Tình Hình Xử Lý Nợ Xấu Từ Tsbđ Và Dự Phòng Rrtd (Đơn Vị: Tỷ Đồng)


Biện pháp miễn/giảm lãi tiền vay: Việc miễn/giảm lãi mục đích tạo

điều kiện cho khách hàng có thể hoàn trả số nợ còn lại cho ngân hàng sau khi được miền/giảm lãi. Quan sát diễn biến số nợ được miễn/giảm lãi giai đoạn

2010-2015 cho thấy năm 2014 nợ được miễn/giảm lãi tăng đột biến: tăng

28.600 tỷ, tương đương 156% so với năm 2013. Năm 2015, con số này có xu hướng giảm nhẹ. Việc miễn/ giảm lãi tiền vay có thể tạm thời làm giảm thu nhập của Agribank. Song trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, môi trường kinh doanh khắc nghiệt, thiên tai, lũ lụt…một bộ phận khách hàng (đặc biệt là

nông dân) của Agribank gặp khó khăn về tài chính thì bi n pháp này sẽ góp

phần hỗ trợ khách hàng để vượt qua khó khăn, từ đó hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.

Các biện pháp thanh lý nợ: Đối với các khoản nợ được đánh giá không thể khôi phục khả năng trả nợ, Agribank thực hiện các biện pháp thanh lý để tận thu, hạn chế tối đa tổn thất tín dụng. Các biện pháp này bao gồm:

Biện pháp xử lý TSBĐ và thu trực tiếp từ khách hàng: Khi xử lý nợ xấu, biện pháp đôn đốc khách hàng để thu trực tiếp và xử lý TSBĐ (đối với

nợ có TSBĐ) được RRTD.

ưu tiên hàng đầu-đây là các biện pháp xử lý tận gốc

14107

9300

7822

8 62

Xử lý TSBD và

thu trực tiếp từ khách hàng

20502295

20662559

2229

2876

2515

2842

Xử lý bằng

DPRRTD

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Biểu đồ 2.12: Tình hình xử lý nợ xấu từ TSBĐ và Dự phòng RRTD (đơn vị: tỷ đồng)

16000

14000

12000

6

10000

8000

6000

4000

2000

0


Nguồn: [3] và tổng hợp của tác giả


Bảng 2.12 cho thấy, nợ thu trực tiếp từ khách hàng và xử lý TSBĐ còn thấp: năm cao nhất cũng chỉ đạt 2.876 tỷ (năm 2013), con số này khá khiêm tốn so với tổng nợ xấu tại ngân hàng. Thực trạng này một mặt do thẩm định TSBĐ chưa xem xét đầy đủ các yếu tố liên quan, dẫn đến định giá tài sản tại thời điểm phát mại chênh lệch quá lớn so với thời điểm cho vay, vì vậy khách hàng vay không hợp tác để xử lý. Mặt khác do thủ tục pháp lý còn phức tạp, quá trình xử lý còn tốn kém thời gian và chi phí.

Biện pháp xử lý bằng quỹ dự phòng RRTD: Đây là biện pháp xử lý RRTD từ nguồn dự phòng được trích lập tại ngân hàng. Từ năm 2012 đến 2015, xử lý nợ bằng dự phòng tăng cao hơn so với 2 năm trước đó, đặc biệt năm 2012 đã xử lý được 14.107 tỷ đồng nợ xấu bằng dự phòng RRTD. Có được kết quả này một phần là do sự nỗ lực của Agribank trong việc rà soát, đánh giá lại nợ và tăng cường trích lập dự phòng. Mặt khác, NHNN cũng siết chặt quản lý việc phân loại nợ và trích dự phòng RRTD để các NHTM có điều kiện tăng cường nguồn xử lý rủi ro của các NHTM. Tuy nhiên, nếu so với số nợ xấu còn dư tại Agribank thì số nợ được xử lý bằng dự phòng còn rất khiêm tốn. Để đánh giá sát hơn khả năng xử lý bằng dự phòng, có thể xem xét việc trích dự phòng tại Agribank giai đoạn 2010-2015.

Bảng 2.6: Tình hình trích dự phòng RRTD (Đơn vị: Tỷ đồng)


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Dư nợ xấu

15.576

30.108

33.855

31.508

29.580

16.580

Trích DPRRTD

6.500

10.471

9.580

9.096

13.820

10.196

DPRR/nợ xấu

41,73%

34,77%

28,86%

28,87%

46,72%

61,5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 15

Nguồn: [3] và tổng hợp của tác giả

Bảng 2.6 cho thấy, nếu so sánh mức trích dự phòng với dư nợ xấu hằng năm của Agribank thì mức trích dự phòng còn quá thấp so với số dư nợ xấu. Năm cao nhất (năm 2015) tỷ lệ trích dự phòng RRTD/nợ xấu cũng chỉ đạt


61,5%. Như vậy nếu dùng dự phòng RRTD để xử lý thì năm cao nhất Agribank cũng chỉ xử lý chưa được 61,5% nợ xấu còn tồn đọng tại ngân hàng.

So sánh giữa dư nợ xử lý bằng dự phòng và dư nợ nhóm 5 (là nhóm nợ được phép xử lý bằng dự phòng) cho thấy công tác xử lý nợ bằng dự phòng còn kém hiệu quả, Tỷ lệ nợ được xử lý bằng dự phòng so với nợ nhóm 5 còn thấp. Giai đoạn 2012-2015 tỷ lệ xử lý rủi ro/nợ nhóm 5 có tăng so với 2 năm trước nhưng năm cao nhất cũng chỉ đạt 70% (năm 2015).

Bảng 2.7: Tương quan xử lý rủi ro và nợ nhóm 5 (Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

2015

(1) Xử lý rủi ro

2.295

2.559

14.107

7.822

9.300

8.662

(2) Nợ nhóm 5

5.968

17.678

23.546

23.354

22.674

12.343

(1)/(2) (%)

38,45

14,47

59,91

33,49

41,02

70,17

Thu hồi sau XLRR

2.835

2.066

2.229

2.876

2.512

3.927

Nguồn: [3], tổng hợp của tác giả

Đối với các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng, theo qui định của Agribank, ngân hàng tiếp tục tận thu nợ (sau 5 năm kể từ ngày xử lý DPRR không thu được mới xóa nợ). Mặc dù số nợ thu hồi sau xử lý dự phòng rủi ro không lớn: năm thu cao nhất đạt 3.927 tỷ (năm 2015) nhưng con số này cũng góp phần giảm bớt tổn thất cho Agribank.

Biện pháp bán nợ: Agribank thực hiện bán nợ theo 3 phương án: bán cho công ty quản lý tài sản của Agribank (AMC), bán cho Công ty TNHH mua bán nợ Việt nam (DATC) hoặc bán cho Công ty quản lý tài sản các TCTD Việt nam (VAMC). Trong đó bán cho VAMC được thực hiện từ tháng 10 năm 2013 theo Thông tư 19/2013/TT-NHNN.

Bảng 2.8: Tình hình bán nợ xấu (đơn vị: tỷ đồng)


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Nợ bán DATC&AMC

1.500

2.300

2.100

2.600

2.500

2.400

Nợ bán cho VAMC




9.200

13.211

24.080

Tổng nợ bán

1.500

2.300

2.100

11.800

15.711

26.480

Nguồn: [3], tổng hợp của tác giả

Giai đoạn 2010-2012, Agribank chỉ bán nợ cho DATC với tổng nợ được bán năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 1.500 tỷ, 2.300 tỷ và 2.100 tỷ. Tháng 6/2013 Agribank thành lập AMC, bên cạnh đó NHNN thành lập VAMC và cho phép các NHTM bán nợ xấu qua VAMC. Vì vậy, từ năm 2013 ngoài số nợ bán cho DATC, Agribank thực hiện bán nợ cho AMC và VAMC. Tổng nợ bán cho DATC và AMC năm 2013 là 2.600 tỷ, tháng 10/2013 Agribank đã bán cho VAMC tổng nợ xấp xỉ 9.200 tỷ theo nguyên giá, tổng nợ bán năm 2013 đạt 11.800 tỷ đồng. Năm 2014, Agribank tiếp tục bán cho VAMC 13.211 tỷ và bán cho 2 đơn vị còn lại 2.500 tỷ, tổng nợ được bán đạt 15.711 tỷ, tăng 3.900 tỷ, tương đương tăng 33,05% so với năm 2013. Năm 2015,với “đích” tháng 9/2015 phải đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%, Agribank đã rà soát nợ toàn hệ thống và mạnh dạn bán cho VAMC 24.080 tỷ đồng, đưa tổng số nợ bán cho VAMC lên đến 46.491 tỷ đồng, đồng thời bán cho DATC và AMC 2.400 tỷ, đưa tổng số nợ bán năm 2015 đạt 26.480 tỷ đồng.

Có thể thấy sau Thông tư 19/2013/TT-NHNN được ban hành, việc bán nợ của Agribank được khai thông hơn thông qua kênh bán nợ cho VAMC. Tuy nhiên, việc bán nợ tại Agribank hiện nay còn nhiều điểm bất cập. Cụ thể:

(i) Trường hợp bán cho AMC: đây là công ty do Agribank là chủ sở hữu với hoạt động chủ yếu là quản lý, xử lý TSBĐ nợ để hỗ trợ việc quản lý và thu hồi nợ cho Agribank. Do vậy về nguyên tắc, đây là đơn vị hỗ trợ đắc lực cho Agribank xử lý nợ xấu. Song trên thực tế AMC hỗ trợ Agribank xử lý nợ xấu chủ yếu thông qua xử lý TSBĐ. Những năm gần đây, do nhiều vướng mắc về


thủ tục pháp lý và sự đóng băng thị trường bất động sản nên khả năng xử lý TSBĐ còn rất hạn chế; (ii) Trường hợp bán cho DATC: DATC chỉ mua nợ của các DNNN với mục tiêu hỗ trợ tái cơ cấu DNNN. Mặt khác với vốn điều lệ hơn 2000 tỷ đồng, DATC khó có khả năng gánh được những khoản nợ lớn nên việc bán nợ cho DATC cũng không phải là kênh có thể giải quyết những món nợ lớn; (iii) Trường hợp bán cho VAMC: theo qui định về bán nợ của TCTD cho VAMC đã được Chính phủ và NHNN ban hành, khoản nợ bán cho VAMC phải thỏa mãn các điều kiện: nợ phải có TSBĐ, dư nợ không thấp hơn 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1 tỷ đồng đối với cá nhân, ngân hàng vẫn phải liên đới trách nhiệm với nợ đã bán và nếu trong 5 năm VAMC không thu hồi được ngân hàng sẽ phải nhận lại nợ. Trong khi đó khoản nợ đã bán Agribank vẫn phải trích dự phòng RRTD trong 5 năm sau khi bán. Theo kết quả đánh giá xử lý nợ xấu năm 2015 tại Agribank (tính lũy kế đến 31/12/2015), tổng số thu nợ từ nợ bán cho VAMC là 2.650 tỷ đồng, chiếm 5,7% số nợ đã bán. Như vậy 94,3% số nợ đã bán cho VAMC (tương đương 43.841 tỷ đồng) Agribank vẫn liên đới trách nhiệm, chưa xử lý dứt điểm rủi ro. Vì vậy, về cơ bản kênh bán nợ cho VAMC không thực sự hiệu quả trong việc xử lý RRTD.

Các biện pháp khác: Ngoài các biện pháp trên, Agribank còn thực hiện xử lý thông qua các hình thức: Khởi kiện tòa án, khoanh nợ, xóa nợ theo chỉ đạo của Chính phủ...Biện pháp khởi kiện Agribank thường chỉ áp dụng đối với các khoản nợ mà khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, chiếm dụng vốn, không hợp tác với Agribank trong xử lý nợ. Trên thực tế, số nợ thu từ hình thức này không đáng kể vì hiện nay thủ tục pháp lý liên quan đến khởi kiện còn phức tạp, thời gian xử lý vụ án kéo dài, tốn kém. Nhiều trường hợp khi có quyết định của tòa án thì không còn nguồn để thu nợ. Hàng năm theo chỉ đạo của Chính phủ, Agribank thực hiện khoanh nợ, xóa nợ đối với các đối tượng được ưu tiên xử lý theo hình thức này.


Biểu đồ 2.13 : Tổng hợp các biện pháp xử lý nợ xấu (tỷ đồng)


60000

50000

40000

30000

20000

10000

0


2010 2011 2012 2013 2014 2015

Cho vay bổ sung Cơ cấu lại nợ Miễn/ giảm lãi tiền

vay

Xử lý TSBD và thu từ

KH

Xử lý bằng DPRRTD Bán nợ

Nguồn: [3], tổng hợp cuả NCS

Như vậy có thể thấy, biện pháp xử lý được số nợ xấu lớn nhất là cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Các biện pháp xử lý bằng nội lực như xử lý TSBĐ, thu trực tiếp khách hàng, xử lý bằng Dự phòng còn chiếm tỷ trọng thấp. Các biện pháp khác như bán nợ, miễn giảm lãi tiền vay, cho vay bổ sung…còn nhiều bất cập, chưa xử lý tận gốc RRTD và vì vậy nguy cơ tái phát sinh rủi ro hoặc tổn thất vẫn có thể xảy ra trong trường hợp quản lý, giám sát kém hiệu quả.

Việc kiểm soát RRTD của danh mục tín dụng hiện nay tại Agribank được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất khi nhận định thấy danh mục quá tập trung vào một tiêu chí nhất định. Việc kiểm soát, giảm thiểu RRTD thực hiện thông qua cơ cấu lại thành phần của danh mục tín dụng.

2.2.4.4 Giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng

a. Giám sát và báo cáo RRTD của bộ phận quản lý nợ: Theo khảo sát của NCS, tại Agribank CBTD trực tiếp quản lý khoản vay có trách nhiệm kiểm tra, giám sát khoản vay để phát hiện sớm RRTD. Theo qui định hiện nay, lần kiểm tra đầu tiên CBTD phải thực hiện ngay trong vòng 30 ngày (khách hàng ở các Khu đô thị) hoặc 60 ngày (khách hàng ở khu vực nông thôn), riêng các hộ vay không có TSBĐ theo nghị định 41/2010/NĐ-CP Tổng Giám đốc qui định cụ thể theo từng chi nhánh. Việc kiểm tra, giám sát tập


trung vào các nội dung: tiến độ thực hiện phương án/dự án vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, hiện trạng TSBĐ, nguồn thu nhập và khả năng tài chính của khách hàng vay, thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho chấm điểm, xếp hạng khách hàng. Sau lần kiểm tra đầu tiên, theo định kỳ hoặc khi có các sự kiện tác động đến chất lượng khoản vay CBTD phải kiểm tra, giám sát để đánh giá chính xác và kịp thời khả năng phát sinh RRTD. Hằng năm, CBTD phải lập báo cáo chính thức gửi lên Giám đốc Chi nhánh về kết quả kiểm tra, giám sát trong năm. Trong đó phải đánh giá những thay đổi về khả năng trả nợ của khách hàng, xem xét mức độ phù hợp giữa RRTD với chiến lược quản lý RRTD của Agribank. Ngoài ra, theo qui định, trong quá trình kiểm tra, giám sát CBTD thấy có dấu hiệu phát sinh hoặc tăng rủi ro, phải báo cáo trực tiếp lên Giám đốc Chi nhánh.

Đối với danh mục tín dụng, hàng tháng Phòng tín dụng tại Chi nhánh trực tiếp đánh giá tình hình danh mục tín dụng của chi nhánh và báo cáo lên Giám đốc Chi nhánh, Ban tín dụng báo cáo tình hình danh mục tín dụng toàn hệ thống với Tổng giám đốc. Trong báo cáo phải đánh giá cụ thể: tổng thu, lợi nhuận từ danh mục, dư nợ quá hạn, kết quả thu hồi nợ và các thông tin liên quan.

b. Giám sát và báo cáo RRTD của KT-KSNB: tại Agribank, KT-KSNB được tổ chức từ TSC đến các chi nhánh loại 1 và 2. Tại TSC (Trung tâm điều hành) KT-KSNB kiểm tra, giám sát RRTD tại TSC và các Chi nhánh trong toàn hệ thống. Tại các Chi nhánh, KT-KSNB thực hiện kiểm tra, giám sát RRTD trong phạm vi chi nhánh và các đơn vị trực thuộc chi nhánh. Theo qui định, KT-KSNB tại các chi nhánh được thực hiện thường xuyên, KT-KSNB cấp trên thực hiện kiểm tra, đánh giá KT-KSNB cấp dưới định kỳ hàng năm. Việc kiểm tra, giám sát được thực hiện thông qua các hình thức: (1) yêu cầu CBTD cung cấp các báo cáo về khoản vay; (2) kiểm tra hồ sơ tín dụng và các


tài liệu liên quan; (3) phỏng vấn CBTD; (4) kiểm tra, giám sát thông qua hệ thống IPCAS; (5) thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin. Kết quả giám sát định kỳ phải báo cáo lên bộ phận KT-KSNB cấp trên. Tại TSC, KT-KSNB báo cáo với Tổng giám đốc. Trong báo cáo KT-KSNB phải làm rõ các nội dung: đánh giá về công tác tín dụng và quản lý RRTD, đánh giá cụ thể các sai phạm, gian lận sau khi kiểm tra, giám sát và các kiến nghị. Theo kết quả khảo sát của NCS (phụ lục 2.2), có 59,14% ý kiến cho rằng KT-KSNB tại Agribank không hiệu quả, 77,96% ý kiến cho rằng KT-KSNB chỉ thực hiện giám sát việc tuân thủ qui chế nội bộ và hạn mức tín dụng, giám sát trên cơ sở rủic ro chưa được chú trọng.‌‌‌

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC CHUẨN MỰC BASEL 2 VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.3.1 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt nam

2.3.1.1 Kết quả đạt được

Giai đoạn 2010-2014, với những đổi mới về cơ chế quản trị, điều hành, tại Agribank đã có những kết quả nhất định, tạo điều kiện cho công tác quản trị RRTD ngày càng hiệu quả hơn và tiếp cận dần với quản trị RRTD theo chuẩn quốc tế. Các kết quả đạt được chủ yếu bao gồm:

Thứ nhất: Agribank đã hoạch định chiến lược quản trị RRTD bám sát chiến lược kinh doanh chung của ngân hàng. Từ đó, xác định mức độ chấp nhận RRTD của ngân hàng trên góc độ từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng. Chiến lược và khẩu vị RRTD được Agribank tổ chức đánh giá lại hằng năm (hoặc khi có sự biến động của môi trường kinh doanh) và điều chỉnh thông qua chính sách tín dụng trong toàn hệ thống.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/12/2022