Một Số Phương Hướng Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng.


nghệ tạo ra nhu cầu mới) thì ngân hàng cần phải tăng cường các biện pháp kiểm soát tín dụng.

Một khía cạnh khác của hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng là công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Công tác kiểm tra, giám sát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động này có thể phát hiện, ngăn chặn và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng.

Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay tại các NHTM hiện nay tập trung vào hai phương diện chính:

- Kiểm tra kiểm soát việc tổ chức chỉ đạo điều hành và đánh giá khái quát hoạt động tín dụng, với nội dung này, kiểm toán nội bộ thường kiêm soát một số nội dung như kiểm tra việc tổ chức phân công của lãnh đạo trong chỉ đạo điều hành hoạt động của tín dụng, kiểm tra việc triển khai chế độ thể lệ và các văn bản chỉ đạo, kiểm tra việc bố chí cán bộ làm công tác tín dụng, kiểm tra khái quát hoạt động tín dụng.

- Kiểm tra kiểm soát với từng món vay cụ thể bao gồm cả khâu trước ,trong và sau khi cho vay. Kiểm tra trước và trong khi cho vay thường tập trung vào đảm bảo tiền vay, tính tuân thủ về việc cho vay có đúng đối tượng không, việc thẩm định và lập hợp đồng tín dụng, quy trình giải ngân vốn vay, kiểm sóat khâu sau khi cho vay thường tập trung vào việc kiểm ta tình hình sử dụng vốn vay và khâu lưu trữ hồ sơ vay vốn.

1.3.3.3. Xử lý rủi ro tín dụng.

Kiểm soát mục đích sử dụng các khoản vay của doanh nghiệp

Để quản lý nợ xấu, khi cho vay, các ngân hàng thương mại cần phải kiểm soát mục đích sử dụng các khoản vay của doanh nghiệp; có chứng từ vay vốn rõ ràng; cũng như duy trì các kênh liên lạc giữa ngân hàng và doanh nghiệp để có thông tin trao đổi kịp thời. Ngược lại, các doanh nghiệp cũng phải tiến hành trích lập dự phòng, khi có những phát sinh khoản thu khó đòi.

- Bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.


Doanh nghiệp cũng có thể xử lý nợ xấu thông qua việc bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp. Việc bán nợ này cũng có thể coi là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất, giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Quảng Bình - 5

- Tái cấu trúc doanh nghiệp

Việc ngân hàng yêu cầu khách hàng thực hiện tái cấu trúc đưa lại kết quả là công ty có được hoạt động bền vững và không bị rơi vào tình trạng phá sản.

- Chuyển nợ xấu thành vốn góp tại doanh nghiệp

Có thể có nhiều cách để xử lý các khoản nợ xấu, trong đó có việc chuyển nợ xấu thành vốn góp tại doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp có tiềm năng. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, các ngân hàng không nên tham gia quá sâu vào những lĩnh vực không có chuyên môn, bởi sẽ không thể có quyết định kinh doanh hiệu quả khi không có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó.

- Liên kết các ngân hàng chủ nợ

Khách hàng thường có quan hệ với nhiều ngân hàng, do đó các ngân hàng chủ nợ liên quan cần liên kết, hợp tác xử lý khi có nợ xấu. phát sinh. Ngân hàng chủ nợ cho các khách hàng mới vay để mua lại các tài sản của khách hàng cũ với thời hạn vay dài hơn. Đương nhiên, khách hàng mới phải khỏe mạnh hơn khách hàng cũ.

- Bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ

Chủ nợ tự tổ chức quản lý hoặc bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc để tiếp tục theo dõi các khoản nợ nhằm thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo khoản nợ, khai thác tài sản đảm bảo, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của DN phá sản... Đây là hướng đi được một số NHTM thực hiện. Tuy nhiên, thực hiện giải pháp này, các chủ nợ vẫn mất nhiều thời gian và tiền bạc để thu hồi nợ xấu, vẫn phải duy trì một bộ máy, bộ phận riêng để quản lý nợ xấu, cho nên không khả thi.

- Thu nợ có chiết khấu

Đây là hình thức giảm giá trị khoản nợ phải trả cho DN khách nợ, giá trị triết khấu do chủ nợ và DN thoả thuận nhưng theo hướng có lợi cho DN nhằm thúc đẩy


khách nợ thanh toán dứt điểm khoản nợ, chủ nợ tuy chịu thiệt một chút nhưng cũng sớm thu hồi được một phần vốn và cắt bỏ được "cục nợ" dây dưa này.

- Quy định trích lập dự phòng đối với các doanh nghiệp

Về phía doanh nghiệp, khi phát sinh các khoản phải thu khó đòi, doanh nghiệp phải tiến hành trích lập dự phòng. Về cơ bản, trích lập dự phòng sẽ giúp doanh nghiệp bù đắp khoản lỗ do không thu được nợ, ngăn chặn nợ xấu có thể xuất hiện. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể xử lý nợ xấu thông qua việc bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp. Việc bán nợ này cũng có thể coi là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất, giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.

1.4. Một số phương hướng hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng.

- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và đảm bảo tiền vay; xem xét và quyết định việc cho vay có đảm bảo bằng tài sản, cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tránh các vướng mắc khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay. Đặc biệt chú trọng việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, không để nợ xấu gia tăng.

- Phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản; sắp xếp lại bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế.

- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng phù hợp với hoạt động kinh doanh,

đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro các khoản nợ của NHTM.

- Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của NHTM.

- Thực hiện các quy định đảm bảo kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động tín

dụng:

+ Xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về

quản lý rủi ro; trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng cho vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.

+ Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời


hạn cho vay với nguồn vốn huy động.

+ Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, thanh toán đối với một khách hàng và các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh.

- Đối với trường hợp chai ỳ nhận nợ và trả nợ vay, các tổ chức tín dụng cần áp dụng các biện pháp cương quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tòa án.

- Phân tán rủi ro cho vay: không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực kinh tế có rủi ro cao.

- Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ

- Bảo hiểm tiền vay, nghĩa là ngân hàng chuyển toàn bộ rủi ro cho cơ quan bảo hiểm chuyên nghiệp.

- Phải có chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro.

- Thực hiện quản lý rủi ro tín dụng thông qua công cụ tín dụng phái sinh – Credit Derivatives (Dẫn xuất tín dụng).

Công cụ phái sinh là các hợp đồng tài chính được ký kết bởi các bên tham gia giao dịch tín dụng (ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, nhà đầu tư…) nhằm đưa ra những khoản đảm bảo chống lại sự dịch chuyển bất lợi về chất lượng tín dụng của các khoản đầu tư, hoặc những tổn thất liên quan đến tín dụng. Đây là công cụ hiệu quả giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất.

Những hợp đồng mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư, người nhận nợ và ngân hàng những kỹ thuật mới bổ sung cho các biện pháp bán nợ, phân tán rủi ro bằng bảo hiểm, nhằm quản lý hiệu quả rủi ro tín dụng vì trên thực tế, khi người đi vay bị phá sản, ngân hàng và nhà đầu tư sẽ phải gánh chịu thiệt hại từ các khoản đầu tư. Tuy nhiên khoản thiệt hại này vẫn có thể bù đắp bởi thu nhập từ các công cụ tín dụng phái sinh. Vì vậy, nếu sử dụng linh hoạt, các công cụ tín dụng phái sinh sẽ làm giảm các loại rủi ro nói chung cho các ngân hàng, nhà đầu tư.


KẾT LUẬN CHƯƠNG I


Như vậy, trong chương 1, đề tài đã hệ thống hóa được những vấn đề hết sức cơ bản về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của một ngân hàng thương mại. Người quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng cần hiểu được rằng quản lý rủi ro tín dụng là một hệ thống kết hợp của nhiều hoạt động, nhưng nói một cách cơ bản gồm một chuỗi công việc từ nhận dạng rủi ro, đo lường và đánh giá rủi ro, giám sát và báo cáo rủi ro cho đến kiểm soát và giảm thiểu rủi ro. Từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Quảng Bình. Cụ thể, tác giả tập trung nghiên cứu, đánh giá các khía cạnh sau:

- Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm từ 2010

đến 2012;

- Đánh giá hiệu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Đơn vị;

Mỗi khía cạnh đều có những điểm mạnh, điểm chưa mạnh nhất định, để hỗ trợ cho tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Quảng Bình một cách chính xác, khách quan. Từ đó để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Quảng Bình trong thời gian tới, phù hợp với sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng nói riêng, và sự phát triển của xã hội Việt Nam nói chung.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH


2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình.

2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình.

Trong 5 năm 2005 - 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh đạt bình quân 9,54%/năm, trong khi đó, bình quân GDP cả nước đạt 6,9%; bình quân GDP đầu người năm 2010 đạt 13,85 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 2,4 lần so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 29,30% năm 2005 lên 33,47% năm 2010; tỷ trọng nông nghiệp từ 34,41% năm 2005 xuống còn 28,87% năm 2010. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 36,29% lên 37,66% năm 2010.

Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: Gía trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng khá, bình quân giai đoạn 2005 - 2010 đạt 15,13%. Những năm gần đây, Quảng Bình tập trung phát triển công nghiệp mũi nhọn với các nhóm sản phẩm có lợi thế, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường như: xi măng, bột đá trắng, đồ gỗ, vật liệu ốp lát, dệt may, hải sản, đồ uống, thực phẩm (chè dứa, bột sắn), lắp ráp ô tô, xe máy, đồ điện tử. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kêu gọi xây dựng các khu công nghiệp nhỏ ở các huyện. Nhiều nhà máy lớn được xây dựng và nâng cấp; xây dựng các công trình thủy điện với tổng công suất trên 724 MW; …

Trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp Quảng Bình có bước tiến quan trọng. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm qua đạt 5,26%. Dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng, rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực, vùng miền. Giá trị sản xuất dịch vụ tăng nhanh, đạt 13,47% trong giai đoạn 2005 - 2010. Giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân hàng năm đạt 22,90%. Số lượng khách du lịch tăng bình quân 16%/năm. Các ngành dịch vụ khác như: vận tải, bưu chính viễn thông (đến năm 2010 đạt chỉ số 48,7 thuê bao điện thoại/100 dân). Dịch vụ ngân hàng phát


triển mạnh, nguồn vốn huy động tăng 37,7%, tổng dư nợ tăng 34,2% so với năm 2009 ( trong đó chủ yếu là dư nợ cho vay trung và dài hạn).

Bên cạnh tình hình kinh tế có chiều hướng phát triển tốt. Văn hóa xã hội đã được chăm lo và có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.

Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào, gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam...

Trãi qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử của đất nước, BIDV đã được gắn với những tên gọi khác nhau qua các thời kỳ:

- Từ những ngày đầu của công cuộc khôi phục Miền Bắc sau kháng chiến chống pháp, ngày 26/04/1957, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã ký quyết định số 177/TTG thành lập Ngân hàng kiến thiết Việt Nam - Tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam để phục vụ nhiệm vụ cung ứng và quản lý nguồn vốn của Nhà nước cho công cuộc xây dựng miền Bắc.

- Từ 1981 – 1989 mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989).

- Từ 1990: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

- Ngày 01/5/2012 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chuyển sang mô hình Ngân hàng TMCP.

Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là người lính xung kích của Đảng, Nhà nước trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước...


Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã trao tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh và trong dịp lễ kỷ niệm 55 năm, BIDV đã vinh dự đón nhận huân chương độc lập hạng nhất, phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng, ghi nhận sự nổ lực đóng góp của tập thể cán bộ CNV BIDV trong chặng đường hơn nữa thế kỷ qua.

Ngày 01/02/1978 Ngân hàng Kiến thiết Trung ương quyết định thành lập lại Chi điếm Khu vực III Ngân hàng Kiến thiết Bắc Quảng Bình phụ trách cấp phát 3 huyện Tuyên Hoá, Minh Hoá và Quảng Trạch, đóng tại thị trấn Ba Đồn.

Ngày 13/08/1988 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đã có quyết định số 193/TCCB/QĐ thành lập chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Ba Đồn trực thuôc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Bình Trị Thiên

Tháng 7/1989, tỉnh Quảng Bình được tái lập trở về địa giới cũ và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Quảng Bình được thành lập. Theo đó ngày 22/07/1989, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đã ra quyết định số 157/QĐ- TCCB thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Ba Đồn trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh Quảng Bình hoạt động theo mô hình Chi nhánh Cấp II.

Thực hiện Quyết định 888/2005/QĐ- NHNN ngày 16/6/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam, V/v Ban hành quy định việc mở, thành lập, chấm dứt hoạt động của Sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của Ngân hàng thương mại. Các Ngân hàng thương mại thực hiện theo mô hình Hội sở chính, các Chi nhánh Cấp I và các Phòng Giao dịch, Điểm giao dịch, Quỹ Tiết kiệm, không có mô hình chi nhánh Cấp II. Vì vậy, ngày 25/09/2006 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có Quyết định số 320/QĐ-HĐQT về việc mở Chi nhánh cấp I Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ba Đồn trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ ngày

Ngày đăng: 08/05/2023