Đặc Điểm Quản Trị Công Ty Và Tài Chính Công Ty

(13,84%), Hàng tiêu dùng không thiết yếu (11,98%), Hàng tiêu dùng thiết yếu (10,54%), Tài chính (8,26%), Bất động sản (8,06%). Các ngành có tỷ trọng thấp là Dịch vụ tiện ích (3,72%), Chăm sóc sức khỏe (3,31%) và Năng lượng (2,27%). Kết quả trình bày tại Bảng 4.6.

Bảng 4.6: Số công ty niêm yết khảo sát trên thị trường chứng khoán Việt Nam


Ngành

Sở Giao dịch

chứng khoán

Tỷ lệ (%)



Hà Nội

Hồ Chí Minh


01

Tài chính

23

17

8,26

02

Hàng tiêu dùng thiết yếu

20

31

10,54

03

Bất động sản

7

32

8,06

04

Công nghiệp

99

76

36,17

05

Nguyên vật liệu

22

45

13,84

06

Hàng tiêu dùng không thiết yếu

28

30

11,98

07

Dịch vụ tiện ích

0

18

3,72

08

Năng lượng

3

8

2,27

09

Chăm sóc sức khoẻ

8

8

3,31

10

Công nghệ thông tin

3

6

1,85


Tổng số

213

271


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 319 trang tài liệu này.

Minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 15

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra tổng hợp của tác giả

4.2.2 Đặc điểm quản trị công ty và tài chính công ty

Kết quả phân tích tại Bảng 4.7 cho thấy các công ty niêm yết có số năm niêm yết là 6 năm tính đến năm 2014. Số thành viên Hội đồng quản trị là 6 người, và không thay đổi qua các năm; đa số công ty niêm yết có 1 thành viên độc lập; một số ít công ty có 1 thành viên Hội đồng quản trị là người nước ngoài. Ban Giám đốc điều hành công ty niêm yết trung bình là 5 người. Kết quả phân tích chỉ ra có một tỷ lệ thấp (37,24%) các công ty niêm yết có chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm Tổng Giám đốc.

Tỷ lệ sở hữu quản trị của các công ít thay đổi qua các năm, trung bình là 16,3 %; 16,71 % và 16,92% vào các năm 2014, 2015 và 2016. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài có tăng sau 3 năm: tăng từ 9,88% năm 2014 lên 10,77% năm 2016. Chỉ số minh bạch và công bố thông tin trung bình của các công ty tăng dần qua các năm: 61,4; 62,9 và 63,3 vào các năm 2014, 2015 và 2016.

Phân tích đặc điểm tài chính của các công ty niêm yết cho thấy quy mô công ty, đòn bẩy tài chính ít biến động trong giai đoạn khảo sát 2014-2016. Tuy nhiên, chi phí vốn chủ sở hữu của công ty tăng sau 3 năm: tăng từ 7,7% năm 2014 lên

10,7% năm 2016. Và việc thay đổi chi phí vốn có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận công ty, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm từ 9,2% năm 2014 đến 8,3% năm 2016; tương tự lợi nhuận trên tài sản giảm từ 5,2% năm 2014 đến 4,9% năm 2016. Các công ty niêm yết tăng đầu tư vào tài sản để mở rộng sản xuất nên huy động nguồn vốn bổ sung từ các cổ đông. Giá trị công ty niêm yết tăng lên trong giai đoạn 2014-2016; chỉ số Tobin Q tăng từ 1,065 lần vào năm 2014 lên 1,126 lần năm 2016. Tỷ số MBR có kết quả tăng tương tự từ 1,14 lần năm 2014 lên 1,185 lần năm 2016.

So sánh đặc điểm quản trị công ty của các công ty niêm yết cho thấy chỉ số minh bạch và CBTT trung bình của các công ty niêm yết tăng dần qua 3 năm, và không có sự khác biệt các chỉ tiêu quản trị còn lại trong 3 năm khảo sát.

Phân loại công ty theo quy mô tài sản tại Bảng 5.10_pl cho thấy công ty niêm yết quy mô nhỏ (< 100 tỷ) có 125 công ty, trong đó HNX có 122 công ty và HOSE có 3 công ty; công ty niêm yết có quy mô trung bình (100-1000 tỷ) có 722 công ty, trong đó HNX có 399 công ty và HOSE có 323 công ty; công ty niêm yết có quy mô lớn (>1000 tỷ) có 605 công ty, trong đó HNX có 118 công ty và HOSE có 487 công ty. Kết quả trên cho thấy hầu hết các công ty quy mô lớn tập trung niêm yết tại HOSE. Các công ty niêm yết lớn có xu hướng sử dụng công ty kiểm toán lớn; tuy nhiên, tỷ lệ công ty niêm yết sử dụng công ty kiểm toán lớn chỉ chiếm 28,8% tổng số mẫu khảo sát. Kết quả trình bày tại Bảng 5.11_pl.

So sánh đặc điểm tài chính công ty niêm yết cho thấy quy mô công ty trên TTCK không thay đổi trong 3 năm khảo sát, đòn bẩy tài chính của các CTNY trong năm 2016 giảm so với năm 2014-2015 cho thấy CTNY có xu hướng ít sử dụng nợ, chi phí vốn chủ sở hữu của các CTNY tăng dần từ năm 2015 đến 2016 và khác biệt nhau có ý nghĩa. Kết quả này cho thấy các công ty niêm yết giảm sử dụng vốn vay và tăng sử dụng vốn chủ sở hữu trong năm 2016. Tỷ số ROA và ROE của các CTNY giảm từ năm 2015 đến 2016; tuy nhiên, giá trị công ty đo lường bằng TobinQ và MBR tăng trong giai đoạn này, kết quả này cho thấy các CTNY chuyển hóa lợi nhuận vào tài sản công ty. Các công ty tăng tỷ lệ sử dụng vốn chủ sở hữu trong việc bổ sung nguồn vốn, giảm sử dụng nợ; giải pháp này giúp công ty giảm áp lực chi phí tài chính (lãi vay); tuy nhiên, chi phí sử dụng vốn chủ sơ hữu tăng đã làm cho tỷ số ROA và ROE giảm qua các năm. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với lý thuyết phân tích tài chính.

Bảng 4.7: Đặc điểm quản trị công ty phân theo năm khảo sát

Chỉ tiêu khảo sát Năm Nhỏ nhất Lớn nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Số năm niêm yết 2014

0

14

5,3a

2,4

2015

1

15

6,3b

2,4

2016

2

16

7,3c

2,4

Quy mô Hội đồng quản trị 2014

3

11

6,0

1,4

2015

3

15

6,0

1,6

2016

3

12

5,9

1,4

Kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT 2014

0

1

0,3

0,5

2015

0

1

0,3

0,4

2016

0

1

0,2

0,4

Thành viên độc lập 2014

0

5

0,6

1,0

2015

0

6

0,6

1,1

2016

0

5

0,6

1,0

Ban Giám đốc 2014

1

21

4,1

2,0

2015

0

21

4,2

2,1

2016

1

22

4,2

2,2

Công ty kiểm toán độc lập 2014

0

1

0,3

0,4

2015

0

1

0,3

0,5

2016

0

1

0,3

0,5

Tỷ lệ sở hữu quản trị (%) 2014

0

84,0

16,3

18,7

2015

0

76,0

16,7

19,1

2016

0

72,7

16,9

19,1

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (%) 2014

0

89,1

9,9

14,9

2015

0

88,1

10,8

14,8

2016

0

88,4

10,77

14,8

Chỉ số minh bạch và CBTT 2014

43,9

73,5

61,4a

5,6

2015

36,7

78,6

62,9b

5,7

2016

42,9

79,6

63,3b

5,9

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra tổng hợp của tác giả

Bảng 4.8: Đặc điểm tài chính công ty phân theo năm khảo sát


Chỉ tiêu khảo sát Năm

Nhỏ nhất

Lớn

nhất

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Quy mô công ty (lgTaisan) 2014

23,330

34,125

27,289

1,693

2015

23,282

34,377

27,395

1,712

2016

23,287

34,545

27,472

1,727

Đòn bẩy tài chính (lần) 2014

0,015

0,967

0,498

0,232

2015

0,007

0,971

0,498

0,231

2016

0,001

0,967

0,487

0,242

Chi phí vốn chủ sở hữu (lần) 2014

0,000

0,100

0,077b

0,008

2015

0,054

0,069

0,062a

0,002

2016

0,000

0,327

0,107c

0,058

Tỷ suất ROA (lần) 2014

-0,365

0,386

0,052

0,071

2015

-1,587

0,784

0,054

0,109

2016

-0,418

0,374

0,049

0,075

Tỷ suất ROE (lần) 2014

-3,927

0,559

0,092

0,239

2015

-2,401

0,982

0,098

0,194

2016

-1,875

0,491

0,083

0,196

TOBIN_Q (lần) 2014

0,297

6,774

1,065

0,495

2015

0,235

27,633

1,098

1,294

2016

0,195

17,687

1,126

0,949

Tỷ số MB (lần) 2014

0,254

14,454

1,140

1,036

2015

0,154

57,846

1,178

2,690

2016

0,098

26,709

1,185

1,487

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra tổng hợp của tác giả


4.2.3 Đặc điểm quản trị công ty và tài chính công ty phân theo nơi niêm yết

Thị trường chứng khoán Việt Nam có 3 dạng niêm yết: niêm yết Upcom; niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội (HNX) và niêm yết tại Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Trong luận án chỉ phân tích các công ty niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội và niêm yết tại Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả phân tích tại Bảng 4.9 cho thấy thời gian niêm yết trung bình của các công ty tại 2 Sở giao dịch chứng khoán bằng nhau (7 năm); kết quả này cho biết một số công ty cổ phần mới thành lập và có quy mô vốn lớn có xu hướng niêm yết tại HOSE. Quy mô Hội đồng quản trị của công ty niêm yết tại 2 Sở GDCK bằng nhau (6 người); tuy nhiên, các công ty niêm yết tại HOSE có số thành viên

độc lập trong HĐQT, số người trong Ban Giám đốc lớn hơn công ty niêm yết tại HNX, các công ty niêm yết tại HOSE có xu hướng tăng số thành viên độc lập trong HĐQT so với các CTNY tại HNX. Các công ty niêm yết tại HOSE có khuynh hướng sử dụng công ty kiểm toán độc lập trong nhóm Big4 nhiều hơn công ty niêm yết tại HNX. Khác biệt lớn là công ty niêm yết tại HNX có tỷ lệ sở hữu quản trị cao và tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp (20,25% và 5,99%); công ty niêm yết tại HOSE có xu hướng ngược lại với tỷ lệ sở hữu quản trị thấp là 13,81% và tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao là 14,01%. Kết quả tổng hợp cho biết các công ty niêm yết tại HOSE có chỉ số minh bạch và CBTT cao hơn các công ty niêm yết tại HNX (63,2 // 61,6). Một số kết quả nghiên cứu cho biết nơi niêm yết có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của công ty niêm yết (Hope et al., 2007; Christiansen and Koldertsova, 2009; Urquiza et al., 2010; Jian et al., 2011; Eng and Ling, 2012). Luận án tìm thấy chỉ số minh bạch và CBTT của công ty niêm yết có liên kết với nơi niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bảng 4.9: Đặc điểm quản trị công ty phân theo nơi niêm yết


Chỉ tiêu khảo sát

Niêm yết

Nhỏ

nhất

Lớn

nhất

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Số năm niêm yết

HOSE


0

16 6,5b

2,8


HNX


1

11 6,1a

2,0

Quy mô Hội đồng quản trị

HOSE


3

15 6,0

1,5


HNX


3

14 6,0

1,5

Kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT

HOSE


0

1 0,3

0,4


HNX


0

1 0,3

0,4

Thành viên độc lập

HOSE


0

5 0,8b

1,2


HNX


0

6 0,3a

0,8

Ban Giám đốc

HOSE


1

22 4,2b

2,4


HNX


0

12 4,1a

1,7

Công ty kiểm toán

HOSE


0

1 0,4

0,5


HNX


0

1 0,2

0,4

Tỷ lệ sở hữu quản trị (%) HOSE 0 76,0 13,8a 18,2

HNX 0 84,0 20,2b 19,4

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (%) HOSE 0 88,4 14,0b 16,9

HNX 0 89,1 6,0a 10,0

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra tổng hợp của tác giả

Kết quả phân tích tài chính công ty tại Bảng 4.10 cho thấy các công ty niêm yết tại HOSE có quy mô công ty lớn hơn tại HNX. Theo Nghị định 58/ 2012/NĐ-CP:

Các công ty có quy mô vốn góp từ 30 tỷ đồng niêm yết tại HNX và các công ty có quy mô vốn góp từ 120 tỷ đồng niêm yết tại HOSE. Các công ty niêm yết tại HNX sử dụng đòn bẩy tài chính hơn công ty niêm yết tại HOSE, công ty niêm yết tại HNX sử dụng nợ vay cao để hoạt động nên chi phí tài chính là yếu tố làm hạn chế lợi nhuận của các công ty niêm yết tại HNX. Chi phí sử dụng vốn sử hữu trung bình của công ty niêm yết tại HNX và HOSE bằng nhau. Kết quả tỷ suất lợi nhuận ROA, tỷ suất lợi nhuận ROE cho biết hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết tại HOSE cao hơn các công ty niêm yết tại HNX. Kết quả cho thấy tỷ suất ROA trung bình của các công ty niêm yết tại HOSE là 0,06 lần, tại HNX là 0,041 lần; tỷ suất ROE trung bình của các công ty niêm yết tại HOSE là 0,105 lần; tại HNX là 0,073 lần. Kết quả này cho thấy các công ty niêm yết tại HOSE có kết quả kinh doanh tốt hơn các công ty niêm yết tại HNX. Các công ty có lợi nhuận cao sẽ làm tăng giá trị công ty so với các công ty có lợi nhuận thấp. Vì vậy, các công ty niêm yết tại HOSE có chỉ số giá trị công ty đo bằng Tobin Q và MBR cao hơn các công ty niêm yết tại HNX.

Bảng 4.10: Đặc điểm tài chính công ty phân theo nơi niêm yết

Chỉ tiêu khảo sát Niêm yết Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Chỉ số minh bạch và CBTT HOSE

41,8

79,6

63,2b

6,04

HNX

36,7

75,5

61,6a

5,30

Quy mô công ty (lgTaisan) HOSE

24,537

34,545

28,082b

1,503

HNX

23,282

33,086

26,499a

1,543

Đòn bẩy tài chính (lần) HOSE

0,001

0,971

0,483a

0,227

HNX

0,003

0,953

0,508b

0,244

Chi phí vốn chủ sở hữu (lần) HOSE

0

0,272

0,082

0,036

HNX

0

0,327

0,082

0,043

Tỷ suất ROA (lần) HOSE

-1,587

0,784

0,060b

0,094

HNX

-0,418

0,610

0,041a

0,075

Tỷ suất ROE (lần) HOSE

-2,401

0,982

0,105b

0,190

HNX

-3,927

0,791

0,073a

0,233

TOBIN_Q (lần) HOSE

0,195

27,633

1,183b

1,243

HNX

0,209

3,640

0,986a

0,387

Tỷ số MB (lần) HOSE

0,140

57,846

1,307b

2,390

HNX

0,098

7,367

0,990a

0,800

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra tổng hợp của tác giả

Kết quả phân tích tài chính theo nơi niêm yết cho thấy việc sử dụng nợ vay cao của các công ty niêm yết tại HNX có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả lợi nhuận và giá trị công ty. Các công ty niêm yết tại HOSE có chỉ số minh bạch và công bố thông tin tốt hơn các công ty niêm yết tại HNX; điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công ty niêm yết huy động vốn từ cổ đông và giảm sử dụng vốn vay. Do đó, các công ty niêm yết tại HOSE có đòn bẩy tài chính thấp, và tạo ảnh hưởng tích cực đến kết quả lợi nhuận và giá trị công ty.

4.2.4 Đặc điểm công ty niêm yết theo mức độ minh bạch và công bố thông tin Kết quả Bảng 4.11 cho thấy các công ty niêm yết có mức độ minh bạch và công bố thông tin từ khá đến tốt ( chỉ số TDI > 60) có số thành viên HĐQT, số thành

viên độc lập trong HĐQT, số thành viên Ban giám đốc, tỷ lệ sở hữu nước ngoài

lớn hơn các công ty niêm yết có mức độ minh bạch và công bố thông tin thấp. Kết quả này cho thấy vấn đề đại diện ở các công ty niêm yết có liên kết chặt với mức độ minh bạch và công bố thông tin.

Bảng 4.11 : So sánh các yếu tố quản trị theo nhóm mức độ minh bạch và CBTT


Chỉ số MB & CBTT

< 50

50,1-60,0

60,1-70,0

> 70,0

Trung

Giá trị F

Số công ty

43

358

920

131

bình


Chỉ số MB và CBTT

47,2d

56,2c

64,3b

72,1a

62,5

1882***

Số năm niêm yết

7,19a

6,26b

6,25b

6,91ab

6,34

4,31***

Quy mô HĐQT

5,47b

5,84ab

6,02a

6,24a

5,98

4,06***

Thành viên độc lập

0,40b

0,48b

0,59b

1,08a

0,60

11,68***

Ban Giám đốc

3,49c

3,71bc

4,24b

4,85a

4,14

12,57***

Sở hữu quản trị (%)

16,26

16,57

17,17

13,32

16,65

1,54 ns

Sở hữu nước ngoài (%)

9,27b

7,29b

10,33b

20,63a

10,48

27,49***

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra tổng hợp của tác giả

Ghi chú: Áp dụng phân nhóm chỉ số minh bạch và CBTT theo nghiên cứu của S&P (2002); Nelson & Percy (2005), Các dấu *, **, *** chỉ mức độ ý nghĩa thống kê 10%, 5%, 1%. Các số trên cùng một hàng có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan. Kết quả phân tích với phần mềm Stata 12,0.

Kết quả Bảng 4.12 cho thấy các công ty niêm yết có mức độ minh bạch và công bố thông tin từ khá đến tốt ( chỉ số TDI > 60) có hiệu quả tài chính (ROA và ROE), giá trị công ty (Tobin Q và MBR) cao hơn các công ty niêm yết có mức độ minh bạch và công bố thông tin thấp. Kết quả này cho thấy minh bạch và công bố thông tin giúp công ty niêm yết giảm tình trạng bất cân xứng thông tin và cải thiện kết quả kinh doanh và giá trị công ty. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Nelson and Percy (2005). Minh bạch và công bố thông tin được

cải thiện làm giảm chi phí đại diện từ đó cải thiện hiệu quả tài chính công ty niêm yết. Kết quả hoàn toàn phù hợp với lý thuyết đại diện và giả thuyết luận án đặt ra.

Bảng 4.12 : So sánh các yếu tố tài chính công ty theo nhóm mức độ minh bạch và CBTT

Chỉ số MB & CBTT

<50 50,1-60,0 60,1-70,0 > 70,0

Trung

Giá trị F

Số công ty

Quy mô công ty

43 358 920 131

27,02b 27,01b 27,41b 28,36a

bình

27,39


21,37***

Đòn bẩy tài chính

0,567a 0,492b 0,497b 0,458b

0,494

2,49*

Tỷ suất ROA

-0,031c 0,046b 0,055ab 0,073a

0,052

16,87***

Tỷ suất ROE

-0,049b 0,085a 0,095a 0,122a

0,091

7,59***

TOBIN_Q

0,799b 0,997ab 1,130a 1,231a

1,097

3,83***

Tỷ số MB

0,558b 1,032ab 1,225a 1,340a

1,168

2,82**

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra tổng hợp của tác giả

Ghi chú: Áp dụng phân nhóm chỉ số minh bạch và CBTT theo nghiên cứu của S&P (2002); Nelson & Percy (2005), Các dấu *, **, *** chỉ mức độ ý nghĩa thống kê 10%, 5%, 1%. Các số trên cùng một hàng có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan. Kết quả phân tích với phần mềm Stata 12.0.

Kết quả phân tích tại Bảng 4.13 cho thấy có mối liên hệ chặt giữa mức độ minh bạch và công bố thông tin với đặc điểm chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, loại công ty kiểm toán, và nơi niêm yết. Việc không kiêm nghiệm hai chức vụ chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc giúp cải thiện mức độ minh bạch và công bố thông tin của công ty niêm yết. Các công ty niêm yết tại HOSE có mức độ minh bạch và công bố thông tin tốt hơn công ty niêm yết tại HNX.

Bảng 4.13: So sánh yếu tố quản trị định tính theo nhóm mức độ minh bạch và CBTT

Số công ty

43

358

920

131

số

định (chi2)

Chủ tịch HĐQT

Kiêm nhiệm TGD


12


129


223


30


394


19,44**

Không

31

229

697

101

1058


Công ty kiểm toán







Big 4

6

84

263

65

418 37,31 **

Thông thường

37

274

657

66

1034

Sở GDCK

HOSE


21


190


497


105


813 34,28**

HNX

20

168

425

26

639

Nhóm chỉ số MB& CBTT < 50 50,1-60,0 60,1-70,0 > 70,0Tổng Kiểm


Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra tổng hợp của tác giả

Ghi chú: các dấu *, **, *** chỉ mức độ ý nghĩa thống kê 10%, 5%, 1%. Kết quả phân tích với phần mềm SPSS 20.0

Xem tất cả 319 trang.

Ngày đăng: 27/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí