Bộ Máy Quản Trị Rrtd Tại Trụ Sở Chính Của Agribank


HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

ỦY BAN QLRR

TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

KIỂM TOÁN NB

CÁC PHÓ TGĐ

KT- KS NỘI BỘ

CÁC BAN TÍN

DỤNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

BAN THẨM

ĐỊNH

Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 13

TRUNG TÂM

PN&XLRR


Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản trị RRTD tại Trụ sở chính của Agribank

Tại Trụ Sở Chính (TSC) bộ máy quản trị RRTD đã hình thành các bộ

phận chức năng: chức năng KToNB, chức năng quản lý rủi ro (Trung tâm

phòng ngừa và xử lý rủi ro), chức năng điều hành hoạt động tín dụng (các Ban tín dụng), chức năng thẩm định tín dụng (Ban thẩm định) và chức năng KT- KSNB (hệ thống KT-KSNB). Trong đó, KToNB trực thuộc sự chỉ đạo điều hành của Ban kiểm soát (trực thuộc HĐTV), Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro, KT-KSNB, Ban thẩm định và các Ban tín dụng trực thuộc Ban điều hành. Đặc biệt trong cơ cấu tổ chức, Agribank đã thành lập Ủy ban quản lý rủi ro trực thuộc HĐTV với chức năng cơ bản là tham mưu cho HĐTV về chiến lược, chính sách quản lý rủi ro và cơ chế giám sát BĐH trong việc thực hiện chiến lược, chính sách quản trị RRTD. Trực thuộc Ban điều hành gồm: (i)Các Ban tín dụng chịu trách nhiệm nghiên cứu và ban hành các qui định về hoạt động tín dụng, nghiên cứu và đề xuất kế hoạch phát triển thị trường tín dụng trong toàn hệ thống; (ii) Ban Thẩm định chịu trách nhiệm xây dựng cơ


chế, chính sách thẩm định tín dụng trong toàn hệ thống, thực hiện thẩm định tín dụng thuộc phạm vi thẩm định tại TSC; (iii) Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro chiu trách nhiệm tham mưu cho HĐTV về chiến lược phòng ngừa và xử lý RRTD; khai thác, xử lý, cung cấp và lưu trữ thông tin phòng ngừa rủi ro, nghiên cứu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro; (iiii) Riêng hệ thống KT-KSNB trực thuộc Tổng giám đốc, thực hiện kiểm tra, kiểm soát độc lập tại TSC và chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm soát các chi nhánh.‌

Tại các Chi Nhánh loại 1, loại 2: bộ máy quản trị RRTD chỉ bao gồm 2 bộ phận: Phòng tín dụng và phòng KT-KSNB, trong đó Phòng tín dụng chịu trách nhiệm tất cả các khâu liên quan đến hoạt động cấp tín dụng và quản lý RRTD. Phòng KT-KSNB thực hiện chức năng KT-KSNB theo sự chỉ đạo của KT-KSNB tại TSC. Tại các Chi Nhánh loại 3 chỉ tổ chức một Phòng tín dụng (hoặc Tổ tín dụng) trực thuộc BĐH chi nhánh thực hiện kiêm nhiệm tất cả các khâu liên quan đến hoạt động cấp tín dụng và quản lý RRTD.

2.2.3 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank

Để tạo khuôn khổ pháp lý cho việc quản trị RRTD tại các NHTM, NHNN đã ban hành các văn bản liên quan đến qui chế cho vay, đảm bảo tín dụng, đảm bảo an toàn và quản lý nợ. Giai đoạn 2010-2015 có thể coi là giai đoạn suy giảm chất lượng tín dụng đáng báo động của hệ thống NHTM Việt nam (trong đó có Agribank). Trước tình hình đó, để chấn chỉnh hoạt động tín dụng và quản trị RRTD tại các NHTM, NHNN đã ban hành hàng loạt các văn bản liên quan, bao gồm: Thông tư 02/2013/TT-NHNN “qui định về phân loại tài sản có, mức trích và sử dụng dự phòng RRTD trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”; Thông tư 19/2013/TT-NHNN “qui định về việc mua bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt nam”; Thông tư 09/2014/TT-NHNN “sửa đổi, bổ sung một số


điều của Thông tư 02/2013/NHNN; Thông tư 36/2014/TT-NHNN “giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

Trên cơ sở các qui định pháp lý của NHNN, chiến lược và khẩu vị RRTD đã được xác định, Agribank đã chủ động xây dựng chính sách quản trị RRTD nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng và quản trị RRTD phù hợp với pháp luật Nhà nước và kiểm soát RRTD hiệu quả. Năm 2014, có thể coi là một năm có sự đổi mới toàn diện về cơ chế, chính sách tín dụng và quản trị RRTD của Agribank khi phần lớn các văn bản qui định nội bộ liên quan đến hoạt động tín dụng đã được thay thế để phù hợp với điều kiện kinh doanh và chính sách quản lý của Nhà nước. Bao gồm: Quyết định số 66/2014/QĐ-HĐTV-KHDN “qui định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank ngày 22/1/2014 (thay thế Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 và Quyết định 909/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 22/7/2010); Quyết định 35/2014/QĐ- HĐTV-HSX “Về giao dịch đảm bảo cấp tín dụng trong hệ thống Agribank”, thay thế Quyết định 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 3/12/2007; Quyết định 376/2013/QĐ- HĐTV-KHDN “ Qui định bảo lãnh ngân hàng trong hệ thống Agribank” ban hành ngày 7/5/2013(thay thế Quyết định 398/QĐ-HĐQT-TD ngày 2/5/2007); Quyết định 31/2014/QĐ-HĐTV-KHDN “Qui định phân cấp quyết định cấp tín dụng trong hệ thống Agribank” ngày 15/1/2014 (thay thế Quyết định 1805/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 14/9/2012 và các quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 1805); Quyết định 450/2014/QĐ-HĐTV-XLRR “Qui định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank” ngày 30/5/2014 (thay thế Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/3/2012). Trên nền tảng chính sách quản trị RRTD được điều chỉnh trong năm 2014, năm


2015 Agribank tiếp tục xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hàng loạt các Đề cương để tăng cường và nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu.‌

Các qui định nội bộ về hoạt động tín dụng và quản trị RRTD được ban

hành và thay thế trong năm 2014 đã thực sự thay đổi cơ c ế, chính sách quản

trị RRTD trong toàn hệ thống Agribank. Qui chế cho vay đã được cụ thể hóa và tạo cơ sở để quản lý hoạt động cấp tín dụng chặt chẽ hơn. Các qui định về phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng, đảm bảo tín dụng, đặc biệt là Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR về phân loại tài sản có, trích và sử dụng dự

phòng rủi ro là cơ

sở quan trọng để Agribank củng cố,

nâng cao hiệu quả

quản trị RRTD, tiếp cận dần với chuẩn Basel 2.

2.2.4 Qui trình và thủ tục quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank

2.2.4.1 Nhận diện rủi ro tín dụng

Agribank tiến hành nhận diện RRTD đối với từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng.

a. Đối với từng khoản tín dụng riêng lẻ, RRTD được nhận diện trong 2 giai đoạn.

Giai đoạn cấp tín dụng

Đây là giai đoạn Agribank nhận diện RRTD, từ đó đánh giá và quyết

định cấp tín dụng.

Theo qui định nội bộ, Argibank chỉ

chấp thuận cấp tín

dụng khi RRTD được xác định nằm trong khả năng chấp nhận của ngân hàng.



TIẾP NHẬN HSTD


THẨM ĐỊNH


CHẤM ĐIỂM XẾP HẠNG KH


BÁO CÁO THẨM ĐỊNH

Sơ đồ 2.2: Qui trình nhận diện RRTD ở giai đoạn cấp tín dụng Theo hướng dẫn qui trình cho vay và quản lý tín dụng tại Agribank,

việc nhận diện RRTD giai đoạn này được thực hiện như sau: CBTD sau khi


tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành thu thập thêm thông tin và trực tiếp thẩm định tín dụng. CBTD sẽ thẩm định 4 nội dung cơ bản: tư cách pháp lý của khách hàng, TSBĐ, khả năng trả nợ của khách hàng và mục đích và hiệu quả của phương án vay vốn trên cơ sở các điều kiện, tiêu chuẩn, các định mức kinh tế, kỹ thuật Agribank đã qui định. Kết quả thẩm định được nhập vào hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng để xác định hạng của khách hàng. Báo cáo thẩm định phải bao gồm kết qủa chẩm điểm và xếp hạng của khách hàng, từ đó làm căn cứ xác định rủi ro và lợi ích nếu Agribank thực hiện phê duyệt khoản vay. Đối với những khoản vay bắt buộc tái thẩm định (theo qui định hoặc khi giám đốc chi nhánh cho vay yêu cầu) bộ phận tái thẩm định sẽ có báo cáo tái thẩm định hoàn toàn độc lập với báo cáo thẩm định. Kết quả thẩm định và tái thẩm định có sự khác biệt phải báo lên Giám đốc Chi nhánh trực tiếp cho vay quyết định. Báo cáo thẩm định (tái thẩm định) là căn cứ để Agribank xác định RRTD đối với khoản vay.

Giai đoạn đánh giá lại tín dụng

Để nhận diện và hiểu rõ RRTD đối với những khoản vay đã được giải ngân, Agribank qui định tất cả các khoản vay còn dư nợ tại ngân hàng phải được đánh giá lại theo định kỳ và đột xuất khi phát sinh các vấn đề cần đánh giá lại, tần suất đánh giá lại tùy thuộc vào chất lượng khoản vay được xác định kỳ trước đó. Để nhận diện RRTD giai đoạn này, Agribank tiến hành đánh giá lại các nội dung cơ bản: hiệu quả sử dụng vốn vay, tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình tài chính, tình hình TSBĐ. Để có cơ sở đánh giá, CBTD phối hợp với các bộ phận khác trong ngân hàng và tiếp cận với nhiều nguồn thông tin về khách hàng và khoản vay (thông tin từ báo cáo định kỳ của khách hàng, thông tin điều tra trực tiếp và các nguồn khác). Ngoài ra CBTD đột xuất đánh giá lại khoản vay trong trường hợp có phát sinh các yếu tố có thể tác động làm phát sinh RRTD: biến động của môi trường kinh


doanh, suy thoái của ngành, thay đổi trong nội bộ doanh nghiệp vay vốn…Hiện nay, việc nhận diện RRTD đối với các khoản vay đang còn dư nợ được hỗ trợ bởi hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng tự động của Agribank. Khi các thông tin liên quan được nhập vào hệ thống, hệ thống tự tính điểm, xác định hạng khách hàng, trường hợp xác định có phát sinh RRTD, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo để tăng cường kiểm tra, giám sát. Ngoài ra, hệ thống này cho phép người truy cập có thể xác định được hạng khách hàng mọi thời điểm trong lịch sử để làm căn cứ đánh giá, xem xét RRTD của khách hàng đó. Theo qui định, việc đánh giá lại tín dụng được giao cho CBTD trực tiếp quản lý khoản vay thực hiện.

b. Đối với danh mục tín dụng

Việc nhận diện RRTD của danh mục tín dụng được Agribank thực hiện trên cơ sở đánh giá mức độ tập trung tín dụng. Agribank tiến hành phân tích, đánh giá cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế, loại hình khách hàng vay vốn, vị trí địa lý, sản phẩm (phương thức vay), hạng tín dụng, qui mô tín dụng và thời hạn tín dụng hàng tháng, quí và năm. Trên cơ sở đó, xác định mức độ tập trung tín dụng theo từng tiêu chí và xác định các RRTD tiềm ẩn trong danh mục tín dụng.

2.2.4.2 Đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng

Hiện nay, tại Agribank việc đo lường, đánh giá RRTD đôí với từng khoản tín dụng được thực hiện thông qua hệ thống XHTDNB và phân loại nợ.

a. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Từ 2007 với Quyết định 1406/2007/QĐ- NHNo ngày 23/5/2007 “tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống Agribank Việt nam” Agribank đã thực hiện đo lường RRTD theo mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng trong toàn hệ thống. Năm 2011, Agribank tiếp tục hoàn thiện hệ thống XHTDNB bằng Quyết định 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày


18/10/2011”Ban hành hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank”.

Hiện nay, Agribank chấm điểm và xếp hạng tín dụng trên hệ thống RM (Risk Management), hệ thống này được tích hợp với hệ thống giao dịch IPCAS (The Modernization of Interbank payment and Customer Accounting System) dưới tên Module RM. Hệ thống vận hành trên nguyên tắc:

- Hệ thống xếp hạng được tự động hóa trên cơ sở tiếp nhận thông tin khách hàng hàng ngày, hệ thống tự động tính điểm cho các tiêu chí theo qui định, xếp hạng khách hàng và phân loại nợ.

- Các Chi nhánh chịu trách nhiệm quản lý thông tin khách hàng, chấm điểm, xếp hạng khách hàng của chi nhánh. Kết quả xếp hạng sau khi được Giám đốc chi nhánh phê duyệt sẽ báo cáo về TSC thông qua Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro. Tại TSC, kết quả xếp hạng là cơ sở để trích lập dự phòng RRTD cho toàn hệ thống cũng như được báo cáo và lưu trữ phục vụ cho công tác quản trị RRTD (phụ lục 2.3)

- Hiệu quả hoạt động của hệ thống xếp hạng: hàng năm Chi nhánh tự tổ chức kiểm tra, đánh giá để đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống, đồng thời chịu sự giám sát của Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro và Bộ phận KT-KSNB.

Qui định cơ bản về chấm điểm và XHTDNB tại Agribank

Đối tượng xếp hạng: khách hàng đang và sẽ có quan hệ tín dụng với Agribank. Bao gồm:Tổ chức kinh tế, định chế tài chính và nhân/hộ (không xếp hạng với khách hàng là các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức không có báo cáo tài chính)

Kỳ xếp hạng: Agribank thực hiện xếp hạng định kỳ hàng quí theo qui định của NHNN. Tuy nhiên, hệ thống yêu cầu phải chấm điểm và xếp hạng ngay khi Khách hàng đặt quan hệ tín dụng hoặc bất kỳ khi nào khách hàng có biến động thông tin.


Hệ thống hạng khách hàng

Hiện nay hệ thống hạng khách hàng của Agribank bao gồm 10 hạng: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Mỗi hạng được xác định căn cứ vào điểm tổng hợp từ kết quả chấm điểm (phụ lục 2.4)

Điểm tổng hợp = (điểm từng nhóm chỉ tiêu x trọng số từng nhóm chỉ tiêu)

Qui trình và bộ chỉ tiêu chấm điểm, xếp hạng khách hàng

Tại Agribank hiện nay đã xây dựng qui trình chấm điểm và xếp hạng cho 3 nhóm khách hàng: tổ chức kinh tế, định chế tài chính và khách hàng cá nhân/hộ, việc chấm điểm và xếp hạng được thực hiện theo từng bộ chỉ tiêu đã được qui định đối với từng loại khách hàng (phụ lục 2.5).

b. Hệ thống phân loại nợ tại Agribank

Trước năm 2012, Agribank phân loại nợ theo phương pháp định lượng (theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của NHNN). Ngày 27/7/2011, trên cơ sở hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ, Agribank được NHNN chấp thuận cho phép phân loại nợ theo phương pháp định tính. Để có qui định và hướng dẫn cụ thể về phân loại nợ trong toàn hệ thống, ngày 30/3/2012 Agribank ban hành quyết định 469/2012/QĐ-HĐTV-XLRR về “qui định phân loại nợ và trích dự phòng RRTD trong hệ thống Agribank” trên nền tảng là Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN do NHNN ban hành. Theo quyết định này, Agribank thực hiện kết hợp phân loại nợ theo định tính và định lượng. Trong đó phân loại theo phương pháp định tính căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ với lộ trình áp dụng:

Khách hàng là tổ chức kinh tế, định chế tài chính áp dụng từ quí 1/2012 Khách hàng cá nhân/hộ có dư nợ từ 500 triệu đồng áp dụng từ quí 3/2012 Khách hàng cá nhân/hộ có dư nợ dưới 500 triệu đồng áp dụng từ quí

3/2013

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/12/2022