Chấm dứt Doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


KHOA LUẬT


VŨ THỊ QUYÊN


CHẤM DỨT DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY


Chuyên ngành : Luật Kinh tế


Mã số : 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG ANH TUẤN


HÀ NỘI - 2014

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤM DỨT DOANH NGHIỆP 6

1.1. Khái niệm Doanh nghiệp 6

1.2. Khái niệm, bản chất và đặc điểm pháp lý chấm dứt doanh nghiệp 8

1.2.1. Khái niệm và bản chất pháp lý chấm dứt doanh nghiệp 8

1.2.2. Ý nghĩa của chấm dứt doanh nghiệp 14

1.3. Quyền tự do kinh doanh – nền tảng của tự nguyện chấm dứt doanh nghiệp 17

1.3.1. Quyền tự do kinh doanh 17

1.3.2. Chấm dứt doanh nghiệp trong phạm vi quyền tự do kinh doanh... 20

1.4. Phân loại chấm dứt doanh nghiệp 20

1.4.1. Khái quát chung về phân loại chấm dứt doanh nghiệp 20

1.4.2. Nội dung tổng quát các trường hợp chấm dứt doanh nghiệp 21

1.4.3. Chấm dứt doanh nghiệp bởi giải thể 22

1.4.4. Chấm dứt doanh nghiệp bởi phá sản 25

1.5. Bảo vệ người thứ ba từ sự tác động của việc chấm dứt doanh nghiệp 29

Kết luận Chương 1 31

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHẤM DỨT DOANH NGHIỆP 32

2.1. Các quy định hiện hành về giải thể doanh nghiệp 32

2.1.1. Quy định về các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp .. 32

2.1.2. Quy định về điều kiện giải thể doanh nghiệp 39

2.1.3. Quy định về thủ tục giải thể doanh nghiệp 40

2.2. Các quy định về phá sản doanh nghiệp 43

2.2.1. Quy định về xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản .. 43

2.2.2. Quy định về quyền và nghĩa vụ yêu cầu mở thủ tục phá sản 44

2.2.3. Quy định về căn cứ quyết định mở thủ tục phá sản 45

2.2.4. Quy định về tuyên bố doanh nghiệp phá sản 46

2.3. Các quy định về bảo vệ người thứ ba khi giải thể, phá sản doanh nghiệp 47

2.3.1. Đối với trường hợp giải thể 47

2.3.2. Đối với trường hợp phá sản 48

2.4. Nguyên nhân khiếm khuyết của pháp luật và áp dụng pháp luật về chấm dứt doanh nghiệp 50

Kết luận Chương 2 52

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT DOANH NGHIỆP 53

3.1. Các định hướng 53

3.2. Các giải pháp hoàn thiện 56

3.2.1. Giải pháp lập pháp 56

3.2.2. Giải pháp thi hành 62

3.2.3. Giải pháp tư pháp 63

KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Vũ Thị Quyên

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT

KÝ HIỆU


NỘI DUNG TỪ VIẾT TẮT

1.

BLDS 2005

:

Bộ luật Dân sự năm 2005

2.

LDN 2005

:

Luật Doanh nghiệp năm 2005

3.

Công ty TNHH

:

Công ty trách nhiệm hữu hạn

4.

DNTN

:

Doanh nghiệp tư nhân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Chấm dứt Doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong công cuộc đổi mới và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, pháp luật Doanh nghiệp Việt Nam đã liên tục được cải cách, theo đó nhiều loại hình Doanh nghiệp được pháp luật ghi nhận, và ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Sự phát triển các loại hình Doanh nghiệp cho thấy nhà làm luật Việt Nam đã chú ý tương đối thích đáng tới quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư, và cũng cho thấy sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của Doanh nghiệp.

Pháp luật Doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước hoàn thành sứ mệnh của mình là tạo lập ra hình thức Doanh nghiệp đa dạng và phong phú cho các nhà đầu tư lựa chọn. Cụ thể, sau khi thống nhất đất nước, với chính sách mở cửa, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã cho phép tạo lập công ty trách nhiệm hữu hạn để thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Kế tiếp đó là Luật Công ty năm 1990 đã mở ra hai hình thức công ty mà các nhà đầu tư Việt Nam có thể lựa chọn đó là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Đến năm 1999, tức là sau chín năm thực hiện, Luật Công ty năm 1990 đã được thay thế bằng Luật Doanh nghiệp năm 1999, theo đó, đã mở rộng sự lựa chọn của các nhà đầu tư Việt Nam trong năm hình thức doanh nghiệp - đó là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (mà chủ sở hữu là tổ chức), công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã đạt được những thành thành tựu đáng kể trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nhưng cũng có nhiều hạn chế. Để khắc phục những hạn chế đó và mở rộng quyền tự do kinh doanh, tăng cường khả năng gia nhập thị trường, Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời thay thế Luật Doanh nghiệp năm 1999 và

khẳng định quyền của cá nhân được thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Tuy nhiên, Pháp luật Doanh nghiệp không thể đảm bảo quyền tự do kinh doanh chỉ bằng việc tạo điều kiện cho nhà đầu tư tạo lập Doanh nghiệp, mà còn phải quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư chấm dứt Doanh nghiệp khi nhà đầu tư mong muốn hoặc khi có sự kiện pháp lý phát sinh là điều kiện chấm dứt theo luật định.

Có thể nói rằng, chấm dứt Doanh nghiệp không phải là vấn đề mới, nhưng ở Việt Nam hiện nay vấn đề này chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ về mặt lý luận và thực tiễn. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về chấm dứt Doanh nghiệp chưa đầy đủ, chưa phản ánh được bản chất kinh tế và vai trò của chấm dứt Doanh nghiệp. Nhận định này được minh chứng rõ ràng rằng các quy định về chấm dứt Doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 gần như không có sự thay đổi so với các quy định về chấm dứt Doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2005. Các quy định về điều kiện chấm dứt, các chế tài về vi phạm thủ tục, điều kiện chấm dứt còn bị bỏ ngỏ. Các quy định về thủ tục chấm dứt tạo ra rào cản lớn cho các nhà đầu tư muốn thực hiện việc chấm dứt Doanh nghiệp. Những bất cập của pháp luật về chấm dứt Doanh nghiệp có thể gây khó khăn cho việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư.

Nhận thức rằng, việc nghiên cứu về chấm dứt Doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao nhận thức và ứng dụng thực tiễn để từng bước mở rộng và bảo hộ quyền tự do kinh doanh, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay. Do vậy, để tiếp thu có sàng lọc những thành tựu hiện có, để góp phần đáp ứng yêu cầu thực tiễn về chấm dứt Doanh nghiệp và để khắc phục những khiếm khuyết của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, học viên lựa chọn đề tài “Chấm dứt Doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm luận văn cao học luật của mình.

Xem tất cả 83 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí