Có thể thấy Vietcombank Bắc Ninh đã đưa ra được những nhận diện và cảnh báo sớm về mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. Việc phát hiện sớm khách hàng có rủi ro, suy giảm khả năng trả nợ giúp cho cán bộ quan hệ khách hàng có thời gian tập trung vào khách hàng, đưa ra các phương án nhằm kiểm soát rủi ro có thể xảy ra. Việc triển khai hệ thống cảnh báo sớm đã giúp cho Vietcombank Bắc Ninh có thể nhìn nhận được dư nợ khách hàng theo từng phân khúc, theo từng mức độ cảnh báo cụ thể và lọc ra danh mục khách hàng tiềm ẩn. Qua đó sẽ có thể đánh giá những khách hàng có rủi ro chuyển nhóm nợ, thời điểm chuyển nhóm, chi nhánh sẽ chủ động xây dựng các kế hoạch tài chính phù hợp với thực tiễn, chủ động được hoạt động kinh doanh.
2.3.2.2 Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng
Để đảm bảo công tác phòng ngừa và kiểm soát rủi ro trong việc cấp tín dụng đối vớ khách hàng cá nhân, Vietcombank Bắc Ninh đã thực hiện đo lường và lượng hóa rủi ro tín dụng đố với khách hàng cá nhân thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Vietcombank. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank là hệ thống bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng.
Đối với nhóm khách hàng cá nhân, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu khác nhau tùy vào mục đích vốn như:
+ Đối với khách hàng cá nhân vay sản xuất kinh doanh: Bộ chỉ tiêu tài chính bao gồm 38 chỉ tiêu, phản ánh báo cáo kết quả kinh doanh và tài chính của khách hàng. Bộ chỉ tiêu phi tài chính bao gồm 26 chỉ tiêu với 4 nhóm: thông tin về chủ hộ kinh doanh, các thông tin liên quan đến cơ sở kinh doanh; quan hệ với Vietcombank và các tổ chức tín dụng khác, kế hoạch kinh doanh; và thông qua các nhóm chỉ tiêu này cán bộ quan hệ khách hàng có thể đánh giá tư cách, mức độ uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Đối với khách hàng cá nhân vay tiêu dùng: Các nhóm chỉ tiêu dùng để chấm điểm là nhóm định lượng và định tính. Trong đó: nhóm yếu tố định lượng
gồm 30 chỉ tiêu như: tổng thu nhập tham gia trả nợ của khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng trừ đi chi phí, nghĩa vụ trả nợ hàng tháng của khách hàng; thông tin về khoản vay dự kiến; và một số yếu tố định lượng khác như tuổi, thời gian lưu trú trên địa chỉ hiện tại, thời gian công tác tại công ty hiện tại... Còn đối với nhóm yếu tố định tính gồm 22 chỉ tiêu với 3 nhóm là thông tin về nhân thân, khả năng trả nợ và quan hệ với Vietcombank và các tổ chức tín dụng khác. Những khách hàng có tổng điểm <0 ở các chỉ tiêu chấm điểm về nhân thân sẽ bị loại và chấm dứt quá trình xếp hạng. Căn cứ tổng số điểm đạt được của khách hàng cá nhân để quy đổi theo 10 mức ký hiệu xếp hạng tương ứng.
Bảng 2.12 Thang diểm và hạng đối với khách hàng cá nhân
Xếp loại | Mức độ rủi ro | ||
Từ 91 đến 100 | AAA | Thấp | Cấp tín dụng ở mức tối đa |
Từ 81 đến dưới 91 | AA | Thấp | Cấp tín dụng ở mức tối đa |
Từ 75 đến dưới 81 | A | Thấp | Cấp tín dụng ở mức tối đa |
Từ 70 đến dưới 75 | BBB | Trung bình | Cấp tín dụng theo phương án đảm bảo tiền vay |
Từ 65 đến dưới 70 | BB | Trung bình | Có thể cấp tín dụng với việc xem xét hiệu quả phương án vay vốn và đảm bảo tiền vay |
Từ 60 đến dưới 65 | B | Cao | Tập trung thu hồi nợ |
Từ 55 đến dưới 60 | CCC | Cao | Từ chối cấp tín dụng |
Từ 50 đến dưới 55 | CC | Cao | Từ chối cấp tín dụng |
Từ 40 đến dưới 50 | C | Cao | Từ chối cấp tín dụng |
Dưới 40 | D | Cao | Từ chối cấp tín dụng |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Sản Phẩm Tín Dụng Cá Nhân Tại Vietcombank Bắc Ninh
- Tỷ Trọng Dư Nợ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Vcb Bắc Ninh
- Tỷ Lệ Nợ Quá Hạn Tín Dụng Khcn Của Vietcombank Bắc Ninh
- Hạn Chế Trong Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Khcn Tại Vietcombank Bắc Ninh
- Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Việt Nam – Chi Nhánh Bắc Ninh
- Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh - 16
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Bảng 2.13: Kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietcombank Bắc Ninh
Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |
AAA | 854 | 1.097 | 1.201 | 1.421 |
AA | 841 | 1.006 | 1.432 | 1.384 |
A | 119 | 96 | 65 | 177 |
BBB | 12 | 10 | 3 | 5 |
BB | 10 | 6 | 4 | 3 |
B | 0 | 0 | 0 | 1 |
CCC | 6 | 2 | 0 | 0 |
CC | 1 | 0 | 0 | 1 |
C | 0 | 0 | 0 | 0 |
D | 3 | 3 | 1 | 2 |
Tổng số khách hàng | 1.855 | 2.220 | 2.706 | 2.994 |
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh
Tóm lại, trên cơ sở hạng tín dụng thiết lập cho khách hàng theo quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ, mỗi khách hàng được xếp loại ở một hạng tín dụng xác định tương ứng với mỗi mức độ rủi ro. Trên cơ sở của kết quả xếp hạng tín dụng, ngân hàng sẽ xác định giới hạn tín dụng cấp cho mỗi khách hàng và chính sách tín dụng nào sẽ được áp dụng đối với khách hàng (đó là quá trình ra quyết định tín dụng và kiểm soát tín dụng). Hệ thống xếp hạng tín dụng được xem là thước đo rủi ro tín dụng giúp ngân hàng đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng trên một cơ sở nhất quán và khách quan, từ đó có những định hướng, mục tiêu tín dụng phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc cấp tín dụng.
Ngoài ra, bên cạnh hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ, các mô hình định tính như mô hình 6C cũng được lồng ghép vào việc phân tích, thẩm định tín dụng, đánh giá khách hàng để đưa ra quyết định tín dụng cũng như trong công tác kiểm tra tín dụng định kỳ.
2.3.2.3 Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng
Tất cả các khoản vay được cán bộ quản lý khách hàng kiểm soát với các nội dung như: giám sát từng khoản vay, từng tài khoản, kiểm tra hạn mức tín dụng, thường xuyên gặp gỡ khách hàng và trực tiếp kiểm tra thực tế khách hàng. Các khâu trước, trong và sau khi cho vay luôn được Chi nhánh chú trọng kiểm soát. Tại Vietcombank Bắc Ninh đã quy định các khoản vay sau khi giải ngân bằng tiền mặt tối đa 5 ngày và tối đa 7 ngày đối với khoản vay giải ngân bằng chuyển khoản sẽ được kiểm tra lại. Cán bộ quản lý khách hàng phải kiểm tra toàn diện tình hình tài chính của khách hàng định kỳ 6 tháng/1 lần và định kỳ 3 tháng/ lần, cán bộ quản lý khách hàng tiến hành kiểm tra thực trạng tài sản bảo đảm của khách hàng; ngoài ra có thể kiểm tra đột xuất khách hàng khi thấy có dấu hiệu bất thường.
Đồng thời định kỳ hàng tháng và hàng quý, Phòng Kiểm tra nội bộ khu vực cũng thành lập các tổ kiểm tra toàn diện hoạt động của chi nhánh, kiểm tra các chuyên đề tín dụng nhằm kịp thời phát hiện lỗi tuân thủ để chỉnh sửa, khắc phục và rút kinh nghiệm, hạn chế rủi ro có thể phát sinh
Hoạt động cấp tín dụng được thực hiện theo Chính sách tín dụng và việc kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện theo Chính sách Quản lý rủi ro tín dụng như sau:
Kiểm soát rủi ro tín dụng trước cho vay: Chuyên viên khách hàng thực hiện thẩm định, phân tích tín dụng và đề xuất cấp tín dụng; Trưởng/Phó Phòng Kinh doanh thực hiện kiểm soát đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt; Cá nhân được phân quyền phán quyết/Hội đồng tín dụng xem xét và phê duyệt nếu mức cấp tín dụng thuộc quyền phán quyết của mình.
Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay: Tại Vietcombank Bắc Ninh, Cán bộ thẩm định chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ tín dụng đảm bảo tính tuân thủ các quy định về cấp phát tín dụng; thực hiện và phối hợp triển khai phán quyết tín dụng.
Kiểm soát rủi ro tín dụng sau cho vay: Sau khi cấp tín dụng cho Khách hàng, Cán bộ thẩm định phối hợp với chuyên viên khách hàng, cán bộ quản lý nợ
tại Chi nhánh/Phòng giao dịch thực hiện quản lý và thu hồi nợ theo quy định hiện hành của Vietcombank Bắc Ninh.
2.3.2.4 Thực trạng xử lý và tài trợ rủi ro tín dụng
Bảng 2.14: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của Vietcombank Bắc Ninh năm 2017-2020
Đvt | Nă m 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | ||||
ST | So với 2017 | ST | So với 2018 | Giá trị | So với 2019 | |||
Tổng quỹ DPRR | Tỷ đồng | 9,69 | 11,4 5 | 1,75 | 15,85 | 4,4 | 17,86 | 2,01 |
1. Tổng DP RRTD đối với KHCN chung | Tỷ đồng | 8,75 | 9,35 | 0,60 (+6,86%) | 12,26 | 2,91 (+31%) | 14,79 | 2,53 (+20,64%) |
2. Tổng DP RRTD đối với KHCN cụ thể | Tỷ đồng | 0,94 | 2,10 | 1,16 (+123%) | 3,59 | 1,49 (+71%) | 3,07 | -0,52 (-14,48%) |
DP RRTD nhóm 2 | Tỷ đồng | 0,11 | 0,40 | 0,29 (+264%) | 0,10 | -0.30 (-75%) | 0,29 | 0.19 (+190%) |
DP RRTD nhóm 3 | Tỷ đồng | 0,13 | - | - | 0,12 | - | 0,04 | -0,08 (-66,67%) |
DP RRTD nhóm 4 | Tỷ đồng | 0.52 | 1.60 | 1,08 (+208%) | - | - | - | - |
DP RRTD nhóm 5 | Tỷ đồng | 0.18 | 0.10 | -0.08 (-44%) | 3,37 | - | 2,74 | -0,63 (- 18,69%) |
II. Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD đối với KHCN so với dư nợ KHCN | % | 0,77 | 0,88 | +14,28% | 0,92 | +4,54% | 0,76 | -17,39% |
(Nguồn: Báo cáo tín dụng Vietcombank Bắc Ninh năm 2017-2020)
Đi đôi với chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn thì mức giảm số tiền trích lập dự phòng RRTD cũng rất quan trọng, nó phản ánh công tác thu nợ của ngân hàng. Đây là công tác hết sức khó khăn và vô cùng quan trọng. Dựa vào bảng trên ta thấy, quỹ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của Chi nhánh tăng đều hàng năm. Tổng quỹ trích lập dự phòng năm 2018 tăng 1,75 tỷ đồng so với năm 2017, năm 2019 là 15,85 tỷ đồng, tăng 4,4 tỷ đồng so với năm 2018. Tổng quỹ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng KHCN năm 2020 là 17,86 tỷ đồng. Sự tăng lên này là hoàn toàn phù hợp với sự tăng lên của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân.
Trong đó, khoản mục dự phòng chung chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm tương ứng với tốc độ tăng trưởng cho vay. Dự phòng cụ thể tăng cũng phù hợp với hoàn cảnh, tình hình kinh tế. Đại dịch Covid 19 diễn ra làm tăng nguy cơ rủi ro tiềm ẩn của những khoản vay cũng như tăng tỷ lệ nợ xấu. Vì vậy để phòng ngừa rủi ro, Vietcombank Bắc Ninh đã rất linh hoạt, tăng mức dự phòng rủi ro.
Vietcombank phân loại các khoản nợ vay theo phương pháp định lượng, phân thành 5 nhóm nợ cơ bản. Vietcombank thực hiện trích lập dự phòng theo đúng quy định của nhà nước. Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với nợ nhóm 1 là 0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50% và nhóm 5 là 100%.
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ trích lập dự phòng của Vietcombank Bắc Ninh
3.5
3.21
3
2.5
2.46
2
1.5
1.28
1
0.77
0.88
0.92
1.1
0.76
0.5
0.3
0.26
0
0.13
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
0.15
Năm 2020
tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ KHCN
tỷ lệ trích lập DPRR/tổng dư nợ KHCN
tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ KHCN
Chính sách trích lập dự phòng rủi ro áp dụng chung cho tất cả các khoản nợ vay tại Vietcombank Bắc Ninh. Ngoài ra, Vietcombank Bắc Ninh còn thực hiện một số công tác phục vụ cho việc quản trị rủi ro như: phân tán rủi ro đồng đều ra các ngành, các loại hình vay để tránh rủi ro; thực hiện mua bảo hiểm đi kèm đối với các khoản vay có giá trị lớn, tính rủi ro cao...
Đầu tháng, phòng Quản lý nợ thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn trong tháng đến các phòng giao dịch, phòng Khách hàng bán lẻ để đôn đốc nhắc nợ.
Hàng ngày, phòng Quản lý nợ thông báo tới các phòng nghiệp vụ về các khoản nợ đến hạn phải thu trong ngày để phối hợp thu nợ.
Trưởng phòng Khách hàng bán lẻ, Phòng giao dịch phân công cụ thể cán bộ tín dụng thường là chính cán bộ thẩm định quản lý trực tiếp khách hàng từ khâu cho vay lập kế hoạch thu hồi nợ trước khi khoản vay đó quá hạn phải thu. Bất kể các khoản vay nào sắp đến hạn phải thu mà cán bộ tín dụng quản lý khách hàng đánh giá không có khả năng thu hồi đúng hạn thì cán bộ tín dụng phải báo cáo và lập kế hoạch thu hồi và xử lý nợ đối với khoản nợ đó trình Trưởng phòng và Ban giám đốc và xử lý nợ trong vòng 3 ngày trước khi đến hạn phải thu khoản nợ đó.
Khi nhận được giấy đề nghị của khách hàng được gia hạn nợ đó là căn cứ để Ngân hàng tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng. Để có quyết định cho khách hàng gia hạn nợ hay không Ngân hàng phải tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng, sau đó lập tờ trình thẩm định khách hàng, trong đó phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ, trong đó có nêu rõ lý do gia hạn nợ và đề xuất ý kiến đồng ý hay không đồng ý gia hạn nợ, công việc này do cán bộ tín dụng quản lý trực tiếp khách hàng thực hiện, sau đó trình Trưởng phòng và Ban giám đốc xét duyệt.
Nếu khoản nợ đó được phê duyệt gia hạn nợ thì được xếp vào khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ còn nếu không thì khoản nợ đó được xếp vào loại nợ quá hạn. Khâu cuối cùng là lập thư báo cho khách hàng về khoản nợ.
Ngoài các quy trình, quy định của Vietcombank, Chi nhánh đã thành lập Tổ xử lý nợ thuộc phòng Khách hàng bán lẻ để cập nhật báo cáo đánh giá rủi ro hàng ngày/tuần nhằm xác định các loại rủi ro và đặc tính của từng loại rủi ro mà CN đang phải đối mặt… từ đó có thể lượng hóa mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến luồng vốn của Ngân hàng. Ngoài ra, xác định hạn mức cho từng loại rủi ro nhằm kiểm soát rủi ro luôn nằm trong giới hạn đã được phê duyệt cũng giúp CN đảm bảo an toàn vốn và kiểm soát, hạn chế phát sinh rủi ro.
Bảng 2.15. Tình hình xử lý nợ xấu KHCN của Vietcombank Bắc Ninh 2017-2020
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |
Dư nợ thẻ KHCN đã xử lý | 95,21 | 95,21 | 250,40 | 312,69 |
Dư nợ KHCN đã xử lý | 930,20 | 461,91 | 3.400,00 | 0 |
Tổng dư nợ KHCN đã xử lý dự phòng | 1.025,41 | 557,12 | 3.650,04 | 312,69 |
(Nguồn: Báo cáo tín dụng Vietcombank Bắc Ninh 2017-2020)
Dựa vào bảng trên ta có thể thấy dư nợ thẻ khách hàng cá nhân được xử lý của Chi nhánh tăng qua các năm. Đặc biệt vào năm 2020 Chi nhánh đã thu được toàn bộ số nợ cá nhân, điều này chứng tỏ hiệu quả cho vay và thu nợ của Chi nhánh Bắc Ninh là rất tốt, các khỏa vay đều được thu nợ đầy đủ và đúng hạn, vòng quay vốn nhanh, việc đầu tư là an toàn hiệu quả. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần nâng cao quản trị rủi ro đối với cho vay thẻ tín dụng, có xu hướng tăng nợ đã xử lý trong các năm qua.
2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh
2.4.1 Kết quả đạt được
Trong những năm qua, Vietcombank Bắc Ninh đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý rủi ro tín dụng cá nhân. Lãnh đạo chi nhánh đã có những chỉ đạo sát sao các nội dung về quản lý rủi ro tín dụng như: yêu cầu cán bộ tín dụng nghiên cứu sản phẩm; tư vấn và hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn; thẩm định và phân loại khoản vay một cách chính xác khách quan; định kỳ theo dõi, giám sát khoản vay…
Vượt qua những khó khăn trở ngại, cạnh tranh gay gắt của thị trường ngân hàng - tài chính, Chi nhánh Vietcombank Bắc Ninh đã phát huy tốt thế mạnh và đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng KHCN như sau: