Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng - 21

thủ, từng bước xây dựng được hệ thống dữ liệu đáp ứng nhu cầu quản trị RRTD theo chuẩn quốc tế,…Bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế trong quản trị RRTD như sự phối kết hợp giữa các bộ phận trong quản trị RRTD chưa thực sự tốt, khả năng nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng còn hạn chế, hoạt động thu thập dữ liệu còn gặp nhiều khó khăn,…

Về một số nhân tố ảnh hưởng gồm 08 nhân tố: Nhân tố bên trong là: Quy mô ngân hàng, Chính sách cho vay, Nguồn nhân lực, Quản lý hồ sơ, Hệ thống tổ chức ngân hàng; Nhóm nhân tố bên ngoài là: Kinh tế xã hội, Chính sách Nhà nước, Uy tín khách hàng. Những nhân tố này đều có ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều với khả năng trả nợ của khách hàng.

Về giải pháp, định hướng: Trên cơ sở thực tiễn tình hình quản trị RRTD tại VPBank, luận án đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị RRTD tại VPBank bao gồm 04 giải pháp: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng; hoàn thiện cơ cấu quản trị RRTD ngân hàng; xây dựng hệ thống thông tin RRTD thích hợp; tăng cường nâng cao quản trị danh mục RRTD; tiếp tục hoàn thiện hệ thống cảnh báo rủi ro sớm; tăng cường quản lý trước, sau khi cấp tín dụng và một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý vĩ mô.

Khi thực hiện luận án, tác giả nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của quản trị RRTD trong các NHTM nói chung và của VPBank nói riêng. Chính vì vậy, trong nghiên cứu của mình, tác giả có tổng hợp một cách khoa học các luận điểm cơ bản về quản trị RRTD, kinh nghiệm quản trị RRTD căn cứ trên những lý thuyết này tác giả đã đi nghiên cứu trường hợp quản trị RRTD trong thực tế tại VPBank, từ đó rút ra được những mặt đã thực hiện tốt và những mặt còn tồn tại trong công tác quản trị RRTD tại ngân hàng này, đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra được ảnh hưởng của một số nhân tố tới quản trị RRTD tại VPBank và kiến nghị một số giải pháp giúp VPBank hoàn thiện quản trị RRTD trong hoạt động của ngân hàng.

Hạn chế của luận án: Về phương diện lý thuyết, quản trị RRTD có rất nhiều hướng tiếp cận nghiên cứu như tiếp cận theo hướng từ các nhà quản trị điều hành vĩ mô kinh tế, hoạch định chính sách; từ những công ty xếp hạng tín dụng độc lập, … tuy nhiên trong giới hạn luận án của mình, tác giả chưa tiếp cận được nghiên cứu quản trị RRTD theo những hướng này. Về mặt thực tiễn: tác giả mới chi có thể thực

hiện khảo sát được các cán bộ, nhân viên của VPBank và khách hàng tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, chưa tiến hành khảo sát được trên phạm vi hệ thống các địa điểm giao dịch của VPBank trên toàn quốc.

Quản trị RRTD trong các NHTM là đề tài phong phú, phức tạp và phạm vi nghiên cứu rộng, mặc dù đã cố gắng hết sức trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, tác giả kính mong nhận được sự đóng góp và chỉ dẫn của các Thầy Cô giáo cùng các nhà khoa học, đồng nghiệp và người quan tâm để luận án được hoàn thiện hơn.

Gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo:

- Một số hạn chế, bất cập khi áp dụng quản trị RRTD tại NHTM theo hướng chuẩn quốc tế.

- Xây dựng các thang đo và mô hình đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị RRTD trong hệ thống NHTM tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

- Một số nội dung quản trị RRTD sẽ cần điều chỉnh khi Việt Nam áp dụng theo chuẩn quy định quốc tế.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng - 21


1. Lê Thu Hương. 2016. “Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, Số 2 (39) 2016, tr 64-69;

2. Lê Thu Hương.2016. “Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng”, Tạp chí tài chính, số 3 – 2016, tr20-22;

3. Lê Thu Hương. 2017. “Tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả hoạt động tái cơ cấu của các ngân hàng thương mại ở nước ta trong những năm gần đây

.Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán – HV Tài chính, số tháng 1/2017, tr…;

4. Lê Thu Hương.2018.” Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại thông qua nhận diện rủi ro tài chính của khách hàng được cấp tín dụng: Nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh thương mại ô tô”, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán – HV Tài chính, số tháng 01(174)2018, tr…;

5. Lê Thu Hương.2018. “Một số lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại”, Tạp chí tài chính, Kỳ 2- tháng 11/2018(693), tr 32-36;

6. Lê Thu Hương.2019. “ Đánh gia về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 09 tháng 03/2019, tr 91-94;

7. Lê Thu Hương.2019. “ Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng”, Tạp chí Công Thương, số 08 tháng 05/2019, tr 378-383.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Tuấn Anh .2012. “ Quản trị RRTD của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam”, Luận án TSKT, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội;

2. Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch.2015. “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng- Bằng chứng thực nghiệm tại các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang, số 1(1), tr27-39;

3. Nguyễn Thị Vân Anh.2014.“ Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel 2 - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế”, Tạp chí thị trường tiền tệ, số 20 - tháng 10/2014 trang 36 - 39;

4. Nguyễn Thị Vân Anh.2017.“Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế tại NHTMVN”, Luận án TSKT, Học viện KHXH;

5. Báo cáo thường niên VPBank từ năm 2010 đến đến T6/2019, https://www.vpbank.com.vn/bai-viet/danh-cho-nha-dau-tu/bao-cao-thuong-nien (20/02/2019).

6. Chiến lược và khẩu vị rủi ro tại VPBank, https://www.vpbank.com.vn/bai- viet/he-thong-kiem-soat-tuan-thu-vpbank/quan-tri-rui-ro-nen-tang-bao-dam-toan- trong-he-thong (18/01/2019).

7. Nguyễn Thị Cúc.2014.“Quản lý nợ xấu tại Agribank”, Luận án TSKT, Học viện Tài chính;

8. Lê Thị Huyền Diệu .2010. “Luận cứ khoa học về xác đinh mô hình quản lý RRTD tại hệ thống NHTM Việt Nam”, Luận án TSKT, Học viện ngân hàng Hà Nội;

9. Lâm Chí Dũng &Phan Đình Anh.2009. “Sử dụng mô hình KMV, Merton lượng hóa mối quan hệ giữa bảo đảm tài sản, tỷ lệ phân bổ vốn vay với rủi ro tín dụng”, tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng - số 2(31). 2009;

10. Phạm Ngọc Duy & Đinh Xuân Hạng .2013. Giáo trình Tài chính - Tiền tệ, NXB Tài chính;

11. Tô Ánh Dương.2004. “Những giải pháp để hệ thống NHTM Việt nam tiếp cận và áp dụng chuẩn mực và đánh giá an toàn ngân hàng theo Hiệp ước Basel”, đề tài NCKH của Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam;

12. Nguyễn Thị Thùy Dương.2012. “Quản lý danh mục cho vay tại Agribank”, Luận án TSKT, Học viện Ngân hàng;

13. Nguyễn Đăng Đồn.2009, Quản trị NHTM hiện đại, NXB Phương Đông;

14. Nguyễn Thị Thu Đông.2012. “Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP Công thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”, Luận án TSKT, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội;

15. Chu Thị Hương Giang.2012. “Ứng dụng Hiệp ước Basel 2 vào hệ thống QTRR tại các NHTM Việt Nam”, Luận án TSKT, Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh;

16. Hoàng Huy Hà .2014. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành: “Việc áp dụng những tiêu chuẩn an toàn hoạt động và quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”;

17. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia .2017. Áp dụng Basel 2 trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam: cơ hội - thách thức và lộ trình thực hiện, Trường Đại học Kinh tế quốc dân & Ngân hàng Bưu điện Liên Việt;

18. Lê Thị Hạnh.2017. “Quản trị RRTD tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel 2”, Luận án TSKT, Học viện Tài chính;

19. Nguyễn Quang Hiện.2016. “Quản trị RRTD tại NHTM Cổ phần Quân đội”, Luận án TSKT, Học viện Tài chính;

20. Lê Văn Hinh & Đào Minh Phúc.2012.“Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với quản lý rủi ro tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng số 24 - tháng 12/2012, trang 20 - 26;

21. Lưu Thị Hương & Vũ Duy Hào.2006. “Quản trị tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài Chính Hà Nội;

22. Khó khăn và thách thức của các ngân hàng trong quá trình triển khai Basel 2,https://luanvanaz.com/kho-khan-va-thach-thuc-cua-cac-ngan-hang-trong- qua-trinh-trien-khai-basel-ii.html (15/01/2019).

23. Lịch sử hình thành và phát triển của VPbank , https://www.vpbank.com.vn/bai-viet/gioi-thieu-chung/lich-su-hinh-thanh-va-phat- trien (18/12/2019).

24. Tạ Đình Long.2016.“ Nâng cao năng lực quản trị RRTD tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam”, Luận án TSKT, Học viện Tài chính;

25. Lộ diện top 10 lợi nhuận Ngân hàng năm 2018, http://cafef.vn/lo-dien- top-10-loi-nhuan-ngan-hang-nam-2018-20190124171425859.chn (20/02/2019).

26. Trương Đông Lộc & Nguyễn Văn Thép.2014. “Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 105(2014), tr53-61;

27.Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.2010, http://www.sbv.gov.vn/ (25/08/2018);

28. Lê Thanh Ngọc, Đặng Trí Dũng & Lê Nguyễn Minh Phương.2015. “Mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn tự có và rủi ro của NHTM: Bằng chứng từ Việt Nam”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 25 (35) - T11,12/2015, trang 54 - 61;

29. Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản.2014.“Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học mở TP HCM, số (36)2014, tr16 - 26;

30. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và các quyết định, thông tư sửa đổi bổ sung kèm theo.2005, http://www.sbv.gov.vn/ (25/08/2018);

31. Quyết định số 22/VBHN-NHNN về Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.2014, http://www.sbv.gov.vn/ (25/08/2018);

32. Quyết định của TGĐ VPBank ban hành tài liệu hướng dẫn xếp hạng tín dụng ngày 01/12/2003;

33. Quy định về khẩu vị rủi ro của VPBank;

34. Quyết định số 1058/QĐ-TTg. 2017. Phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 , https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Quyet-dinh-1058-QD-TTg- 2017-Co-cau-lai-he-thong-cac-to-chuc-tin-dung-gan-voi-xu-ly-no-xau-356300.aspx (18/02/2019);

35. Quy định kiểm tra sức chịu đựng tín dụng tại VPBank.2013;

36. Quy định cảnh báo sớm rủi ro tín dụng dành cho khách hàng SME của VPBank.2014;

37. Lê Tấn Phước.2007. “Đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hồ Chí Minh”, Luận án TSKT, Đại học Kinh tế HCM;

38. Nguyễn Thị Hoài Phương.2012. “ Quản lý nợ xấu tại NHTM Việt Nam”, Luận án TSKT, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội;

39. Nguyễn Thị Thanh Sơn.2005.“Nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong các ngân hàng thương mại Việt Nam”, trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Nxb. Phương Đông, Hà Nội, tr. 174;

40. Trần Thị Việt Thạch.2016. “ Quản trị RRTD theo hiệp ước Basel 2 tại tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam”, Luận án TSKT, Học viện Tài chính;

41.Thông tư 41/2016/TT-NHNN về Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.2016 , http://www.sbv.gov.vn/ (25/08/2018); 42.Thông tư 44/2011/TT-NHNN về Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ

và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do.2011, http://www.sbv.gov.vn/ (25/08/2018);

43. Thông tư 13/2018/TTNHNN.2018. Hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien- te-Ngan-hang/Thong-tu-13-2018-TT-NHNN-kiem-soat-noi-bo-ngan-hang-thuong- mai-chi-nhanh-ngan-hang-nuoc-ngoai-341251.aspx (13/01/2019);

44. Thông tư 41/2016/TT-NHNN.2016. Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,https://thuvienphapluat.vn/van- ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-41-2016-TT-NHNN-ty-le-an-toan-ngan-hang-chi- nhanh-ngan-hang-nuoc-ngoai-336513.aspx (13/01/2019);

45. Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2018, https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=19041(18/0

2/2019);

46. Nguyễn Văn Tiến.2010. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê;

47. Nguyễn Đức Tú.2012. “Quản trị RRTD tại NHTM cổ phần Công thương Việt Nam”, Luận án TSKT, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội;

48. Lê Thanh Tùng.2014. “Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các ứng dụng trong quản trị RRTD theo Basel 2”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 15 - năm 2014, trang 18 – 21;

49. Nguyễn Đức Trung.2012. “Đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt Nam trên cơ sở áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn quốc tế Basel”, Luận án TSKT, Học viện Ngân hàng;

50.VPBank: Nợ xấu tăng lên 3.51%, thu nhập của nhân viên sụt giảm, https://vietstock.vn/2019/01/vpbank-no-xau-tang-len-351-thu-nhap-cua-nhan-vien- sut-giam-757-649540.htm (20/02/2019);

51.VPBank - 20 năm phát triển với chiến lược tổng thể, https://www.vpbank.com.vn/bai-viet/tin-vpbank/vpbank-20-nam-phat-trien-voi- chien-luoc-tong (12/12/2018).

Tiếng Anh

52. Andrew Kuritzkes, Til Schuermann, Scott M. Weiner. 2002. Risk Measurement, Risk Management And Capital Adequacy of Financial Conglomerates, The Wharton Financial Institutions Center;

53. Alman.2003.The use of credit scoring model and the importance of a credit Culture, Newyork University;

54. ANZ.2005 – 2014. Annual report;

55. ANZ .2009-2014. Basel, 2 Pilar 3 disclosure;

56. Bagchi S K. 2003. Credit Risk Management–A Panacea or Conundrum, SBI Monthly Review, vol. 42 No. 10, pp. 497-504;

57. Belás Jaroslav & Cipovová Eva. 2011. Internal Model of Commercial Bank as an Instrument for Measuring Credit Risk of the Borrower in Relation to Financial Performance (Credit Scoring and Bankruptcy Models), Journal of Competitiveness;

58. Basel Committee on Banking Supervision. 2001. Principles for the Management of Credit Risk;

59. Basel Committee on Banking Supervision. 2000. Basel Committee issues guidance on credit risk Management and Disclosure ; Assessment and Valuation for Loans;

60. Brend G . 2014. Hướng dẫn áp dụng ngắn gọn Basel 2;

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/12/2022