn chậm dẫn đến mất cơ hội trong kinh doanh.

Hệ số thanh toán của tài sản lưu động trong các năm lại thấp và có sự

thay đổi không đáng kể. Công ty cần có biện pháp để

nâng cao khả

năng

thanh toán của tài sản lưu động với các khoản nợ ngắn hạn.

2.2.4 Sử dụng phương pháp Dupont để phân tích ROE

Bảng 2­13: Bảng phân tích ROE bằng phương pháp Dupont


Đv: trđ


Chỉ tiêu

2007

2008

2009

2009/2008

2008/2007

(+/­)

(%)

(+/­)

(%)

1.Tổng chi phí

21.793

26.818

33.056

6.238

23,3

5.025

23,1

2.Tổng tài sản

23.208

24.288

27.458

3.170

13,05

1.080

4,65

3.Tổng nợ

13.932

14.250

14.448

198

1,39

318

2,28

4.Doanh thu thuần

22.231

28.123

41.502

13.379

47,6

5.893

26,5

5.Lợi nhuận sau thuế

605,96

1.718

8.332

6.614

385

1112

183,5

6.Tỷ suất sinh lợi trên DT (5/4)

2,73

6,12

20,08

13,96

228,1

3,39

124,2

7. Vòng quay tổng tài sản (4/2)

0,958

1,158

1,511

0,353

30,48

0,2

20,88

8.ROA(%) (6*7)

2,587

8,222

30,37

22,15

269,4

5,635

217,8

9.100% ­ Tổng nợ/Tổng TS(%)

40

41,33

47,38

6,05

14,64

1,33

3,33

10.ROE (8/9)

6,468

19,894

64,1

44,206

222,2

13,426

207,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần may II Hưng Yên - 8

Nguồn: báo cáo tài chính công ty 2007­2009

Khóa luận tốt nghiệp


70

64.1

60

50

40

30.37

30

20.08 19.894

20

10

0

6.12

2.73

0.958

1.158 1.511

8.222

2.587

6.468

Tỷ suất sinh lợi trên Vòng quay tổng tài

.ROA

ROE

DT sản

2007

2008


2009


Qua bảng 2­13 ta thấy tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của doanh nghiệp năm 2007, 2008 là rất thấp, năm 2009 tăng cao đạt 20,08% tức 100đ doanh thu thuần thu được 20,08 đồng lợi nhuận sau thuế. Vòng quay tổng tài sản thấp làm ROA thấp, năm 2009 đạt cao nhất song vẫn chỉ ở mức 1,511 vòng/năm dẫn đền lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) không cao. Song năm 2009 vẫn là năm công ty có ROE cao nhất đạt 64,1% chứng tỏ năm 2009, công ty kinh doanh có hiệu quả nhất.

* Tổng hợp các kết quả phân tích: ta nhận thấy hoạt động sản xuất của công ty cổ phần may II Hưng Yên trong giai đoạn 2007­2009 là có hiệu quả đặc biệt là năm 2009. Mặc dù đây là thời gian tình hình kinh tế có nhiều biến động làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp giảm sút thậm chí dẫn đến phá sản song đối với công ty cổ phần may II Hưng Yên, kết quả lại ngoài sự mong đợi. Nguyên nhân chính là do công ty đã biết tận

dụng những khách hàng lâu dài của mình, đáp ứng kịp thời những đơn đặt

hàng đòi hỏi quy trình sản xuất phức tạp. Công ty đã tạo uy tín cho mình đối với khách hàng trong nước và quốc tế. Ngoài ra, việc quản lý tài chính có hiệu quả cũng góp một phần quan trọng vào việc làm tăng lợi nhuận cho công ty. Cán bộ công ty đã bổ sung, nâng cao trình độ quản lý với nhiều khóa đào

tạo về

quản lý và sử

dụng tài sản cũng như

nguồn vốn. Công ty đã đưa ra

nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả tài chính của mình làm cho tình hình tài chính của công ty có bước chuyển biến rõ rệt. Lợi nhuận của công ty tăng qua

các năm và tăng cao trong năm 2009 chứng tỏ công ty đã quản lý và sử dụng nguồn tài chính của mình có hiệu quả hơn. Tuy nhiên công ty cần theo dõi các

khoản nợ

phải trả, các khoản phải thu của khách hàng để

tránh gây rủi ro

trong tương lai đồng thời có biện pháp nâng cao hiệu quả trong các năm tới.

sử dụng tài sản

2.3 Đánh giá thực trạng quản lý tài chính của công ty cồ Hưng Yên

2.3.1 Kết quả đạt được

phần may II

Trong giai đoạn 2007­2009 tài sản của công ty có sự biến động lớn so với giai đoạn trước đó. Xu hướng chung của tài sản là tăng về giá trị tuyệt đối qua các năm.

Về cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và tăng đều qua các năm, đến năm 2009, tài sản ngắn hạn của công ty tăng chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản và đặc biệt là đầu tư tài chính ngắn hạn tăng cao. Điều này được coi là hợp lý vì là một công ty sản xuất đồ may mặc, chu kỳ quay vòng vốn nhanh, công ty đã dùng phần thặng dư tiền mặt để đầu tư vào cổ phiếu nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn cho công ty.

Về hàng tồn kho thì tình hình quản lý hàng tồn kho của công ty là tương đối tốt. Số lượng hàng tồn kho giảm dần qua các năm cả về tỷ trọng và số tuyệt đối đặc biệt trong năm 2009, hàng tồn kho của công ty giảm mạnh chủ

yếu là thành phẩm tồn kho. Chứng tỏ công ty đã có biện pháp nhằm đẩy

nhanh vòng quay hàng tồn kho, đây là dấu hiệu đáng mừng.

Về nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng lên cả về số tuyệt đối và tương đối. Đặc biệt vốn chủ sở hữu tăng cao trong năm 2009, làm quỹ đầu tư và phát triển tăng mạnh, đồng thời lợi nhuận phân phối cho các cổ đông cũng đạt mức cao. Đây chính là nguồn vốn giúp công ty có thể đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả do không phải chịu áp lực về lãi vay phải trả. Do đó nguồn vốn này tăng cao giúp công ty có thêm cơ hội đầu tư

trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn vay và chi phí

cũng có hiệu quả tốt. Hệ số thanh toán lãi vay của công ty luôn lớn hơn 1, chi phí tài chính thấp giúp công ty sử dụng nguồn vốn vay an toàn và hiệu quả hơn.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Tuy nguốn vốn chủ sở hữu tăng lên song nợ phải trả của công ty cũng tăng lên về số tuyệt đối và chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn. Tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm tỷ trọng bình quân trên 50%. Đây là một con số theo lý thuyết là nguy hiểm cho tình hình sản xuất kinh doanh của công ty chứng tỏ khả năng tự chủ về vốn của công ty còn thấp, chủ yếu là sử dụng nguồn vốn bên ngoài.

Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty biến động không nhiều. Nhìn chung, khả năng thanh toán của công ty còn nhiều hạn chế, các khoản phải thu còn kéo dài gây ra bất lợi cho doanh nghiệp, các khoản phải trả có chu kỳ quay vòng nhanh hơn đòi hỏi công ty cần có những biện pháp sử dụng các khoản phải trả một cách hiệu quả.

Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng và tăng cao trong năm 2009. Đây là một xu hướng tốt giúp công ty sử dụng tài sản có hiệu quả. Tuy nhiên, xét về hiệu quả của các khoản mục trong tổng tài sản lại có những tồn tại sau:

­ Hiệu quả sử

dụng tài sản cố

định:

căn cứ

vào kết quả

sản xuất kinh

doanh của công ty cho thấy rằng trong giai đoạn 2007­2009, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng và tăng cao trong năm 2009. Sức sản xuất của tài sản cố định là tương đối tốt, tuy nhiên sức sinh lời của tài sản cố định còn thấp. Chứng tỏ tình hình sử dụng tài sản cố định còn chưa có hiệu quả cao trong cả thời kỳ. Tỷ trọng tài sản cố định của công ty đang có xu hướng giảm qua các năm nên công ty cũng cần chú trọng vào việc sửa chữa nâng cấp, mua mới nhằm mở rộng quy mô sản xuất.

­ Hiệu quả sử

dụng tài sản ngắn hạn:

tuy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ

trọng cao trong tổng tài sản nhưng sức sản xuất của tài sản ngắn hạn còn thấp dẫn đến sức sinh lời của tài sản ngắn hạn cũng thấp trong 2 năm 2007, 2008. Điều này là chưa phù hợp với cơ cấu tài sản. Ngoài ra, hệ số thanh toán

ngắn hạn chưa đạt yêu cầu, luôn có giá trị nhỏ hơn 2. Vòng quay các khoản

phải thu của công ty tương đối thấp và số ngày của một vòng quay các khoản phải thu lại cao, chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn nên công ty cần có các biện pháp nhằm thu hồi vốn.

Tóm li, trong giai đoạn 2007­2009, công ty cổ phần may II Hưng Yên đã có những thay đổi lớn trong quản lý tài chính và có những thành công nhất định. Tuy đây là giai đoạn mà nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả mà công ty đạt được cho thấy công ty đã có những biện pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy công ty cần duy trì, tiếp tục quản lý và sử dụng tốt nguồn tài chính nhằm đẩy mạnh hơn nữa quy mô và chất lượng sản phẩm.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY II HƯNG YÊN

3.1. Phương hướng phát triển chung của công ty trong thời gian tới

3.1.1 Dự báo những tác động trong thời gian tới

* Yếu tố vĩ mô:

Trong thời gian sắp tới, tình hình vĩ mô có nhiều yếu tố không thuận lợi cho doanh nghiệp do chi phí đầu vào tăng khá mạnh, nhất là chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội… Bên cạnh đó, tỉ giá hối đoái không ổn định, tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp. Song năm 2010, nền kinh tế sẽ phục hồi và có bước phát triển cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của doanh nghiệp. Những chính sách khuyến khích đầu tư của Chính phủ sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng và nâng cao chất lượng sản xuất.

* Yếu tố ngành:

Tình hình sản xuất trong ngành may mặc có thêm nhiều khó khăn do Trung Quốc đã được tự do xuất khẩu vào Mỹ ­ thị trường lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh tăng cao, nhất là cạnh tranh lao động giữa các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành và các doanh nghiệp đang chuẩn bị ra nhập ngành may càng trở nên gay gắt. Trong trường hợp đó, các doanh nghiệp đòi hỏi phải đưa ra các chính sách tiền lương, thưởng… để thu hút lượng lao động cũng dẫn đến chi phí của doanh nghiệp tăng. Sản phẩm của ngành may trong nước chưa được phong phú, đa

dạng đòi hỏi các doanh nghiệp phải thiết kế

để thu hút được sự

chú ý của

người tiêu dùng trong khu vực cũng như cả nước.

3.1.2 Mục tiêu phát triển

Trên cơ sở những cơ hội và thách thức ở trên, công ty sẽ tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua yếu tố tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, xây dựng quan hệ tốt với khách hàng… Những mục tiêu

cụ thể công ty cần thực hiện trong năm tới như sau:

­ Tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ lên 11% , doanh thu gia công tăng 12% và thu nhập bình quân tăng 11% so với năm 2009 và sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo.

­ Tạo một môi trường làm việc khỏe mạnh, giúp công nhân nâng cao năng suất lao động đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức độ cao.

­ Chuyển mạnh hoạt động của ngành may theo cơ chế thị trường hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế có sự điều tiết của Nhà nước.

3.1.3 Phương hướng phát triển

­ Tiếp tục kiện toàn tổ chức hoạt động của công ty theo hướng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới.

Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển dịch vụ, kinh doanh tổng hợp.

­ Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tư các nguồn lực, chú trọng

vào việc phát triển yếu tố

con người, yếu tố then chốt để

thực hiện thành

công các nhiệm vụ trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế.

­ Tiếp tục thực hiện triệt để hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000.

­ Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu của hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế.

­ Xây dựng nền tài chính lành mạnh.

­ Bằng nhiều biện pháp tạo điều kiện và có chính sách tốt nhất chăm lo đời sống công nhân và giữ người lao động.


theo:

* Từ

đó, công ty đặt ra những biện pháp cụ

thể

trong giai đoạn tiếp

+ Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với khách hàng, tiếp cận những khách

hàng lớn để tạo điều kiện sản xuất cho thời kì tiếp theo.

+ Tiếp tục tổ chức đánh giá để nhận được chứng chỉ đánh giá WRAP.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí