Đánh Giá Kết Quả Chính Sách Đa Dạng Hoá Hoá Sản Phẩm Tại Công Ty Thông Tin Di Động Việt Nam‌

dụng của dịch vụ đem lại và do đó mở rộng quy mô sản phẩm một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

2.3.2. Đa dạng hoá chiều ngang


Nắm bắt được nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin di động di động của những người có thu nhập thấp, tháng 10 năm 2008, MobiFone đã kết hợp với hãng sản xuất điện thoại di động nổi tiếng thế giới là Motorola cho ra mắt gói cước MOMO 1000 theo hình thức bán điện thoại kèm gói cước. Nếu như trước đây các khách hàng muốn dùng dịch vụ di động phải đầu tư máy điện thoại và thẻ Sim với mức chi phí cao cả triệu đồng thì với sản phẩm mới MOMO 1000, khách hàng chỉ phải bỏ ra một mức chi phí rất hợp lý để có thể sở hữu ngay Sim không hạn gọi, không hạn nghe: Khi người tiêu dùng mua máy W175 của Motorola với giá 499.000VNĐ sẽ được tặng một sim thuê bao trả trước của MobiFone với tài khoản 498.000đ (trong đó có sẵn 150.000VNĐ, 348.000VNĐ còn lại sẽ được cộng dần vào tài khoản trong thời gian 1 năm).

Hiện nay, công ty Thông tin di động Việt Nam đang tiếp tục thực hiện chính sách đa dạng hoá chiều ngang hướng tới phân khúc thị trường cao cấp với kế hoạch phân phối điện thoại Iphone trên thị trường trong nước trong năm 2010. Dự kiến, Iphone sẽ được phân phối dưới hai hình thức: bán máy có cam kết sử dụng dịch vụ đi kèm với thời gian sử dụng từ 1 đến 2 năm và bán máy không cam kết.

Đây là hình thức hợp tác khá phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thông tin di động trên thế giới, nhưng lại là lần đầu tiên được MobiFone áp dụng với mục tiêu thu hút nhiều hơn nữa đối tượng khách hàng từ bình dân tới cao cấp và giữ thuê bao trên mạng lâu hơn chứng tỏ nỗ lực bước đầu của công ty trong việc mở rộng quy mô sản phẩm, dịch vụ theo hướng đa dạng hoá chiều ngang.

3. Đánh giá kết quả chính sách đa dạng hoá hoá sản phẩm tại công ty Thông tin di động Việt Nam‌

3.1. Thành công


Trong những năm gần đây, Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,32% (giảm 0,57% so với năm 2008)[18]. Trong lĩnh vực viễn thông, tình hình cạnh tranh diễn ra hết sức khốc liệt, sự xuất hiện của các nhà cung cấp dịch vụ cùng các hình thức cạnh tranh chủ yếu dựa vào khuyến mại, giảm giá cước đã tác động mạnh tới thị trường và lợi nhuận của

doanh nghiệp. Cuộc “chạy đua 3G” hơn lúc nào hết trở thành bài toán hóc búa đối với tất cả các mạng di động. Tuy nhiên, dựa vào định hướng, tầm nhìn, những nguyên tắc căn bản và chính sách đa dạng hoá sản phẩm đã tạo nên nền tảng phát triển cho công ty từ trước tới nay, công ty Thông tin di động Việt Nam đã đạt được kết quả sản suất kinh doanh cao trong nhiều năm vừa qua. Điều này thể hiện qua một số chỉ tiêu đánh giá sau:

3.1.1. Tăng trưởng số lượng thuê bao và thị phần


Trong nhiều năm qua, số lượng thuê bao của MobiFone tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng thuê bao cũng rất cao một phần bởi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng, một phần do chính sách đa dạng hoá sản phẩm đã thực sự phát huy tác dụng, thu hút được sự quan tâm của đông đảo của người sử dụng di động, góp phần thu hút một số lượng không nhỏ các thuê bao mới.

Từ 1.600 thuê bao và duy nhất một dịch vụ được cung cấp là gói cước trả sau năm 1996, chỉ sau 9 năm hoạt động, VMS - MobiFone đã có tới 5 triệu thuê bao trên toàn quốc tương ứng với số lượng dịch vụ lên tới 36. Số lượng thuê bao (cả trả trước và trả sau) qua các năm của công ty không ngừng tăng

mạnh theo cấp số nhân. Chỉ trong 4 năm từ 2006 đến 2009, lượng thuê bao của VMS đã tăng 7 lần, từ 5 triệu lên tới 35 triệu.

Biểu đồ 2: Tăng trưởng số lượng thuê bao của MobiFone giai đoạn 2006 - 2009


Nguồn Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh 2006 2009 Công ty Thông tin di động 1


(Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh 2006 - 2009, Công ty Thông tin di động Việt Nam)


Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng khoảng kinh tế toàn cầu nhưng ngành thông tin di động nói chung và công ty Thông tin di động Việt Nam nói riêng vẫn tăng trưởng với tốc độ chóng mặt. Năm 2009 khi kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn hơn năm 2008 thì thị trường di động còn tiếp tục bùng nổ và riêng MobiFone đã đạt tới số lượng thuê bao trên 35 triệu, tăng 59% so với năm trước đó. Nguyên nhân của điều này là do ngành thông tin di động của Việt Nam phát triển chậm hơn so với thế giới và nhu cầu chung, vì vậy trong những năm vừa qua tiềm năng phát triển của ngành vẫn lớn hơn tốc độ phát triển thực tế của thị trường. Một nguyên nhân quan trọng không kém đó là VMS - MobiFone đã tìm được những bước đi đúng đắn để kích thích cũng như khai thác thị trường một cách

có hiệu quả. Công ty đã có cách thức mới trong việc khai thác thị trường bằng cách tung ra hàng loạt những dịch vụ mới, thu hút sự quan tâm và đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng như SMS Roaming, SMS Locator, Music Talk, Bizmail, Voice SMS, Fast Connect…

Với tốc độ tăng trưởng thuê bao như vậy, trong nhiều năm qua MobiFone luôn giữ vững và nâng cao thị phần của mình trên thị trường.

Biểu đồ 3: Thị phần của công ty VMS - MobiFone qua các năm


Nguồn Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh 2006 2009 Công ty Thông tin di động 2


(Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh 2006 - 2009, Công ty Thông tin di động Việt Nam)


Từ năm 2003 đến nay, cuộc đua về phát triển thuê bao, chiếm lĩnh thị phần đã được đẩy lên cao độ với sự xuất hiện của hàng loạt những nhà khai thác mới: S-Fone (2003), Viettel (2004), EVN và HT Mobile (2007), Vietnamobile (chuyển sang từ HT Mobile) và Gtel (2009). Mỗi lần có một doanh nghiệp mới ra đời, thị trường thông tin di động trong nước lại bị khấy động bởi hình thức cạnh tranh mới: giá cước rẻ, gói cước hấp dẫn, phí gọi nội mạng rẻ… gây khó khăn cho các doanh nghiệp đang hoạt động.

Tuy nhiên, nhờ hàng loạt những chính sách phản ứng lại sự thay đổi của thị trường như tăng cường khuyến mại, mở rộng quy mô sản phẩm để mang lại cho khách hàng những lựa chọn phong phú, chú trọng công tác chăm sóc khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ, trong suốt nhiều năm qua, công ty VMS vẫn luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng thuê bao bền vững so với các đối thủ khác và giữ vững được vị trí thứ hai của mình. Đặc biệt năm 2009, trong khi 2 trong 3 mạng hàng đầu là Viettel, VinaPhone đều bị giảm thị phần so với năm trước đó thì riêng MobiFone vẫn là nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động có thị phần lớn thứ hai, đồng thời không ngừng gia tăng cách biệt với VinaPhone, giảm khoảng cách chênh lệch với đối thủ đứng đầu là Viettel. Có thể thấy, trong cuộc chiến tranh giành thị phần, chỉ VMS là có triển vọng sẽ đuổi kịp và vượt qua Công ty Viễn thông Quân đội Viettel, trở thành doanh nghiệp dẫn đầu thị trường thông tin di động tại Việt Nam.

3.1.2. Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu


Bên cạnh chỉ tiêu về tăng trưởng thuê bao, doanh thu cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của chính sách đa dạng hoá tại VMS.

Với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân 152% một năm trong giai đoạn 2006 - 2009, VMS là một trong những doanh nghiệp mang lại doanh thu cao nhất ngành viễn thông. Có thể thấy, mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thông tin di động trong nước, buộc các doanh nghiệp phải tham gia vào cuộc chạy đua giảm giá cước, khuyến mại ồ ạt nhưng MobiFone vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu rất ấn tượng.

Trong 4 năm từ 2006 đến 2009, doanh thu của VMS liên tục tăng với tốc độ cao, trong đó, doanh thu từ VAS ngày càng đóng vai trò quan trọng. Năm 2006, doanh thu từ tất cả các dịch vụ của công ty đạt 7.859 tỷ VNĐ và đến năm 2009, số liệu này tăng tới 3,5 lần, đạt trên 27.300 tỷ đồng.

Cũng trong giai đoạn này, doanh thu từ các dịch vụ GTGT của MobiFone tăng lên không ngừng, từ chỗ chỉ chiếm trên 10% tổng doanh thu năm 2006, con số này lên tới hơn 27% bốn năm sau đó. Doanh thu từ VAS đặc biệt tăng mạnh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng doanh thu từ cuối năm 2008, khi công ty thành lập Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng có nhiệm vụ phát triển, quản lý, khai thác và kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng thông tin di động.

Biểu đồ 4: Doanh thu giai đoạn 2006 - 2009 của MobiFone


Nguồn Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh 2006 2009 Công ty Thông tin di động 3


(Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh 2006 - 2009, Công ty Thông tin di động Việt Nam)


Sự gia tăng nhanh chóng doanh thu từ các dịch vụ GTGT cho thấy công ty đã đưa ra thị trường những dịch vụ thực sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng, nhận được sự đón nhận của người tiêu dùng và điều này cũng dự báo sự bùng nổ mạnh mẽ của xu hướng sử dụng các dịch vụ phi thoại trong tương lai tại Việt Nam. Vì vậy, trong những năm sắp tới, MobiFone cần quan tâm hơn nữa tới chính sách đa dạng hoá sản phẩm để

mở rộng quy mô các dịch vụ cung cấp, đặc biệt là các dịch vụ GTGT và dịch vụ trên nền công nghệ 3G.

3.1.3. Thành công của các dịch vụ 3G


Tuy mới được triển khai khai thác từ ngày 15 tháng 12 năm 2009, song cho tới nay, các dịch vụ trên nển công nghệ 3G đã đem lại cho công ty Thông tin di động Việt Nam những kết quả đáng tự hào.

Bảng 3: Số lượng thuê bao và doanh thu dịch vụ MobiFone 3G (từ 15/12/2009 đến 15/4/2010)

STT

Dịch vụ

Tổng số TB đăng ký

Doanh thu (VNĐ)


1.


Mobile Internet

D1

22.876

183.008.000

D3

5.283

87.169.500

D7

5.410

189.350.000

M5

18.290

91.450.000

D30

6.544

899.800.000

M10

23.017

230.170.000

M25

13.491

337.275.000

M50

14.563

728.150.000


2.


Mobile TV

TV1

172.286

516.858.000

TV7

48.962

514.101.000

TV30

7.,923

2.552.305.000

3.

Video Call

268.041

57.709.200

4.

Fast Connect

37.292

707.362.554

Tổng

708.978

7.094.708.254

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


(Nguồn: Báo cáo doanh thu dịch vụ 3G, Công ty Thông tin di động Việt Nam)


Chỉ sau 5 tháng chính thức cung cấp 4 dịch vụ 3G cơ bản, tổng số thuê bao đăng kí dịch vụ của MobiFone đã lên tới con số 719.647, tương đương 2,2% tổng thuê bao toàn mạng, đem về doanh thu hơn 7 tỷ VNĐ. Như vậy

có thể thấy, 3G là một hướng khai thác rất hiệu quả và nếu tiếp tục đầu tư mở rộng số lượng các dịch vụ trên nền công nghệ 3G, chắc chắn trong tương lai, doanh thu của VMS sẽ tăng lên nhanh chóng, đem lại cho công ty nguồn lợi nhuận cao.

3.1.4. Mức độ ưa thích và hài lòng đối với các sản phẩm


Việc làm khách hàng hài lòng đã trở thành một tài sản quan trọng đối với các doanh nghiệp và tổ chức trong nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Quy mô dịch vụ các dịch vụ cơ bản và GTGT lớn và ngày càng gia tăng của VMS đã đem lại sự lựa chọn, đáp ứng ngày một đầy đủ hơn nhu cầu phong phú của khách hàng và góp phần làm tăng thêm mức độ hài lòng của người sử dụng với mạng MobiFone. Theo điều tra về thương hiệu do công ty nghiên cứu thị trường TNS thực hiện cuối năm 2009, MobiFone là mạng di động đứng số một trên cả 3 chỉ tiêu: độ nhận biết thương hiệu, mức độ ưa thích và mức độ mong muốn sử dụng. Kết quả điều tra về mức độ ưa thích của MobiFone tính theo tỷ lệ phần trăm vượt rất xa mạng đứng thứ hai là Viettel (54% so với 29%). Còn ở chỉ tiêu về mức độ mong muốn sử dụng, MobiFone cũng đạt tới 56% cao hơn nhiều so với Viettel (44%), VinaPhone (25%).

Bên cạnh đó, nhiều gói cước và dịch vụ do MobiFone đưa ra thị trường đã thực sự tạo được bước đột phá, thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng và trở thành những dịch vụ định hướng cho các doanh nghiệp khác.

Trong lễ trao giải Giải thưởng CNTT 2008, được xem xét trên 4 tiêu chí cơ bản là tính phục vụ cộng đồng của gói cước, tính sáng tạo của gói cước, tính tiên phong của gói cước và hiệu quả của gói cước đem lại cho khách hàng và mạng di động, gói cước Mobi365 (ra mắt đầu tháng 9/2008) của MobiFone đã được bình chọn là “Gói cước hấp dẫn nhất trong năm 2008”.

Ngày đăng: 07/05/2022