Tỷ Lệ Nợ Quá Hạn Tín Dụng Khcn Của Vietcombank Bắc Ninh


Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng KHCN của Vietcombank Bắc Ninh


9,000.00

8,000.00

7,000.00

6,000.00

5,000.00

4,000.00

3,000.00

2,000.00

1,000.00

-

3.21

3.5

3

2.46

2.5

Tổng dư nợ của Chi nhánh

2

Tổng dư nợ của KHCN

1.28

1.1

1.5

1

0.43

0.54

0.29

0.29

0.5

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN / Dư nợ KHCN

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN / Tổng dư nợ

0

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Nợ quá hạn khách hàng cá nhân là các khỏan nợ mà khách hàng cá nhân không trả được đúng hạn một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc nợ lãi theo thỏa thuận với NHTM. Tổng dư nợ của khách hàng cá nhân của Vietcombank Bắc Ninh biến động tăng qua các năm. Nợ quá hạn khách hàng cá nhân lại biến động theo biến động của tổng dư nợ của chi nhánh. Tổng dư nợ của chi nhánh năm 2018 tăng, song song đó nợ quá hạn khách hàng cá nhân cũng tăng 14,77 tỷ đồng so với năm 2017. Năm 2019, khi tổng dư nợ giảm thì nợ quá hạn khách hàng cá nhân cũng giảm 19,15 tỷ đồng so năm 2018. Năm 2020, nợ quá hạn khách hàng cá nhân tăng 3,64 tỷ đồng so với năm 2019. Tỉ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN/ Dư nợ KHCN và Tỉ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN/ tổng dư nợ, các chỉ tiêu số này tỉ lệ thuận với chỉ số Nợ quá hạn đối với khách hàng cá nhân, nghĩa là cũng tăng trong năm 2018 và giảm trong năm 2019. Cụ thể, năm 2018 Tỉ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN/ Dư nợ KHCN tăng 30,49% so với năm 2017, năm 2019 giảm 60,01% so với năm 2018. Năm 2020, Tỉ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN/ Dư nợ KHCN giảm 13,75%. Mặc dù nợ quá hạn năm 2020 tăng, nhưng tốc độ tăng của dư nợ KHCN tăng nhanh hơn. Do đó, có thể nói, công tác quản lý nợ quá hạn của Chi nhánh đã được chú ý và cẩn trọng hơn. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN/ tổng dư nợ năm 2018 tăng 25,09% so với năm 2017, năm 2019 giảm 45,85% so với năm 2018. Năm 2020, tỷ lệ nợ quá


hạn cho vay KHCN/ tổng dư nợ tăng 0,12% so với năm 2019. Mặc dù tăng nhưng tăng một lượng rất nhỏ so với năm 2019. Hai chỉ tiêu này cũng cho thấy đây là hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Chi nhánh, khi cả hai chỉ tiêu về Tỉ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN/ Dư nợ KHCN và Tỉ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN/ tổng dư nợ đều thấp dưới ngưỡng an toàn là 3% theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Quy mô, cơ cấu Nợ xấu của Khách hàng cá nhân theo thời gian, theo mục đích vay vốn và phân khúc khách hàng

Bảng 2.9: Quy mô, cơ cấu nợ xấu của KHCN thời gian, mục đích vay vốn và phân khúc KH

Đơn vị: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020


ST

TT (%)


ST

TT (%)


ST

TT (%)


ST

TT (%)

Tổng nợ xấu với KHCN

1,3

100

3,66

100

4,18

100

3,36

100

1.Phân loại theo thời gian









Nợ xấu ngắn hạn

0,5

38

3,61

99

1,18

28

0,67

20

Nợ xấu trung, dài hạn

0,8

62

0,05

1

3,00

72

2,69

80

2.Phân loại theo mục đích vay vốn









Vay mua ô tô

0

0

0

0

0

0

0

0

Vay mua BĐS

0,4

31

0

0

0,26

6

0,18

5

Vay SXKD

0,3

23

3,44

94

0,79

19

0,65

19

Vay tiêu dùng

0,6

46

0,22

6

3,13

75

2,53

75

3.Phân loại theo phân khúc khách hàng









KH có số dư dưới 500 triệu

0,7

54

0,26

7

0,70

17

0,42

13

KH có số dư từ 500 triệu đến 1 tỷ

0,6

46

0

0

0,50

12

0,55

16

KH có số dư trên 1 tỷ đồng

0

0

3,4

93

2,98

71

2,39

71

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh - 12


(Nguồn: Báo cáo tín dụng Vietcombank Bắc Ninh năm 2017-2020)


Qua bảng 2.9 ta thấy: Phân theo thời gian, nợ xấu trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng nợ xấu của Khách hàng cá nhân, cụ thể chiếm tỷ trọng 62% trong năm 2017 và nâng lên tỷ trọng 79% trong năm 2020. Về mặt giá trị, nợ xấu ngắn hạn và nợ xấu trung và dài hạn cũng có sự biến động qua các năm, cùng biến động tăng từ năm 2017-2019 và biến động giảm trong năm 2020. Cụ thể, năm 2018, nợ xấu ngắn hạn tăng 0,4 tỷ đồng, trong khi nợ xấu trung và dài hạn tăng 1,96 tỷ đồng so với năm 2017; năm 2019 nợ xấu ngắn hạn tăng 0,28 tỷ đồng, trong khi nợ xấu trung và dài hạn tăng 0,24 triệu đồng so với năm 2018. Tuy nhiên sang đến năm 2020, nợ xấu ngắn hạn giảm 0,48 tỷ đồng và nợ xấu trung và dài hạn gảm 0,34 tỷ đồng.

Phân theo mục đích vay vốn, có sự chuyển dịch rõ nét trong cơ cấu, từ nợ xấu cho vay tiêu dùng trong năm 2017 (chiếm 46%) chuyển sang chiếm chủ yếu từ nợ xấu cho bát động sản năm 2020 (chiếm 38%), thời điểm này nợ xấu cho vay tiêu dùng chỉ còn chiếm tỷ trọng 21% trong tổng nợ xấu của KHCN, giá trị nợ xấu cho vay bất động sản năm 2020 tăng mạnh, tăng 0,66 tỷ đồng so với năm 2019. Sở dĩ có sự dịch chuyển như vậy do năm 2017, Chi nhánh không tập trung phát triển dư nợ bất động sản, bắt đầu đẩy mạnh dư nợ tiêu dùng, nợ xấu của dư nợ cho vay tiêu dùng vì thế cũng tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2018 tăng 0,86 tỷ đồng so với năm 2017. Năm 2020, nợ xấu vay SXKD, vay mua ô tô, vay mua tiêu dùng đều giảm so với năm 2019. Đây là một dấu hiệu tích cực, nguyên nhân do chi nhánh đã xiết chặt hơn trong việc quản lý nợ cũng như các điều kiện đều khoản cho vay.

Phân theo phân khúc Khách hàng, nợ xấu đối với khách hàng có số dư dưới 500 triệu có xu hướng giống với nợ xấu KHCN, đó là tăng lên từ năm 2017-2019 và giảm và năm 2020. Cụ thể là năm 2018, nợ xấu đối với KH có số dư dưới 500 triệu là 0,8 tỷ đồng tăng 0,6 tỷ đồng so với năm 2017, 2019 cũng tăng 0,6 tỷ so với năm 2018. Tuy nhiên đến năm 2020, nợ xấu KH có số dư dưới 500 triệu đồng lại giảm xuống còn 0,9 tỷ đồng, giảm 0,5 tỷ đồng tương ứng với giảm 35,7% so với năm 2019. Nợ xấu KH có số dư từ 500 triệu -1 tỷ đồng năm 2018 tăng mạnh so với năm 2017, tăng tới 1,76 tỷ đồng. Năm 2019, nợ xấu KH có số dư từ 500 triệu -1 tỷ đồng


giảm còn 1,58 tỷ đồng (giảm 1,28 tỷ đồng) và năm 2020 giảm còn 0. Nợ xấu KH có số dư trên 1 tỷ đồng la có xu hướng tăng qua các năm, nếu như năm 2017 và 2018 không xuất hiện nợ xấu thì tới năm 2020 nợ xấu KH có số dư trên 1 tỷ đồng lại chiếm tỷ trọng cao nhất so với nợ xấu KHCN, cụ thể chiếm 33% so với nợ xấu KHCN.

Tỷ lệ nợ xấu tín dụng đối với Khách hàng cá nhân

Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank Bắc Ninh từ 2017-2020


Đơn vị tính: Tỷ đồng


Năm

Chỉ tiêu

ĐVT

2017

2018

2019

2020

Tổng dư nợ của Chi nhánh

Tỷ

5.893

7.455

7.198

8.437

Tổng dư nợ của KHCN

Tỷ

1.030

1.251,7

1.639,0

2.230,4

Nợ xấu KHCN

Tỷ

1,3

3,7

4,2

3,4

Tỉ lệ Nợ xấu KHCN / Tổng dư nợ Chi

nhánh

%

0,02

0,05

0,06

0,04

Tỉ lệ Nợ xấu KHCN / Tổng dư nợ của

KHCN

%

0,13

0,30

0,26

0,15

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Vietcombank Bắc Ninh năm 2017-2020)

Nhìn vào Bảng 2.10 có thể thấy tỷ lệ nợ xấu năm 2017 là 0,13%. Năm 2018, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ KHCN tăng lên là 0,3%. Năm 2019 và 2020, tỷ nợ xấu tiếp tục được cải thiện chỉ ở mức 0,26% và 0,15% so với tổng dư nơ KHCN. Những con số trên đây thể hiện rõ ràng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank Bắc Ninh ngày càng được cải thiện cả về số lượng và chất lượng. Đây là kết quả của một văn hóa tuân thủ chặt chẽ trong kiểm soát kinh doanh rủi ro, ứng dụng các chuẩn mực quốc tế tốt nhất trong việc xây dựng mô hình, cấu trúc và chính sách quản trị rủi ro tổng thể về danh mục, địa bàn, phân khúc, ngành kinh doanh.


2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh

2.3.1 Thực trạng mô hình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh Để thực hiện chiến lược quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân có hiệu

quả, Vietcombank Bắc Ninh đã xây dựng mô hình quản lý tín dụng khách hàng cá nhân dựa trên khung chuẩn của hệ thống Vietcombank, bao gồm:

Hội đồng tín dụng cơ sở: Do Giám đốc Chi nhánh quyết định thành lập. Bao gồm: Chủ tịch HĐTD- Giám đốc Chi nhánh; Thư ký HĐTD - Trưởng (hoặc phó) phòng có nghiệp vụ phát sinh đồng thời là uỷ viên HĐTD); Uỷ viên HĐTD - Phó Giám đốc phụ trách tín dụng; Phó Giám đốc phụ trách nghiệp vụ liên quan; Các Trưởng (hoặc phó) phòng giao dịch, phòng quản lý nợ. Hội đồng này có những chức năng nhiệm vụ sau: Nhu cầu tín dụng khách hàng cá nhân có giá trị trên 70 % mức phán quyết tín dụng Tổng Giám đốc uỷ quyền cho Chi nhánh thì do Hội đồng tín dụng cơ sở quyết định cấp giới hạn tín dụng.

Hội đồng tín dụng cơ sở sẽ quyết định khách hàng chiến lược, khách hàng chiến lược, nhóm khách hàng hạn chế tăng trưởng tín dụng, định hướng ngành cho vay.

Giám đốc Chi nhánh: Trên cơ sở được ủy quyền của Tổng giám đốc, Giám đốc chi nhánh quyết định các mức uỷ quyền phán quyết tín dụng KHCN cho các Phòng giao dịch, phòng Khách hàng bán lẻ thuộc Chi nhánh.

Tại chi nhánh, các Phòng nghiệp vụ tín dụng tại bao gồm:

Khối quan hệ khách hàng

Bao gồm: Phòng Khách hàng bán lẻ; Phòng Giao dịch. Các phòng QHKH có các nhiệm vụ chính như sau:

- Công tác marketing và phát triển giao dịch với khách hàng: Cán bộ chủ động tạo dựng mối quan hệ với khách hàng, thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng; trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm như cấp tín dụng, tài trợ thương mại, phát hành thư bảo lãnh, dịch vụ ngân hàng điện tử, phát hành thẻ tín dụng quốc tế...


- Công tác tín dụng: Sau khi tiếp xúc với khách hàng, bước tiếp theo là thực hiện phân tích, thẩm định khách hàng đưa ra quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng; đề xuất hạn mức, GHTD, thời hạn cho vay, phương thức cho vay...; Kiểm tra, giám sát quá trình sau cấp tín dụng, thường xuyên đánh giá lại tài sản bảo đảm nợ vay, chủ động thường xuyên đôn đốc khách trả nợ; khi có phát hiện rủi ro cần đề xuất các biện pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD cho ngân hàng.

Khối quản lý rủi ro

Khối quản lý rủi ro trực thuộc Ban Giám đốc Chi nhánh thành lập và quản lý chỉ đạo giao nhiệm vụ và hoàn toàn độc lập với các phòng còn lại như Phòng quan hệ khách hàng và các phòng trong khối tác nghiệp, có chức năng: Phối hợp, hỗ trợ khối phòng QHKH để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề; Thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh; Chịu trách nhiệm chính trong việc xử lý rủi ro. Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý RRTD.

Khối tác nghiệp

Bao gồm phòng Quản lý nợ, phòng Dịch vụ khách hàng, phòng Ngân quỹ. Bộ phận này trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới dịch vụ khách hàng và lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ; quản lý thông tin.

Như vậy, Vietcombank Bắc Ninh đã xây dựng được một mô hình quản lý tín dụng khá hoàn thiện, đảm bảo tính độc lập giữa các bộ phận do đó hoạt động cấp và quản lý tín dụng của ngân hàng đối với các khoản vay đảm bảo tính khách quan hơn. Với sự chuyên môn hóa theo chức năng tại các bộ phận đã giúp cho hoạt động quản lý tín dụng chặt chẽ, chính xác hơn, kịp thời nhận dạng rủi ro tín dụng và có biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng phù hợp.

2.3.2 Thực trạng thực hiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh

2.3.2.1 Thực trạng nhận diện rủi ro tín dụng

Hiện nay, việc phân tích và xác định rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietcombank - Chi nhánh Bắc Ninh do cán bộ thẩm định phòng KHCN và Phòng giao dịch thực hiện theo Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cho vay KHCN và theo


từng quy định sản phẩm tín dụng cá nhân. Nhận biết rủi ro được thực hiện cả trước khi cho vay và sau khi cho vay.

* Công tác nhận diện rủi ro của Vietcombank Bắc Ninh

- Nhận diện rủi ro tín dụng qua xác định pháp lý trong công tác thẩm định tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm của khách hàng là tài sản của cá nhân hoặc của hộ gia đình hoặc bảo lãnh bên thứ 3. Đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất của chủ quyền là hộ gia đình, việc xác định các thành viên trong hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận QSDĐ là cực kỳ quan trọng. Nếu xác định thiếu sẽ gây rủi ro trong việc thanh lý tài sản bảo đảm. Nhận thấy rủi ro này VCB Bắc Ninh đã chủ động yêu cầu khách hàng xác nhận nhân khẩu tại thời điểm cấp quyền sử dụng đất với cơ quan chứng năng và tiến hành làm Hợp đồng ủy quyền cho 1 thành viên trong hộ gia đình được đại diện cho gia đình ký kết các thủ tục liên quan đến Ngân hàng. Tuy nhiên, điểm hạn chế trong việc xác nhận nhân khẩu là chính cơ quan chức năng không thể xác định được tại thời điểm cấp giấy chứng nhận - hộ gia đình đó có bao nhiêu thành viên Có thể nói đây là một rủi ro pháp lý tiềm ẩn trong việc cấp tín dụng KHCN. Ngoài ra việc nhận thế chấp tài sản được ủy quyền cũng mang nhiều rủi ro tiềm ẩn khi người ủy quyền chết làm vô hiệu hợp đồng ủy quyền.

Đối với tài sản bảo lãnh của bên thứ 3, VCB Bắc Ninh chỉ nhận của những người có quan hệ huyết thống với khách hàng vay (như là bố mẹ, anh chị em ruột), không nhận tài sản của những đối tượng khác. Đối với tài sản là bảo lãnh của bên thứ 3, khi khách hàng vay vốn phát sinh nợ xấu cần phải phát mãi tài sản bảo đảm để đảm bảo cho khoản vay thì khó thực hiện được do một số nguyên nhân như bên thứ 3 bất hợp tác, khách hàng vay đi khỏi nơi cư trú. Bên cạnh đó, công tác thẩm định tài sản chưa đưa lại được kết quả chính xác. Cán bộ tín dụng có thể định giá giá trị tài sản cao hơn so với thực tế giao dịch tại địa bàn do chưa có kinh nghiệm trong việc thẩm định tài sản hoặc do mục đích cá nhân. Điều này gây rủi ro lớn khi ngân hàng phải phát mại tài sản để thu hồi nợ.

- Nhận diện rủi ro tín dụng thông qua thẩm định thực tế:

Thông qua việc phỏng vấn khách hàng, người có liên quan, khảo sát tình hình thực tế địa phương, tình hình khách hàng và thông qua các mối quan hệ của


khách hàng tại địa phương giúp cán bộ tín dụng xác định định tính phù hợp trong việc sử dụng khooản vay đúng mục đích, xác định rõ nguồn thu nhập và phương án vay vốn. Từ đó, nhận diện được các rủi ro tín có thể xảy ra. Việc thẩm định thực tế được Vietcombank Bắc Ninh thẩm định kỹ lưỡng, qua đó phát hiện một số trường hợp khách hàng giả mạo chứng từ, giả mạo giấy tờ đối với cán bộ tín dụng trong việc thẩm định tài sản không phải của họ để làm thủ tục vay vốn.

- Nhận diện rủi ro tín dụng qua nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ thông qua hệ thống thông tin của hệ thống ngân hàng:

Để biết được những thông tin này, Vietcombank Bắc Ninh cần dựa vào hệ thông tra cứu thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước CIC để xác định về uy tín trả nợ của khách hàng trong quá khứ của khách hàng với bất kỳ tổ chức tín dụng nào. Khi khách hàng xuất hiện nợ quá hạn trong quá khứ, cán bộ tín dụng phải tiến hành xác định rõ các nguyên nhân, các biến cố đã xảy ra với khách hàng nhận định khả năng phát triển trong tương lai, và dự báo những tổn thất có thể xảy ra. Từ đó đưa ra những quyết định về cho vay hay từ chối cho vay, hoặc cho vay ở mức độ nào thì phù hợp.

Bảng 2.11 Thực trạng nhận diện rủi ro tín dụng KHCN

Đơn vị: số hồ sơ


Chỉ tiêu

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Năm

2020

Tổng số hồ sơ tín dụng KHCN tiếp

nhận

2.354

2.810

3.230

3.685

Số hồ sơ bị từ chối qua thẩm định

TSĐB

125

187

103

158

Số hồ sơ bị từ chối qua thẩm định

thực tế

54

118

107

164

Số hồ sơ bị từ chối qua CIC

320

285

314

369

Số hồ sơ được phê duyệt

1.855

2.220

2.706

2.994

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Vietcombank Bắc Ninh 2017-2020)

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 26/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí