Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh - 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Tên viết tắt

Nội dung

1

BASELL II

Hiệp ước của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng

2

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia

3

CN

Chi Nhánh

4

CVKH

Chuyên viên khách hàng

5

CBTD

Cán bộ tín dụng

6

DPRR

Dự phòng rủ ro

7

GTCG

Giấy tờ có giá

8

KH

Khách hàng

9

KHCN

Khách hàng cá nhân

10

NHNN

Ngân hàng nhà nước

11

NHTM

Ngân hàng thương mại

12

PGD

Phòng giao dịch

13

ST

Số tiền

14

QLRRTD

Quản trị rủi ro tín dụng

15

RRTD

Rủi ro tín dụng

16

TT

Tỷ trọng

17

TCTD

Tổ chức tín dụng

18

TDCN

Tín dụng cá nhân

19

TMCP

Thương mại cổ phần

20

TSBĐ, TSĐB

Tài sản đảm bảo

21

VCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương

Việt Nam

22

VIETCOMBANK

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

23

XHTD

Xếp hạng tín dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh - 2


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

BẢNG

Bảng 2.1. Hoạt động huy động vốn của Vietcombank Bắc Ninh qua các năm 50

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay tại Vietcombank Bắc Ninh qua các năm 53

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của Vietcombank Bắc Ninh 54

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ tín dụng KHCN tại VCB Bắc Ninh 70

Bảng 2.5: Tình hình dư nợ KHCN theo sản phẩm, lĩnh vực qua các năm 72

Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng KHCN theo tài sản đảm bảo 70

Bảng 2.7: Cơ cấu tín dụng KHCN theo phân loại nợ 72

Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng KHCN của Vietcombank Bắc Ninh 73

Bảng 2.9: Quy mô, cơ cấu nợ xấu của KHCN thời gian, mục đích vay vốn và phân khúc KH 75

Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank Bắc Ninh từ 2017-2020 77

Bảng 2.11 Thực trạng nhận diện rủi ro tín dụng KHCN 81

Bảng 2.12 Thang diểm và hạng đối với khách hàng cá nhân 83

Bảng 2.13: Kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietcombank Bắc Ninh 84

Bảng 2.14: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của Vietcombank Bắc Ninh năm 2017-2020 86

Bảng 2.15. Tình hình xử lý nợ xấu KHCN của Vietcombank Bắc Ninh 2017- 2020 89

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Tổng vốn huy động theo thời gian của Vietcombank Bắc Ninh (2017- 2020) 51

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng huy động vốn của Vietcombank Bắc Ninh theo thời gian 52

Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận sau DPRR của Vietcombank Bắc Ninh qua các năm 54

Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại VCB Bắc Ninh 70

Biểu đồ 2.5 Cơ cấu cho vay KHCN theo sản phẩm và lĩnh vực của Vietcombank Bắc Ninh qua các năm 69

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng KHCN của Vietcombank Bắc Ninh 74

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ trích lập dự phòng của Vietcombank Bắc Ninh 87

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 22

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Vietcombank Bắc Ninh 48


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh có vai trò quan trọng và mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng thương mại. Trong các hoạt động tín dụng, cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên, nó luôn gắn liền với rủi ro nên đòi hỏi công tác quản trị rủi ro tín dụng cần được chú trọng để kiểm soát tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. Đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước với các ngân hàng thương mại nước ngoài, mà cụ thể là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiết.

Hoạt động tín dụng của các ngân hàng cũng đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ. Với định hướng phát triển mảng bán lẻ, Ngân hàng đang tích cực mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Hoạt động tín dụng phục vụ khách hàng cá nhân đã và đang đem lại nguồn lợi nhuận cao cho ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận và rủi ro là hai mặt của một vấn đề, phát triển cho vay khách hàng cá nhân luôn tiềm ẩn rủi ro, cũng như phía chủ quan của ngân hàng đem lại. Với đặc tính là các khoản vay có giá trị nhỏ, nhưng số lượng khoản vay lớn thì việc nhận dạng, đánh giá, kiểm tra và giám sát vô cùng quan trọng. Điều này khiến mỗi ngân hàng phải xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân riêng.

Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, phát triển phân khúc khách hàng cá nhân, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh đã tăng cường mở rộng thị phần dư nợ khách hàng cá nhân. Song song với thu hút phát triển dư nợ phân khúc khách hàng cá nhân nhằm nâng cao lợi nhuận, ngân hàng cũng luôn phải đối mặt với những rủi ro nhất định từ cho vay phân khúc này. Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh (Vietcombank Bắc Ninh), tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân đang có xu hướng tăng qua các năm, đây là hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ quá hạn, nợ xấu, có xu hướng ngày càng gia tăng theo sự tăng trưởng tín dụng. Với tỷ trọng dư nợ


KHCN trên tổng dư nợ toàn Chi nhánh ngày càng tăng, phân bổ trên một số lượng khách hàng lớn nên việc xảy ra tình trạng nợ quá hạn không được kiểm soát triệt để, mang lại hậu quả với mức độ rất lớn đối kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Mặt khác, trước áp lực tăng trưởng tín dụng nên việc thẩm định cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân còn thấp.

Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân là hoạt động phải được chú trọng trên hết, đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro chấp nhận được, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của ngân hàng.

Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân là hết sức cần thiết. Do vậy, tác giả thực hiện đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh” làm luận văn thạc sĩ cho mình.

2. Tổng quan nghiên cứu

Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng khách hàng là một trong những nội dung quan trọng trong bất kỳ một NHTM nào, do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng. Cụ thể như:

- Tại Vietcombank, có nhiều tác giả đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, tiến sĩ về đề tài quản trị rủi ro, như luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Sở giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt nam” của tác giả Nguyễn Thị Thủy năm 2013 hoặc luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II” của tác giả Lê Thị Hạnh năm 2017.

Trong các đề tài nghiên cứu này, các tác giả đã hệ thống hoá, phân tích và đưa ra sự lựa chọn khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM; làm rõ vai trò và sự cần thiết của nó trong hoạt động kinh doanh; định hướng cho các NHTM nói chung, Vietcombank nói riêng trong quá trình xây dựng quản trị rủi ro tín dụng.


Một số giải pháp đã và đang được triển khai trong thực tiễn hoạt động tại Vietcombank.

- Ngoài ra còn có rất nhiều các luận văn nghiên cứu cùng đề tài nhưng ở các hệ thống ngân hàng khác như:

Nguyễn Thị Lệ Hằng, (2014), Hoàn thiện hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh", luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Thương mại. Luận văn đã hệ thống cơ sở lí luận về hoạt động cho vay của NHTM nói chung. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá thực trang hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh. Qua phân tích, nghiên cứu, tác giả đã đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh.

Trần Đức Bình, (2015), Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Đông Hà Nội, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Thương mại. Luận văn này dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Đông Hà Nội, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Tác giả đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của Agribank Đông Hà Nội, tác giả đã đề xuất và kiến nghị Agribank, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính phủ để hỗ trợ cho sự tăng trưởng tín dụng bền vững.

Phạm Ngọc Ánh, (2016), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Thương Mại. Luận văn dựa trên cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, từ đó đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách


hàng cá nhân tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Nam Thăng Long. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra những vấn đề còn tồn động trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với KHCN. Tác giả đã đề xuất 7 giải pháp để hoàn thiện quản trị RRTD đối với KHCN tại Vietinbank Nam Thăng Long gồm: hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng; Tăng cường công tác đo lường tín dụng; Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng; Phát huy hoạt động tài trợ rủi ro; Quản trị nợ xấu và nợ có vấn đề linh hoạt theo quy trình; Tích cực thu thập, lưu trữ, khai thác thông tin và nâng cao chất lượng các nguồn thông tin phục vụ cho công tác quản trị RRTD; và nâng cao trình độ nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro.

Các bài viết cũng đều đưa ra được những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của NHTM nhằm làm rõ bản chất, các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng; Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của mỗi ngân hàng, từ đó tổng quát, nhận dạng các loại rủi ro tín dụng ở NHTM và đánh giá những hạn chế của công tác này để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại mỗi ngân hàng.

Mỗi nghiên cứu ở một khía cạnh khác nhau, đã phản ánh cơ bản được ngành, lĩnh vực và đơn vị cụ thể mà mình đã nghiên cứu. Tuy nhiên, công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2020 nói riêng là chưa từng được nghiên cứu. Do đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh” là không trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu. Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh” sẽ kế thừa thành tựu của các nghiên cứu trước, kết hợp với thực tiễn hoạt động tại Chi nhánh Bắc Ninh, cùng với việc phân tích số liệu trong giai đoạn 2017-2020 sẽ đề xuất giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng các nhân có tính ứng dụng thực tiễn và phù hợp áp dụng tại Chi nhánh trong giai đoạn hiện nay.


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở tổng hợp lý luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và các mô hình quản trị rủi ro tín dụng trong công tác kinh doanh ngân hàng, luận văn tập trung đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Bắc Ninh gia đoạn 2017-2020, những mặt đạt được, những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Bắc Ninh. Từ đó, đề tài đưa ra những giải pháp mang tính thực tiễn để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong bối cảnh nền kinh tế đang thực hiện tái cấu trúc ngân hàng, và quản trị rủi ro tín dụng là một yêu cầu cấp bách và được ưu tiên chú trọng.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Vietcombank Bắc Ninh. Trên cơ sở đó rút ra những vấn đề còn hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân, góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển của Vietcombank Bắc Ninh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý thuyết và thực tiễn về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại

4.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi nội dung: đề tài nghiên cứu rủi ro tín dụng và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2023