Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Có Chất Lượng Đáp Ứng Yêu Cầu Phát Triển Du Lịch

tuyên truyền, quảng bá về du lịch trên trang và phương tiện thông tin đại chúng, đáp ứng nhu cầu tra cứu, quảng bá thông tin du lịch của các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch và đông đảo du khách trong và ngoài nước.

+ Kết nối và hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, kinh doanh dịch vụ thuộc lĩnh vực du lịch; tổ chức thực hiện các tour tuyến và hoạt động lữ hành phục vụ mọi yêu cầu của khách du lịch.

+ Khai thác giá trị các tài nguyên du lịch của tỉnh Luang Pra Bang làm phong phú thêm các chương trình du lịch; tổ chức giới thiệu và phân phối sản phẩm lưu niệm du lịch, nông sản đặc trưng của tỉnh, góp phần xây dựng thương hiệu đặc sắc du lịch Luang Pra Bang… Giám đốc trung tâm do UBND tỉnh bổ nhiệm, bộ máy còn lại do Giám đốc trung tâm tự quyết định trên cơ sở phương án thành lập trung tâm đã được phê duyệt.

- Tăng cường phối hợp liên ngành giữa cơ quan quản lý chuyên ngành về du lịch với các cơ quan chức năng quản lý các lĩnh vực khác, đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư để thống nhất tham mưu với UBND tỉnh trong QLNN đối với lĩnh vực du lịch, nhất là trong việc xây dựng quy hoạch, xây dựng các chính sách phát triển du lịch và trong tổ chức sử dụng... Đảm bảo vai trò tập trung, thống nhất QLNN của UBND tỉnh trong chỉ đạo kết nối, tạo sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa ngành kế hoạch với ngành du lịch để thực hiện được quy hoạch phát triển du lịch và các chính sách về thu hút và ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực du lịch này.

- Về công tác cán bộ phải cần có quy hoạch khoa học và thực hiện quy hoạch một cách đồng bộ, đồng thời với quy hoạch là khâu đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ theo đúng quy trình. Có như vậy thì mới chọn và bổ nhiệm được những cán bộ, công chức thực sự có năng lực để bổ sung cho bộ máy quản lý các cấp.

- Về công tác QLNN đối với các hoạt động kinh doanh du lịch:

+ Tỉnh cần có cơ chế, chính sách phù hợp, khuyến khích và tạo điều kiện

thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội du lịch của tỉnh để làm cầu nối giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch và nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

+ Chính quyền cấp huyện và cấp bản cần phải rà soát, thống kê toàn bộ các cơ sở kinh doanh trên địa bàn cấp mình, trên cơ sở đó cần phải phân loại cụ thể các loại hình kinh doanh và tổ chức quản lý chặt chẽ theo quy định. Đối với việc quản lý đăng ký kinh doanh các loại hình dịch vụ phải thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật như cơ sở kinh doanh nào phù hợp với loại hình nào theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể… thì khuyến khích, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh đăng ký kinh doanh theo loại hình đó. Các cơ sở lưu trú ngoài các loại hình đã đăng ký kinh doanh như: doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ cá thể, cần quản lý chặt chẽ hơn nữa các loại hình nhà nghỉ của các hộ gia đình chỉ tổ chức đón khách trong mùa du lịch cao điểm để các cơ sở này phải thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình đối với Nhà nước.

+ Các cơ quan chuyên môn có liên quan đến quản lý về du lịch thuộc tỉnh, trong đó nhất là Ngành du lịch, Kế hoạch, Thuế hướng dẫn cụ thể các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh về các thủ tục đăng ký kinh doanh du lịch, cấp giấy phép hoạt động kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, kê khai thuế… Bên cạnh đó cùng với chính quyền cấp huyện rà soát toàn bộ các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch tiến hành kê khai, đăng ký thành lập tổ chức kinh doanh du lịch tương xứng với quy mô, mô hình hoạt động của từng cơ sở để quản lý chặt chẽ hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

+ Tổ chức định kỳ hàng năm các cuộc hội nghị doanh nghiệp chuyên ngành du lịch, dịch vụ du lịch theo từng loại hình du lịch, quy mô hoạt động doanh nghiệp, theo khu vực: cụm, địa bàn có tập trung nhiều cơ sở kinh doanh du lịch. Thông qua các hội nghị mang tính hội thảo này để nghe các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh du lịch đóng góp ý kiến về những bất cập

trong quản lý, đề xuất những biện pháp hoặc tham gia cho công tác quy hoạch phát triển du lịch hoặc lấy ý kiến về một định hướng phát triển du lịch nào đó. Vì các doanh nghiệp là người trực tiếp thực hiện định hướng, quy hoạch và các chính sách phát triển du lịch. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp cho các cơ quan QLNN về du lịch đề ra các chính sách, định hướng, kế hoạch, quy hoạch, giải pháp phát triển và quản lý du lịch ngày càng hoàn thiện hơn.

Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 21

4.2.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch

Trong hoạt động du lịch, con người đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch, hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về du lịch, hoạch định chính sách phát triển du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Luang Pra Bang nước CHDCND Lào chưa đáp ứng được yêu cầu trong quản lý và phát triển các hoạt động du lịch, kể cả lao động trực tiếp trong ngành du lịch và cán bộ QLNN về du lịch, tỷ lệ cán bộ, công chức đúng chuyên môn còn thấp, số lao động sử dụng thành thạo ngoại ngữ chưa nhiều, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển trong xu hướng hội nhập quốc tế. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu” [18, tr.269].

Để đảm bảo sự phát triển theo chiều sâu và bền vững của ngành du lịch, chính sách phát triển nguồn nhân lực phải được coi là một nhiệm vụ chiến lược hàng đầu trong chiến lược đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch phải được thực hiện bài bản từ khâu xây dựng và ban hành chính sách về tuyển dụng, sử dụng, thu hút lao động ngành du lịch; chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và lao động ngành du lịch; chính sách về đãi ngộ vật chất và động viên tinh thần đối với lao động ngành du lịch…. Ở đây, tác giả chỉ xin nêu ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt

động trong lĩnh vực du lịch (đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan QLNN về du lịch và lao động làm du lịch).

4.2.3.1. Về đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch

Ngoài chính sách hiện hành của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói riêng về đào tạo nguồn nhân lực nói chung, tỉnh Luang Pra Bang cần thiết phải xem xét sửa đổi bổ sung các chính sách đào tạo, bồi dưỡng đã ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mà không trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chính sách phải trên cơ sở khuyến khích người đi học đúng ngành nghề theo công việc đang làm và đào tạo chuyên sâu, đào tạo ở các bậc học cao; cấp uỷ và chính quyền các cấp cần có quan điểm và nhận thức đúng khi cử cán bộ đi học ở các bậc học cao, đồng thời cần xác định rõ đội ngũ cán bộ này chính là lực lượng dự bị tạo nguồn cán bộ quản lý các cấp của tỉnh.

Công tác đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng, đòi hỏi phải có quy hoạch đào tạo thật sát với nhu cầu sử dụng; việc cử chọn cán bộ, công chức đi học phải đúng đối tượng, tránh tình trạng những người không làm được việc thì cứ đi học, người làm được việc thì không thể rời công việc để đi học. Thu hút và tạo nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có chất lượng cao còn thiếu kể cả đội ngũ cán bộ QLNN, quản lý kinh doanh và kỹ thuật đối với ngành du lịch. Để tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực du lịch nói riêng và các ngành khác nói chung nên tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Hàng năm sử dụng nguồn kinh phí nhất định từ ngân sách địa phương để hỗ trợ cho các em học sinh thi đậu vào các trường đại học với số điểm cao, nhưng hoàn cảnh kinh tế khó khăn (tài trợ trong suốt thời gian học tập); gia đình và sinh viên sẽ cam kết học tập đạt kết quả tốt và sau khi học xong về nhận công tác tại tỉnh.

- Bố trí công việc hợp lý cho đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi, có trình độ học vấn cao; có chính sách tạo việc làm ổn định và phụ cấp ngoài chính sách tiền lương hợp lý cho những cán bộ này, tránh tình trạng người có năng lực thực sự đóng góp nhiều cho sự phát triển cũng hưởng thu nhập như người không có năng lực trong công tác (thậm chí thu nhập ít hơn). Cử đi đào tạo chính quy, đối với những cán bộ trẻ thực sự có năng lực, có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu. Thực hiện tốt công tác quy hoạch đào tạo gắn liền với sử dụng, bổ nhiệm cán bộ.

4.2.3.2. Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch và đội ngũ lao động tham gia các hoạt động du lịch

Du lịch Luang Pra Bang đang trên đà phát triển mạnh khi có những lợi thế so sánh so với các địa phương khác. Thế nhưng, nhìn tổng quan, hiệu quả từ ngành du lịch mang lại chưa tương xứng với tiềm năng. Một trong những nguyên nhân chính khi chất lượng sản phẩm du lịch của chúng ta còn thấp, chưa đồng bộ, đội ngũ nhân lực còn yếu và thiếu, chưa ứng dụng kịp thời những quy trình quản lý bắt kịp trình độ phát triển của thế giới. Vì vậy đảm bảo cân đối giữa phát du lịch với phát triển nguồn nhân lực; công tác đào tạo đội ngũ lao động tham gia các hoạt động du lịch Luang Pra Bang cần tập trung vào những nội dung sau:

- Phối hợp với các doanh nghiệp tăng cường tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn nâng cao năng lực nghiệp vụ cho hướng dẫn viên, thuyết minh viên theo chương trình hỗ trợ của nước ngoài. Đồng thời có cơ chế, quy định thống nhất nhằm tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân tình nguyện (là sinh viên, người nước ngoài tới du lịch) dạy ngoại ngữ, dạy dọn dẹp, giữ vệ sinh, chế biến đồ ăn Âu cho hướng dẫn viên người dân tộc hoặc các gia đình người dân tộc làm dịch vụ Homestay, hiện nay tỉnh Luang Pra Bang chưa thực sự tranh thủ được sự giúp đỡ từ đội ngũ này bởi chưa có những quy định cụ thể

và thống nhất hoặc một cơ chế tạm thời cho phép cho các đơn vị, cá nhân giảng dạy tình nguyện.

- Khuyến khích tất cả các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn xây dựng và phát triển hệ thống trao đổi thông tin để tiếp nhận, phản hồi mọi ý kiến đóng góp của khách du lịch về thái độ phục vụ của lao động du lịch để doanh nghiệp có cơ chế điều chỉnh tức thời, nhằm tăng cường sự chuyên nghiệp và tính văn minh trong phục vụ du lịch. Việc này hoàn toàn có thể thực hiện được vì hiện nay hầu hết các khách sạn lớn trên địa bàn đều có website riêng, các nhà nghỉ, khách sạn nhỏ đều có email liên lạc hoặc sử dụng các diễn đàn xã hội miễn phí như Facebook để quảng bá hình ảnh và trao đổi thông tin.

- Tổ chức gặp gỡ, trao đổi, liên kết về đào tạo nhân lực giữa các cơ sở kinh doanh du lịch và các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang gắn việc đào tạo nhân lực du lịch cho các đơn vị du lịch theo nhu cầu. Đại học Su Pha Nu Vông và trường Cao đẳng Kỹ thuật - Nghề Luang Para Bang đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp du lịch; gắn việc đào tạo trong nhà trường và “đầu ra” lao động cho các đơn vị du lịch.

- Tỉnh cần khuyến khích doanh nghiệp thực hiện đào tạo nội bộ (đào tạo bằng thực tế tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch) theo kinh nghiệm của một số thành phố ở Việt Nam, Thái Lan... Có chính sách vinh danh, khen thưởng các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện xuất sắc hàng năm. Bên cạnh việc đào tạo đội ngũ lao động trực tiếp trong ngành du lịch thì cũng có những khóa tập huấn ngắn về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ cho đội ngũ gián tiếp làm du lịch như lái xe, người bán hàng, trật tự viên địa phương nhằm nâng cao trình độ, nhận thức, tính chuyên nghiệp trong phát triển du lịch.

- Đào tạo, giải quyết việc làm: ưu tiên bảo đảm cho dân cư trong độ tuổi lao động tại các vùng bị thu hồi đất của các dự án du lịch có điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với độ tuổi, trình độ, công việc họ đang làm.

Để giải quyết vấn đề này, hàng năm UBND cấp huyện và Sở Lao động - Phúc lợi Xã hội có trách nhiệm thống kê toàn bộ lực lượng lao động trong vùng bị giải tỏa thu hồi đất trên địa bàn huyện, tỉnh và xây dựng kế hoạch đào tạo nghề trình UBND tỉnh phê duyệt và bố trí kinh phí đào tạo. Kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho đối tượng này được tính vào kinh phí bồi thường của dự án và ngân sách tỉnh cân đối. Về giải quyết việc làm, tất cả các doanh nghiệp đầu tư đều phải cam kết sử dụng đội ngũ lao động tại địa phương, trong đó đặc biệt ưu tiên cho đối tượng bị thu hồi đất phục vụ cho dự án du lịch của chính doanh nghiệp.

4.2.4. Tăng cường xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch

Tranh thủ thời cơ hội nhập quốc tế, liên kết với các nước để mở rộng thị trường quốc tế, tham dự các hội chợ, các chương trình xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế. Hàng năm có kế hoạch mời các phóng viên du lịch, hãng lữ hành lớn trong nước và quốc tế tới khảo sát, tuyên truyền về các sản phẩm du lịch của tỉnh.

Tăng cường công tác xúc tiến du lịch. Trước mắt tổ chức một điểm cung cấp thông tin miễn phí cho khách du lịch tại trung tâm thành tỉnh Luang Pra Bang. Tổ chức các cuộc thi ảnh, thi sáng tác các tác phẩm báo chí, tác phẩm văn học nghệ thuật giới thiệu về các điểm, khu du lịch của tỉnh, lựa chọn các tác phẩm đặc sắc để xây dựng hệ thống ấn phẩm quảng bá hấp dẫn cho du lịch như bản đồ, tập gấp, ảnh, sách hướng dẫn, sách dư địa chí, phim tài liệu, các quà tặng đặc trưng của tỉnh Luang Pra Bang. Nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình quảng bá về du lịch tỉnh Luang Pra Bang, tiến tới phủ sóng vệ tinh để quảng bá rộng rãi trong nước và quốc tế.

Xác định đầu tư tập trung cho hoạt động xúc tiến du lịch của tỉnh Luang Pra Bang coi đây là một biện pháp quan trọng để phát triển du lịch. Trong quảng bá và xúc tiến du lịch cần xác định vai trò chính của nhà nước và chính

quyền địa phương. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Luang Pra Bang.

Từ năm 2012 đến nay, năm nào tỉnh Luang Pra Bang cũng tổ chức các lễ hội, mục đích của tổ chức lễ hội là tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu về các thế mạnh của Luang Pra Bang nhằm thu hút khách du lịch đến với Luang Pra Bang nói cũng như tiêu thụ các sản phẩm có thế mạnh; trong đó các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ du lịch là được hưởng lợi nhiều nhất. Do vậy, việc tổ chức các lễ hội trong thời gian tới tỉnh cần phải vận động và quy định các doanh nghiệp được hưởng lợi trực tiếp hay gián tiếp này đóng góp kinh phí, mức đóng góp tùy theo quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; nếu thực hiện được vấn đề này sẽ giải quyết được các vấn đề như: sẽ giảm tải cho ngân sách tỉnh và hiệu quả sẽ cao hơn, doanh nghiệp sẽ thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình cùng với cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc quảng bá, xúc tiến du lịch và thực hiện được công tác quảng cáo nâng cao thương hiệu của mình.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ quan QLNN liên quan tổ chức nhiều loại hình du lịch, nhiều lễ hội văn hóa mang đậm nét truyền thống của các dân tộc gắn với quá trình hình thành và phát triển, các truyền thuyết của dân tộc Luang Pra Bang và tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp để thu hút khách du lịch và kéo dài thời gian ngày lưu trú.

Theo dự báo, nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2016-2030 là 4.950 triệu đô la, có nghĩa là trong 12 năm kể từ năm 2019-2030 cần khoảng 4.895 triệu đô la cho đầu tư phát triển du lịch kể cả đầu tư hạ tầng và cơ sở kinh doanh; trong đó giai đoạn 2019-2020 khoảng 215 triệu đô la, giai đoạn 2021- 2026 khoảng 1.934 triệu đô la, giai đoạn 2026-2030 khoảng 2.476 triệu đô la. Đây là con số khá lớn đối với một địa phương chưa tự cân đối được ngân sách như tỉnh Luang Pra Bang hiện nay, nhưng để kinh tế du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực kể từ sau năm 2030 thì đây là mấu chốt để đột phá, đòi

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí