Thứ hai: Các bộ phận trong Bộ máy quản trị RRTD được phân định chức năng rõ ràng, cụ thể, đảm bảo tính độc lập là cơ sở để thực thi kiểm soát RRTD chặt chẽ, tránh được sự xung đột lợi ích hoặc lợi ích nhóm chi phối đến hiệu quả kiểm soát RRTD. Việc tổ chức bộ máy quản trị RRTD theo Basel 2 còn tăng cường tính chuyên môn hóa cho Khối quan hệ khách hàng, Khối quản lý RRTD, Khối KT-KSNB và Khối KToNB. Khối quan hệ khách hàng tập trung hơn cho công tác giao dịch, đánh giá khách hàng, từ đó có thể hiểu rõ khách hàng và sàng lọc, lựa chọn khách phù hợp với khẩu vị RRTD đã được xác định.
Thứ ba: Qui trình tiếp xúc, theo dõi, quản lý khách hàng sẽ được hỗ trợ bởi các công cụ đo lường, giám sát rủi ro chính xác và hiệu quả. Trên cơ sở đó, giúp cho ngân hàng có thể nhận diện, đánh giá, phân biệt từng đối tượng khách hàng, đánh giá chính xác rủi ro đối với từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng, kiểm soát rủi ro trong khả năng chấp nhận mà ngân hàng đã xác định.
Thứ tư: Trên cơ sở kiểm soát tốt RRTD, NHTM sẽ thiết lập và duy trì được danh mục tín dụng tốt hơn, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, giảm áp lực về vốn và tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh, từ đó kinh doanh có lãi, củng cố và nâng cao sức mạnh tài chính để phát triển bền vững.
Thứ sáu: Tiếp cận và thực hiện quản trị RRTD theo chuẩn quốc tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng, các NHTM không thể đứng ngoài xu thể đó. Vì vậy, việc thực hiện quản trị RRTD theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế là điều kiện tiên quyết để các NHTM đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng quản trị RRTD. Từ đó tạo tiền đề để có thể “chơi chung sân” với các NHTM trên thế giới.
1.2.4 Điều kiện để NHTM triển khai quản trị RRTD theo Basel 2
Từ thực tiễn áp dụng quản trị RRTD theo Basel 2 tại các NHTM và kết quả khảo sát việc thực hiện Basel 2 của Ủy ban Basel [66], các điều kiện cơ bản để NHTM áp dụng Basel 2 về quản trị RRTD bao gồm:
Thứ nhất: Hệ thống tài chính quốc gia lành mạnh
Hệ thống tài chính của một quốc gia bao gồm các bộ phận cấu thành chủ yếu: thị trường tài chính, các tổ chức tài chính, các công cụ tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính. Hiện nay, sự lành mạnh của hệ thống tài chính quốc gia được đánh giá thông qua “Bộ chỉ số lành mạnh tài chính” (Financial Soundness Indicators: FSIs) do IMF xây dựng và hướng dẫn năm 2006. Bộ chỉ số này bao gồm 40 chỉ số tài chính, trong đó hệ thống tài chính lành mạnh được thể hiện bằng các chỉ tiêu cơ bản: (i) hệ thống các tổ chức tài chính hoạt động lành mạnh: duy trì cơ cấu tài sản, nguồn vốn an toàn để đảm bảo khả năng sinh lời, thanh khoản, đảm bảo các tổ chức này có thể hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững; (ii) Thị trường tài chính hoạt động hiệu quả, thể hiện là sự hiệu quả về thông tin, giá cả, tính thanh khoản; (iii) các công cụ tài chính đa dạng và được sử dụng linh hoạt, hiệu quả; (iiii) hạ tầng tài chính đảm bảo cho sự vận hành hiệu quả của hệ thống tài chính, bao gồm: hệ thống khung pháp lý đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận hành của hệ thống tài chính; hệ thống giám sát tài chính đầy đủ, có khả năng phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình giám sát một cách hiệu quả; hạ tầng công nghệ phù hợp để đảm bảo cho việc vận hành của hệ thống tài chính thông suốt và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm!
- Chiến Lược Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Và Khẩu Vị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel 2
- Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 7
- Lợi Ích Đối Với Nhtm Khi Thực Hiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel 2
- Kinh Nghiệm Triển Khai Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel 2 Tại Ngân Hàng Cổ Phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
- Khái Quát Hoạt Động Tín Dụng Và Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
- Tốc Độ Tăng Nợ Xấu So Với Tốc Độ Tăng Trưởng Tín Dụng
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
Sự lành mạnh của hệ thống tài chính là cơ sở quan trọng để các NHTM hoạt động một cách ổn định, hiệu quả. Đặc biệt với hệ thống pháp lý và giám sát tài chính tốt, thị trường tài chính hoạt động hiệu quả sẽ là động lực để các NHTM minh bạch hóa hoạt động kinh doanh nói chung và quản trị RRTD nói riêng, từ đó có thể tiếp cận với Basel 2 một cách hiệu quả.
Tại các quốc gia đang phát triển, do sự hạn chế nhất định của hệ thống tài chính quốc gia nên quá trình thực hiện Basel 2 gặp nhiều trở ngại hơn các nước phát triển. Thực tiễn áp dụng Basel 2 tại các nước này cho thấy, tùy vào thực trạng vận hành của hệ thống tài chính mỗi quốc gia, để triển khai Basel 2 thành công, việc đổi mới, cải cách toàn diện hệ thống tài chính phải đi trước một bước hoặc tiến hành song song với quá trình triển khai Basel 2.
Thứ hai: Hệ thống giám sát của Nhà nước đối với RRTD đầy đủ và hiệu quả. Hiệp ước Basel 2 đề cao vai trò giám sát của cơ quan Nhà nước đối với
RRTD của NHTM. Quá trình giám sát phải được tăng cường trong giai đoạn triển khai Basel 2, một mặt để phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh kịp thời, tránh các “phản ứng phụ” của quá trình thực hiện, mặt khác khi thực hiện Basel 2 với các chuẩn mực cao hơn, hệ thống giám sát phải đảm bảo giám sát hiệu quả theo chuẩn mực mới. Để đáp ứng yêu cầu Basel 2, Nhà nước phải xây dựng một hệ thống giám sát ngân hàng đầy đủ và hiệu quả, đảm bảo vừa giám sát tuân thủ (hạn chế sai phạm, vi phạm pháp luật Nhà nước) vừa giám sát trên cơ sở rủi ro (thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động có nguy cơ phát sinh rủi ro nhằm phát hiện, cảnh báo kịp thời và có phương án xử lý để tránh hạn chế tổn thất). Cơ quan giám sát phải được Nhà nước đầu tư, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, cơ sở dữ liệu và thông tin quốc gia. Bên cạnh đó, đội ngũ giám sát viên phải đủ về qui mô và năng lực chuyên môn, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực giám sát.
Thứ ba: Hệ thống qui định và hướng dẫn thực hiện Basel 2 về quản trị RRTD đầy đủ
Thực hiện quản trị RRTD theo Basel 2 về bản chất là các NHTM phải tuân thủ các chuẩn mực của Basel 2 về quản trị RRTD. Các chuẩn mực Basel 2 đề xuất thường chưa được điều chỉnh trong văn bản Luật và các hướng dẫn trước đó. Bên cạnh đó Basel 2 đưa ra nhiều cách tiếp cận, nhiều sự lựa chọn
cho các NHTM khi triển khai để đảm bảo sự lựa chọn đó phù hợp với đặc thù về qui mô, bản chất, độ phức tạp và khả năng thực hiện của từng ngân hàng. Vì vậy, để các NHTM hiểu và vận dụng được các chuẩn mực cũng như đưa ra các quyết định quan trọng: lựa chọn cách tiếp cận nào? tiếp cận chuẩn mực đến đâu? lộ trình như thế nào? để đảm bảo sự thành công khi triển khai đòi hỏi hệ thống qui định pháp lý và hướng dẫn liên quan đến triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 phải đầy đủ.
Thứ tư: NHTM phải có cơ sở dữ liệu đầy đủ, tin cậy, chính xác, kịp thời, đủ độ dài lịch sử
Theo Hiệp ước Basel 2, dữ liệu đóng vai trò nền tảng vững chắc, là cơ sở quan trọng quyết định đến hiệu quả quản trị RRTD: dữ liệu là nguồn thông tin đầu vào cho việc xếp hạng tín dụng khách hàng, là cơ sở để đưa ra các nhận định về nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát RRTD. Đặc biệt, để tiến hành đo lường RRTD theo cách tiếp cận IRB ngân hàng phải có hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, tin cậy, chính xác, kịp thời, đảm bảo tính liên tục, toàn diện và độ dài lịch sử. Bên cạnh đó, giai đoạn giám sát RRTD, Hiệp ước đề cao vai trò giám sát từ xa một cách thường xuyên và hệ thống cảnh báo sớm RRTD. Để thực hiện yêu cầu này hệ thống giám sát thực hiện thu nhận thông tin thường xuyên, chất lượng thông tin tốt để kết quả giám sát chính xác và kịp thời. Có thể nói, cơ sở dữ liệu là một trong những điều kiện then chốt khi thực hiện Basel 2 về quản trị RRTD.
Thứ năm: Có hạ tầng công nghệ quản trị RRTD hiện đại
Để đủ điều kiện về cơ sở dữ liệu cho hoạt động quản trị RRTD theo Basel 2, NHTM phải thiết lập hạ tầng công nghệ đảm bảo cho việc thu nhận, phân tích, xử lý, báo cáo thông tin trong toàn hệ thống thông suốt, kịp thời, chính xác. Bên cạnh đó để đo lường RRTD, đo lường vốn (đặc biệt tiếp cận phương pháp IRB), ngân hàng phải có công nghệ phân tích, đo lường RRTD
và đo lường vốn hiện đại, có thể đáp ứng yêu cầu tính vốn theo trụ cột 1 và xác định đầu đủ, chính xác RRTD. Tuy nhiên, tùy vào cách tiếp cận Basel 2 mà yêu cầu của công nghệ tương đối khác nhau. Mỗi ngân hàng căn cứ vào khả năng đáp ứng của mình để lựa chọn cách tiếp cận hiệu quả nhất.
Thứ sáu: Đáp ứng các yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực của ngân hàng Tổ chức bộ máy quản trị RRTD theo Basel 2 đòi hỏi ngân hàng phải có
đội ngũ nhân sự có chất lượng tốt ở mọi vị trí của bộ máy. Theo Basel 2, kiểm soát rủi ro phải thực hiện ở tất cả các khâu trong hoạt động tín dụng trong đó phải đảm bảo Ban lãnh đạo ngân hàng kiểm soát RRTD ở tầm chiến lược và tầm vĩ mô. Để thực hiện điều này đòi hỏi lãnh đạo ngân hàng phải có tầm bao quát hoạt động tín dụng. Cán bộ tại mỗi vị trí trong bộ máy tín dụng phải am hiểu sâu sắc và thành thạo qui trình nghiệp vụ. Đặc biệt với yêu cầu về số lượng và chất lượng thông tin đầu vào, ngoài hạ tầng công nghệ, con người là yếu tố quyết định đến khả năng thu nhận, phân tích, xử lý thông tin để từ đó ra quyết định quản trị phù hợp. Thực hiện Basel 2 đòi hỏi đội ngũ nhân sự ngoài năng lực chuyên môn tốt họ phải có khả năng vận hành các mô hình giám sát nội bộ, mô hình nhận diện, đo lường RRTD hiện đại, có kỹ năng xử lý số liệu phục vụ cho hoạt động quản trị RRTD và sử dụng công nghệ quản lý RRTD hiện đại thành thạo. Vì vậy, triển khai Basel 2 các NHTM phải chuẩn bị đội ngũ nhân có chất lượng cao.
Thứ bảy: Có đủ vốn đầu tư cho việc triển khai Basel 2
Triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 NHTM phải đầu tư một lượng vốn không nhỏ, bao gồm: đầu tư cho việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu, đầu tư mua sắm công nghệ quản trị RRTD theo Basel 2, đầu tư cho hoạt động đào tạo, tuyển dụng nhân sự cao cấp theo yêu cầu Basel 2…Nếu ngân hàng không bỏ vốn đầu tư thích đáng cho các hoạt động trên thì không thể triển khai Basel
2. Vì vậy cũng với việc hoàn thiện các điều kiện trên, các NHTM phải chuẩn
bị một lượng vốn thích hợp để đầu tư cho quá trình triển khai áp dụng Basel
2. Thực tiễn tại các NHTM đi trước cho thấy, để vượt qua trở ngại về vốn cũng như tiết kiệm tối đa nguồn vốn, ngân hàng cần thận trọng lựa chọn cách tiếp cận đối với từng trụ cột của Basel 2.
1.3 KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL 2 TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI
1.3.1 Kinh nghiệm triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2 tại một số NHTM nước ngoài
Tại các NHTM trên thế giới, đặc biệt khối các nước thành viên Basel, Basel 2 chính thức triển khai từ năm 2007. Hiện nay phần lớn các NHTM tại các nước phát triển đã tuân thủ Basel 2 và đang từng bước tiếp cận Basel 3. Để có những bài học tốt nhất về triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 cho các NHTM Việt nam nói chung và Agribank nói riêng, NCS đã thực hiện khảo sát tại 3 ngân hàng. Các NHTM được NCS chọn khảo sát dựa vào 3 tiêu thức: (i) có đại diện NHTM ở các nước thành viên Ủy ban Basel và NHTM ở các nước không phải thành viên Ủy ban Basel, (ii) có đại diện NHTM ở nước phát triển và NHTM ở nước đang phát triển, (iii) có đại diện NHTM có hệ thống quản lý RRTD tương đối hiện đại và NHTM có hệ thống quản lý RRTD còn kém hiện đại trước thời điểm triển khai Basel 2.
Sau đây là một vài nét khái quát về 3 ngân hàng:
Ngân hàng ANZ (Australia and New Zealand Banking Group Limited)
ANZ có trên 180 năm hoạt động, hiện nay là ngân hàng có mức vốn hóa thị trường lớn thứ 3 tại Australia (sau ngân hàng Commonwealth và ngân hàng Westpac), là tập đoàn ngân hàng lớn nhất tại New Zealand và nằm trong nhóm 50 ngân hàng lớn nhất thế giới.
KTB)
Ngân hàng Krungthai (Krung Thai Bank Public Company Limited –
KTB được thành lập từ năm 1966, hoạt động theo mô hình NHTMNN,
trong đó Nhà nước chiếm cổ phần chi phối với đại diện sở hữu là Quỹ phát triển các tổ chức tài chính (Financial Institutions Development Fund-FIDF). Tính đến 31/12/2014, KTB là ngân hàng dẫn đầu về qui mô tài sản, thị phần trong hệ thống NHTM Thái lan. KTB cũng là một trong những ngân hàng hoạt động quốc tế tại Thái lan với mạng lưới hoạt động rộng khắp: trên 1200 chi nhánh trên khắp Thái lan, 9 chi nhánh nước ngoài, 23 văn phòng đại diện ở nước ngoài và góp vốn cổ phần vào nhiều công ty tại Thái Lan (trong đó KTB có vốn cổ phần chiếm trên 10% ở 23 công ty thuộc các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý tài sản …)
Ngân hàng DBS (The Development Bank of Singarore Limited)
DBS là NHTM được Chính phủ Singapore thành lập từ tháng 6/1968. Đến nay, DBS có khoảng hơn 280 chi nhánh ở 17 thị trường trên thế giới, là ngân hàng có qui mô tài sản lớn nhất Đông nám Á và là một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu Châu Á.
1.3.1.1 Giai đoạn trước khi triển khai Basel 2
Trước khi chính thức triển khai Basel 2, mỗi NHTM đều trải qua giai đoạn thực hiện công tác lên kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện tiền đề cho việc tuân thủ Basel 2. Tùy đặc điểm từng NHTM và chủ trương của cơ quan giám sát ngân hàng mà giai đoạn này được xác định cho phù hợp. Cơ quan giám sát ngân hàng tại các nước NCS khảo sát (Australia, Thái lan và Singapore) chuẩn bị cho việc triển khai Basel 2 khá thận trọng: Ban hành các dự thảo hướng dẫn thực hiện Basel 2 và lấy ý kiến rộng rãi trước khi ban hành hướng dẫn chính thức; Xác định lộ trình, mục tiêu triển khai Basel 2; tư vấn
và hỗ trợ các NHTM trong quá trình chuẩn bị triển khai và quá trình thực hiện.
Tại ANZ:Theo yêu cầu của Cơ quan giám sát ngân hàng Australia (Australia Prudential Regulation Authority-APRA), năm 2005 ANZ đã tổ chức tự đánh giá lại toàn diện hệ thống quản trị rủi ro. Kết quả đánh giá cho thấy, hệ thống quản trị RRTD tại ANZ tương đối hoàn thiện và phù hợp với chuẩn mực Basel 2 như: Hệ thống XHTDNB theo phương pháp thống kê; đã có thời gian dài sử dụng mô hình đo lường vốn kinh tế (từ năm 1995); Đã tiến hành đo lường LGD phù hợp với yêu cầu Basel; tổ chức bộ máy quản trị RRTD theo mô hình “3 vòng kiểm soát” (phụ lục 1.2). Để tuân thủ Basel 2 về quản trị RRTD, ANZ tiếp tục giải quyết những vấn đề cơ bản: (i) Nâng cấp và hoàn thiện kho dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu về tình trạng không trả được nợ của khách hàng, dữ liệu về tổn thất trên cơ sở có tính yếu tố chu kỳ kinh doanh theo yêu cầu của Basel 2; (ii) Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống quản trị RRTD; (iii) Hoàn thiện hệ thống xếp hạng, kiểm tra, đánh giá RRTD theo chuẩn Basel 2. Với những thuận lợi cơ bản trên, ANZ được APRA cấp phép để thực hiện Basel 2 từ ngày 1/1/2008.
Tại KTB: Theo chủ trương của Ngân hàng Trung Ương Thái lan (Bank of Thailand- BOT) từ 2005, KTB thực hiện đánh giá lại hệ thống quản trị RRTD của ngân hàng để xác định khoảng cách so với chuẩn Basel 2. Kết quả đánh giá cho thấy, việc triển khai Basel 2 còn gặp nhiều trở ngại do các nguyên nhân: Tổ chức bộ máy chưa đảm bảo hiệu quả kiểm soát RRTD, tỷ lệ nợ xấu còn cao, các công cụ, kỹ thuật quản trị RRTD, hỗ trợ phân tích RRTD chưa hoàn thiện theo yêu cầu Basel 2. Trên cơ sở kết quá đánh giá, KTB tập trung cải thiện năng lực quản trị RRTD bằng các biện pháp cơ bản: tái cơ cấu bộ máy quản trị; tái cấu trúc vốn chủ sở hữu; xử lý nợ xấu; điều chỉnh mức độ tập trung tín dụng và cấu trúc thẩm quyền phê duyệt tín dụng; hoàn thiện các