Phân Loại Nợ Theo Tiêu Thức Định Tính Tại Agribank


Ngày 21/01/2013 NHNN đã ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN [21], có hiệu lực từ 12/4/2015. Để thực hiện Thông tư 02, trước đó ngày 30/5/2014 Agribank đã ban hành Quyết định 450/2014/QĐ-HĐTV-XLRR theo đúng tinh thần Thông tư 02. Theo quyết định 450, Agribank phân loại nợ kết hợp 2 phương pháp định tính và định lượng.

Bảng 2.4: Hệ thống phân loại nợ tại Agribank


PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG


- Căn cứ vào thời gian quá hạn khoản vay

- Căn cứ vào số lần gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn nợ/miễn (giảm) lãi

PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH


- Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank (Bảng 2.5)


Bảng 2.5: Phân loại nợ theo tiêu thức định tính tại Agribank


Hạng KH

Phân loại nhóm nợ

Nhóm nợ

AAA, AA, A

Nợ đủ tiêu chuẩn

Nhóm 1

BBB, BB

Nợ cần chú ý

Nhóm 2

B, CCC, CC

Nợ dưới tiêu chuẩn

Nhóm 3

C

Nợ nghi ngờ

Nhóm 4

D

Nợ có khả năng mất vốn

Nhóm 5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 14

Nguồn: [62]

Phân loại nợ định tính theo Quyết định 450 là một bước quan trọng để công tác phân loại nợ tại Agribank tiếp cận theo thông lệ quốc tế, từ đó công tác đo lường, đánh giá RRTD, chất lượng tín dụng, trích lập và sử dụng dự phòng được hoàn thiện hơn trong toàn hệ thống.

c. Đo lường rủi ro danh mục tín dụng


Đối với danh mục tín dụng, hiện nay Agribank đo lường và đánh giá RRTD trên cơ sở đánh giá mức độ tập trung tín dụng. Agribank quản lý mức độ tập trung tín dụng trên cơ sở xem xét, đánh giá cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế, loại hình khách hàng vay vốn, vị trí địa lý, sản phẩm (phương thức vay), hạng tín dụng, qui mô tín dụng và thời hạn tín dụng hàng tháng, quí và năm. Khi có kết quả XHTDNB và phân loại nợ, Agribank tiến hành đánh giá lại mức độ tập trung tín dụng và RRTD của danh mục. Trong trường hợp rủi ro vượt quá khả năng chấp nhận, Agribank tiến hành điều chỉnh cơ cấu danh mục nhằm phân tán và giảm RRTD.

2.2.4.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng

Việc kiểm soát RRTD tại Agribank được thực hiện ngay khi ra quyết định cấp tín dụng và thực hiện thường xuyên đối với các khoản vay vẫn còn dư nợ trong toàn hệ thống.

Kiểm soát giai đoạn thẩm định tín dụng


Sàng lọc, lựa chọn KH theo điều kiện, tiêu chuẩn, giới hạn đã xác định

Kiểm soát giai đoạn

phê duyệt tín dụng

Giới hạn quyền phê duyệt tín

dụng

Kiểm soát giai đoạn

giải ngân

Đảm bảo tuân thủ qui trình, thủ tục

giải ngân

Kiểm soát giai đoạn giám sát nợ và thu nợ

Xử lý RRTD phát sinh trong quá trình giám sát và thu nợ

Sơ đồ 2.3: Nội dung kiểm soát RRTD tại Agribank

a. Giai đoạn thẩm định tín dụng: Hoạt động cấp tín dụng trong toàn hệ thống Agribank được thực hiện theo Quyết định 66/2014/QĐ-HĐTV-KHDN và Quyết định 376/2013/ QĐ-HĐTV-KHDN (qui định cho vay và bảo lãnh đối với khách hàng trong hệ thống Agribank). Theo các văn bản này, các Chi nhánh trên cơ sở khả năng chấp nhận rủi ro đã có qui định cụ thể về điều kiện tín dụng, thời hạn, lãi suất, các giới hạn tín dụng và đảm bảo tín dụng đối với


từng sản phẩm tín dụng trong từng giai đoạn cụ thể. CBTD tiếp nhận hồ sơ tín dụng của Khách hàng có trách nhiệm thẩm định để sàng lọc, lựa chọn các khách hàng phù hợp với khả năng chấp nhận RRTD mà Agribank đã xác định.Kết quả thẩm định được báo cáo lên Trưởng phòng tín dụng tại chi nhánh. Báo cáo thẩm định CBTD phải trình bày rõ kết quả thẩm định và đề xuất cho vay/không cho vay. Trưởng phòng tín dụng kiểm tra báo cáo, cho ý kiến về việc cho vay/ không cho vay và trình Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Trong những trường hợp nhất định, để kiểm soát RRTD, Giám đốc Chi nhánh có thể yêu cầu khoản vay được tái thẩm định trước khi phê duyệt. Trường hợp này, việc tái thẩm định sẽ thực hiện độc lập bởi nhóm thẩm định do Giám đốc chi nhánh chỉ định. Đối với các khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết sẽ được tái thẩm định độc lập ở cấp được quyền phán quyết trước khi trình phê duyệt. Theo kết quả khảo sát của NCS (phụ lục 2.2) việc thẩm định tín dụng tại Agribank còn nhiều bất cập, đánh giá năng lực tài chính của khách hàng trong nhiều trường hợp sử dụng các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán song CBTD không đối chiếu với các báo cáo khác có độ tin cậy hơn như báo cáo của cơ quan thuế, cơ quan thanh tra…Trong khi đó việc khách hàng cung cấp thông tin thiếu trung thực còn nhiều, nhận thức về quản trị RRTD của Cán bộ thẩm định còn nhiều bất cập, chưa tách bạch bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định và bộ phận quản lý nợ. Có thể thấy, thất thoát vốn, nợ xấu đặc biệt là nợ xấu không thể thu hồi phát sinh và gia tăng có nguyên nhân từ khâu này.

b. Giai đoạn phê duyệt tín dụng: để có thể kiểm soát RRTD, đặc biệt là những khoản vay có qui mô lớn, thời hạn dài, nguy cơ RRTD cao, Agribank đã có qui định cụ thể về phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng (hiện nay thực hiện theo Quyết định 31/2014/QĐ-HĐTV-KHDN). Theo đó thẩm quyền phê duyệt tín dụng trong hệ thống Agribank bao gồm: Giám đốc phòng giao


dịch, Giám đốc Chi nhánh loại 1, 2 và 3 Tổng giám đốc và HĐTV. Đối với Giám đốc phòng giao dịch, Giám đốc Chi nhánh loại 1, 2 và 3 quyền phán

quyết căn cứ vào hạng của khách hàng vay, qui mô dư nợ của Chi nhánh

(phòng giao dịch) năm liền kề trước đó, chất lượng tín dụng của Chi nhánh (phòng giao dịch) năm liền kề trước đó và qui mô khoản vay. Trong đó quyền phán quyết cao nhất của Giám đốc phòng giao dịch không vượt quá là 2 tỷ/ khách hàng. Giám đốc chi nhánh loại 1, 2 là 150 tỷ/ khách hàng, 100 tỷ/ dự án đầu tư, Giám đốc chi nhánh loại 3 là 30 tỷ/ khách hàng, 20 tỷ/ dự án đầu tư, Tổng giám đốc là 1000 tỷ/ khách hàng, 500 tỷ/dự án đầu tư. Các khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết do HĐTV phán quyết. Các khoản vay với 1 khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Agribank phải được Thống đốc NHNN cho phép.

- Yêu cầu KH xuất trình chứng từ giải

ngân

- Kiểm tra điều kiện giải ngân và nội dung

trình của CBTD

- Hoàn thiện chứng từ

giải ngân và trình lên Trưởng phòng tín dụng

- Đưa ra ý kiến đồng ý/ yêu cầu CBTD bố sung, chỉnh sửa bộ chứng từ/ không đồng

ý/

- Ký duyệt giải ngân/ yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa bộ chứng từ/không

đồng ý

CÁN BỘ TÍN DỤNG

TRƯỞNG PHÒNG TD

LÃNH ĐẠO CHI NHÁNH

c. Giai đoạn giải ngân: Agribank ban hành qui trình, thủ tục giải ngân nhằm đảm bảo việc giải ngân thực hiện đúng theo thuận hợp đồng tín dụng đã ký kết, nhằm hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình giải ngân.


Sơ đồ 2.4: Qui trình kiểm soát RRTD giai đoạn giải ngân

Mỗi lần giải ngân khách hàng phải xuất trình chứng từ giải ngân là các chứng từ về mục đích sử dụng vốn vay. Cán bộ tín dụng hoàn thiện bộ chứng từ giải ngân theo yêu cầu của Agribank và trình lên Trưởng phòng tín dụng.


Trưởng phòng tín dụng kiểm tra các điều kiện và các chứng từ giải ngân sau đó cho ý kiến của mình: đồng ý, yêu cầu bổ sung chứng từ hoặc từ chối (nếu từ chối phải nêu lý do từ chối). Sau đó trình lên Lãnh đạo ngân hàng ký duyệt. Như vậy với yêu cầu tuân thủ qui trình, thủ tục giải ngân, tại các Chi nhánh của Agribank có thể kiểm soát được việc giải ngân của khách hàng, đảm bảo tuân thủ hợp đồng tín dụng đã ký kết.

d. Giai đoạn giám sát và thu nợ: giai đoạn này trên cơ sở kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của khách hàng, tình hình TSBĐ, trong trường hợp phát hiện rủi ro, CBTD phải báo cáo lãnh đạo chi nhánh để có phương án xử lý, nhằm kiểm soát RRTD trong giới hạn cho phép.

● Đối với TSBĐ: trong trường hợp TSBĐ không còn đáp ứng các điều kiện theo qui định tại ngân hàng, Agribank sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn rủi ro phát sinh như: yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, giấy tờ cần thiết theo qui định (kiểm tra phát hiện hồ sơ TSBĐ còn chưa đầy đủ), bổ sung TSBĐ (giá trị TSBĐ không đủ để bảo đảm cho khoản vay) hoặc thay thế TSBĐ (TSBĐ mất giá trị, hư hỏng).

Biểu đồ 2.9: Tình hình bổ sung TSBĐ (đơn vị: tỷ đồng)


40000

35000

30000

25000

20000

15000

10000

5000

0


34200

32300

9200

12100

5600

7200

2010 2011 2012 2013 2014 2015

Giá trị TSBĐ bổ sung


Nguồn: [3] và tổng hợp của tác giả


Giai đoạn 2010-2015 việc bổ sung TSBĐ cho các khoản vay tại Agribank tăng hằng năm. Đặc biệt năm 2014, Agribank yêu cầu bổ sung TSBĐ với giá trị lên đến 34.200 tỷ đồng (tăng 22.100 tỷ đồng so với năm 2013). Con số này một mặt cho thấy những năm gần đây Agribank đã chú trọng nhiều hơn đến công tác quản lý TSBĐ. Mặt khác lại cho thấy công tác thẩm định, đánh giá giá trị TSBĐ khi cho vay còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong việc xử lý TSBĐ để thu nợ.

● Đối với khoản vay: Trường hợp phát hiện khoản vay có nguy cơ RRTD: sử dụng vốn sai mục đích, việc thực hiện kế hoạch sử dụng vốn không đúng kế hoạch, khả năng trả nợ của khách hàng giảm…Agribank sử dụng các công cụ, các kỹ thuật cần thiết nhằm ngăn chặn, hạn chế RRTD và tổn thất. Có thể nói giai đoạn 2010-2015 đặc biệt từ năm 2012 đến 2014 là giai đoạn bùng phát RRTD tại Agribank. Trước tình hình đó, lãnh đạo Agribank đã quyết tâm đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu: Thành lập Ban xử lý nợ từng chi nhánh bao gồm các CBTD có năng lực và kinh nghiệm; Rà soát lại tất cả các khoản nợ, đánh giá nguyên nhân rủi ro, khả năng thu hồi và lập kế hoạch chi tiết xử lý đối với từng khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro. Các biện pháp xử lý RRTD bao gồm:

Các biện pháp khai thác nợ: Đây là nhóm các biện pháp được Agribank áp dụng trong trường hợp CBTD đánh giá khách hàng có thiện chí trả nợ, đang tạm thời gặp khó khăn về tài chính. Các biện pháp này thường bao gồm: cho vay bổ sung để duy trì hoạt động kinh doanh, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi tiền vay.

Biện pháp cho vay bổ sung để duy trì hoạt động kinh doanh: Doanh số cho vay để khách hàng duy trì hoạt động kinh doanh của Agribank tăng hàng năm, đặc biệt năm 2014 tăng 3.900 tỷ, cao gấp 3,26 lần con số này năm 2013, đạt 5620 tỷ. Việc Agribank tăng cường cho vay bổ sung duy trì hoạt động


kinh doanh của khách hàng có thể coi là một biện pháp mạnh tay, cần thiết để hỗ trợ khách hàng phục hồi SXKD trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều bất ổn, hoạt động kinh doanh còn nhiều khó khăn. Biện pháp này có ý nghĩa cả trên giác độ quản trị RRTD của ngân hàng và phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, trong điều kiện chất lượng tín dụng tại Agribank còn thấp, việc cho vay

bổ sung nếu không đánh giá đúng khả năng khôi phục n ng lực kinh doanh

của khách hàng sẽ làm cho nguy cơ tăng RRTD trong tương lai.

Biểu đồ 2.10: Tình hình cho vay bổ sung duy trì SXKD (đơn vị: tỷ đồng)


Doanh số cho vay bổ sung

10000

8370

8000

5620

6000

4000

1450

1430

1720

2000

1000

0

2010 2011 2012 2013 2014

2015

Nguồn: [3] và tổng hợp của tác giả

Biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ: Giai đoạn 2010-2015, Agribank đã cơ cấu lại một lượng vốn vay khá lớn. Từ năm 2010 đến 2014, nợ được cơ

cấu lại tăng nhanh

qua các năm, năm 2015 có giảm nhẹ

so với năm 2014.

Điều đáng lưu ý là sau khi NHNN ban hành Quyết định 780/2012/QĐ-NHNN (hiệu lực từ 23/4/2012), với sự nới lỏng về cơ chế cơ cấu lại nợ và cho phép

giữ nguyên nhóm nợ, Agribank đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên

nhóm nợ và hợp thức hóa việc đưa một lượng lớn các khoản nợ cơ cấu lại ra khỏi danh sách nợ xấu.

So sánh nợ được cơ cấu lại và nợ xấu từng năm ch thấy, mỗi năm nợ

được cơ cấu lại đều cao hơn nhiều so với nợ xấu. Có những Chi nhánh nợ được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ cao gấp nhiều lần nợ xấu, điển hình:


năm 2012 tại Sở giao dịch (cơ cấu lại 1.440 tỷ, dư nợ xấu 255 tỷ); chi nhánh Vĩnh Phúc (cơ cấu lại 356 tỷ, nợ xấu 52,17 tỷ); năm 2013 tại Sở giao dịch (cơ cấu lại 845 tỷ, nợ xấu 217 tỷ), chi nhánh Cần thơ (cơ cấu lại 1.182 tỷ, nợ xấu 102 tỷ), chi nhánh Vĩnh Phúc (cơ cấu lại 685 tỷ, nợ xấu 92,92 tỷ); năm

2014 tại Chi nhánh Cần thơ (cơ cấu lại 594,68 tỷ, nợ xấu 283,94 tỷ), chi

nhánh Vĩnh Phúc (cơ cấu lại 597 tỷ, nợ xấu 172,26 tỷ); năm 2015 có 11 chi

nhánh có nợ cơ cấu lại trên 1000 tỷ đồng, điểm hình như: Chi nhánh Sóc

Trăng 1900 tỷ đồng, Chi nhánh trung tâm Sài Gòn 1300 tỷ đồng, Chi nhánh Điện Biên 1300 tỷ đồng…Điều đó cũng cho thấy nếu không được cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ, số nợ xấu thực tế tại Agribank có thể cao hơn rất nhiều so với nợ xấu được công bố. Sau khi Thông tư 09/2014/TT-NHNN

được ban hành, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-

NHNN nhằm thắt chặt việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại các NHTM Việt nam, đặc biệt sau khi NHNN yêu cầu phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT- NHNN (hiệu lực từ tháng 4/2015), nợ xấu thực tế tại Agribank sẽ có nguy cơ tăng cao.

Biểu đồ 2.11: Tình hình cơ cấu lại thời hạn trả nợ và miễn giảm lãi (đơn vị: tỷ đồng)


60000


50000


48500 49000

55000

46900


49570

40320

40000


30000


20000


25300

32800


15576

33855

31508

30108


18300


29580


16580


10000


6500

10600 11500


0

2010 2011 2012 2013 2014


2015

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ Nợ miễn/ giảm lãi tiền vay Nợ xấu


Nguồn: [3] và tổng hợp của tác giả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/12/2022