Kinh Nghiệm Của Nestlé Và Novo Industri Trong Việc Ra Quyết Định Tài Trợ

định này cần phải được đưa ra đúng lúc, phù hợp điều kiện thị trường cũng như mục tiêu và tình hình hoạt động của công ty. Các công ty Nhật Bản tập trung vào thị trường châu Á để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ và các chi phí khác thấp hơn. Nhưng có một giai đoạn họ đã hướng mục tiêu sang thị trường Mỹ và châu Âu nhằm mục đích đưa được sản phẩm xuất khẩu vào những nước này mà vẫn tránh được chủ nghĩa bảo hộ khắt khe. Trong khi đó các công ty trong nước của Nhật chỉ tập trung vào nghiên cứu phát triển sản phẩm mới cũng như phương pháp cải tiến những sản phẩm hiện có. Phát triển sản phẩm mới cũng là cách mà các công ty này sử dụng khi vòng đời sản phẩm bị rút ngắn thay vì đổi mới sản phẩm cũ. Các sản phẩm này sẽ tận dụng được vị thế độc quyền và được bán với giá cao. Bằng cách này, các công ty thu hồi được chi phí phát triển của chúng.

Song các công ty của Nhật lại gặp phải khó khăn trong những lĩnh vực kiến thức/ giá trị vì họ vẫn coi chúng là những lĩnh vực đòi hỏi khoa học chính xác trong khi chúng cần hơn sự quan tâm đến vấn đề văn hóa.

Rõ ràng là một giải pháp đầu tư hoàn chỉnh đòi hỏi phải đầu tư lớn về thời gian, nỗ lực và tiền bạc. Nhưng áp lực cạnh tranh và sự hỗn loạn ngày càng tăng trong môi trường kinh doanh quốc tế đã buộc các công ty phải có những quyết định đầu tư đúng đắn. Dường như một công ty đa quốc gia muốn tồn tại và phát triển phải có trong tay một nhà quản lý tài chính có đủ trình độ để giải quyết những vấn đề phức tạp này.

2. Kinh nghiệm của Nestlé và Novo Industri trong việc ra quyết định tài trợ

2.1 Nestlé

Nestlé, một tập đoàn sản xuất thực phẩm và giải khát của Thụy Sỹ với tổng giá trị 17 tỷ USD, là một công ty đa quốc gia. Nestlé có trụ sở chính đặt tại Vevey, Thụy Sỹ. Khoảng 98% doanh số bán hàng của nó được thực hiện ở nước ngoài và các hoạt động đa dạng hóa của tập đoàn này có mặt trên 150

nước. Cơ cấu doanh thu theo thị trường của nó là: 32% từ châu Âu, 31% từ châu Mỹ (riêng Mỹ chiếm 26%), 16% từ châu Á, 21% từ các khu vực còn lại.7

2.1.1 Kiểm soát tài chính tập trung

Các công ty con rất lớn của Nestlé (vì hầu như thuộc sở hữu toàn bộ của nó) được phân quyền hoạt động. Tuy nhiên, các vấn đề tài chính được tập trung ở Vevey, Thụy Sỹ. Chỉ có 12 người nhưng phòng tài chính thực hiện tất cả các quyết định tài trợ, quản lý rủi ro, xác định lợi tức, tính toán cấu trúc nợ/ vốn cổ phần toàn cầu và đánh giá kết quả hoạt động của tất cả các công ty con.

Chức năng tài chính tập trung của Nestlé có một vai trò then chốt trong mạng lưới phức tạp bao gồm hoạt động chuyển tiền từ chi nhánh về đại bản doanh và các dòng vốn đầu tư từ đại bản doanh tới các chi nhánh của tập đoàn. Lợi nhuận và tiền nhàn rỗi được tập hợp bởi Phòng tài chính ở Vevey, sau đó được rót trở lại cho các công ty con dưới dạng vốn cổ phần và các đầu tư nợ. Nestlé cho rằng đây là một giải pháp đầu tư tốt nhất có thể đối với giá trị của tập đoàn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Khi một chi nhánh công ty được thiết lập, tài sản cố định của nó – chiếm khoảng một nửa tổng vốn đầu tư – thường được tập đoàn Nestlé tài trợ bằng vốn cổ phần. Sau đó, tập đoàn có thể cung cấp vốn dài hạn khi cần nhằm hỗ trợ các hoạt động của chi nhánh. Giám đốc chi nhánh địa phương thực hiện tất cả các quyết định về sản xuất và marketing, nhưng các quyết định liên quan tới nợ dài hạn và tài trợ bằng vốn cổ phần chỉ được quản lý bởi tổng hành dinh.

Một nửa khác của vốn đầu tư - vốn hoạt động - sau đó được tài trợ từ các thị trường bản địa và thông qua việc phát hành hối phiếu thương mại hoặc tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, Nestlé điều chỉnh giải pháp chung này cho phù hợp với mỗi nước. Trong một số nước nhất định - những nước cho phép

Quản trị tài chính công ty đa quốc gia - 8


7 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

tự do chuyển quỹ - Nestlé tài trợ phần vốn hoạt động từ Vevey thay cho việc sử dụng tín dụng ngân hàng.

Kiểm soát tập trung đối với các cấu trúc vốn chi nhánh được hỗ trợ bởi chính sách bắt buộc các giám đốc các chi nhánh phải chia gần như 100% lợi nhuận của họ cho công ty mẹ. Cấu trúc vốn cụ thể đối với mỗi một chi nhánh phụ thuộc vào các mục tiêu và yếu tố khác nhau, bao gồm thuế, rủi ro chính trị và rủi ro tiền tệ.

Để đảm bảo rằng có thể vay với chi phí thấp nhất có thể, Nestlé cẩn thận trong việc cấu trúc cơ sở vốn của mình nhằm duy trì được uy tín tín dụng dẫn đầu. Mong muốn về một cấu trúc vốn rủi ro thấp còn phù hợp với chiến lược kinh doanh của Nestlé. Theo Phó chủ tịch thứ nhất về tài chính, Daniel Regolatti, “Chiến lược cơ bản của chúng ta là Nestlé phải là một công ty công nghiệp, chúng ta có nhiều rủi ro ở nhiều nước, vì vậy không thể tăng thêm các rủi ro tài chính lớn”.

2.1.2 Bài học rút ra

Quyết định tài trợ được coi là vấn đề quan trọng bậc nhất đối với bất kỳ công ty nào có hoạt động kinh doanh quốc tế. Các công ty thường quan tâm không phải là huy động vốn từ nguồn nào mà là việc quyết định cấu trúc vốn nợ/ vốn chủ sở hữu một cách hợp lý nhất cũng như làm thế nào để giảm thiểu chi phí vốn của một dự án đầu tư. Nó được coi là một trong những nội dung phức tạp nhất trong quản trị tài chính quốc tế.

Khi xem xét trường hợp của Nestlé, ta thấy công ty đa quốc gia này đã áp dụng một chính sách quản lý vốn vô cùng chặt chẽ nhằm mục đích cuối cùng là đạt được một cấu trúc vốn rủi ro thấp. Mục đích này là dễ hiểu vì các công ty đa quốc gia đã có đủ những rủi ro phải đối mặt nên không cần thiết phải thêm các rủi ro tài chính lớn. Nestlé đã tiến hành quản lý vốn tập trung tại một địa đểm duy nhất là công ty mẹ. Tại đây phòng tài chính thực hiện tất cả các quyết định tài trợ cũng như điều hành hệ thống phức tạp bao gồm hoạt

động chuyển tiền từ chi nhánh về công ty mẹ và các dòng vốn đầu tư từ công ty mẹ tới các chi nhánh của tập đoàn. Tất cả thu nhập và tiền nhàn rỗi được tập hợp về công ty mẹ. Các chi nhánh sau khi chuyển gần như 100% lợi nhuận của họ về đây được nhận lại nguồn đầu tư dưới dạng vốn cổ phần. Một phần vốn hoạt động của chúng được huy động từ thị trường bản địa và thường thông qua phát hành hối phiếu thương mại hoặc tín dụng ngân hàng.

Những chính sách trên giúp cho Nestlé dễ dàng kiểm soát việc thực hiện mục tiêu chung của tập đoàn mà không sợ các nhà quản lý chi nhánh có những quyết định tư lợi riêng cho chi nhánh mình. Việc quản lý vốn tập trung từ trên xuống dưới cũng tạo ra một cấu trúc vốn tối ưu đối với tập đoàn này theo nghĩa nó đảm bảo chi phí vay là thấp nhất và giảm thiểu rủi ro tài chính cho công ty. Chiến lược quản lý tài chính của Nestlé là bài học quý báu cho những công ty có cùng một kiểu mục tiêu như nó.

2.2 Novo Industri

Novo Industri là một doanh nghiệp đa quốc gia Đan Mạch, là công ty dẫn đầu trong ngành sản xuất hóa chất và dược phẩm (nhất là hóa chất ở Tây Âu).

2.2.1 Phát hành chứng khoán ở thị trường nước ngoài

Một trong những vấn đề cơ bản nhất trong quyết định tài trợ của một doanh nghiệp bất kỳ cũng như của công ty đa quốc gia là làm thế nào để tối thiểu hóa chi phí vốn.

Novo nhận thức được rằng chi phí vốn của mình tương đối cao so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài vì một số lý do. Thứ nhất, các nhà đầu tư Đan Mạch bị cấm không được đầu tư vào các chứng khoán nước ngoài. Bởi vì các xu hướng biến động giá chứng khoán của Đan Mạch có tương quan rất chặt chẽ với nhau, các nhà đầu tư Đan Mạch đã lách qua rủi ro hệ thống lớn để nâng cao lãi suất yêu cầu của chúng. Thứ hai, Đan Mạch đã đánh thuế thu nhập vốn từ chứng khoán với lãi suất cắt cổ. Điều này làm giảm dung lượng

giao dịch của chứng khoán và khả năng thanh khoản của chúng. Những tác động này kết hợp với nhau làm cho các nhà đầu tư Đan Mạch tăng mạnh lãi suất yêu cầu trước thuế. Cuối cùng, các nhà đầu tư nước ngoài thường không quen thuộc với thị trường Đan Mạch, vì vậy đã giảm động cơ của họ trong việc thực hiện giao dịch với lãi suất cao của các chứng khoán Đan Mạch.

Vào năm 1977, Novo bắt đầu thực hiện một chiến lược đầy tham vọng nhằm quốc tế hóa chi phí vốn của mình để có được vị thế có thể cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ đa quốc gia như Eli Lilly (Mỹ), Miles Laboratory (đặt ở Mỹ, nhưng là một công ty con của tập đoàn hóa chất khổng lồ Bayer đại bản doanh ở Đức) và Gist Brocades (Hà Lan). Bước đầu tiên, Novo thực hiên một đợt phát hành 20 triệu USD trái phiếu có thể chuyển đổi vào năm 1978. Cùng với đợt phát hành này, Novo đã niêm yết các cổ phiếu của nó tại Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn (1979) để thúc đẩy việc chuyển đổi và để khẳng định sự minh bạch của mình đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bước tiếp theo, Novo quyết định tận dụng sự quan tâm của các nhà đầu tư Mỹ đối với các công ty công nghệ sinh học. Nó đã tổ chức một hội thảo ở New York (1980) và sau đó tài trợ một hệ thống nhận tiền gửi của Mỹ và niêm yết cổ phiếu của mình tại thị trường buôn bán qua quầy của Mỹ (NASDAQ, vào năm 1981).

Khi đã có danh tiếng minh bạch đáng kể trong lòng các nhà đầu tư cả ở Luân Đôn và New York, Novo đã chuẩn bị sẵn sàng thực hiện bước cuối cùng và khó khăn nhất: thực hiện một đợt phát hành cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán New York. Dưới sự chỉ đạo của giám đốc tài chính, một chiến dịch quảng cáo đã được chuẩn bị để phát hành chứng khoán Mỹ và niêm yết trên NYSE. Vào ngày 18 tháng 7 năm 1981, Novo trở thành công ty Scandinavian đầu tiên bán chứng khoán thành công thông qua một đợt phát hành công khai ở Mỹ.

Và giá cổ phiếu của Novo đã tăng rất mạnh kể từ khi phát hành trái phiếu chuyển đổi châu Âu (1978) đến đợt phát hành cổ phiếu trên sở giao

dịch chứng khoán New York (1981). Thành công về giá cả cổ phiếu này có tương quan chặt chẽ và có thể là kết quả của việc mua cổ phiếu tăng mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt vào cuối tháng 7 năm 1981, quyền sở hữu nước ngoài về cổ phiếu của Novo vượt quá 50% vì các nhà đầu tư Đan Mạch sẵn sàng hơn trong việc bán chứng khoán mà nhiều người cho là giá cả quá cao so với giá trị của nó. Cùng lúc đó, các nhà đầu tư mà hầu hết là từ Mỹ đã sẵn sàng đẩy mạnh đầu tư của họ vào chứng khoán được xem là bị đánh giá quá thấp so với giá trị thực của nó. Với tỷ số nợ/vốn cổ phần tăng hơn 3 lần từ 9 lên 31, Novo đã thành công trong việc tạo nguồn vốn cần thiết nhiều hơn để có thể cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ nước ngoài của mình.

2.2.2 Bài học rút ra

Khác với Nestlé, các quyết định tài trợ của Novo Industri lại nhằm một mục đích khác. Đó là quốc tế hóa chi phí vốn của nó hay nói cách khác là huy động vốn từ thị trường quốc tế. Chi phí vốn đôi khi được coi là thước đo cơ bản về hoạt động tài chính. Một quyết định đầu tư nước ngoài không thể thực hiện hợp lý nếu không có kiến thức về chi phí vốn hợp lý. Trừ phi hoạt động đầu tư tạo ra đủ quỹ để trả lại cho những người cung cấp, nếu không giá trị của doanh nghiệp sẽ bị tổn hại.

Novo Industri, ngay khi nhận ra rằng chi phí vốn của nó là cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, đã tìm cách để giảm chi phí vốn. Novo bắt đầu bằng đợt phát hành 20 triệu USD trái phiếu có thể chuyển đổi vào năm 1978 và niêm yết cổ phiếu của nó tại Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn. Năm 1981, Novo thực hiện phát hành cổ phiếu của nó trên Sở giao dịch chứng khoán New York. Và trong thời gian này giá cổ phiếu của nó đã tăng rất mạnh, hay nói cách khác nó đã giành được sự quan tâm và tin tưởng của các nhà đầu tư tại thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới này. Với tỷ số nợ/ vốn cổ phần tăng từ 9 lên 31, Novo đã thành công trong việc huy động nguồn vốn cần thiết để có thể cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ nước ngoài. Từ ví

dụ của Novo Industri ta thấy rằng bất cứ một công ty nào muốn hoạt động trên thị trường quốc tế phải quan tâm đúng mức đến vấn đề chi phí vốn. Có rất nhiều cách khác nhau để một công ty tiếp cận nguồn vốn nhưng nó phải đủ cung cấp cho quá trình hoạt động trong khi đảm bảo một chi phí vốn tối ưu không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của cả hệ thống.

3. Kinh nghiệm của American Express trong việc ra quyết định tài chính ngắn hạn

Với hàng triệu công ty trên toàn thế giới, tập đoàn American Express của Mỹ được xem là dẫn đầu với các loại thẻ tín dụng và séc du lịch. Với hơn 155 tuổi, American Express vẫn tiếp tục là công ty hàng đầu trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ tài chính. Năm 2004, công ty cho biết họ có khoản thu hơn 3,4 tỷ USD nhờ vào du lịch và các dịch vụ tài chính bao gồm thẻ tín dụng, việc lưu hành tiền tệ, bảo hiểm du lịch, các khoản vay cá nhân, môi giới online và ngân hàng trên toàn cầu.

3.1 Phát triển hệ thống quản trị tiền tệ quốc tế với chi phí thấp

Đầu năm 1980 Công ty American Express (Amex) đã hoàn thành một cuộc nghiên cứu 8 tháng về chu kỳ tiền mặt của việc kinh doanh séc du lịch và thẻ tín dụng trong 7 nước châu Âu. Dựa vào kết quả của cuộc nghiên cứu này, Amex đã phát triển một hệ thống quản trị tiền tệ quốc tế với kỳ vọng sẽ tạo ra được các khoản lãi tiền tệ, tức là các khoản đầu tư tăng hoặc lượng vốn vay giảm, khoảng 35 triệu USD chỉ tính riêng cho châu Âu. Khoảng một nửa khoản tiết kiệm này dự tính có được từ các khoản thu từ việc đẩy mạnh và kiểm soát giải ngân tốt hơn. Một nửa còn lại dự tính có được từ việc kiểm soát số dư ngân hàng tốt hơn, chí phí ngân hàng giảm, việc xác định thời gian tính lãi được cải thiện và kiểm soát việc trao đổi ngoại tệ tốt hơn.

Các bộ phận cấu thành hệ thống này bao gồm các phương pháp thu và chi tiền, kết cấu tài khoản ngân hàng, hoạch định chỉ tiêu số dư và quản trị ngoại hối. Hệ thống toàn cầu này được điều khiển trên cơ sở khu vực với một

số hướng dẫn và chỉ đạo từ văn phòng ngân quỹ của tập đoàn ở New York. Một văn phòng ngân quỹ khu vực Brighton, Anh kiểm soát tiền tệ, tài trợ và các giao dịch ngoại hối ở châu Âu, vùng Trung Đông và châu Phi.

Phương pháp thu chi tiền tệ thuận lợi nhất cho mọi đơn vị hoạt động ở mỗi nước được thiết lập bởi việc phân tích thời gian cho nghiệp vụ thư tín và thời gian cần thiết để xử lý các nghiệp vụ thu chi cần thiết. Phân tích này liên quan tới:

+ Xác định các phương thức thanh toán nào được khách hàng sử dụng ở mỗi nước bởi vì séc không nhất thiết là phương thức thu chi cơ bản ở châu Âu.

+ Đo lường thời gian cần thiết cho thư tín giữa các điểm gửi và điểm nhận tiền nhất định.

+ Nhận diện thực tiễn và các thông lệ thanh toán, là những yếu tố thay đổi đáng kể từ nước này sang nước khác.

+ Phân tích việc xác định thời gian tính lãi, thời hạn xử lý các khoản tiền gửi, séc và phí ngân hàng cho mỗi khoản mục.

Sử dụng những dữ liệu trên, Amex đã thay đổi một số phương thức thu chi. Ví dụ, nó đặt các điểm trung gian ở châu Âu để giảm thiểu thời gian thu tiền.

Tiếp theo, Amex tập trung việc quản trị tất cả các tài khoản ngân hàng của nó ở châu Âu trên cơ sở một khu vực. Việc cho phép mỗi công ty con thiết lập tài khoản ngân hàng độc lập của riêng mình mang lại sự đơn giản đáng kể nhưng dẫn tới sự gia tăng nhanh về chi phí của các quỹ chung khác nhau. Amex đã tiến hành tái cấu trúc các tài khoản ngân hàng của nó bằng cách loại bỏ một số tài khoản và đảm bảo cho các nguồn quỹ được tự do di chuyển giữa các tài khoản còn lại. Bằng việc tập trung các nguồn quỹ dư thừa, Amex có thể đầu tư chúng với các thời kỳ dài hơn và đồng thời giảm được tình trạng một công ty con phải vay tiền trong khi một công ty con khác lại có quỹ dư thừa. Trong trường hợp phải đi vay, thông qua việc kết hợp các nhu cầu vay của các hoạt động khác nhau, Amex có thể sử dụng tài trợ có kỳ hạn

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 09/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí