Đánh Giá Hoạt Động Đầu Tư Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Vnm


đồng vốn bỏ ra thì công ty thu về trong giai đoạn này lân lượt 24 đồng, 22 đồng, 28 đồng và 40 đồng lợi nhuận. Nhận thấy tất cả các chỉ số này đều cao hơn so với chỉ số của đầu tư tài chính điều này cho thấy hiệu quả trong hoạt động chính của công ty là cao hơn hiệu quả đầu tư tài chính vì vậy đầu tư tài chính chỉ là tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi của công ty khi đầu tư cho hoạt động chính còn dư thừa.

3.4. Đánh giá hoạt động đầu tư tài chính của Công ty Cổ phần VNM

Hoạt động đầu tư tài chính của công ty dù không chú trọng chuyên sâu nhưng ở giai đoạn đầu và hình thức đầu tư linh động đã giúp đem lại cho công ty những khoản lợi nhuận từ nguồn tiền nhàn rỗi trong sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao nguồn lợi cho công ty nói chung và các cổ đông nói riêng. Hoạt động đầu tư của công ty không chú trọng hoàn toàn vào một hướng đầu tư nào mà dựa vào quan sát thị trường công ty có những hình thức đầu tư rất nhạy bén với từng giai đoạn vừa đem lại lợi nhuận, vốn đầu tư lại linh hoạt thanh khoản nhanh. Mặc dù mở rộng hoạt động, kinh doanh của mình góp phần nhanh chóng trở thành tập đoàn đa ngành nhưng công ty cũng đang thực hiện việc mở rộng một cách dần dần không đột ngột chính vì thế giúp công ty không quá bỡ ngỡ khi mới bước chân vào một lĩnh vực mới. Bên cạnh đó công ty vẫn đặt hoạt động sản xuất chính của mình lên hàng đầu vẫn xem trọng nó chính vì thế vẫn tạo được niềm tin cho các cổ đông.

Hoạt động đẩu tư tài chính của công ty không hoàn toàn là sự thành công mà còn có những mặt hạn chế của nó. Với định hướng đầu tư của mình dù có thể an toàn cho công ty khi mới chân ướt chân giáo bước vào lĩnh vực này trong khi trong ngành đã có nhiều ông lớn đang hoạt động rất tốt trong nhiều năm qua nhưng lại mang lại lợi nhuận không cao, công ty đầu tư nhưng không tìm hiểu kỹ nên trong lĩnh vực đầu tư vào các liên doanh liên kết hầu như không mang lại lợi nhuận cho công ty thậm chí còn phải chịu lỗ. Các khoản dự phòng đầu tư tài chính cũng làm giảm lợi nhuận chung của công ty.

4. Đánh giá hoạt động đầu tư tài chính tại các Công ty sản xuất của Việt Nam

4.1. Thành công

So với giai đoạn trước năm 2005 thì hoạt động đầu tư tài chính đã sôi động hơn.Các công ty huy động vốn từ các cổ đông các công ty liên kết để đầu tư tài chính.


Trong giai đoạn này đã không còn xảy ra tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất chính của công ty nữa mà thậm chí nguồn vốn nhàn rỗi của công ty cũng bắt đầu tăng lên nên công ty có thể dành nguồn vốn này cho hoạt động đầu tư tài chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nhờ hoạt động đầu tư tài chính mà nguồn vốn trên thị trường được tận dụng một cách triệt để, tạo ra lợi nhuận cho các công ty nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Hoạt động đầu tư tài chính vào các loại trái phiếu chính phủ đã giúp chính phủ giải quyết được tình trạng thiếu hụt vốn cho các dự án phát triển của toàn đất nước. Hoạt động đầu tư tài chính vào các công ty khác giúp công ty đầu tư giải quyết được hướng đầu tư cho dòng tiền nhàn rỗi, không để tiền chết mà luôn tạo ra lợi nhuận, đối với những công ty nhận đầu tư thì giải quyết được tình trạng thiếu vốn cho hoạt động của mình. Nhờ đó mà kéo theo sự phát triển của cả nền kinh tế.

Nhận thức của các công ty khác với thời kỳ trước, hiện nay đã rất năng động, nhạy bén, phát triển, mở rộng các hoạt động đầu tư tài chính trên nhiều phương diện cả quy mô, chất lượng và loại hình. Điều này góp phần tạo cho thị trường tiền tệ trong nước trở nên sôi động và trưởng thành hơn.

Ngồn vốn đầu tư tài chính của các công ty đã mở rộng ra ngoài phạm vi quốc gia điều này giúp củng cố hơn nữa vị thế của các công ty ngoài lãnh thổ đất nước, tìm kiếm được nguồn lợi nhuận phong phú đa dạng hơn, nhiều hơn. Và đặc biệt mang về nguồn thu cho quốc gia.

Nhiều công ty đã chú trọng hơn tới hoạt động đầu tư tài chính và để góp phần tạo thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư của mình công ty đã lập các phòng ban chuyên phân tích đánh giá và đưa ra chiến lược cho công ty trong hoạt động đầu tư tài chính. Một số công ty lớn và tập đoàn thì thành lập hẳn các công ty con.

4.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành công đã và đang đạt được thì đầu tư tài chính của các công ty cũng đang vấp phải những mặt hạn chế. Chạy theo thị trường dồn tiền vào hoạt động đầu tư tài chính lơ là hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình đang làm cho nhiều công ty phải gánh chịu những khoản lỗ. Đầu tư tài chính năm 2008 dơi vào tình trạng đen tối nhiều doanh nghiệp như REE, KDC, SAM lợi nhuận âm dù tổng doanh thu của công ty vẫn tăng so với năm 2007. Hoạt động chính bị lơ là


bỏ quên khiến công ty đang dần đánh mất đi lợi thế cạnh tranh của mình.

Hoạt động đầu tư tài chính của các công ty quá dàn trài, danh mục đầu tư phong phú trong khi nguồn vốn có hạn, không chuyên môn, còn non nớt trong ngành chính vì thế không thể tập trung được sức lực và trí tuệ để tìm được cách đầu tư đúng đắn.

Danh mục đầu tư chưa thực sự hợp lý, chưa đa dạng hóa đầu tư một cách toàn diện, vẫn còn chú trọng đến những kênh đầu tư đem lại lợi nhuận ít, chưa thực sự đầu tư vào những kênh có lợi nhuận cao như cho vay và đầu tư ủy thác.

Hoạt động phân tích dự báo đầu tư thì còn quá non nớt cùng với sự phát triển của đầu tư của công ty, thậm chí hoạt động này còn không được xây dựng thành một bộ phận chuyên nghiệp chính vì thế mà việc đầu tư chưa thực sự có khoa học phân lớn là cảm tính chạy theo số đông nên điều này càng dễ gặp rủi ro và khi sụp đổ thì sẽ ảnh hưởng mạnh đến cả thị trường thậm chí sụp đổ cả thị trường.

4.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính ở công ty có thể chia thành hai loại nguyên nhân là : nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Công tác kế toán, kiểm toán ở Việt Nam còn yếu, các quy định trong việc quy định công bố thông tin còn chưa chặt chẽ nên độ chính xác trong các thông tin công bố chưa cao, gây khó khăn cho đánh giá cổ phiếu của các nhà đầu tư.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động. Giai đoạn từ cuối tháng 4 năm 2006 đến tháng 3 năm 2007 chỉ số Vn – index của cả hai sàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng như giá cổ phiếu trên thị trường OTC đều tăng mạnh với đỉnh điểm HaSTC – index đạt 459,36 điểm tăng 90% so với cuối năm 2006 và HoSTC – index (VN – index) đạt 1170,67 điểm tăng 56%.


Biểu đồ 2.11: Thay đổi giá chứng khoán Vn – index và HNX – index giai đoạn 2006

– 4/2010


Nguồn www cafef vn Giai đoạn điều chỉnh bắt đầu từ giữa tháng 3 năm 2007 Do 1

Nguồn: www.cafef.vn

Giai đoạn điều chỉnh bắt đầu từ giữa tháng 3 năm 2007. Do giá các cổ phiếu đã trở nên quá cao và các biện pháp kiềm chế tăng nóng của thị trường như kiểm soát nguồn vốn, thông tin về việc thuế đánh vào lợi nhuận đầu tư. Trong giai đoạn này, chỉ số chứng khoán của cả hai sàn giao dịch tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh và ngay cả trên thị trường OTC đều giảm mạnh vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, sau đó giao động quanh mức 1000 điểm của Vn – index và 300 điểm của HaSTC – index. Tổng giá trị vốn hóa của thị trường vào khoảng 13 tỷ USD, giảm 23% so với quý I/2007. Nguyên nhân chính dẫn đến thị trường điều chỉnh trong giai đoạn này là:

Chỉ thị 03/2007/CT – NHNN về việc khống chế dư nợ tín dụng cho vay cầm cố chứng khoán ở mức 3% tổng mức dư nợ tín dụng Ngân hàng.

Có hơn 90% các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán phát hành thêm cổ phiếu

Những thông tin bất lợi như tỷ lệ lạm phát trong nước cao, giá vàng tăng cao và biến động mạnh, thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm, đánh thuế thu nhập đối với những người đầu tư chứng khoán (20%) đều tác động đên tâm lý nhà đầu tư.

Sau tháng 10 năm 2007 thị trường chứng khoán lại tiếp tục sụt giảm nghiêm trọng sau giai đoạn tăng điểm trở lại giữa năm 2007. Nguyên nhân là do các ngân hàng thắt chặt cho vay tiền mua cổ phiếu, lượng cổ phiếu mới tung ra thị trường quá


nhiều trước đó, đặc biệt là chứng khoán cầm cố, và do ảnh hưởng suy giảm kinh tế thế giới năm 2008. Một số chuyên gia lại cho rằng, việc thị trường rơi tự do như hiện nay có một phần nguyên nhân từ việc NHNN rút 20.000 tỷ đồng ra khỏi hệ thống tài chính thông qua việc phát hành tín phiếu bắt buộc cho các Ngân hàng Thương mại Cổ phần. Chỉ số cả hai sàn liên tục lập đáy mới kỷ lục vào cuối tháng 2 Vn – index đạt 242,53 điểm và HNX – index dạt 80,26 điểm. Sau đó cuối quý I trước những tín hiệu tích cực của nền kinh tế thế giới cũng như những nỗ lực phục hồi nền kinh tế của Việt Nam (ban hành gói kích cầu trị giá 8 tỷ USD, nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản) Và tình hình nền kinh tế đang trên đà khôi phục giúp cho thị trường chứng khoán lại tăng trưởng nhẹ trong năm này và đầu năm 2010.

Thị trường bất động sản sụt giảm và tăng trưởng không chắc chắn

Năm 2006 thị trường bất động sản dường như vẫn đóng băng vì giá vàng liên tục leo thang trong khi việc thanh toán mua nhà của người dân đều tính bằng vàng làm cho người mua và nhà đầu tư có phần chùn bước.

Năm 2007 sau khi chúng ta ra nhập WTO thì dòng chảy của vốn đầu tư từ các tập đoàn nước ngoài (FDI) đã “cuồn cuộn chảy vào” thị trường Bất động sản Đơn cử như tại thị trường BĐS tại TP.HCM. Số liệu thống kê cuối năm 2007 cho thấy, thị trường BĐS chiếm đến 50% vốn đầu tư nước ngoài, cả về số dự án lẫn tổng vốn đầu tư. Cụ thể, năm 2007, đã có 24 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BĐS, với tổng vốn đầu tư hơn 1.530 triệu USD, gấp gần 2 lần tổng vốn đầu tư từ năm 2000 đến năm 2006 cộng lại. Con số này tiếp tục tăng lên sang năm 2008, khi có 45 dự án đầu tư vào lĩnh vực BĐS với tổng vốn đầu tư lên gần 3 tỷ USD. Thêm vào đó là sự sụt giảm của thị trường chứng khoán sau khi đạt đỉnh vào tháng 3/ 2007 đã khiến nhà đầu tư quay sang đầu tư vào bất động sản, mức giá các bất động sản ngày càng cao. Không chỉ trong giới đầu tư, đầu cơ kinh doanh bất động sản, mà tất cả các cơ quan cung cấp tài chính như quỹ đầu tư, ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp đầu tư vốn cổ phần. Quý I/2007 ghi nhận mức cầu bất động sản tăng vọt của những nhà đầu tư thắng lợi trên hoạt động chứng khoán. Gía nhà đất trong quý II/ 2007 tăng chóng mặt tác động đến tâm lý thể hiện rõ trong hành vi vội


vã tham ra thị trường bất động sản. Những người có nhu cầu sử dụng thực sự cố gắng tìm và sở hữu một món bất động sản phù hợpvới nguyện vọng và tài chính trước khi giá leo thang. Một nhóm khác, chiếm từ 50 – 60% người mua bất động sản nhanh chân thực hiện các giao dich đầu cơ để chờ giá lên. Cũng chính hiện tượng này khi mà nhiều công ty lớn cũng chuyển vốn đầu tư sang bất động sản đã gây nên cơn sốt ảo và tiềm ẩn nhiều rủi ro thị trường. Sang quý III thì giá bất động sản bắt đầu sụt giảm và bình ổn hơn so với quý II.

Năm 2008 kinh tế khủng hoảng, chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh ước tính trên 20% so với năm 2007 trong khi đó chi phí xây dựng lại tăng tới 15% đã làm một số dự án không đúng tiến độ và hoạt động bất động sản chững lại, giá đất giảm.

Năm 2009 nền kinh tế bắt đầu di vào giai đoạn hồi phục, lạm phát được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng giảm so với cùng kỳ năm 2008.

Biểu đồ 2.12: Tăng trưởng CPI của Việt Nam năm 2009 so với 2008



Nguồn Báo cáo thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009 của Công ty Cổ phần 2

Nguồn: Báo cáo thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009 của Công ty Cổ phần

chứng khoán FPT.

Chỉ tiêu kiểm soát lạm phát dưới 2 con số của chính phủ hoàn thành khá ấn tượng với mức tăng 6,88%. Bên cạnh đó tổng vốn FDI đầu tư vào thị trường bất động sản đạt khoảng 5,67 tỷ USD đứng thứ hai trọng hạng mục đầu tư vào Việt


Nam nên góp phần làm cho thị trường bất động sản tăng trưởng tốt hơn.

Các chính sách mới để kiểm soát thị trường tài chính tiền tệ còn nhiều bất ổn. Trước những dấu hiệu gia tăng lạm phát cuối năm 2007, ngay từ đầu năm 2008 NHNN đã theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt. Những động thái đầu tiên như quy định tỷ lệ dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, tăng lãi suất cơ bản lên mức 8,75% (+ 0,5%) và phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Những liệu pháp này đã gây cú sốc với nền kinh tế. Canh đó sự sụp đổ của nhiều ngân hàng trên thế giới sau cuộc khủng hoảng như Bear Stearns, một ngân hàng danh tiếng cũng đã ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường tín dụng Việt Nam. Trước tiên là khan hiếm tín dụng. Dù NHNN có “bơm” trở lại lưu thông 33.000 tỷ đồng ngay trong tháng 3/2008, nhưng trong quá trình tái cơ cấu lại các khoản tín dụng và đáp ứng yêu cầu tham ra mua tín phiếu bắt buộc. Thêm vào đó lạm phát gia tăng cũng đẩy mặt bằng lãi suất lên cao theo nguyên lý “lãi suất dương”. Liên tiếp trong tháng 5,tháng 6 năm 2008 lãi suất cơ bản được nâng lên 12% rồi 14%. Với biên độ giao động cho phép là 150% có thời điểm lãi suất huy động vượt trên 20%/ năm. Tăng trưởng tín dụng sau khi tăng cao 54% năm 2007 đã giảm xuống còn 24% trong năm 2008. Để kích thích nền kinh tế phát triển trở lại NHNN cùng với những gói kích thích hỗ trợ lãi suất ngắn hạn 4% và những biện pháp điều hành lãi suất thấp trong suốt 10 tháng đầu năm 2009. Do chính sách của ngân hàng trung ương khống chế lãi suất cho vay bằng lãi suất cơ bản thì việc áp dụng tăng lãi suất huy động để đáp ứng nhu cầu vay vốn của xã hội là điều dễ hiểu. Đến cuối năm 2009 lãi suất huy động của các ngân hàng mới bắt đầu tăng lên, việc tăng lãi suất cơ bản lên 8% vào đầu tháng 12/2009 đã làm giảm áp lực huy động vốn cho ngân hàng.

4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Trong giai đoạn này nhiều công ty sản xuất kinh doanh đều xác định mục tiêu cho mình là trở thành những tập đoàn đa ngành nghề, do vậy trong một thời gian ngắn các doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển hướng đầu tư vào những lĩnh vực mới, như bất động sản, đầu tư tài chính, thương mại dịch vụ, trong khi năng lực có hạn nguồn lực chưa được chuẩn bị tốt.


Hệ thống quy trình, số liệu chưa được chuần hóa, chưa có sự gắn kết giữa các bộ phận tham ra đầu tư. Việc khớp số liệu giữa các ngành bộ phận trong công ty còn khó khăn do chưa quen với những số liệu mới, chưa cập nhập được quy chế đầu tư mới.

Cũng mới tham ra và không chuyên nên việc cập nhật tình hình thị trường, phân tích đánh giá biến động của thị trường còn chưa có tổ chức nên khó quản lý tốt danh mục đầu tư, hiệu quả đầu tư chưa cao.

Mặc dù có mở rộng hoạt động đầu tư nhưng chưa chủ động tìm kiếm hướng đầu tư mà chủ yếu vẫn tìm đến những kênh đầu tư chuyền thống để giảm bớt rủi ro nhưng lợi nhuận lại không cao.

Quy trình nghiệp vụ đầu tư chưa thực hiện theo chuẩn nào nên hoạt động thiếu nhanh nhạy, không kịp phản ứng với sự thay đổi của thị trường.

Kết luận chương II

Chương II đã phân tích đánh giá thực trạng đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất điển hình như (REE, KDC, VNM) nói riêng và các công ty sản xuất nói chung tại thị trường nước ta. Trong chương này chúng ta đã nhìn thấy kết quả đạt được to lớn cũng như những vấn đề cần phải giải quyết trong từng khâu từng mảng đầu tư nói riêng cũng như toàn bộ hoạt động đầu tư tài chính nói chung. Trên cơ sở đó ta sẽ có thể đưa ra những giải pháp cụ thể, phù hợp ch khắc phục những vấn đề còn tồn đọng trong hoạt động đầu tư tài chính tại các công ty sản xuất ở nước ta để góp phần nâng hơn nữa hiệu quả cuả hoạt động này cũng như hoạt động chung của công ty. Những giải pháp này sẽ được đề cập ở chương III của khóa luận.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí