Tốc Độ Tăng Nợ Xấu So Với Tốc Độ Tăng Trưởng Tín Dụng


Nhà nước chiếm 43,2% năm 2010, năm 2014 con số này là 55%, năm 2015 giảm xuống còn 49,4%.

Bảng 2.2: Thị phần tín dụng của Agribank (đơn vị: %)


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Agribank

14,4

15,9

15,6

15,4

18,0

13,20

BIDV

11,0

11,4

11,8

11,2

14,0

13,3

Vietcombank

7,7

7,3

7,7

7,9

9,8

8,4

Vietinbank

10,1

10,3

10,6

10,8

13,3

14,5

Thị phần NHTMNN

43,2

46,0

45,7

45,3

55

49,4

Thị phần NHTM khác

56,8

54,0

54,3

54,7

45

50,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 12

Nguồn: [62], [65], [71], [72], [73] và tổng hợp của tác giả.

Giai đoạn 2010-2013 thị phần của 4 NHTM Nhà nước không thay đổi nhiều, năm 2014 thị phần của cả 4 ngân hàng đều tăng, trong đó Agribank dẫn đầu với thị phần chiếm 18% trong toàn hệ thống. Năm 2015, thị phần Vietinbank tăng 1,2% (đạt 14, 5%) và trở thành NHTM có thị phần dẫn đầu toàn hệ thống, 3 “ông lớn”còn lại thị phần đều giảm, trong đó giảm mạnh nhất là Agribank, giảm 4,8% (đạt 13,2%), là ngân hàng có thị phần tín dụng đứng thứ 3 toàn hệ thống.

Biểu đồ 2.3: Dư nợ theo lĩnh vực của Agribank (đơn vị: %)


36.00%

32.00%

34.00%

29.00%

26.00% 27.00%

64.00%

68.00%

66.00%

71.00%

74.00% 73.00%

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Dư nợ lĩnh vực khác của Agribank

Dư nợ lĩnh vực NN-NT của Agribank

100%

80%

60%

40%

20%

0%




Nguồn: [2]


Hoạt động tín dụng của Agribank là công cụ đắc lực để cải thiện bộ mặt nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Giai đoạn 2010-2012, tỷ trọng dư nợ nông nghiệp, nông thôn chiếm dưới 70% tổng dư nợ toàn hệ thống, giai đoạn 2013-2015 đã vượt trên 70%. Trong đó, dư nợ hộ sản xuất của Agribank luôn chiếm khoảng 50% tổng dư nợ - Đây là đối tượng khách hàng rất đông đảo nhưng qui mô từng khoản vay thường nhỏ (chủ yếu dưới 1 tỷ VND). Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chịu tác động của điều kiện tự nhiên và thị trường tiêu thụ nông sản. Thực tế, tình trạng được mùa nhưng mất giá nông sản xảy ra nhiều năm nay mà chưa có biện pháp xử lý.‌

Đánh giá chung về hoạt động tín dụng của Agribank: Với mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước, Agribank là một trong những ngân hàng dẫn đầu về qui mô và thị phần tín dụng. Trong đó khoảng 70% dư nợ tín dụng phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn- là lĩnh vực cấp tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro khách quan, khó kiểm soát. Trong giai đoạn 2010-2015 cơ bản Agribank luôn đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lý so với toàn ngành.

2.1.3 Rủi ro tín dụng tại Agribank

Rủi ro tín dụng tại Agribank giai đoạn 2010-2015 diễn biến khá phức tạp. Biểu hiện rõ nhất là dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu còn cao, tỷ trọng các nhóm nợ có rủi ro cao có xu hướng tăng, khó kiểm soát. Cụ thể:

Giai đoạn 2010-2012, nợ xấu tại Agribank liên tục tăng, đặc biệt từ 2011 nợ xấu tăng nhanh một cách bất thường. Dư nợ xấu cuối năm 2011 là

30.108 triệu VND, tăng gần gấp đôi so với cuối năm 2010. Năm 2012 dư nợ xấu của Agribank cao nhất là 33.855 tỷ đồng. Điều đáng nói ở đây là từ năm 2012, NHNN đã đưa ra hàng loạt các biện pháp mạnh tay để xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM nhưng nợ xấu của Agribank giảm không đáng kể: năm 2013 giảm 2.347 triệu VND, tương đương giảm 6,9% so với cuối năm 2012. Năm 2014 nợ xấu tiếp tục giảm nhẹ xuống còn 29.580 tỷ đồng (giảm 1.928 tỷ


đồng, tương đương 6,11% so với cùng kỳ năm 2013). Với những biện pháp mạnh tay từ phía NHNN để xử lý nợ xấu toàn hệ thống trong năm 2015, nợ xấu Agribank đã giảm một cách ngoạn mục xuống còn 16.580 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2015 (giảm 43,9% so với cùng thời điểm năm 2014).

Biểu đồ 2.4: Dư nợ xấu của Agribank (đơn vị: tỷ đồng)

33855

30108

31508

29580

15576

16580

35000

30000

25000

20000

15000

10000

5000

0

2010 2011 2012 2013 2014 2015

Dư nợ xấu


Nguồn: [3] và tổng hợp của tác giả

So sánh tốc độ tăng nợ xấu và tốc độ tăng trưởng tín dụng của

Agribank cho thấy giai đoạn 2010-2012 tốc độ tăng nợ xấu luôn cao hơn và nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng nợ xấu so với tốc độ tăng trưởng tín dụng


93.30%

68.10%

11.40%

7.22%

7.61%

10.00%

13.20%

1.53%

2010

2011

12.40%

2012

-6.90%

2013

-6.11%

2 14

2015

-43.90%

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng

tỷ lệ t g nợ xấu

1.2

1

0.8

0.6

0.4

0.2

0

0


ăn

-0.2

-0.4

-0.6



Nguồn: [3] và tổng hợp của tác giả.


Đặc biệt năm 2011, trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 7,22% thì tốc độ tăng nợ xấu lên đến 93,3%. Điều này sẽ dẫn đến sự cộng hưởng làm tăng nhanh tỷ lệ nợ xấu của Agribank. Giai đoạn 2013-2015, Agribank tập trung xử lý nợ xấu theo Đề án của Chính phủ: cơ cấu lại nợ, xử lý bằng dự phòng rủi ro, bán nợ cho công ty VAMC…nợ xấu đã giảm đáng kể trong khi vẫn duy trì tăng trưởng tín dụng hợp lý,điều này góp phần đáng kể vào việc cải thiện tỷ lệ nợ xấu tại Agribank.

Rủi ro tín dụng được phản ánh rõ nét qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu. Giai đoạn 2010- 2014, tỷ lệ nợ xấu của Agribank luôn vượt ngưỡng 3%. Trong đó năm 2012 lên đến đỉnh điểm là 6,96%. Từ năm 2013, với những nỗ lực trong thực hiện Đề án xử lý nợ xấu của NHNN, tỷ lệ nợ xấu của Agribank đã giảm từ mức 6,96% xuống còn 2,69%, đạt mục tiêu dưới 3% của NHNN.

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank (đơn vị: %)


6.66%

6.96%

5.89%

4.89%

3.70%

4.08%

3.40%

3.79%

2.69%

3.25%

2.60%

2.52%

0.08

0.07

0.06

0.05

0.04

0.03

0.02

0.01

0

2010 2011 2012 2013 2014 2015


Tỷ lệ nợ xấu Agribank Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống NHTM Việt Nam


Nguồn: [3], [71] và tổng hợp của tác giả

So sánh với tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng Việt nam, giai đoạn 2010-2015 tỷ lệ nợ xấu của Agribank luôn cao hơn đáng kể (Biểu đồ 2.6). Điều đáng nói hơn là trong khi tăng trưởng tín dụng của Agribank luôn thấp


hơn mức tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống thì tỷ lệ nợ xấu lại cao hơn, thậm chí có những năm tỷ lệ này của Agribank cao gần gấp đôi so với toàn hệ

thống (năm 2011). Năm 2015, mặc dù tỷ lệ nợ xấu tại Agribank đã về mức

dưới 3% song so với toàn hệ thống vẫn cao hơn tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống 0,17%.

Xem xét cơ cấu nợ xấu theo ngành tại Agribank thời điểm 31/12/2015, từ biểu đồ 2.7 cho thấy, nợ xấu tại Agribank chủ yếu tập trung ở các ngành bán buôn- bán lẻ, bất động sản, xây dựng, công nghiệp chế biến-chế tạo. Thời điểm 31/12/2015, nợ xấu ngành xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất là 20,59%/ tổng nợ xấu toàn hệ thống. Tiếp theo là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 13,90%. Các ngành bán buôn-bán lẻ, bất động sản, Nông nghiệp so với các ngành còn lại tỷ trọng nợ xấu còn cao.

Biểu đồ 2.7: Nợ xấu theo ngành tại Agribank thời điểm 31/12/2015 (đơn vị %)

36.61%

20.59%

13.90%

9.80%

10.50%

8.60%

Xây dựng

Công nghiệp chế biến, chế tạo Bán buôn, bán lẻ

Bất động sản

Nông nghiệp Ngành khác

Nguồn: [3] và tổng hợp của tác giả

Mặc dù dư nợ nông nghiệp, nông thôn tại Agribank trên 70%, song nợ xấu lĩnh vực này lại thấp hơn nhiều so với các ngành khác như xây dựng, công nghiệp, bất động sản, bán buôn- bán lẻ. Điều này cho thấy RRTD tại Agribank không tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Phân tích nợ nhóm 5 tại Agribank cho thấy, Nợ nhóm 5- nợ có khả

năng mất vốn tại Agribank có diễn biến tăng nhanh và liên tục từ năm 2010


đến năm 2014. Năm 2010 nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng 38,3% tổng nợ xấu. Năm 2011 tăng lên 58,7%, năm 2012 tiếp tục tăng lên đến 69,5%, năm 2013, và 2014 con số này tiếp tục tăng lên đến con số 74,1% và 76,65% tổng nợ xấu. Tính đến 31/12/2015, nợ nhóm 5 tại Agribank còn 12.343 tỷ đồng, giảm 45,56% so với cùng thời điểm năm 2014.

Biểu đồ 2.8: Nợ nhóm 5 của Agribank (đơn vị: tỷ đồng)


33855

30108

31508

29580

23546

23354

22674

17678

15570

16580

12343

5968

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Nợ xấu

Nợ nhóm 5

35000


30000


25000


20000


15000


10000


5000


0



Nguồn: [3] và tổng hợp của tác giả

So sánh nợ nhóm 5 với tổng nợ xấu tại Agribank cho thấy, giai đoạn 2011-2015, phần lớn nợ xấu tại Agribank là nợ nhóm 5, thời điểm 31/12/2015, nợ nhóm 5 chiếm 74,45% tổng nợ xấu tại ngân hàng.

Bảng 2.3: Tương quan nợ xấu và vốn điều lệ của Agribank (đơn vị tỷ đồng)

Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Nợ xấu

9.266

15.576

30.108

33.855

31.508

29.580

16.580

Vốn điều lệ

11.283

21.042

21.160

26.079

26.204

29.605

29.605

Nợ xấu/VĐL

0,82

0,74

1,42

1,29

1,20

1,00

0,56

Nguồn: [2], [3]


Xem xét tương quan dư nợ xấu và vốn điều lệ tại Agribank cho thấy từ năm 2011 đến 2013 tỷ lệ nợ xấu/vốn điều lệ luôn >1, trong đó năm 2011 tỷ lệ này cao nhất là 1,42- nợ xấu cao gần gấp rưỡi vốn điều lệ. Như vậy, nếu xét trên khía cạnh Agribank không xử lý được nợ mà phải dùng đến vốn điều lệ thì giai đoạn 2011- 2013, Vốn điều lệ của Agribank luôn âm. Năm 2014, nợ xấu xấp xỉ bằng vốn điều lệ. Năm 2015, mặc dù vốn điều lệ không được bổ sung nhưng do nợ xấu giảm nhanh nên tỷ lệ nợ xấu/vốn điều lệ giảm xuống còn 0,56. Đây là một thực tế cho thấy, nếu nợ xấu tăng nhanh, vốn không được bổ sung kịp thời để chống đỡ, nợ xấu sẽ ăn mòn vào vốn của ngân hàng, đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra nguy cơ suy giảm năng lực tài chính, thậm chí ngân hàng có thể đổ vỡ, phá sản.‌

Đánh giá chung: Giai đoạn 2010-2015 RRTD tại Agribank có biến động phức tạp. Trong 5 năm đầu (từ năm 2010 đến năm 2014) RRTD tăng mạnh,thể hiện là sự tăng nhanh nợ xấu, đặc biệt sự gia tăng không thể kiểm soát của nợ nhóm 5- nợ không còn khả năng thu hồi làm cho tỷ trọng nợ nhóm 5 chiếm phần lớn nợ xấu tại Agribank. Năm 2015, mặc dù nợ xấu đã giảm đáng kể, đưa tỷ lệ nợ xấu tại Agribank về mức dưới 3% theo qui định của NHNN, song nợ nhóm 5 tại Agribank vẫn còn khá lớn, chiếm trên 3/4 nợ xấu của ngân hàng.

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Do đặc thù Agribank không nằm trong nhóm ngân hàng triển khai thí điểm Basel 2 tại Việt nam, để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài, NCS thực hiện nghiên cứu thực trạng quản trị RRTD tại Agribank với 2 mục đích: Thứ nhất: đánh giá mức độ đáp ứng Basel 2 về quản trị RRTD tại Agribank; Thứ hai: xác định những yếu kém trong quản trị RRTD tại Agribank, từ đó có cơ sở thực tiễn để chuẩn bị các điều kiện cho triển khai Basel 2 đồng thời


khắc phục các yếu kém về quản trị RRTD tại Agribank, một trong những cơ sở quan trọng để đảm bảo triển khai Basel 2 thành công.‌‌

2.2.1 Chiến lược và khẩu vị rủi ro tín dụng tại Agribank

Xác định chiến lược và khẩu vị RRTD được coi là vấn đề cốt lõi trong quản trị RRTD. Với chiến lược kinh doanh đã được xây dựng và ban hành trong từng giai đoạn, Agribank hoạch định chiến lược tín dụng và quản trị RRTD. Trên cơ sở đó xác định mức chấp nhận RRTD phù hợp cho từng thời kỳ. Chiến lược quản trị RRTD và khẩu vị RRTD được cụ thể hóa trong mục tiêu quản trị RRTD hằng năm: mục tiêu tăng trưởng tín dụng, mục tiêu mức độ tập trung tín dụng, mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu, các tiêu chuẩn, điều kiện và giới hạn cấp tín dụng.

Các Ban tín dụng tại Trụ Sở Chính (TSC) chịu trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám Đốc trong việc hoạch định chiến lược tín dụng, chiến lược quản trị RRTD và mức chấp nhận RRTD. Hội Đồng Thành viên (HĐTV) là người cuối cùng chịu trách nhiệm phê duyệt chiến lược tín dụng, chiến lược quản trị RRTD và mức chấp nhận RRTD.

Hiện nay, trên cơ sở chiến lược kinh doanh với tầm nhìn đến năm 2020, Agribank hoạch định chiến lược quản trị RRTD, xác định khẩu vị RRTD phù hợp với chiến lược kinh doanh và cụ thể hóa bằng chính sách quản trị RRTD. Chiến lược quản trị RRTD và khẩu vị RRTD được đánh giá lại và điều chỉnh hằng năm hoặc khi có sự thay đổi quan trọng, bất thường về môi trường kinh doanh và khuôn khổ thể chế.

2.2.2 Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank

Với chặng đường hơn 28 năm hoạt động, cơ cấu tổ chức hoạt động của toàn hệ thống nói chung và cơ cấu bộ máy quản trị RRTD đã có nhiều đổi mới để phù hợp với yêu cầu về quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ.

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 05/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí