Khái Quát Hoạt Động Tín Dụng Và Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam


dữ liệu. Tùy vào nguồn lực sẵn có và mục tiêu tuân thủ Basel 2 mà mỗi ngân hàng phải xác định thời gian chuẩn bị phù hợp.

Thứ tư: Đối với các NHTM có hệ thống quản trị RRTD chưa thực sự hiệu quả, quá trình tuân thủ Basel 2 phải là một quá trình hoàn thiện và tuân thủ dần từng bước trên cơ sở tận dụng năng lực sẵn có để giảm thiểu chi phí trong quá trình triến khai thực hiện. Theo kinh nghiệm các NHTM được NCS khảo sát, việc tuân thủ Basel 2 không nhất thiết phải tuân thủ phương pháp tiếp cận phức tạp nhất, các ngân hàng cần lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp với thực trạng hoạt động tín dụng và khả năng hiện có của từng ngân hàng.

Thứ năm: Mặc dù Ủy ban Basel khuyến nghị các NHTM nên hướng tới việc tiếp cận IRB cho RRTD, đặc biệt là IRB nâng cao. Song trên thực tế việc đáp ứng các yêu cầu tối thiểu để tiếp cận IRB khá ngặt ngèo. Vì vậy kể cả các NHTM lớn, có hệ thống quản trị RRTD hiện đại vẫn phải tiếp cận IRB theo từng phân đoạn thị trường (có những phân đoạn thị trường vẫn tiếp cận theo phương pháp SA) theo nguyên tắc phân đoạn thị trường nào có lợi thế tuân thủ trước, các phân đoạn chưa đáp ứng được sẽ hoàn thiện dần cho đến khi đủ điều kiện tối thiểu mới tuân thủ.

Thứ sáu: Đối với phương pháp IRB, Basel đề cao vấn đề kiểm định tính hiệu quả, chính xác các ước lượng nội bộ. Vì vậy, các NHTM được khảo sát đều được Cơ quan giám sát Ngân hàng yêu cầu trước khi áp dụng phải có giai đoạn quá độ - tiếp cận song song phương pháp truyền thống (hoặc SA) và IRB- giai đoạn này có thể coi là giai đoạn vận hành thử. Tại các NHTM đã khảo sát đều có qui định thời gian tối thiểu vận hành song song và thời gian này sẽ kết thúc khi các kiểm định cho thấy kết quả ước lượng đáp ứng yêu cầu chuẩn Basel 2.

Thứ bảy: Trong các trở ngại khi thực hiện Basel 2, trở ngại lớn nhất là cơ sở dữ liệu. Kể cả các NHTM lớn như ANZ, DBS…khi bắt đầu tuân thủ cơ sở dữ


liệu vẫn chưa đạt chuẩn Basel 2. Với Agribank, khoảng cách cơ sở dữ liệu so với chuẩn Basel 2 còn khá lớn. Vì vậy, bên cạnh việc chuẩn bị về vốn, nhân sự, công nghệ, Agribank cần xây dựng một lộ trình thích hợp để hoàn thiện cơ sở dữ liệu trên nguyên tắc phải xây dựng kho dữ liệu quản lý tập trung và hợp nhất.‌

Thứ tám: Triển khai Basel 2 là một quá trình với nhiều thách thức không phải NHTM nào cũng sẵn sàng vào cuộc. Vì vậy, cùng với chủ trương, Cơ quan quản lý các NHTM cần có các cuộc tiếp xúc với các NHTM nói chung và Agribank nói riêng để khai thông tư tưởng, đánh giá sát thực tế khả năng thực hiện và kịp thời hỗ trợ giải quyết các vướng mắc cho các ngân hàng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tuân thủ Basel 2 về quản trị RRTD đã được các NHTM trên thế giới thực hiện từ những năm 2008-2009. Những lợi ích từ việc tuân thủ Basel 2 đã được thừa nhận rộng rãi. Việc hệ thống những vấn đề cơ bản về quản trị RRTD theo Basel 2 là vô cùng cần thiết cho quá trình triển khai thực hiện Basel 2 tại các NHTM. Trong chương 1, luận án đã phân tích và làm rõ những vấn đề cơ bản về RRTD, quản trị RRTD theo Basel 2. Luận án cũng đã phân tích, làm rõ các lợi ích khi NHTM thực hiện quản trị RRTD theo Basel 2 và các điều kiện để NHTM triển khai quản trị RRTD theo Basel 2. Bên cạnh đó, luận án đã nghiên cứu, khảo sát việc quản trị RRTD theo Basel 2 tại 4 NHTM trong và ngoài nước, trên cơ sở đó rút ra 7 bài học kinh nghiệm cho Agribank. Các vấn đề được đề cập trong chương 1 là cơ sở để đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Agribank và xác định mức độ đáp ứng chuẩn mực Basel 2 về quản trị RRTD tại Agribank ở chương sau.


Chương 2‌‌‌‌

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC CHUẨN MỰC BASEL 2 VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM


2.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.1.1 Vài nét về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt nam

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội Đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) với sứ mệnh là ngân hàng chuyên doanh- hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Cùng với chủ trương cải cách về cơ chế và mô hình hoạt động Agribank của Chính Phủ và những nỗ lực của Ban lãnh đạo trong chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh, Agribank đã đạt được nhiều thành tựu trong thời kỳ đổi mới. Năm 2003 Agribank được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Năm 2011, Agribank thực hiện tái cơ cấu toàn diện với các nội dung cơ bản: cơ cấu lại nợ, xử lý nợ tồn đọng, tăng vốn điều lệ, hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động và chính thức hoạt động theo mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Giai đoạn 2010-2015, Agribank quyết liệt triển khai Đề án tái cơ cấu,


bổ sung, hoàn thiện cơ chế, qui trình nghiệp vụ, sắp xếp lại mô hình tổ chức, mạng lưới hoạt động.

Với trên 28 năm hoạt động, Agribank trở thành NHTM hoạt động kinh doanh đa năng trên phạm vi cả nước. Agribank đứng thứ hai trong toàn hệ thống NHTM Việt nam về qui mô tài sản, dư nợ, đứng đầu hệ thống về đội ngũ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng với gần 2.300 Chi nhánh và Phòng giao dịch, quan hệ đại lý với 1065 Ngân hàng tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank đã được trao tặng các danh hiệu: Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (năm 2003); Huân chương Độc lập hạng nhì (năm 2008), Top 10 “Giải Sao Vàng đất Việt” (năm 2009), Top 10 “Thương hiệu Việt nam uy tín nhất” (năm 2009) và Top 10 trong 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt nam (từ năm 2010 đến 2014)

2.1.1.2 Đặc điểm của Agribank

- Agribank là ngân hàng có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước. Hiện nay Agribank là ngân hàng duy nhất có mô hình tổ chức hoạt động theo 4 cấp: Trụ sở Chính (Cấp Trung ương), Chi nhánh cấp Tỉnh (Thành phố), Chi nhánh cấp Quận (Huyện) và Chi nhánh cấp Xã (phường). Theo mô hình này, hiện nay Agribank có hơn 2.300 chi nhánh phủ rộng khắp từ thành phố đến các xã phường trên cả nước. So với các NHTM khác, bộ máy hoạt động của Agribank khá đặc thù, viêc quản lý đặc biệt là quản lý RRTD rất phức tạp, khó kiểm soát.

- Hiện tại Agribank là NHTM 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước, hoạt động theo loại hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là Nhà nước. Đối với ngân hàng Nhà nước sở hữu 100% vốn, tính năng động, sáng tạo cũng như động lực thúc đẩy ngân hàng phát triển bị hạn chế. Tư duy theo kiểu Doanh nghiệp Nhà nước làm cho những bứt phá thường có tại các NHTM cổ phần sẽ không xuất hiện tại Agribank. Vì vậy tính minh bạch trong quản trị


nội bộ, các thông tin công bố bị hạn chế. Đây được coi là một trong những hạn chế cơ bản khi triển khai quản trị RRTD tại Agribank theo Basel 2.

- Agribank là ngân hàng phục vụ chủ yếu cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Mặc dù hiện nay Agribank đã chuyển sang mô hình kinh doanh đa năng, song nông nghiệp, nông thôn vẫn là thị trường chủ chốt, với khoảng trên 70% dư nợ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong đó khoảng 50% là tín dụng đối với hộ sản xuất. Đây là thị trường tiềm năng song ẩn chứa rất nhiều rủi ro bất khả kháng.

- Đối tượng khách hàng vay vốn của Agribank phần lớn là các hộ sản xuất, cá nhân/hộ gia đình. Đối tượng khách hàng này có khả năng quản lý vốn hạn chế, năng lực tài chính thấp, nguồn thu nhập không ổn định, trong khi đầu ra của các nông sản phụ thuộc rất lớn vào thị trường. Nhiều trường hợp nông dân được mùa nhưng vẫn không có tiền trả nợ ngân hàng do rớt giá. Vì vậy cho vay đối tượng khách hàng này luôn luôn chịu rủi ro cao.

- Agribank là ngân hàng có đội ngũ nhân sự lớn song trình độ không đồng đều. Tính đến 31/12/2015, Agribank có trên 40.000 cán bộ, nhân viên. Phần lớn nhân sự được đào tạo trước năm 1990 nên kỹ năng bán hàng, trình độ tin học, ngoại ngữ và khả năng tiếp thu các sản phẩm, dịch vụ mới hạn chế, đặc biệt nhân sự tại các chi nhánh, phòng giao dịch loại 3, các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa...Điều này dẫn đến văn hóa quản trị RRTD còn nhiều bất cập, ý thức tuân thủ qui trình, qui chế khi xử lý các nghiệp vụ hạn chế, đặc điểm này tác động lớn đến chất lượng tín dụng tại các Chi nhánh.

2.1.1.3 Một số kết quả hoạt động cơ bản của Agribank

Bảng 2.1 cho thấy: Qui mô tài sản, qui mô nguồn vốn của Agribank giai đoạn 2010-2015 tăng trưởng ổn định. Về tài sản: tổng tài sản có tăng trưởng qua các năm, trong đó năm 2011 đạt mức thấp nhất là 6,8%, năm 2013 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất là 13%, các năm còn lại đạt tốc độ tăng trưởng ≈


10%. Về nguồn vốn năm 2011 tổng nguồn vốn tăng 6,5% so với năm 2010, các năm còn lại tốc độ tăng đều đạt trên dưới 10% so với năm trước. Vốn điều lệ của Agribank cũng được tăng trưởng qua các năm. Để đảm bảo đạt hệ số an toàn vốn là 9% theo qui định của NHNN, Agribank đã thực hiện tăng vốn từ nguồn Ngân sách nhà nước (cấp vốn từ Chính phủ), từ các quỹ và lợi nhuận để lại hằng năm (trong đó, chủ yếu tăng từ nguồn bổ sung của Chính phủ, giai đoạn 2010-2014 Chính phủ đã cấp tổng 26.204 tỷ đồng). Với qui mô vốn điều lệ tăng nhanh, hệ số an toàn vốn của Agribank đã được cải thiện đáng kể. Từ 2012 đến nay, Agribank đã đạt hệ số CAR trên 9% theo yêu cầu của NHNN. Tuy nhiên nếu so với hệ số CAR bình quân toàn hệ thống, cũng như bình quân khối NHTMNN, hệ số an toàn vốn của Agribank còn thấp (theo báo cáo của NHNN, đến thời điểm 31/12/2015 hệ số CAR bình quân khối NHTMNN là 9,42%, toàn hệ thống là: 13,00%).

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động chủ yếu của Agribank giai đoạn 2010-2015 (đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng tài sản

524.000

560.000

617.212

697.037

762.896

833.000

Tổng nguồn vốn

474.941

505.792

557.028

634.505

690.191

804.000

Vốn điều lệ

21.512

21.629

26.079

26.204

29.605

29.605

ROA (%)

0,51

0,68

0,52

0,35

0,36

0,38

ROE (%)

8,52

11,81

8,4

5,78

6,15

6,35

Hệ số CAR (%)

6,09

8,02

9,49

9,11

9,01

9,13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 11

Nguồn: [2], [62], tổng hợp của tác giả

Xét ở khía cạnh sinh lời, các chỉ số sinh lời của Agribank giai đoạn 2010- 2015 có sự giảm sút đáng kể (đặc biệt là năm 2013 và 2014). Nếu so tỷ suất sinh lời/tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời/vốn chủ sở hữu (ROE) của Agribank và mức bình quân của khối NHTMNN, ROA và ROE của Agribank còn thấp


(năm 2015, ROA và ROE bình quân khối NHTMNN lần lượt là 0,48% và 7,29%).‌

2.1.2 Hoạt động tín dụng tại Agribank

Giai đoạn 2010-2015, hoạt động tín dụng tại Agribank tương đối ổn định, Cụ thể:

Biểu đồ 2.1: Tình hình dư nợ, tổng tài sản và vốn điều lệ tại Agribank (đơn vị: tỷ đồng)


833000

762896

697037

524000

421331

560000

451760

617212

486139

605324

614561

534500

21512

21629

26079

26204

29605

29605

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Vốn điều lệ

Tổng Tài sản

Tổng dư nợ

900000

800000

700000

600000

500000

400000

300000

200000

100000

0




Nguồn:[2], [62]

Giai đoạn 2010-2015 dư nợ tín dụng của Agribank luôn tăng trưởng với tốc độ tăng khá tốt, trong đó 2 năm cao nhất là 2013 và 2014 có mức tăng trưởng lần lượt 10% và 13,2% so với năm trước đó. Năm 2015 tăng trưởng tín dụng thấp nhất giai đoạn 2010-2015, đạt 1,53% so với năm trước. Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn thì những con số trên cho thấy hoạt động tín dụng của Agribank vẫn luôn ổn định. So sánh tổng dư nợ và Tổng tài sản tại Agribank giai đoạn 2010-2015 cho thấy, phần lớn tài sản của Agribank là tín dụng (chiếm khoảng ≈80%). Hay nói cách khác, thu nhập của Agribank phụ thuộc lớn vào hoạt động tín dụng. Nếu so sánh giữa tổng dư nợ và vốn

điều lệ cho thấy mứ tăng vốn điều lệ chưa thực sự tương xứng với mức tăng


trưởng tín dụng qua các năm. Điều này dẫn đến tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn tài chính của Agribank nếu không bổ sung vốn kịp thời.

Nếu so với tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống NHTM Việt nam, Biểu đồ 2.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng Agribank luôn thấp hơn. Cụ thể:

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng dư nợ của Agribank so với toàn hệ thống (đơn vị: %)

0.35

0.3

0.25

0.2

0.15

0.1

0.05

0


32.40%

17.29%

14.40%

12.51%

14.16%

9.10%

11.40%

13.20%

10.00%

7.22%

7.61%

1.53%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Toàn hệ thống NHTM Agribank


Nguồn: [2], [71]

Năm 2010, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống là 32,4%, Agribank đạt 11.4%% - chênh lệch 21%, khoảng cách chênh lệch thu hẹp dần trong 4 năm liên tiếp, đến năm 2013 khoảng cách chỉ còn 2,51% và 2014 là 0,96%. Năm 2015, trong khi tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2015, đạt 17,29%, Agribank chỉ đạt con số khá khiêm tốn là 1,53%. Điều đó cho thấy mặc dù tín dụng tại Agribank tăng trưởng qua các năm, song so với toàn hệ thống (đặc biệt năm 2015), mức tăng tại Agribank còn khá thấp.

Xét về thị phần tín dụng, với đặc trưng về qui mô, phạm vi hoạt động và tín nhiệm trên thị trường, các NHTM Nhà nước (NHTM Nhà nước sở hữu trên 50% vốn) luôn chiếm thị phần tín dụng chi phối. Thị phần Khối NHTM

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 05/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí