Tỷ Lệ Nợ Quá Hạn Trên Tổng Dư Nợ Tại Bidv Bắc Quảng Bình


Khởi kiện thu hồi nợ xấu

Căn cứ vào hồ sơ khách hàng nợ quá hạn do cán bộ QTTD chuyển sang, cán bộ QHKH /Bộ phận xử lý nợ thực hiện thu hồi nợ theo đúng quy định chức năng, nhiệm vụ, cán bộ QHKH /Bộ phận xử lý nợ. Cán bộ QHKH /Bộ phận xử lý nợ sẽ dùng một số biện pháp xử lý nợ như: Đốc nợ (là việc áp dụng các biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ mà chưa phải áp dụng biện pháp khởi kiện); Khởi kiện (là biện pháp thu hồi nợ bằng việc tham gia tố tụng bắt đầu từ giai đoạn khởi kiện cho đến khi hoàn tất việc thi hành án để thu hồi nợ); Xử lý tài sản đảm bảo; Và một số biện pháp khác như: Chuyển nợ sang Ngân hàng khác, bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ,…

Việc khởi kiện khách hàng là một vấn đề nhạy cảm, do đó Ngân hàng luôn tuân thủ trình tự, quy trình trước khi khởi kiện một khách hàng, để đảm bảo không có sơ suất xảy ra mà phần thiệt hại thuộc về phía ngân hàng. Nhìn chung thì ngân hàng luôn thận trọng trước khi đệ đơn khởi kiện khách hàng.

Miễn, giảm lãi

Khi khách hàng gặp khó khăn trong việc trả lãi vay và có đề nghị nộp hồ sơ đề nghị miễn, giảm lãi vay, cán bộ QHKH sẽ tiếp nhận hồ sơ (bao gồm: Kế hoạch trả nợ và cam kết trả nợ; Tài liệu chứng minh nguyên nhân, những mức độ tổn thất về tài sản; khó khăn về tài chính; Báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất).

Sau đó, cán bộ QHKH sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, các thông tin, số liệu được cung cấp và đối chiếu với thực tế, lập tờ trình miễn, giảm lãi kèm hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ký. Trong tờ trình phải nêu rõ: quá trình cho vay, thu nợ và các biện pháp đang áp dụng; mức độ tổn thất tài sản và khó khăn tài chính của khách hàng; và đề xuất mức miễn, giảm lãi.

Sau khi cấp có thẩm quyền xem xét hồ sơ vay và có ý kiến đề nghị mức miễn, giảm lãi, cán bộ QHKH sẽ trình lên phó gián đốc phụ trách/Hội đồng tín dụng (theo trình tự giống như bước quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng).


Sau khi nhận được phúc đáp của phó giám đốc phụ trách/Hội đồng tín dụng chấp thuận miễn, giảm lãi vay, cán bộ QHKH thông báo cho cán bộ QTTD thực hiện việc miễn, giảm lãi vay trên Hệ thống BDS.

Thanh lý - Tất toán khoản vay

Hồ sơ vay sẽ được thanh lý khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay, lãi vay và các chi phí khác có liên quan. Cán bộ giao dịch thu hồi vốn, lãi, phí,… lần cuối trên tài khoản tiền vay của khách hàng. Cũng như các khoản phải thu trên tài khoản vay này để xác định xử lý, tất toán khoản vay.

Khi khách hàng có đề nghị giải chấp tài sản, cán bộ QTTD sẽ tiếp nhận, kiểm tra dư nợ của khách hàng và làm giấy đề nghị giải chấp tài sản theo mẫu và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Sau khi nhận được đề nghị giải chấp, cán bộ QTTD sẽ tiến hành làm thủ tục giải chấp tài sản thế chấp. Cán bộ QTTD sẽ kiểm tra lại quá trình thanh toán của khách hàng trên tất cả số dư (vốn, lãi, phí, phạt,…).

Các bước thực hiện này, ở ngân hàng luôn tuân thủ triệt để quy trình để hạn chế sai sót xảy ra.

b). Chính sách tín dụng của BIDV Bắc Quảng Bình

Hiện nay, trọng tâm chính sách tín dụng của BIDV Bắc Quảng Bình là nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường giải quyết nợ tồn đọng và hạn chế tối đa nợ quá hạn phát sinh mới để việc cho vay từng bước được chuẩn hoá theo thông lệ quốc tế.

Đối với những nhóm khách hàng khác nhau, BIDV Bắc Quảng Bình áp dụng những chính sách khác nhau, phù hợp với từng đối tượng. Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tín dụng đồng thời đó cũng là biện pháp hạn chế RRTD. Việc xây dựng chính sách khách hàng phù hợp BIDV Bắc Quảng Bình đã tiến hành từ nhiều năm nay, nhất là 3 năm trở lại đây. Để thực hiện chính sách trên, trong thời gian qua BIDV Bắc Quảng Bình đã tập trung củng cố chất lượng tín dụng bằng các biện pháp như:

Đối với những khách hàng truyền thống, có uy tín với ngân hàng, hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao trong thời gian gần đây, Chi nhánh cho vay với lãi suất


ưu đãi hơn, thủ tục vay có thể đựoc rút gọn, hoặc cho vay không cần tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó đối với những khách hàng có truyền thống trong việc chậm trả nợ lãi và nợ gốc Chi nhánh tiến hành cho vay với qui trình chặt chẽ, yêu cầu tài sản đảm bảo có khả năng thanh khoản cao, giám sát cho vay chặt chẽ hơn, và có thể từ chối cho vay.

Giảm dần dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước có tình hình hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, năng lực tài chính yếu, đồng thời hạn chế đầu tư vốn vào các dự án lớn, kết hợp cho vay trung dài hạn kèm ngắn hạn để phát triển khách hàng mới. Tăng cường việc kiểm soát việc cho vay đầu tư trung dài hạn các dự án lớn đã được phê duyệt.

Chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng nâng cao tỷ lệ dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có tình hình kinh doanh hiệu quả, đặc biệt quan tâm đến công tác tiếp thị khối doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhìn chung, chính sách tín dụng của BIDV Bắc Quảng Bình phù hợp và đảm bảo đúng chính sách, định hướng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng gắn liền với kiểm soát rủi ro để hội nhập quốc tế theo đúng lộ trình.

c). Xếp hạng tín dụng

Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV Bắc Quảng Bình sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng; kết hợp phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng. Trong mỗi nhóm chi tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ bao gồm nhiều chỉ tiêu nhỏ, số lượng các chỉ tiêu nhỏ; thang điểm và trọng số của mỗi chỉ tiêu sẽ là khác nhau đối với mỗi loại khách hàng hay ngành kinh tế khác nhau.

NHTMCP ĐT&PTVN xây dựng 3 hệ thống chấm điểm khác nhau cho 3 loại khách hàng chính là:

- Khách hàng là tổ chức tín dụng.

- Khách hàng là tổ chức kinh tế.

- Khách hàng là cá nhân.


- Nguyên tắc chấm điểm.

Thông thường một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 khoảng giá trị chuẩn tương ứng là 5 mức điểm: 20-40-60-80-100, như vậy đối với mỗi chỉ tiêu điểm của khách hàng sẽ là 1 trong 5 mốc điểm vừa nêu. Tùy thuộc vào mức thực tế khách hàng đạt được nằm trong khoảng giá trị chuẩn nào trong số các khoảng giá trị chuẩn đã được xác định.

Tùy theo mức độ quan trọng, giữa các chỉ tiêu và nhóm các chỉ tiêu sẽ có trọng số khác nhau. Trọng số của mỗi chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu phụ thuộc vào đặc thù riêng có của mỗi loại khách hàng, ngành kinh tế và tính chất sở hữu doanh nghiệp. Do đó, điểm dùng để tổng hợp xếp hạng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số.

Với nguyên tắc như vậy, các trường hợp khách hàng luôn trả nợ đúng hạn nhưng có tình hình tài chính yếu kém sẽ không được xếp ở nhóm hạng tốt nhất.

Trong cách xác định điểm để xếp hạng cho khách hàng căn cứ vào chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Cụ thể:

- Các chỉ tiêu tài chính thường liên quan là: chỉ tiêu về khả năng thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ và chỉ tiêu thu nhập. Tỷ trọng đối với chỉ tiêu tài chính là 35% (nếu báo cáo tài chính được kiểm toán) và 30% (nếu báo cáo tài chính được kiểm toán). Điểm số tối đa cho chỉ tiêu tài chính là 100 điểm.

- Các chỉ tiêu phi tài chính thường liên quan là: khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ với ngân hàng, các yếu tố bên ngoài, các đặc điểm hoạt động khác. Tỷ trọng đối với chỉ tiêu phi tài chính là 65%. Điểm số tối đa cho chỉ tiêu phi tài chính là 100 điểm.

Tổng điểm của một khách hàng được xác định bằng: điểm tài chính (x) tỷ trọng + điểm phi tài chính (x) tỷ trọng. Điểm tối đa là 100 điểm.

Nhóm các khách hàng được xếp hạng cao thường phải đảm bảo được các yếu tố sau: có tình hình tài chính tốt (thể hiện qua báo cáo tài chính), trình độ cũng như cách điều hành của lãnh đạo tốt, có thời gian quan hệ với ngân hàng nhiều (ngân


hàng có điều kiện để đánh giá), ngành nghề kinh doanh khó. Nhóm các khách hàng

được xếp hạng thấp thì ngược lại.

Căn cứ vào tổng số điểm đạt được khách hàng sẽ được phân loại vào một trong các mức sau:

Nhóm

khách hàng

Mức

xếp hạng

Ý nghĩa


1


AAA

Khách hàng đặc biệt tốt, kinh doanh hiệu quả cao, luôn tăng trưởng cao, tiềm năng tài chính cực mạnh đáp ứng tốt các nghĩa vụ trả nợ. Cho vay khách hàng này ngân hàng có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Khách hàng đạt ở mức xếp hạng này phải có tổng điểm tài chính

và phi tài chính là từ 90-100.


2


AA

Khách hàng rất tốt, kinh doanh hiệu quả cao, tăng trưởng vững chắc, tiềm năng tài chính tốt đảm bảo các nghĩa vụ tài chính đã cam kết. Cho vay khách hàng này ngân hàng có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Khách hàng đạt ở mức xếp hạng này phải có tổng điểm tài chính

và phi tài chính là từ 83-90.


3


A

Khách hàng rất tốt, kinh doanh hiệu quả cao và luôn tăng trưởng, tình hình tài chính ổn định khả năng trả nợ đảm bảo. Cho vay khách hàng này ngân hàng có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Khách hàng đạt ở mức xếp hạng này phải có tổng điểm tài chính và phi tài

chính là từ 77-83.


4


BBB

Khách hàng tương đối tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng nhạy cảm với các thay đổi về điều kiện ngoại cảnh. Tình hình tài chính ổn định. Cho vay khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu

suy giảm khả năng trả nợ. Khách hàng đạt ở mức xếp hạng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Quảng Bình - 8


Nhóm

khách hàng

Mức

xếp hạng

Ý nghĩa



này phải có tổng điểm tài chính và phi tài chính là từ 71-

77.


5


BB

Khách hàng bình thường, hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng hiệu quả không cao và rất nhạy cảm với các thay đổi về điều kiện ngoại cảnh. Khách hàng này có một số yếu điểm về tài chính, về khả năng quản lý. Cho vay khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ. Khách hàng đạt ở mức xếp hạng này phải có tổng điểm tài chính và phi

tài chính là từ 65-71.


6


B

Là khách hàng cần chú ý, hoạt động kinh doanh hầu như không hiệu quả, năng lực tài chính suy giảm, trình độ quan lý còn nhiều bất cập. Dư nợ của các khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Khách hàng đạt ở mức xếp hạng này phải có tổng điểm tài chính và phi tài

chính là từ 59-65.


7


CCC

Là khách hàng yếu, hoạt động kinh doanh cầm chừng, năng lực quản trị không tốt, tài chính mất cân đối và chịu tác động lớn khi có thay đổi về môi trường kinh doanh. Dư nợ của các khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Khách hàng đạt ở mức xếp hạng này phải có

tổng điểm tài chính và phi tài chính là từ 53-59.


8


CC

Là khách hàng yếu kém, hoạt động kinh doanh cầm chừng, không thực hiện đúng các cam kết trả nợ. Dư nợ các khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Khách hàng đạt ở mức xếp hạng này phải có tổng điểm tài

chính và phi tài chính là từ 44-53.


Nhóm

khách hàng

Mức

xếp hạng

Ý nghĩa


9


C

Là khách hàng rất yếu, hoạt động kinh doanh thua lỗ và có rất ít khả năng phục hồi. Dư nợ của các khách hàng này có khả năng tổn thất rất cao. Khách hàng đạt ở mức xếp hạng

này phải có tổng điểm tài chính và phi tài chính là từ 35-44.


10


D

Là khách hàng đặt biệt yếu kém, hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài và không còn khả năng phục hồi. Dư nợ của các khách hàng này không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Khách hàng đạt ở mức xếp hạng này phải có tổng điểm tài

chính và phi tài chính dưới 35.

Bảng 2.4: Xếp hạng và phân nhóm khách hàng


(Nguồn: Quyết định 1138/QĐ-HĐQT ngày 11/11/2011 của HĐQT -BIDV)

Tóm lại, việc thực hiện theo đúng Quy trình mà BIDV đã ban hành là trách nhiệm bắt buộc đối với mỗi cán bộ BIDV. Tại Chi nhánh Bắc Quảng Bình, ngoài việc sao gửi tài liệu hướng dẫn, đào tạo cho đội ngũ cán bộ, phía Ban lãnh đạo Chi nhánh cũng đã có nhiều cuộc họp để quán triệt đến từng cán bộ thực hiện và làm đúng theo quy trình. Hiện nay, tại Chi nhánh đã thực hiện cho vay theo đúng quy trình mà BIDV đã ban hành.

Tại BIDV Bắc Quảng Bình khách hàng xếp loại từ A – AAA chiếm khoảng 90% tổng số khách hàng là tổ chức. Đây là các khách hàng đang được Chi nhánh cho vay, bảo lãnh để phục vụ hoạt động kinh doanh. Nhóm khách hàng từ BBB trở xuống chiếm 10% còn lại. Ngoài một số các khách hàng thuộc diện nợ xấu, thì Chi nhánh vẫn xem xét hỗ trợ cho vay đối với một số khách hàng thuộc trong nhóm này để phục hồi khả năng kinh doanh.

2.3.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả quản trị RRTD tại BIDV Bắc Quảng

Bình

a). Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn


Nợ quá hạn là một trong những biểu hiện rõ ràng và nguy hiểm nhất của RRTD trong hoạt động cho vay. Vì vậy, trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng luôn tìm cách giảm thiểu và kiểm soát chặt tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tín dụng.


Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại BIDV Bắc Quảng Bình

Đơn vị: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Số tiền

Tỷ lệ

NQH/TDN

Số tiền

Tỷ lệ

NQH/TDN

Số tiền

Tỷ lệ

NQH/TDN

Tổng dư nợ

920


994


1,204


Nợ quá hạn

14.6

1.6%

29.6

3.0%

23.6

2.0%

Dưới 180 ngày

12.4

1.3%

19.0

1.9%

9.7

0.8%

Từ 180 - 360 ngày


0.0%

3.3

0.3%

4.1

0.3%

Trên 360 ngày

2.2

0.2%

7.3

0.7%

9.7

0.8%

(Nguồn: Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu giới hạn tín dụng 2010-2012)

Theo bảng số liệu trên, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2011 cao (3.0%) là do nguyên nhân khách quan của thị trường, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân khi lãi suất ngân hàng tăng cao các doanh nghiệp, cá nhân khó khăn trong việc trả lãi dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tăng đột biến như vậy. Tập trung lớn nhất vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, vận tải và khách hàng cá nhân SXKD và tiêu dùng. Trong năm 2012 chi nhánh đã xử lý nợ xấu tốt hơn, việc tìm hiểu những nguyên nhân và đề ra những giải pháp quản trị RRTD hiệu quả hơn nên tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ giảm so với năm 2010 và 2011. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2011 là 3.0% và đến năm 2012 tỷ lệ này giảm xuống còn 2.0%. Có thể nói chất lượng tín dụng của BIDV Bắc Quảng Bình càng một tốt hơn và đang nằm trong mức độ an toàn cho phép.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023