Kinh Nghiệm Triển Khai Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel 2 Tại Ngân Hàng Cổ Phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank)


bộ tiêu chí và hạng khách hàng của hệ thống XHTDNB, hoàn thiện các công cụ quản lý RRTD.

Trên cơ sở kết quả thu được từ cải thiện quản trị RRTD: giảm nợ xấu, nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng, tổ chức bộ máy quản trị RRTD “3 vòng kiểm soát” (phụ lục 1.2), từng bước hoàn thiện các công cụ quản trị RRTD. Tháng 6/2006, KTB triển khai xây dựng lộ trình thực hiện Basel 2, ký hợp đồng với nhà cung cấp SAS Software, dưới sự tư vấn của Công ty Deloitte để triển khai dự án thực hiện Basel 2 theo 3 giai đoạn: giai đoạn 1: từ tháng 6/2007 đến cuối năm 2008 thực hiện phân tích, đánh giá khoảng cách dữ liệu; Giai đoạn 2: từ cuối 2008, KTB sử dụng cách tiếp cận SA cho RRTD và Giai đoạn 3: trên cơ sở hoàn thiện các điều kiện theo yêu cầu của BOT, KTB thực hiện cách tiếp cận IRB cho RRTD. Quí 4/2007 KTB đệ trình BOT kế hoạch đề nghị triển khai Basel 2 và được BOT chấp thuận vào tháng 12/2007.

Tại DBS: Khi Basel 2 được ban hành, DBS đặt mục tiêu thực hiện Basel 2 như một trong những chương trình quan trọng để tăng cường và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro. Đầu năm 2005, DBS đã thành lập Ủy ban hướng dẫn Basel 2 (A Group Basel 2 Steering Committee), để điều hành toàn bộ dự án Basel tại ngân hàng. Ủy ban này thành lập các nhóm chuyên môn trực tiếp thực hiện các phần việc liên quan đến Basel 2 và phải báo cáo với Ủy ban về tiến độ và kết quả thực hiện. Đối với RRTD, Giai đoạn 2005-2007 Ủy ban hướng dẫn Basel 2 của DBS đã thực hiện các biện pháp chuẩn bị cho thực hiện Basel 2 bao gồm:

- Sắp xếp lại bộ máy quản trị RRTD: nâng cao hiệu quả của 3 vòng kiểm soát RRTD (phụ lục 1.2), đặc biệt tăng cường chức năng kiểm soát tín dụng, chức năng đánh giá lại RRTD độc lập, sử dụng công cụ kiểm tra sức chịu đựng đối với RRTD để đánh giá và đảm bảo vốn kinh tế cho RRTD.


- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu và hệ thống XHTDNB theo khung Basel 2.

Cuối năm 2007, DBS đệ trình kế hoạch thực hiện Basel 2 với cơ quan giám sát ngân hàng Singapore ( Monetary Authority of Singapore-MAS) và đã được cơ quan này chấp nhận cho phép triển khai áp dụng Basel 2 từ 1/1/2008.

1.3.1.2 Giai đoạn triển khai Basel 2

a. Lộ trình quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2

Bảng 1.1: Lộ trình áp dụng Basel 2 tại một số NHTM


Chỉ

tiêu

Trụ cột 1

Trụ cột 2

Trụ cột 3

ANZ

Thực hiện từ 1/1/2008: IRB nâng cao

Thực hiện đầy đủ từ 1/1/2008

Thực hiện

đầy đủ từ 30/9/2008

KTB

Thực hiện từ 1/1/2008 đến 30/11/2008: đo lường vốn song song Basel 1 Basel 2

Từ tháng 12/2008 đến

nay: SA

Thực hiện từ đầu năm 2009, hoàn thiện ICAAP vào cuối 2010, BOT giám sát theo Basel 2 từ năm 2011

Thực hiện đầy đủ từ 30/9/2009

DBS

Thực hiện từ 1/1/2008: Danh mục bán buôn: IRB cơ bản; danh mục bán lẻ; IRB nâng cao; các khoản vay chưa hoàn thiện cơ sở

dữ liệu: SA

Thực hiện đầy đủ từ 1/1/2008

Thực hiện đầy đủ từ 1/1/2008

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 10

Nguồn: [63], [68], [69]

b. Thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2


● Đối với trụ cột 1: Việc triển khai trụ cột 1 phụ thuộc lớn vào cơ sở dữ liệu và hạ tầng công nghệ tại mỗi ngân hàng. Vì vậy, 3 ngân hàng được khảo sát có cách tiếp cận và lộ trình thực hiện rất khác nhau:

Tại ANZ: mặc dù được chấp thuận đo lường vốn theo IRB nâng cao (sử dụng ước lượng nội bộ cả 3 yếu tố: PD, LGD và EAD). Tuy nhiên, do một số phân đoạn khách hàng chưa hoàn thiện cơ sở dữ liệu, ANZ được APRA cho phép đo lường theo cách tiếp cận SA (khoản cho vay bán lẻ và cho vay các doanh nghiệp địa phương khu vực Châu á- Thái Bình Dương). Tuy nhiên khác với đề xuất của Basel 2, các phân đoạn tiếp cận theo phương pháp SA, ANZ không sử dụng kết quả xếp hạng của các tổ chức xếp hạng bên ngoài mà sử dụng chính hạng trên hệ thống xếp hạng nội bộ của ANZ. Đối với các phân đoạn này ANZ có kế hoạch nâng cấp, hoàn thiện dần cơ sở dữ liệu, khi đủ điều kiện sẽ chuyển sang đo lường theo cách tiếp cận IRB nâng cao. Một điểm đặc biệt là tại ANZ không áp dụng cách tiếp cận IRB cơ bản đối với tất cả các phân đoạn thị trường.

Tại KTB: KTB được BOT chấp thuận đo lường vốn theo cách tiếp cận SA. Theo đó các khoản tín dụng của Chính phủ, Chính quyền địa phương ngân hàng sử dụng kết quả xếp hạng rủi ro quốc gia của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), các khoản tín dụng của các đối tượng khách hàng khác ngân hàng sử dụng kết quả xếp hạng bên ngoài trên cơ sở có tham chiếu, so sánh với hạng theo xếp hạng nội bộ của ngân hàng. Hiện nay KTB sử dụng kết quả xếp hạng của 5 tổ chức xếp hạng tín dụng: Standard and Poor’s, Moody’s, Fitch Ratings,TRIS Ratings và Fitch Rating Thái lan. Ngày 1/1/2013, KTB đã được BOT chấp thuận thực hiện Basel 3. Mặc dù vậy, do các điều kiện tối thiểu để áp dụng IRB của KTB chưa đạt nên cho đến hiện nay, tất cả các phân đoạn khách hàng của KTB vẫn đang áp dụng cách tiếp cận SA.


Tại DBS: Danh mục tín dụng bán buôn tiếp cận IRB cơ bản (sử dụng ước lượng nội bộ PD, sử dụng LGD, EAD theo hướng dẫn số 367 năm 2007 của MAS), danh mục bán lẻ tiếp cận IRB nâng cao (ước lượng PD, EAD và LGD theo hệ thống XHTDNB). Trong đó một số khoản mục thuộc 2 nhóm trên chưa đủ điều kiện áp dụng IRB sẽ sử dụng cách tiếp cận SA. Trường hợp sử dụng cách tiếp cận SA, DBS sử dụng hệ thống xếp hạng bên ngoài của 3 công ty xếp hạng: Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch. Các hạng được sử dụng để tính vốn theo hướng dẫn của MAS trong Thông báo số 637. Các khoản mục sử dụng cách tiếp cận SA được DBS tiếp tục hoàn thiện các điều kiện để hướng tới sử dụng cách tiếp cận IRB.

Đối với Trụ cột 2

Tại ANZ: ANZ thực hiện quản lý vốn theo phương pháp chủ động. Hằng năm, trên cơ sở chiến lược rủi ro cho kỳ 3 năm được phê duyệt, ANZ xác định khẩu vị RRTD, yêu cầu vốn cho RRTD kỳ kế hoạch. ANZ thực hiện ICAAP trong kỳ trung hạn để thực hiện đánh giá lại tỷ lệ an toàn vốn, mục tiêu và các mức vốn cho từng danh mục tài sản rủi ro. Để xác định mức vốn phù hợp và đảm bảo đủ vốn cho RRTD, ANZ thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro trên cơ sở đưa ra các kịch bản khác nhau về điều kiện của nền kinh tế, trước và sau khi sử dụng các kỹ thuật giảm thiểu rủi ro. Từ đó xác định mức vốn tăng thêm để bù đắp cho các tổn thất có thể xảy ra trong các kỳ suy thoái kinh tế. Việc đánh giá và xác định kế hoạch vốn cần thiết cho rủi ro được ANZ thực hiện hàng tháng và báo cáo HĐQT, Ban điều hành trên cơ sở đánh giá rủi ro hiện tại, dự báo về sự thay đổi của môi trường kinh doanh và khả năng thực hiện mục tiêu kinh doanh.

Tại KTB:KTB thực hiện trụ cột 2 từ năm 2009. Nhưng do hạn chế về hạ tầng đo lường vốn, ban đầu KTB thực hiện đánh giá vốn theo cách tiếp cận giản đơn, đồng thời xây dựng và hoàn thiện dần ICAAP. Cuối năm 2010 KTB


áp dụng ICAAP để đánh giá vốn cho RRTD. Từ năm 2011, KTB tuân thủ đầy đủ trụ cột 2, theo đó Ngân hàng Trung ương Thái lan thực hiện đánh giá, giám sát vốn của ngân hàng theo Khung Basel 2.

Tại DBS:DBS tuân thủ trụ cột 2 đầy đủ từ 1/1/2008, công cụ để quản lý vốn là ICAAP. Thông qua ICAAP, DBS đo lường, dự báo nhu cầu vốn và mục tiêu về vốn cho rủi ro nói chung và RRTD nói riêng. Để đảm bảo đủ vốn cho RRTD, hàng năm DBS sử dụng công cụ Stress- Testing với các kịch bản căng thẳng có thể xảy ra trong vòng 3 năm liên tiếp để đo lường yêu cầu vốn cần thiết. Trên cơ sở đó, DBS có kế hoạch tăng vốn để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn luôn trên mức tối thiểu.

Đối với trụ cột 3

Basel 2 qui định hệ thống thông tin cần công khai, minh bạch khá chi tiết. Trên thực tế cơ quan giám sát ngân hàng tại mỗi quốc gia trên cơ sở qui định về chế độ báo cáo, thống kê đối với NHTM đều có qui định riêng về mức độ chi tiết trong báo cáo thông tin theo trụ cột 3. Thực tế khảo sát các báo cáo thông tin từ 3 ngân hàng trên cho thấy, chỉ có ANZ thực hiện công khai chi tiết thông tin theo trụ cột 3. Tại 2 ngân hàng KTB và DBS, thời gian đầu việc công khai thông tin chỉ thực hiện đối với các thông tin định lượng cơ bản như: cấu trúc, thành phần vốn, tỷ lệ an toàn vốn, cấu trúc danh mục tín dụng, trong số RRTD của từng khoản mục trong danh mục tín dụng, kỹ thuật giảm RRTD đối với từng khoản mục tín dụng… Các thông tin định tính phản ánh hiệu quả quản trị RRTD chỉ được thực hiện sau khi hoàn thiện chế độ báo cáo nội bộ của ngân hàng.

Các cơ quan giám sát ngân hàng đều yêu cầu công khai trên Website của ngân hàng, trên báo cáo thường niên hoặc trên Sở giao dịch chứng khoán (đối với các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán). Cơ quan giám sát không yêu cầu thông tin được công khai phải kiểm toán, song đều có các chế


tài để đảm bảo tính chân thực của thông tin như: thông tin công khai nhất quán với thông tin trên các báo cáo khác đã được kiểm toán hoặc xác thực bởi cơ quan có thẩm quyền (tại ANZ, Australia), thông tin công khai phải được sự kiểm soát của hệ thống KT-KSNB (tại DBS, Singapore).‌

1.3.2 Kinh nghiệm triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2 tại Ngân hàng cổ phần Công Thương Việt nam (Vietinbank)

Trong số 10 NHTM được NHNN Việt nam chọn thí điểm thực hiện Basel 2, Vietinbank là một trong những ngân hàng được đánh giá có chủ trương triển khai Basel 2 sớm và chủ động. Hiện nay Vietinbank cũng là ngân hàng đạt những kết quả đáng ghi nhận về việc triển khai Basel 2.

Sau khi cổ phần hóa (năm 2008), hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, Vietinbank đã có chủ trương đổi mới toàn diện hệ thống quản trị rủi ro, đặc biệt là RRTD theo hướng phù hợp với chuẩn mực Basel 2. Để hiện thực hóa chủ trương này, năm 2009 Ban lãnh đạo Vietinbank đã giao cho 1 nhóm cán bộ được đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài tập trung nghiên cứu phương pháp luận quản trị RRTD theo Basel 2. Đồng thời xây dựng và triển khai dự án tổng thể hiện đại hóa công nghệ thông tin giai đoạn 2010-2015 với 15 dự án về công nghệ. Trong đó có thể kể đến các dự án gắn liền với việc hoàn thiện quản trị RRTD theo Basel 2: dự án thay thế core- banking, dự án kho dữ liệu doanh nghiệp, dự án quản trị rủi ro theo chuẩn Basel 2…

Năm 2012 Vietinbank thực hiện hàng loạt các biện pháp, trong đó có việc tái cấu trúc các Khối kinh doanh, chuẩn bị cho việc đổi mới toàn diện quản trị RRTD theo Basel 2. Bao gồm:

- Thành lập Khối quản lý rủi ro, tách bạch KT-KSNB, KToNB, Khối quan hệ khách hàng nhằm thiết lập “3 vòng kiểm soát” theo yêu cầu của Basel 2 (phụ lục 1.2). Đổi mới cơ chế quản lý RRTD song song với việc thực hiện mô hình quản lý rủi ro tập trung.


- Đổi mới mô hình cấp tín dụng: tập trung hóa công tác thẩm định tín dụng và đánh giá, quản lý TSBĐ, chuyên môn hóa sâu giữa các bộ phận, tăng cường kiểm soát RRTD.

- Ký hợp đồng với công ty CMCSoft để mua phần mềm thống kê hỗ trợ việc xây dựng và phát triển mô hình đo lường RRTD theo Basel 2.

- Ký hợp đồng với công ty Ernst & Young Singapore tư vấn xây dựng hệ thống quản lý RRTD của Vietinbank để xây dựng mô hình đo lường các chỉ tiêu PD, EAD, LGD cho khách hàng cá nhân, hỗ trợ mua sắm công nghệ cũng như hệ thống giải pháp quản trị RRTD toàn diện.

Năm 2013, 2014 với sự hỗ trợ đắc lực của hai đối tác chiến lược là Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) của Nhật Bản và Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Vietinbank tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản trị RRTD:

- Thành lập Khối kinh doanh vốn và Thị trường, Khối bán lẻ và Khối Khách hàng Doanh nghiệp, quản lý hoạt động tín dụng theo chiều dọc từ Hội sở Chính đến từng Chi nhánh.

- Xây dựng thành công Khung quản lý rủi ro theo hướng tuân thủ Basel 2

- Triển khai dự án thay thế core-banking, hoàn tất vào tháng 3/2016 và triển khai dự án Kho dữ liệu doanh nghiệp.

Năm 2014, Vietinbank tiến hành xây dựng lộ trình triển khai Basel 2 đến năm 2018: Tháng 6/2014 hoàn thành dự án phân tích thực trạng và lập kế hoạch Basel 2; Tháng 9/2014 ký hợp đồng với Ernst & Young để xây dựng lộ trình triển khai Basel 2 và chính thức triển khai Basel 2.

Hiện nay Vietinbank đang tích cực hoàn thiện cơ sở dữ liệu, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống XHTDNB, tổ chức các đợt khảo sát, chia sẻ kinh nghiệm Basel 2 với các NHTM lớn tại Đức và Mỹ, nội dung cơ bản bao gồm: đo lường vốn, hoàn thiện dữ liệu và công nghệ, mô hình quản trị RRTD.


1.3.3 Bài học kinh nghiệm về triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2 cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt nam‌

Trên cơ sở khảo sát quá trình triển khai và áp dụng quản trị RRTD theo Basel 2 của 4 NHTM. Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Agribank:

Thứ nhất: Không có một “kịch bản” chung cho lộ trình triển khai Basel 2 của các NHTM. Basel 2 bao gồm 3 trụ cột và đưa ra nhiều cách tiếp cận để đo lường vốn cho RRTD. Mỗi ngân hàng căn cứ vào đặc điểm về RRTD và năng lực quản lý RRTD để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho cách tiếp cận của mình cũng như thời điểm tuân thủ từng trụ cột của Basel 2: có thể áp dụng một hoặc nhiều cách tiếp tiếp cận cho RRTD, có thể tuân thủ dần từng trụ cột hoặc đồng thời cả 3 trụ cột. Các NHTM có năng lực quản trị RRTD còn hạn chế (như trường hợp ngân hàng KrungThai), quá trình triển khai Basel 2 phải gắn liền với quá trình đổi mới, năng cao năng lực quản trị RRTD.

Thứ hai: Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện Basel 2, hệ thống các văn bản qui định và hướng dẫn thực hiện Basel 2 phải được hoàn thiện trước thời điểm triển khai. Thực tế tại các nước đã thực hiện Basel 2, Cơ quan giám sát Ngân hàng của các nước đều có sự chuẩn bị và hoàn thiện về hành lang pháp lý về Basel 2: ban hành các dự thảo, lấy ý kiến rộng rãi từ các NHTM và các bên liên quan để hoàn thiện. Các văn bản này được ban hành trước thời điểm áp dụng Basel 2.

Thứ ba: Để có sự thành công khi triển khai, đòi hỏi các NHTM phải chủ động trong công tác chuẩn bị. Các NHTM đi trước đều thành lập 1 Ủy ban triển khai Basel 2 chuyên biệt để thực hiện công tác chuẩn bị cũng như điều hành toàn bộ quá trình triển khai Basel 2. Ủy ban này sẽ thành lập các nhóm để triển khai các dự án Basel 2. Trước khi tuân thủ, các NHTM phải có một thời gian để chuẩn bị các điều kiện tối thiểu như vốn, công nghệ, nhân sự, cơ sở

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 05/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí