Bảng kết quả các phương pháp tính VaR:
Bảng 2.12. Kết quả các phương pháp tính VaR
ĐVT: Triệu đồng
Phương pháp lịch sử | Phương pháp Sử dụng số liệu quá khứ phân phối chuẩn | Phương pháp Gauss | Phân tích rủi ro bằng Crystal Ball | ||
Phân phối chuẩn | Phân phối Beta | ||||
VaR (5%) | 270 | 204,83 | 141,92 | 210,46 | 138,38 |
VaR (1%) | >270 | 254,07 | 168,72 | 268,71 | 204,54 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Công Tác Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội Chi Nhánh Huế
- Tình Hình Nợ Quá Hạn Tại Mb Huế Giai Đoạn 2012-2014
- Đưa Ra Dự Báo Về Mức Nợ Có Khả Năng Mất Vốn Trong Thời Gian Tới Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội Chi Nhánh Huế
- Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Huế - 12
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tính toán trên Excel)
Bảng 2.12 đưa ra các kết quả bằng các phương pháp tính khác nhau của mô hình Value at risk, dự báo mức nợ nhóm 5 tối đa mà Ngân hàng có thể gặp phải trong hoạt động kinh doanh ở quý tiếp theo, hay với giả thiết nợ nhóm 5 không thể thu hồi được thì đó là mức lỗ tối đa mà Ngân hàng có khả năng gặp phải. Tuy nhiên, do số liệu được cung cấp hạn chế nên kết quả đưa ra giữa các phương pháp chênh lệch nhau khá nhiều, chỉ mang tính chất tham khảo khách quan.
Sau khi tính toán được giá trị VaR, cần thiết phải làm backtesting, mục đích là để chắc chắn rằng kết quả xảy ra trong thực tế không vượt quá khoản lỗ tiềm năng VaR và tần số vi phạm chỉ tương ứng với một mức xác suất đã xác định trước. Ví dụ, một khoản lỗ lớn hơn hoặc bằng VaR (α=1%) không thể xảy ra quá 3 lần/ năm. Nếu nó xảy ra quá thường xuyên, chúng ta cần phải đặt câu hỏi về tính chính xác của mô hình sử dụng, nếu nó xảy ra quá ít (ít hơn 3 lần/ năm), có nghĩa là kết quả tính toán đã cường điệu hóa rủi ro.
Tuy nhiên, với sự hạn chế về số liệu cung cấp nên khó có thể đưa ra dự báo chính xác bằng các phần mềm tích hợp sẵn hay các phương pháp tiếp cận đến nó. Dùng để dự báo những con số có thể xuất hiện trong tương lai thì bất kì phương pháp nào, phương tiện nào đi chăng nữa đều không thể chắc chắn được. Nó chỉ cho chúng ta một ngưỡng có thể chấp nhận được.
Các nhà kinh tế nên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp từ thống kê mô tả, hồi quy đơn giản cho đến các phương pháp tân tiến hơn như VaR, CVaR hay các mô hình Notron Network để phân tích và có cái nhìn tổng quan nhất về các yếu tố rủi ro tác động đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
CHƯƠNG 3 – ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HUẾ
3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Huế
Ngân hàng Quân đội chi nhánh Huế đang nỗ lực phấn đấu để trở thành một Ngân hàng thuận tiện với khách hàng, tiếp tục duy trì tốt hiệu quả hoạt động, với mạng lưới tối ưu tại các khu vực kinh tế trọng điểm gắn bó chặt chẽ với khách hàng và cộng đồng, mang đến các dịch vụ chuyên nghiệp, thuận tiện theo phương châm tăng trưởng nhanh, khác biệt, bền vững và hiệu quả.
Định hướng phát triển của MB Huế được tổng hợp theo các kế hoạch:
- Để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động cấp tín dụng, Chi nhánh cần tiếp tục huy động và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm huy động hấp dẫn, tăng tính cạnh tranh, nhằm giữ vững thị trường theo như kế hoạch. Bên cạnh đó, chi nhánh không ngừng hoàn thiện các sản phẩm huy động đã có để phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng, thu hút nguồn vốn cần thiết phục vụ quá trình cho vay.
- Tiếp tục thực hiện mục tiêu trở thành “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu”, đẩy mạnh cho vay, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng có thể tiếp cận nguồn vốn vay nhanh chóng và tiện lợi, nhằm tạo lợi nhuận cho Ngân hàng đồng thời cũng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cung vốn và cung vốn gặp nhau trên thị trường.
- Tăng cường hoạt động quảng bá, marketing để hình ảnh ngân hàng ngày càng đến gần hơn với công chúng, nâng cao uy tín cũng như chất lượng phục vụ đối với khách hàng.
- Đẩy mạnh công tác đánh giá, phân loại khách hàng theo định kỳ trên cơ sở thông tin có chọn lọc, từ đó xây dựng hạn mức tín dụng phù hợp hoặc phát hiện, theo dõi tình hình vay vốn khách hàng hiện thời khi có dấu hiệu bất thường.
- Có chính sách lãi suất phù hợp kết hợp với chính sách phát triển dịch vụ theo hướng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, từ đó gia tăng doanh số giao dịch.
- Duy trì tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn ở mức thấp, đảm bảo an toàn rủi ro tín dụng (<5% đối với nợ quá hạn và <3% đối với nợ xấu).
- Hiện đang trong thời điểm tháng 4/2015, Thông tư 09/2014 được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung Thông tư 02, trong đó có quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ được kéo dài đến ngày 01/04/2015, và đặc biệt chỉ được thực hiện một lần duy nhất. Đây là một thách thức cho Ngân hàng trong công cuộc cơ cấu lại nợ, xử lý và bán lại nợ xấu cho Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), những cũng là cơ hội để khẳng định vị trí Ngân hàng Quân đội là Ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, thẩm định và quản trị rủi ro tốt, kênh đầu tư an toàn và có khả năng phát triển bền vững.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Huế
3.2.1. Cơ sở đưa ra giải pháp
- Trong cơ chế thị trường, hoạt động tín dụng ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro. Thực tế hoạt động tín dụng của MB Huế trong thời gian qua cho thấy chất lượng tín dụng còn chưa tốt, tuy hiệu quả kinh doanh tăng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu còn cao, hệ số thu nợ có xu hướng giảm. Vì vậy, vấn đề đặt ra là quản trị rủi ro như thế nào để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu mở rộng và phát triển cho vay. Để đạt được yêu cầu đó, yêu cầu được đặt ra là không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng và phải có những giải pháp phù hợp, vừa có tính khả thi, vừa thống nhất với cả hệ thống của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Việt Nam, vừa mang nét đặt thù của MB Huế.
- Bên cạnh những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng, việc sử dụng mô hình Value at Risk trong bài luận nhằm đưa ra mức dự báo về mức lỗ tối đa của Ngân hàng trong tương lai cũng là một cơ sở quan trọng để Ngân hàng tiến hành đưa ra giải pháp trong công tác cho vay, chú trọng công tác thẩm định và kiểm
soát sau khi cho vay vốn, tích cực đưa ra các biện pháp xử lý nợ xấu, đồng thời trích lập dự phòng cho rủi ro có thể xảy ra. Với mức nợ có khả năng mất vốn Quý 4/2014 là 153 triệu đồng, kết quả đưa ra từ các phương pháp tính toán VaR nằm trong khoảng xấp xỉ từ 138 triệu đồng đến 250 triệu đồng. Như vậy, trong Quý tới, dự báo xu hướng nợ có khả năng mất vốn sẽ tăng lên, Ngân hàng cần đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa để giảm thiểu tối đa tổn thất có thể xảy ra.
- Mục tiêu hoạt động tín dụng cũng là cơ sở để đề xuất giải pháp cho Ngân hàng, mục tiêu của Chi nhánh MB Huế trong những năm tới là tăng trưởng tín dụng một cách thận trọng, bền vững đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Phấn đấu bằng mọi biện pháp thu hồi các khoản nợ xấu. Riêng các khoản nợ tồn đọng đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro, cần tích cực tìm mọi biện pháp để tận thu. Cải thiện danh mục đầu tư, ưu tiên mở rộng cho vay đối với nhóm khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân, cho vay thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường giá cả.
Để khắc phục những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro, phòng ngừa mức tổn thất lớn nhất theo con số đã dự báo và đồng thời thực hiện mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng, giải pháp đề xuất được chia làm các nhóm: giải pháp mở rộng hoạt động cho vay, giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro.
3.2.2. Đề xuất giải pháp
3.2.2.1. Các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay
- Hoàn thiện chính sách tín dụng: linh hoạt trong chấp nhận hồ sơ tài sản thế chấp, giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết. Cải thiện chất lượng dịch vụ: thời gian giao dịch nhanh, thủ tục đơn giản, tăng cường giao dịch ngoài giờ hành chính để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa với khách hàng là cán bộ công nhân viên chức.
- Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay: ngân hàng cần có chiến lược kinh doanh cụ thể tạo ra sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ, giá cả so với các ngân hàng khác. Chi nhánh cần đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế và nhiều sản phẩm khác để thu hút nhiều đối tượng khác hàng trên địa bàn.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing ngân hàng: để xây dựng và phát triển về một hình ảnh ngân hàng hoạt động hiệu quả với năng lực tài chính tốt, thời gian tới MB Huế phải không ngừng phấn đấu, nỗ lực hơn nữa để tạo niềm tin và xây dựng uy tín thương hiệu bằng các hoạt động truyền thông và quan hệ công chúng.
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài giữa ngân hàng với khách hàng: cán bộ tín dụng cần xây dựng mối quan hệ gần gũi, cởi mở đối với khách hàng đến vay vốn, tạo tâm lý yên tâm, xóa bỏ e ngại cho khách hàng. Mối quan hệ này cần duy trì trong suốt quá trình giao dịch và ngay cả khi khách hàng kết thúc giao dịch, tạo ấn tượng tốt và niềm tin đối với ngân hàng trong lòng khách hàng khi các nhu cầu giao dịch sau đó hình thành.
3.2.2.2. Các giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng
- Nâng cao công tác phân loại khách hàng: Đây là một yêu cầu bắt buộc khi xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng từ tổ chức đến cá nhân thông qua quá trình lượng hóa rủi ro bằng cách chấm điểm. Quy trình cần được thực hiện khách quan, chính xác.
- Chú trọng công tác thẩm định, xét duyệt cho vay: Thẩm định là khâu quan trọng giúp khách hàng đưa ra quyết định đầu tư một cách chính xác, từ đó nâng cao chất lượng các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, bảo đảm hiệu quả tín dụng vững chắc. Ngân hàng nên hoàn thiện công tác thẩm định trên cơ sở đồng bộ mô hình tổ chức, hoàn thiện quy chế, quy trình và cách thức tổ chức thẩm định; nâng cao trình độ của cán bộ thẩm định; thường xuyên cập nhật các thông tin về tình hình kinh tế, các thông tin dự báo sự phát triển của các ngành, giá cả thị trường,… để phục vụ công tác thẩm định.
3.2.2.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Huế
a. Nâng cao công tác thu thập thông tin
Ngân hàng cần phải xây dựng được kho dữ liệu thông tin riêng về tín dụng, xây dựng quy trình phục vụ cho việc thu thập thông tin được nhanh chóng. Để có nguồn
thông tin cần thiết, ngân hàng cần thiết lập hệ thống thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, khảo sát thực tế và từ các nguồn thông tin bên ngoài như: từ khách hàng đang có quan hệ với ngân hàng, thông tin đại chúng, cơ quan thuế, công an, kiểm toán… Để thu thập được nguồn thông tin chính xác, đầy đủ phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và sự am hiểu các lĩnh vực kinh tế xã hội của nhân viên tín dụng.
b. Tích cực xử lý nợ xấu và nợ quá hạn
- Ngân hàng chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời, có chiều hướng cải thiện sản xuất kinh doanh tích cực, được đánh giá có khả năng trả nợ theo thời gian cơ cấu lại nợ.
- Ngân hàng tăng cường trích lập, sử dụng DPRR để xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý các tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu để thu hồi vốn.
- Ngân hàng có thể vận dụng biện pháp khai thác khách hàng vay: khi khách hàng vay gặp rủi ro mà chưa cần đến cơ quan pháp luật xử lý. Ngân hàng tư vấn cho khách hàng đưa ra biện pháp tháo gỡ khó khăn, chuyển hướng sản xuất kinh doanh, tích cực thu hồi nợ.
c. Nâng cao chất lượng thẩm định và hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát khoản vay
- Tăng cường hiệu quả, hiện lực công tác thanh tra, giám sát để bảo đảm ngân hàng tuân thủ đúng các quy định về hoạt động, đặc biệt là quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và quy định về an toàn hoạt động tín dụng.
- Ngân hàng cần xây dựng quy trình và thủ tục kiểm tra chéo, kiểm tra đột xuất đối với khách hàng vay giữa các địa bàn và giữa các cán bộ tín dụng với nhau.
- Cần chú trọng đến phân tích định lượng thì thông qua việc sử dụng các mô hình định lượng, mức độ rủi ro sẽ được lượng hóa một cách hợp lý, phản ánh rõ ràng hơn mức độ rủi ro từ đó xây dựng biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
d. Chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Ngân hàng cần có chính sách thu hút nhiều cán bộ có chuyện môn và kinh nghiệm về tài chính ngân hàng trong và ngoài nước. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên chuyên sâu hơn nữa về chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp, am hiểu pháp luật.
- Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá áp lực chỉ tiêu khiến chất lượng công việc giảm sút, giúp cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả. Đồng thời, thực hiện luân chuẩn cán bộ thường xuyên để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập quá dài.
- Cần có chế độ đãi ngộ, khen thưởng, biểu dương nhân viên để nâng cao tinh thần làm việc, cống hiến; bên cạnh đó có biện pháp xử lý phù hợp với cán bộ sai phạm.
e. Không lệ thuộc quá nhiều vào tài sản đảm bảo
Ngân hàng không nên lệ thuộc vào tài sản đảm bảo mà nên chú trọng vào tính khả thi của dự án đầu tư, năng lực tài chính và khả năng trả nợ vay của khách hàng. Tuy nhiên, lựa chọn tài sản đảm bảo cũng là một vấn đề quan trọng, quyết định đến việc xử lý và khả năng thu hồi khi có rủi ro.
f. Phân tán rủi ro và tối thiểu hóa rủi ro tín dụng
- Ngân hàng nên tiến hành kinh doanh trên nhiều loại sản phẩm dịch vụ khác nhau để tạo thành một danh mục đầu tư sao cho tổng mức rủi ro danh mục là nhỏ nhất.
- Đa dạng hóa hình thức huy động vốn, điều chỉnh lãi suất trung và dài hạn, phát triển cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân.
- Thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển thông qua ban hành và triển khai có hiệu quả các quy định, chính sách về mua bán nợ.
3.3. Vận dụng mô hình Value at Risk để đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cho Ngân hàng
- Ngân hàng nên sử dụng các mô hình định lượng trong phân tích và dự báo rủi ro tín dụng để có biện pháp phòng ngừa nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro trong những trường hợp bất lợi nhất.
- Ngân hàng nên sử dụng số liệu quy mô và chính xác hơn để áp dụng các phương