Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Huế - 12


pháp phân tích, ví dụ như lấy số liệu theo tháng từ khi mới thành lập, để kết quả dự báo đưa ra được chính xác, ít chênh lệch và khả năng sát với thực tế hơn.

- Với số liệu dự báo ở bài luận là nợ có khả năng mất vốn trong quý tới, Ngân hàng có thể mở rộng để tính toán nợ quá hạn hay nợ xấu để nhằm trích lập rủi ro, hoặc điều chỉnh hoạt động cho vay, quy trình thẩm định và quản lý rủi ro để các khoản nợ được an toàn, phù hợp với quy định về tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của NHNN.

- Bài luận sử dụng giả định nợ nhóm 5 là nợ không có khả năng thu hồi, tuy nhiên trên thực tế, bằng các nghiệp vụ ngân hàng vẫn có thể thu hồi được nợ, vậy Ngân hàng nên áp dụng số liệu chính xác về các khoản nợ không có khả năng thu hồi, nợ đưa ra ngoại bảng để số liệu dự báo mang tính khách quan và chính xác hơn.

- Với kết quả tính toán được ở các phương pháp và dự báo mức nợ có khả năng mất vốn có thể tăng trong quý tới, ngay từ bây giờ Ngân hàng nên thực hiện các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro trong quá trình thẩm định cho vay, đôn đốc thu hồi nợ và trích lập dự phòng (mức dự phòng cụ thể đối với nợ nhóm 5 là 100%) để giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra.


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

1.1. Đánh giá kết quả đạt được của đề tài


Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Huế - 12

Qua việc phân tích và đánh giá thực trạng của Ngân hàng trong khoảng thời gian 2012- 2014, ta thấy được rằng: trong vòng 3 năm qua, tình hình tài sản – nguồn vốn và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng khá tốt, các chỉ số về tài sản, nguồn vốn cũng như thu nhập, lợi nhuận của MB Huế liên tục tăng. So với các ngân hàng trên địa bàn, MB là ngân hàng có uy tín và tiềm lực tài chính mạnh, ngày càng tạo lập vị thế của mình trên thị trường.

Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Huế cũng chịu tác động không nhỏ, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu biến động mạnh và có lúc vượt quá ngưỡng cho phép của NHNN (năm 2013), dẫn đến hệ số rủi ro tín dụng tăng, bên cạnh đó hệ số thu nợ giảm qua các năm là thách thức lớn đặt ra đối với Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên MB Huế. Do đó, nâng cao chất lượng tín dụng thông qua hoàn thiện công tác quản trị RRTD là nhiệm vụ hàng đầu của MB Huế giai đoạn này.

Xét về cơ bản, đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Chi nhánh Huế” đã đạt được một số mục tiêu đề ra:

- Tìm hiểu các lý thuyết khoa học về ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng và các tiêu chuẩn, hệ thống chỉ tiêu định tính và định lường nhằm đo lường rủi ro.

- Đánh giá và phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng rủi ro tín dụng tại MB Huế dựa trên doanh số cho vay, mức thu nợ và dư nợ, tình hình nợ quá hạn, nợ xấu và các biện pháp, xử lý Chi nhánh áp dụng để quản trị rủi ro.

- Làm rõ các nguyên nhân bên trong và bên ngoài Ngân hàng dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.

- Thông qua số liệu nợ có khả năng mất vốn theo quý trong vòng 5 năm, đề tài đã xử dụng mô hình Value at Risk với các phương pháp tính toán khác nhau để đưa ra dự


báo về mức lỗ tối đa mà Ngân hàng có thể gặp phải trong quý tới để đưa ra biện pháp phòng ngừa và trích lập dự phòng rủi ro thích hợp.

- Đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng của công tác quản trị rủi ro của Chi nhánh: như nâng cao công tác thu thập thông tin, nâng cao chất lượng thẩm định, tích cực xử lý nợ xấu và nợ quá hạn, chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phân tán rủi ro và tối thiểu hóa RRTD.

1.2. Hạn chế của đề tài


- Do hạn chế về thời gian thực tập nên quá trình tìm hiểu, đánh giá thực trạng chưa sâu sát với tình hình thực tế tại Ngân hàng, đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro và đánh giá rủi ro tín dụng trong khoảng thời gian 3 năm từ 2012-2014 là tương đối ngắn, ngoài ra trong nghiên cứu trên mang tính chất chủ quan của người thực hiện nghiên cứu, tính chính xác chưa cao và cần phải có kiểm chứng thực tế.

- Những số liệu sử dụng trong bài hoàn toàn được cung cấp bởi phòng Kế toán MB Huế, nên chỉ đưa ra được những nhận định dựa trên số liệu này, vì vậy có những vấn đề chưa tiếp cận được và chưa sát với thực tế. Bên cạnh đó, các số liệu về tình hình tín dụng thu thập được vẫn chưa đảm bảo chắc chắn về tính khách quan dẫn đến ảnh hưởng đến một phần chất lượng phân tích đề tài.

- Mô hình VaR được sử dụng trong bài cũng có những hạn chế của nó, như việc giả định các yếu tố thị trường không thay đổi nhiều trong thời gian xác định VaR, hay áp đặt dãy số liệu tuân theo quy luật phân phối chuẩn, cùng với việc số liệu đại diện mẫu quá ít và thời gian nghiên cứu có hạn nên bài phân tích này chỉ mở ra những hướng phân tích, tiếp cận những vấn đề cho các nhà quản trị, quản lý rủi ro. Vì vậy, hạn chế lớn nhất trong bài luận này là những con số tính toán được sẽ khó có thể làm các nhà quản trị sử dụng mà chỉ có thể dùng để tham khảo.

1.3. Hướng phát triển của đề tài


Ngày nay vấn đề nợ xấu, làm cách nào để quản lý và sử dụng nợ xấu vẫn đang là câu hỏi được thảo luận hàng ngày trên các diễn đàn kinh tế. Việc quản lý tốt và đánh giá đúng rủi ro tín dụng là một phương pháp giúp ngân hàng kiểm soát tình trạng hoạt


động của Ngân hàng. Do những hạn chế nêu trên nên đề tài nghiên cứu vẫn chưa hoàn toàn mang tính đại diện cao và chưa phản ánh được sát thực tình hình công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Huế trong thời gian vừa qua. Chính vì vậy, những kết luận cũng như các biện pháp hạn chế rủi ro được đưa ra có thể vẫn chưa đáp ứng đúng với yêu cầu thực tiễn trong công tác quản trị rủi ro tại Chi nhánh hiện nay. Trên cơ sở đó, cần mở rộng đề tài theo các hướng sau:

- Phát triển nghiên cứu ở mức cao hơn và sâu sát hơn bằng cách đánh giá số liệu qua nhiều năm hơn, số liệu cung cấp thực tế và khách quan hơn, như vậy sẽ có những kết quả phân tích chính xác, kết quả vận dụng từ mô hình cũng sẽ có ít chênh lệch và có ý nghĩa thực tế.

- Song song với việc phân tích số liệu có thể trực tiếp điều tra khảo sát thực tế tình trạng rủi ro của ngân hàng để lấy đó làm căn cứ đối chiếu với kết quả phân tích số liệu, sẽ giúp cho việc đánh giá vấn đề chính xác nhất.

- Đồng thời, sau khi tính toán mô hình VaR, cần thiết phải thực hiện Backtesting để chắc chắn rằng kết quả xảy ra trong thực tế không vượt quá khoản lỗ tiềm năng VaR và tần số vi phạm chỉ tương ứng với một mức xác suất đã xác định trước.

Xu hướng mới được các nhà phân tích sử dụng hiện nay để quản trị rủi ro được hiệu quả hơn là kết hợp VaR và CVaR. VaR chỉ cho chúng ta các ngưỡng và dựa vào nó lập ra các quy tắc, các mức độ mang tính hệ thống để làm tiêu chuẩn khi đánh giá tình hình hoạt động, tài chính của doanh nghiệp trong những kỳ tiếp theo nhưng lại không cho biết được những biến động của những giá trị vượt ngưỡng chấp nhận đó như thế nào. Conditional Value at Risk (còn gọi là Expected Shortfall) ra đời giúp cho việc đo lường rủi ro hiệu quả hơn, nó là một thước đo rủi ro chặt chẽ với các thuộc tính như tính đơn điệu, tính lồi là những đặc điểm rất được quan tâm hiện nay. Không những thế CVaR còn xác định được tổn thất có thể gặp phải trong phần đuôi phân phối của dữ liệu hay lượng hóa được rủi ro tín dụng cực biên, đặc điểm mà VaR không hề làm được. Để tính toán được giá trị này, ta kết hợp dữ liệu sử dụng gói Performance Analytics trong P-project (phần mềm lập trình thống kê).


2. Kiến nghị


2.1. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Huế


- Để xử lý nợ xấu cũ, Ngân hàng cần sử dụng cân nhắc dự phòng rủi ro một cách phù hợp. Tìm mọi biện pháp để thanh lý, phát mại TSĐB cho các khoản nợ xấu để thu hồi. Chủ động phối hợp với khách hàng thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn tài chính tạm thời nhưng có triển vọng kinh doanh tốt. Bán nợ cho VAMC để có thể tập trung nguồn lực phát triển chiến lược kinh doanh.

- Cùng với việc xử lý nợ xấu cũ, Ngân hàng cần coi trọng đúng mức việc hạn chế nợ xấu mới nảy sinh bằng cách rà soát lại việc phân loại nợ, tiến tới phân loại nợ theo thông lệ quốc tế. Để làm được điều này, Ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn Basel II, dựa trên số liệu thống kê lịch sử của chính ngân hàng cho khách hàng vay để tính toán xác suất vỡ nợ, tổn thất có thể xảy ra.

- Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược phát triển tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong trung dài hạn cũng như kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn.

2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước


- NHNN cần phát triển hệ thống thông tin tín dụng một cách nhanh chóng, chính xác và phong phú, thu thập thêm thông tin qua các tổ chức quốc tế, phối hợp với cơ quan thuế, kiểm toán và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố lập mã số thuế doanh nghiệp để các tổ chức tín dụng có được thông tin một cách dễ dàng, tin cậy cao.

- NHNN cần phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, tiến tới các chuẩn mực quốc tế.

- NHNN cần hoàn thiện cơ chế, thể chế quản lý, các văn bản pháp quy để tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng, tăng cường công tác thanh tra, giám sát, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng hoạt động lành mạnh, minh bạch hóa và hiệu quả.


- Nâng cao năng lực xử lý nợ của VAMC thông qua việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc xử lý nợ xấu, hoạt động mua bán, chứng khoán hóa tài sản xấu của các cổ chức Tín dụng.

2.3. Đối với Chính phủ


-Phối hợp với cơ quan Nhà nước có liên quan như tòa án, cơ quan thi hành án, các bộ ngành, cơ quan địa phương tạo điều kiện và có cơ chế hỗ trợ quá trình thực hiện các biện pháp xử lý nợ tồn đọng cho ngân hàng.

-Chính phủ cần hoàn thiện các quy định về thuế, chế độ kế toán, báo cáo tài chính, chế độ hóa đơn để doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ, nâng cao tính chính xác của các số liệu kế toán. Đó là cơ sở giúp Ngân hàng ra quyết định tín dụng chính xác hơn.

-Trong việc ban hành và thực hiện các cơ chế chính sách pháp luật cần nắm bắt nhanh và kịp thời mọi sự phát triển của nền kinh tế xã hội, cần phải thu thập ý kiến đầy đủ, khách quan từ các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp để đảm bảo việc thực thi được chính xác, hiệu quả, công bằng và phù hợp với điều kiện thực tế.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt


[1]. Nhóm tác giả: Huỳnh Thanh Điền, Trần Nguyễn Nguyên Trinh, Trần Thị Bảo Lộc (2012), Ứng dụng mô hình Value at Risk vào quản trị rủi ro tín dụng cho hệ thống Ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

[2] Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, trang 287-320.

[3] Trầm Thị Xuân Hương, Hoàng Thị Minh Ngọc (2012), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế TP. HCM, trang 40-100.

[4] Đậu Thị Liên (2014), Khóa luận tốt nghiệpQuản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh Thừa Thiên Huế, trường Đại học Kinh tế Huế.

[5] Phan Thị Kiều Nhi (2014), Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội- Chi nhánh Huế, trường Đại học Kinh tế Huế.

[6] Nguyễn Trà Ngân (2011), Khóa luận tốt nghiệp Nhận diện và quản trị rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cố phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế, trường Đại học Kinh tế Huế.

[7] Nguyễn Phước Bảo Quyền (2013), Khóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Huế, trường Đại học Kinh tế Huế.

[8] Cao Hào Thi và Các cộng sự (1998) Bản dịch Crystal Ball Version 4.0, Chương trình Fulbright về Giảng dạy Kinh tế tại Việt Nam.

[9] Hoàng Như Thịnh (2013), Khóa luận Tốt nghiệp Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Á Châu (ACB), trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh.


Thông tư, Nghị định


[10] Luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội: Luật các Tổ chức tín dụng.


[11] Thông tư số 02/2013/TT-NHNN: Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.


Tiếng Anh:


[12] Edited by Greg N. Gregoriou, The VaR Implement Handbook.


[13] Joel Bessis (2012), Risk Management in Banking, 2nd Edition.


[14] Jon Danielsson (2011), Financial Risk Forecasting.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 06/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí